Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Về Sản Phẩm Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


cầu không ngừng gia tăng của du khách, quan trọng du khách nước ngoài. Đồng thời, cần phải thiết kế những không gian nhất định làm bãi đỗ xe, sân cỏ, vườn hoa v.v.. để tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch. Đây là điều hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở các tỉnh Nam Trung Bộ nhằm bảo đảm sự văn minh trong giao thông, thoải mái và an toàn đối với du khách quốc tế và trong nước.

+ Các địa điểm giải trí: Thời gian qua, xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn ở Nam Trung Bộ chưa được chú trọng. Vì vậy, hiện nay, không có nhiều khu giải trí dành cho du khách ở Nam Trung Bộ. Muốn đạt được điều đó trước hết ngành KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ cần làm tốt các yêu cầu sau: một là, hiện đại hóa các dịch vụ công như trung tâm thông tin các khu vực trọng điểm, ngân hàng, bưu chính, bệnh viện; bên cạnh đó là đền chùa, bảo tàng lịch sử, nhà văn hóa, các khu thương mại v.v.. để đáp ứng yêu cầu của khách DL. Hai là, xây mới và nâng cấp một số công viên, khu vui chơi giải trí, xây dựng quảng trường tại trung tâm các tỉnh Nam Trung Bộ; mở rộng, nâng cấp, tạo ra nhiều hoạt động, nhiều loại hình vui chơi hấp dẫn trong các tỉnh Nam Trung Bộ.

+ Các cơ sở dịch vụ khác: Ở các tỉnh Nam Trung Bộ còn ít các cơ sở dịch vụ cho hoạt động DL như triển lãm, DL thể thao, hội chợ, hội thảo quốc tế. Bên cạnh đó là hệ thống dịch vụ ẩm thực tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn hạn chế với số lượng nguồn vốn và các dự án đầu tư còn thấp. Vì thế, phải có chính sách ưu đãi cần thiết để khuyến khích việc phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ. Việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống của hoạt động kinh doanh DL đạt tiêu chuẩn quốc gia để đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh DL.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên du lịch sinh thái: Các tài nguyên DL văn hóa, tâm linh tại Nam Trung Bộ phải được quản lý chặt chẽ, phải được xếp hạng theo từng cấp để chóng biến các tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể thành những sản phẩm DL có sức hấp dẫn đối với khách Dl, nhất là các địa điểm, các tài nguyên có giá trị cao Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch ở các tỉnh trong vùng phải tổ chức quy hoạch, kế hoạch duy tôn, bảo trì các di tích lịch sử, văn hóa, thỏa mãn các mục tiêu của đặt ra.


+ Đối với văn hóa vật thể, những di sản văn hóa, di tích lịch sử v.v.. có thể đề xuất các biện pháp bảo tồn tu bổ, gìn giữ di sản văn hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về di sản; để người dân tham gia thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương về bảo tồn, tu bổ các di sản, ngăn ngừa những vi phạm, xâm hải, ảnh hưởng xấu đến di sản, làm cho di tích xuống cấp, hư hỏng. Do vậy, thông qua quan điểm, đường lối, cơ chế, chính sách của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, phong trào quần chúng ở cơ sở để tuyên truyền, vận động rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát động phong trào "Sống cùng di sản", đưa chương trình học tập ngoại khóa về di sản vào trường phổ thông. Với các cơ quan Nhà nước cần có chính sách khen thưởng kịp thời thời bằng những hình thức phù hợp với các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong việc bảo tồn, tu bổ di sản, đồng thời cũng xử lý kịp thời, nghiêm túc những trường hợp vi phạm, xâm hại di sản văn hóa.

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về di sản; thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, bảo tồn di sản ở các tỉnh Nam Trung Bộ, theo luật di sản văn hóa Nhà nước cũng như các quy định quản lý di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh ủy các tỉnh Nam Trung Bộ. Như vậy, bảo tồn di sản văn hóa gắn với khai thác phát triển DL và cải thiện dân sinh, phải có cơ chế cụ thể vừa bảo tồn di tích vừa giao cho các gia đình, các tổ chức, cá nhân, các ngành khai thác các di tích vào việc sản xuất kinh doanh, phục vụ các hoạt động DL. Bên cạnh đó cộng tác bảo tồn di sản văn hóa sẽ gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, đồng thời tạo nên nguồn kinh phí để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư trở lại cho bảo tồn, tu bổ di sản văn hóa.

+ Đối với văn hóa phi vật thể: cần gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc các tỉnh Nam Trung Bộ, những lễ hội truyền thống, những nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào, văn hóa ẩm thực v.v..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

+ Đối với tài nguyên du lịch sinh thái: điều này cần giữ nét nguyên sơ của tự nhiện, tránh sự xâm hại của con người. Bảo vệ và gìn giữ môi trường tự nhiên,


Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 19

chính là bảo vệ nguồn tài nguyên cho phát triển DL sinh thái, đồng thời là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Như vậy, cần đầu tư xây dựng hàng ràng bảo vệ, bố trí người quản lý, giảm sát, trông coi và có biện pháp xử phạt thích đáng đối với những hành vi xâm phạm, phá hủy nguồn tài nguyên DL sinh thái theo quy định của pháp luật nhà nước và quy định của khu DL sinh thái.

4.2.1.5. Nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa sản phẩm DL Nam Trung Bộ là khai thác triệt để các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống để xây dựng kịch bản cho các tour DL với nhiều mô hình và thời gian khác nhau để phục vụ cho mọi đối tượng du khách, làm phong phú đa dạng các sản phẩm DL các tỉnh trong vùng. Cần đa dạng hóa sản phẩm DL là đầu tư hạ tầng và các cơ sở cung cấp dịch vụ DL, nhất là các khu, điểm du lịch nhằm hoàn thiện các sản phẩm mũi nhọn như: DL sinh thái, DL văn hóa, DL tham quan, DL tâm linh - tin ngưỡng, thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ v.v.. Bên cạnh các dịch vụ DL được ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, phải triển khai xây dựng, đẩy mạnh các ngành hỗ trợ cho DL phát triển với các sản phẩm đa dạng nhằm nâng cao tính cạnh tranh, sự thu hút các thị trường mới với mục tiêu đa dạng hóa thị trường DL, bảo đảm sự ổn định, phát triển, nâng cao sự kháng cự, phòng ngừa với các thay đổi và cạnh tranh khốc liệt từ thị trường DL như: thiên tai, khủng hoàng kinh tế, dịch bệnh v.v..

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm DL của các tỉnh Nam Trung Bộ là tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng của sản phẩm DL (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách) và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Những kết quả khảo sát sẽ là cơ sở tin cậy cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm DL có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm DL ở các vùng khác, cũng như các quốc gia trên toàn thế giới. Đồng thời tiến hành việc đánh giá phân loại khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng v.v.. và hệ thống dịch vụ theo chuẩn quốc tế. Từ đó, cần có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất, cần có tiến hành kiển tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch.


Bên cạnh đó, khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều loại hình vui chơi, giải trí và mở các điểm trưng bày, bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ thuật, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá hợp lý trên địa bàn ở trung tâm DL của vùng; quy hoạch một số điểm trình diễm văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, những môn nghệ thuật dân gian lâu đời của người dân vùng Nam Trung Bộ; tiến hành hợp tác chặt chẽ với các vùng phụ cận, đặc biệt là vùng Bắc Bộ và Nam Bộ… để tạo nhiều hơn nữa sản phẩm DL có chất lượng thông qua các tuyến, các điểm DL liên vùng, song cần có sự tổ chức thống nhất về giá cả, tránh tính trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm mất niềm tin ở khách du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng: Sản phẩm DL đặc trưng của các tỉnh Nam Trung Bộ muốn có thể phát triển, trước hết cần:

Một là, kiện toàn các điểm DL, các khu DL đang có, thúc đẩy và nâng cao chất lượng dịch vụ để gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Hai là, triển khai, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật với công trình cung cấp dịch vụ công như các khu nghỉ ngơi, thư giãn, các khu giải trí như: các công trình thể thao, công viên chuyên đề, giải trí v.v.. phụ vụ đối tượng khách du lịch đa dạng.

Ba là, không ngừng mở rộng, hoàn thiện, xây dựng mới các công trình công cộng, các địa điểm phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bốn là, khuyến khích phát triển và quy hoạch đồng bộ các làng nghề văn hóa truyền thống, gắn với giữ gìn môi trường sinh thái.

Năm là, xã hội hóa, đa dạng hóa cách thức tổ chức lễ hội cung với các hoạt động thể thao dân tộc, hoạt động các lễ hội dân gian và lễ hội truyền thống, đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao toàn quốc và quốc tế, các môn thể thao truyền thống v.v.. để tạo ra một hệ sinh thái DL phong phú, đồng thời nhấn mạnh được các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử, tinh thần dân tộc, sự thân thiện, gần gũi của Nam Trung Bộ.

Sáu là, đẩy mạnh hội nhập, liên kết với các trung tâm DL trong và ngoài tỉnh, các vùng địa phương trong khu vực và hợp tác các nước lân cận nhằm tạo ra sản phẩm DL có chất lượng tốt nhất thông qua các điểm DL liên vùng v.v.. Bên cạnh


đó, cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là hình thức MICE, hội chợ, liên doanh DL.

4.2.1.6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển KTDL ở Nam Trung Bộ cần tổ chức thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, về tuyên truyền: tăng cường đầu tư đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn môi trường, thông qua những phương tiện đại chúng như: đài, báo, tạp chí, mạng internet, truyền hình v.v.. làm chuyển biến từ trong nhận thức đến hành động của người dân, của du khách đối với sự phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao nhân thức của người dân bản địa, của các du khách tham quan và đội ngũ phục vụ DL về việc giữ gìn môi trường xanh sạch, giữ cho khu, điểm DL luôn đẹp.

Hai là, về pháp luật và các chính sách: Cần tăng cường ý thức pháp luật, chấp hành Luật về bảo vệ Môi trường, Luật Du lịch và các quy định khác có liên quan về giữ gìn và bảo vệ môi trường của nhà nước, cũng như các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, quan trọng là các quy định về chế tài. Với mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trường nghiêm trọng. Đồng thời, cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển KT-XH nói chung và DL nói riêng.

Ba là, về quy hoạch: việc quy hoạch phát triển kinh tế du lịch ở Nam Trung Bộ cần phải gắn chặt với vấn đề môi trường, bảo vệ và giữ gìn, xây dựng một môi trường xanh và bền vững. Trên cơ sở đó, có các chính sách tổng thể và chính sách cụ thể, chặt chẽ kết hợp việc bảo trì để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực và xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên môi trường; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên DL, song song với đó là việc bảo vệ môi trường và tôn tạo những di sản văn hóa, lịch sử ở vùng Nam Trung Bộ.


4.2.2. Nhóm giải pháp về khía cạnh quan hệ sản xuất kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4.2.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến KTDL. Chú trọng hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách đầu tư cho kinh tế du lịch; giải quyết tốt các vấn đề liên ngành như: cơ chế chính sách về thuế, về hải quan, về thị trường, về xuất nhập cảnh v.v.. tạo điều kiện cho phát triển KTDL nhanh. Để đạt được mục tiêu trên, trong những thời gian tới kinh tế du lịch cần chú trọng đến các vấn đề như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện các chính sách cho KTDL.

+ Chính sách về quản lý, tạo được hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động kinh doanh DL song song với các hoạt động dịch vụ khác trên địa bàn. Trong đó, tỉnh ủy trực tiếp ban hành các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách cho hoạt động và công tác quản lý DL, các khu, các điểm DL trên địa bàn các tỉnh trong vùng.

+ Chính sách về đầu tư, đối với chính sách này, phải làm sao tạo ra cho các nhà đầu tư sự thoải mái với những cơ chế giải quyết linh hoạt, nhiều ưu đãi. Đối với cơ cấu đầu tư vùng Nam Trung Bộ, phải thay đổi theo hướng sử dụng những điều khoản ưu đãi như miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn đối với các công trình, dự án trọng điểm tại những địa điểm được quy hoạch mà các quy định hiện thành của Nhà nước chưa đề cập. Xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như: giữ vững ổn đinh chính trị, kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh cho khách du lịch và các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh; hỗ trợ giá, xóa bỏ các cơ chế hai giá đối với người trong nước và người nước ngoài, mức giá phải hợp lý trong khung giá mà Nhà nước quy định. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư, giải quyết nhanh chóng các thủ tục sau cấp phép để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đã được cấp phép. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: các khu vui chơi, giải trí, mua sắm; các điểm du lịch v.v.. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu DL trọng điểm ở các tỉnh Nam Trung Bộ và nhằm được hỗ trợ


công tác tuyển dụng lao đồng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động đối với trường hợp các dự án sử dụng lao động tại địa phương.

+ Chính sách về thuế, cần ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ DL mà trong nước nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa cơ sở DL theo yêu cầu của khách du lịch. Cần có chính sách hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, giá thuê đất khu, điểm du lịch… rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến kinh tế du lịch.

+ Chính sách về thị trường, trên cơ sở nghiên cứu về thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm cả thị trường trong nước và nước ngoài, cần xây dựng chính sách thu hút và phát triển thị trường phù hợp và hợp lý để nhằm vào các đối đối khách tiềm năng theo đúng định hướng. Xây dựng cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, dịch vụ ngân hàng, về các chương trình khuyến mại giá cả, quan trọng là chính sách quản lý giá cả các dịch vụ, giá cả mua thấp điểm… tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Hai là, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường DL, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực DL, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững.

Ba là, cần áp dụng cơ chế mở cửa và hợp tác khu vực bằng cách đơn giản hóa thủ tục xin visa DL như: hạ thấp hơn nữa chi phí làm visa, các yêu cầu hành chính về việc cho phép lấy visa tại sân bay và tự động cho phép loại hình visa nhập cảnh nhiều lần nhằm thúc đẩy thương mại trong các tỉnh của vùng và kéo dài thời hạn của visa trở lên.

Bốn là, cần sử dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề có liên quan, ra các quy định nhằm thúc đẩy hoạt động tự kiểm tra, giám sát. Xây dựng các hình thức hợp tác như: DL sinh thái, hiệp hội di sản, mạng lưới DL cộng đồng, mạng lưới DL lễ hội v.v.. các hình thức hợp tác này hoạt động cả trên mọi phương tiện truyền thông không chỉ internet để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm qua trực tuyến kết hợp với hỗ trợ KD bán hàng v.v..


Năm là, đối với các quy hoạch của trong vùng, cần rà soát chi tiết các dự án quy hoạch, dự án đầu tư. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét về nội dung và mức độ ưu tiên thu hút đầu tư để bảo đảm tính phù hợp với định hướng chung của cả vùng.

Sáu là, sửa đổi các quy định về thủ tục cấp giấy phép cho các loài hình sở hữu của các đơn vị tổ chức DL. Sửa đổi luật đất đai, hạn chế tình trạng đối xử không công bằng giữa công ty tư nhân và nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh DL.

4.2.2.2. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

Có thể nói, KTDL vùng Nam Trung Bộ liên tiếp gặt hái được thành công to lớn đáng kể, có được điều đó là vì nhờ vào sự đổi mới cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức của các cấp, ngành trong vùng Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 đưa KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ trở thành trọng điểm đất nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện tổ chức bộ máy cùng với cơ chế quản lý tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế chiến lược. Muốn như vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

- Hoàn thiện hệ thống quản lý từ tỉnh đến địa phương về DL, thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hoạt động KTDL.

- Hình thành Ban điều phối kinh tế du lịch của vùng để điều khiến, phối hợp các hoạt động KTDL, xây dựng đường lối, chính sách, chiến lược đầu tư và kêu gọi đầu tư cho kinh tế du lịch cũng như công tác xúc tiến quảng bá DL.

- Nâng cao trình độ quản lý của Nhà nước và nghiệp vụ DL cho đối ngũ cán bộ quản lý DL. Quản lý Nhà nước trong KTDL là quá trình tác động của các cơ quan quản lý hoạt động DL đến các đối tượng quản lý nhằm đạt hiểu quả cao nhất trong phương diện KT-XH. Như thế, muốn đạt được hiệu quả trong KTDL, trong tương lai công tác này cần phải:

+ Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên nghiệp chuyên môn, trình độ quản lý như: ngoại ngữ, tin học v.v.. cho đội ngũ cán bộ quản lý về DL trong các cơ quan Nhà nước của các tỉnh Nam Trung Bộ, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp DL. Thường xuyên cập nhập thông tin về tình hình đầu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực cho đội ngũ này.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí