Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2


Trung Bộ nước CHDCND Lào, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về kinh tế du lịch của các địa phương cấp tỉnh theo cách tiếp cận lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cấu thành kinh tế du lịch. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch.

- Phân tích thực trạng KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào theo cấu trúc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phát triển triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào đến năm 2030 theo cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nêu trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế du lịch với hai cấu thành biểu hiện là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với cấp độ địa phương là các tỉnh trong vùng địa lý của quốc gia.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Khi nghiên cứu về kinh tế du lịch, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong luận án này, kinh tế du lịch được tiếp cận và phân tích với cấu thành khái quát theo hai thành tố tổng hợp bao gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách tiếp cận này xem xét theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Theo đó, kinh tế du lịch được xem là một ngành kinh tế trong đó bao hàm sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2

Luận án tập trung nghiên cứu khía cạnh lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong KTDL. Tuy nhiên giới hạn ở phạm vi theo cách tiếp cận kinh tế chính trị Mác - Lênin như sau:


Căn cứ trên cơ sở lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin, với một ngành kinh tế của một quốc gia hay địa phương nhất định, đều có sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

* Lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch

Về mặt lý luận chung, lực lượng sản xuất bao gồm sự thống nhất biện chứng của hai cấu phần cơ bản gồm: Lực lượng người lao động tư liệu sản xuất.

- Trong lực lượng người lao động bao gồm nhiều bộ phận người lao động khác nhau tùy thuộc vào phân công lao động xã hội như: nhóm nhân lực quản lý; nhóm nhân lực lao động sản xuất trực tiếp, gián tiếp..v.v.

- Tư liệu sản xuất bao hàm hai nhóm thành tố: tư liệu lao động đối tượng lao động.

Tư liệu lao động là bộ phận lực lượng sản xuất được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Tư liệu lao động là cánh tay nối dài của người lao động. Tư liệu lao động bao gồm rất nhiều các bộ phận như công nghệ, thiết bị, công cụ, dụng cụ, nhà xưởng, vật kiến trúc, kết cấu hạ tầng..v.v.

Đối tượng lao động là bộ phận lực lượng sản xuất mà người lao động sẽ tác động vào để cải biến chúng thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Theo nghĩa đó, tuỳ thuộc vào lĩnh vực lao động, ngành nghề, hoạt động kinh tế mà chỉ ra những hình thức cụ thể của chúng.

Với cách tiếp cận như vậy, trong luận án này cố gắng khám phá theo hai khía cạnh khái quát nêu trên.

Xét trong kinh tế du lịch, các thành tố cơ bản thuộc lực lượng sản xuất được nghiên cứu trong luận án này bao gồm:

- Nhóm thành tố nhân lực (con người) bao gồm:

Nhân lực hoạt động kinh doanh, quản lý, lao động trong ngành kinh tế du lịch;

Cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Bởi lẽ, cộng đồng dân cư là một trong những chủ thể tham gia vào lực lượng lao động cũng như khai thác lợi ích, bảo tồn các di tích hoặc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho du khách.

Đối với du khách, là chủ thể thụ hưởng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn di sản, phát triển kinh tế du lịch bền


vững thông qua hành vi tiêu dùng dịch vụ và sản phẩm du lịch của họ. Hành vi tiêu dùng dịch vụ và sản phẩm du lịch của du khách sẽ tác động trực tiếp tới sự nguyên trạng, bền vững hay hủy hoại tài nguyên du lịch. Xét về khía cạnh như vậy, du khách có thể đuợc xem xét như là lao động gián tiếp, một bộ phận lực lượng người trong cấu thành lực lượng sản xuất của kinh tế du lịch. Đây là cách tiếp cận đầy đủ hơn về vai trò của khách du lịch thay vì chỉ coi khách du lịch là chủ thể thụ hưởng dịch vụ du lịch đơn thuần. Đồng thời, số lượng du khách cũng là biểu hiện sinh động của sự phát triển kinh tế du lịch dưới tác động của lực lượng sản xuất. Với ý nghĩa đó, trong phân tích thực trạng về kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, luận án có minh họa số liệu về du khách để làm rõ hơn thực tế phát triển và vai trò của lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch tại các địa phương.

- Nhóm thành tố tư liệu sản xuất của kinh tế du lịch bao gồm:

Cơ sở vật chất ngành du lịch (công nghệ, thiết bị, công cụ; trụ sở, nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú; phương tiện vận tải, vận chuyển; tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, tài nguyên du lịch vật thể, tài nguyên du lịch sinh thái…); kết cấu hạ tầng du lịch (giao thông, bến cảng, công trình đảm bảo an toàn…). Do điều kiện thống kê và thực tế trình độ phát triển của kinh tế du lịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nên trong luận án chỉ có thể minh họa được một số lĩnh vực cơ bản nhất trong cấu thành tư liệu sản xuất của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch.

Sự kết hợp giữa lực lượng người với tư liệu sản xuất trong kinh tế du lịch sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho du khách. Từ đó khi đánh giá kinh tế du lịch xét về phương diện lực lượng sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội của sự kết hợp các thành tố trong lực lượng sản xuất không tách rời việc đề cập tới sự đa dạng của sản phẩm du lịch.

Nghĩa là, sản phẩm du lịch tuy không phải là cấu thành trực tiếp lực lượng sản xuất song là chỉ tiêu biểu hiện của sự phát triển của kinh tế du lịch với tư cách là kết quả của sự thúc đẩy lực lượng sản xuất trong ngành kinh tế du lịch. Do đó, trong luận án này, khi phân tích các tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch, có chỉ tiêu minh họa


về sản phẩm du lịch để làm nổi bật hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch tại các tỉnh thuộc một vùng địa lý.

* Quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch

Về mặt lý luận, trong một nền kinh tế, một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế nhất định, quan hệ sản xuất là sự thống nhất biện chứng của các thành tố: Quan hệ sở hữu; Quan hệ quản lý; Quan hệ phân phối.

- Về quan hệ sở hữu:

Khi đề cập tới mặt quan hệ sở hữu trong ngành kinh tế nhất định có thể xem xét thông qua sự hiện diện của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: tư nhân, nhà nước, tập thể, có vốn đầu tư nước ngoài..v.v.

Với ý nghĩa như vậy, trong luận án này, khi đề cập tới quan hệ sở hữu, luận án xem các thành phần kinh tế gắn với các chủ thể thuộc các thành phần đó là biểu hiện của quan hệ sở hữu.

- Về quan hệ quản lý:

Tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế chính trị Mác - Lênin, quan hệ quản lý nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước. Do đó, trong phân tích mặt quan hệ quản lý, luận án nêu và chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước (của chính quyền các địa phương cấp tỉnh) về kinh tế du lịch.

- Về quan hệ phân phối:

Trong kinh tế du lịch, khía cạnh phân phối được xem xét từ góc độ phân phối thu nhập từ hoạt động kinh tế du lịch. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc thực hiện phân phối thông qua phân phối giá trị. Cho nên, khía cạnh thu nhập, các quan hệ lợi ích được xét như là biểu hiện của quan hệ phân phối trong quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch của các địa phương cấp tỉnh trong một vùng địa lý. Đồng thời, cũng do sự hạn chế về số liệu, nên luận án mới bước đầu tiếp cận thực trạng ở khía cạnh doanh thu (biểu hiện bước đầu của thu nhập doanh nghiệp); thu nhập của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thuộc các khu vực có hoạt động du lịch phát triển.

+ Phạm vi về không gian nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào, bao gồm 3 tỉnh: Bo Li Khăm Xay, Khăm Muôn và Sa Văn Na Khết.


Về không gian các tỉnh Nam Trung Bộ, nuớc CHDCND Lào, đây thực tế là vùng địa lý. Nên trong luận án này, không xem xét như một vùng kinh tế - xã hội. Các tỉnh trong vùng địa lý có sự liên hệ về mặt địa lý, lãnh thổ, khả năng liên kết chuỗi các sản phẩm theo tua, tuyến du lịch nên được xem xét trong nghiên cứu trong luận án này. Do trình độ phát triển của thống kê số liệu còn hạn chế, chưa có số liệu thống kê chung của cả ba tỉnh nêu trên, nên trong luận án này, khi phân tích thực trạng, luận án sử dụng số liệu thống kê của từng địa phương để minh họa trong các bảng số liệu.

Về không gian quốc gia tham khảo kinh nghiệm, luận án tập trung tham khảo kinh nghiệm của ba quốc gia trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Singapore. Lý do lựa chọn ở đây là trong ba quốc gia nêu trên thì Thái Lan và Việt Nam có nhiều điều kiện tương đồng cho việc phát triển kinh tế du lịch như ở các tỉnh Nam Trung Bộ của Lào. Trường hợp Singapore là quốc gia có kinh nghiệm hữu ích về tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế du lịch hiện đại có thể tham khảo cho sự phát triển KTDL của các tỉnh Nam Trung Bộ của Lào.

+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào từ năm 2015 tới năm 2020 Định hướng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2025; tầm nhìn đến 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là lý luận về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất của kinh tế chính trị Mác - Lênin; các lý thuyết về kinh tế du lịch hiện đại (lý thuyết về du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch bền vững, lý thuyết về chuỗi du lịch, lý thuyết về vai trò của kinh tế du lịch, lý thuyết về tài nguyên du lịch). Đồng thời, luận án dựa trên hệ thống lý luận thể hiện trong các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào về kinh tế du lịch. Cùng với đó, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận đã được công bố của những công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án.


4.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận cho việc nghiên cứu:

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu:

Để nghiên cứu, phân tích tài liệu, số liệu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, luận án sử dụng các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội nói chung và của chuyên ngành kinh tế chính trị nói riêng cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, logíc kết hợp với lịch sử, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, mô hình hóa và dự báo để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

* Sự sử dụng các phương pháp nghiên cứu

Việc sử dụng các phương pháp được thể hiện trong quá trình nghiên cứu của luận án cụ thể như sau:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin: là phương pháp luận chung, được sử dụng xuyên suốt các chương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài luận án.

- Phương pháp hệ thống hóa: sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình đã công bố. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, logíc kết hợp với lịch sử, trừu tượng hóa khoa học: luận án nghiêu cứu một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến kinh tế du lịch, từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và rút ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào. Các phương pháp này được sử dụng trong các chương 1, 2, 3 của luận án.

- Phương pháp thống kê, mô hình hóa, so sánh, logíc kết hợp với lịch sử: để sử dụng phân tích những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Bộ, Ban, Ngành, Cục, báo cáo tổng kết và các số liệu, tư liệu từ khảo sát các Sở, tỉnh/thành phố ở các tỉnh Nam Trung Bộ v.v.. Với phương pháp phân tích, thống kê dưới các dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thực trạng KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ


nước CHDCND Lào, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát triển KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ. Các phương pháp nêu trên được sử dụng trong chương 2 và 3 của luận án.

- Phương pháp dự báo: sử dụng để dự báo các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế du lịch trong tương lai như dự báo tình hình và những biến động trong nước và nước ngoài, nhu cầu thị trường, xu hướng chuyển dịch khách du lịch, tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ trong và ngoài nước đến phát triển kinh tế du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào trong ngắn hạn và dài hạn, để xác định và đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp. Phương pháp dự báo được sử dụng trong chương 4 của luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế du lịch ở các tỉnh của vùng địa lý thuộc một quốc gia tiếp cận chuyên ngành kinh tế chính trị theo cấu trúc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như một chính thể phân biệt với cách quan sát thông thường về cấu trúc loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Cách quan sát cấu trúc loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch chỉ cho thấy khía cạnh bề nổi của kinh tế du lịch, thấy được kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất mà không quan sát rõ được nguyên nhân sâu xa của kết quả đó chính là bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành kinh tế du lịch.

Do đó, cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cho phép thấy được bản chất hơn, sâu sắc hơn trình độ phát triển, mức độ bền vững của kinh tế du lịch đồng thời thấy được rõ hơn tính tất yếu phát triển của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong quốc gia. Đồng thời, cách tiếp cận cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cho phép thấy được cơ sở lý luận khoa học của việc cần phải tác động vào những thành tố nào để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch từ trong bản chất của ngành công nghiệp không khói này thay vì chỉ dựa trên các quan sát bề nổi trong những thời điểm nhất định. Từ đó, luận án đã nêu ra khái niệm, đặc điểm, những tác động của KTDL đối với phát triển kinh tế - xã hội theo cách tiếp cận nêu trên. Các nội dung, tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng tới KTDL và một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước


Singapore, Thái Lan, Việt Nam được chọn lọc để tham khảo cho KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng và Lào nói chung.

- Luận án đã tiến hành phân tích nổi bật thực trạng về khía cạnh lực lượng sản xuất KTDL, khía cạnh quan hệ sản xuất KTDL của các tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, luận án thực hiện đánh giá, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào. Đây là bức tranh tổng thể về kinh tế du lịch của ba tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào được mô tả một cách toàn diện và đầy đủ hơn so với các công trình đã công bố chỉ nghiên cứu về một địa phương hoặc một khía cạnh.

- Luận án xây dựng được hệ mục tiêu và đề xuất được những phương hướng và giải pháp thích hợp, sát thực, khả thi để phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào đến năm 2030 theo cấu trúc tác động vào thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đồng thời từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới. Những giải pháp như vậy mang tính cơ bản và có cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc đối với việc phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương ở Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào nói riêng và nước Lào nói chung.

Đây là những kết quả nghiên cứu mới không trùng lắp với các công trình đã được công bố.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết. Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế du lịch ở cấp tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia

Chương 3: Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí