Đóng Góp Cho Ngân Sách Của Địa Phương Và Của Tỉnh

điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia. Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm đang được đầu tư xây dựng gồm khu khách sạn dịch vụ, khu công viên văn hoá, vui chơi giải trí, khu nghỉ sinh thái, khu thể thao, khu vườn thú tự nhiên. Khu du lịch miền Tây với Khu du lịch sinh thái Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, thuận lợi để phát triển du lịch. Suối Giàng còn nổi tiếng với rừng chè tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi, một loại chè có hương vị rất đặc trưng. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được những nét văn hoá độc đáo của người Mông phù hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.Tuy nhiên, sản phẩm du lịch sinh thái ở Yên Bái hiện mới chỉ là những loại hình du lịch thiên nhiên. Muốn thu hút được du khách, Yên Bái cần phát triển du lịch cộng đồng, du khách đến các khu làng dân tộc thiểu số có cơ hội tìm hiểu giá trị văn hoá bản địa như tập tục sinh hoạt sản xuất, lao động, tham gia vào hoạt động lễ hội, văn hoá dân gian, cùng người dân sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật và thưởng thức các đặc sản ẩm thực truyền thống. Loại hình du lịch này đang được tổ chức thành công tại làng du lịch Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, làng du lịch văn hoá xã Nghĩa An thị xã Nghĩa Lộ, làng du lịch xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải. Du lịch Yên Bái đang ở giai đoạn đầu khai thác, đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng những nguyên tắc phát triển du lịch một cách bền vững ngay từ bước đầu, tránh tình trạng như ở một số khu điểm du lịch khác do khai thác quá mức, không có sự quản lý, hướng dẫn đã xâm hại nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tác động ngược lại với môi trường du lịch và làm mất dần những giá trị văn hoá truyền thống. Để phát triển du lịch sinh thái mang tính bền vững, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong khai thác, quản lý là hết sức cần thiết. Phải có những qui chế khai thác, hướng dẫn và kiểm tra sát sao đối với những điểm du lịch chuẩn bị xây dựng, cụ thể hóa trong việc qui hoạch, quản lý điểm du lịch sinh thái và luôn gắn lợi ích của cộng đồng với phát triển du lịch; qui hoạch có phân

vùng chức năng trên địa bàn du lịch trọng điểm nhằm xác định cụ thể các khu vực, điểm cần bảo vệ nguyên vẹn, khu vực quy hoạch dự trữ đất đai, các khu vực cần phục hồi...

2.2.3. Du lịch cộng đồng

Từ khi bắt đầu xuất hiện du lịch cộng đồng có nhiều khái niệm và các khái niệm, định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lí hoặc nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các nguyên tắc về tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương. Cách hiểu phổ biển về du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế- xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng.

Du lịch cộng đồng được biết đến ở Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây tại một số địa phương Sapa (Lao Cai), bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình) mà mô hình phổ biến là loại hình homstay loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm,cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ. Homstay không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn có tác động sâu sắc đến xã hội như: Tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau; tăng cườn mối quan hệ trong cộng đồng người dân; sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ; giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân. Đồng thời loại hình du lịch này cũng có tác động đến kinh tế như : thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử...tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm

cho nhiều hộ gia đình nghèo góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo ở tại địa phương.

Làng du lịch Nghĩa An là mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở miền Tây– xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) là một vùng đất trù phú, nằm trọn trong cánh đồng Mường Lò. Với diện tích tự nhiên khoảng 11,1526km2, đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em với bản sắc văn hóa phong phú, trong đó dân tộc Thái chiếm 90% với khoảng 2.654 nhân khẩu.Từ lâu, Nghĩa An đã trở thành điểm dừng chân thú vị của nhiều du khách

trên tuyến hành trình khám phá vùng đất Mường Lò. Khách du lịch đến Nghĩa An đều được đón tiếp nồng hậu, được hòa mình vào đời sống dân dã của người dân địa phương. Tuy nhiên, hình thức làm du lịch ở Nghĩa An vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ khiến khách du lịch chưa có nhiều cơ hội khám phá cái nôi văn hóa của dân tộc Thái.

Để khắc phục tình trạng này cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng (người dân địa phương di chuyển vật nuôi ra xa nhà sàn; sửa sang nhà sàn kết hợp xây mới nhiều công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; vệ sinh cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp…) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tại Nghĩa An.

Để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển, UBND xã Nghĩa An còn hỗ trợ người dân khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống; các lễ hội (lễ hội hoa ban, lấy nước, cầu mùa); các làn điệu dân ca, dân vũ (hát giao duyên, tự sự qua hình thức Hạn Khuống), các trò chơi dân gian (leo cột mỡ, đi cầu khỉ, ném còn, đẩy gậy, tó mắc lẹ); khuyến khích các bản thành lập đội văn nghệ, tổ ẩm thực sẵn sàng phục vụ mỗi khi khách đến thăm. Đến nay, Nghĩa An đã phát huy được thế mạnh đặc trưng của mình và tạo uy tín với nhiều công ty lữ hành như: Hà Nội Amika, Sao Việt, Á Châu...

Với phương châm “Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và kim chỉ nam cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút du khách”[87], UBND thị xã Nghĩa Lộ vừa ra quyết định phê duyệt Dự án "Mô hình du lịch cộng đồng khu vực nông nghiệp - nông thôn xã Nghĩa An” với tổng mức đầu tư 980 triệu đồng, thời gian thực hiện từ quý 4/2012 đến quý 2/2013. Dự án gồm các nội dung: tu sửa, nâng cấp nhà nghỉ cho khách, nhà ăn cho các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng; xây dựng phòng tắm thuốc bắc; tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch; đầu tư phương tiện giao thông phục vụ du khách...Từ mô hình Nghĩa An, Sở VHTTDL Yên Bái đã quyết định quy hoạch khôi phục các làng cổ dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng. Tại khu sinh thái Suối Giàng, làng cổ Pang Cáng của người Mông đã đang được tôn tạo, Làng cổ Viềng Công của người Thái, làng du lịch La Pán Tẩn… trong làng cổ dân tộc mục tiêu của ngành du lịch là bảo tồn định hướng cùng với chính quyền và nhân dân làm du lịch.

Tiểu kết chương 2

Du lịch và sản phẩm của hoạt động du lịch mang lại đã góp phần tạo nên một “ngành kinh tế đẻ trứng vàng” cho nhiều quốc gia. Ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng do điều kiện chiến tranh du lịch Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Thập niên 90, dánh dấu sự chuyển mình của ngành khinh tế du lịch Việt Nam. Thành tựu của công cuộc đổi mới với thành tựu ban đầu ổn định tình hình kinh tế - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại mở rộng. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển một bước, đời sống văn hóa được nâng cao…Để tiếp tục phát triển kinh tế, một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng là coi “ phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (chỉ thị 46/CT – TW, Ban bí thư TW Đảng khoá VII tháng 10/1994). Đến đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm “phát triển Ddu

lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Sự phát triển về kinh tế chính là tạo điều kiện tiền đề quan trọng nhất để phát triển du lịch, thúc đẩy việc mở rộng hoạt du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Là một tỉnh miền núi, hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn, nhưng trong sự chuyển mình của đất nước sau 15 năm đổi mới, bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngành du lịch Yên Bái đã ra đời để cùng các ngành kinh tế khác khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh. Để quy hoạch và khai thác có hiệu quả ngành du lịch trong đề án phát triển du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 đã quy hoạch du lịch Yên Bái với ba vùng. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái cùng các cấp chính quyền huyện thị khu vực miền Tây hướng tới một ngành du lịch với các sản phẩm du lịch gắn với sự phát triển bền vững của địa phương. Trung tâm của vùng du lịch miền Tây là thị xã Nghĩa Lộ - được quy hoạch với đa dạng các sản phẩm du lịch, từ trung tâm này khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, khu sinh thái Suối Giàng trở thành vệ tinh kết nối cho hành trình khám phá miền Tây của du lịch tỉnh Yên Bái. Sự đầu tư và hoạt động của ngành du lịch đã làm cho cơ cấu ngành kinh tế của địa phương đa dạng hơn, mà quan trọng tạo cho các địa phương thêm cơ hội khai thác tiềm năng của mình hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân,đóng góp thêm cho ngân sách.

Tuy nhiên, du lịch miền Tây vẫn chỉ là một ngành kinh tế có tính tiềm năng bởi còn những hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động như : Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đặc biệt là hạ tầng du lịch mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa thực sự phát triển đặc biệt ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động du lịch khi các khu vực này thường là những khu vực này thường là khu vực có tiền năng du lịch, do đó hạn chế các hoạt động của du khách; Nhận thức về du lịch của một cộng đồng dân cư địa phương còn nhiều hạn chế cũng sẽ tạo thành một trở lực trong quá trình phát triển của du lịch địa phương

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI

3.1. Tác động về kinh tế

3.1.1.Đóng góp cho ngân sách của địa phương và của tỉnh

Bảng 3.1: Doanh thu từ TM -DV - DL giai đoạn từ 1986 -2013


Năm Khu

Vực

1986

- 2000

2001

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Tỉnh Yên Bái

35

45,1

52,3

78,4

90

105

108

110

112


Miền Tây

11,2

3,9

3,0

7,3

8,5

10,8

12,1

13,3

14,5

Tổng doanh

thu (tỷ đồng)

46,2

49

55,3

85,7

98,5

115,8

120,1

123,3

126,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 8

(Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Yên Bái)

Nhìn vào bảng số liệu, doanh thu từ du lịch của Yên Bái và khu vực có sự biến động không ngừng qua các năm:

Trong giai đoạn từ 1986 đến 2000 nguồn thu của khu vực chủ yếu qua hoạt động của nhóm ngành thương mại - dịch vụ và bắt đầu từ những năm 1996 du lịch bắt đầu có doanh thu nhưng chủ yếu là khách nội địa. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2007 doanh thu từ du lịch đã tăng từ 46,2 tỷ đồng lên đến 85,7 tỷ đồng. Sự tăng nhanh về doanh thu này là do năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, cùng với đó doanh thu từ khách quốc tế đã làm cho doanh thu của ngành du lịch tăng, nhưng nguồn doanh thu vẫn tập trung từ

khách nội địa. Sự hội nhập của nền kinh tế đất nước với chủ trương phát triển du lịch của Tổng cục du lịch trên cơ sở quy hoạch các vùng du lịch, du lịch Yên Bái với từ năm 2008 đến năm 2013 nguồn thu từ du lịch tăng nhanh lên tới 126, 5 tỷ đổng,trong đó du lịch miền Tây đóng góp 14,5 tỷ đồng.

3.1.2 Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế

Năm

Ngành


1986 -1995


1996 - 2000


2001 -2006


2013

CN & XD

13

20

21

24,5

TM - DV

6,7

13

15

22,7

N - LN

79,5

67

64

52,8

(Nguồn tổng hợp từ báo cáo thống kê của các phòng tài chính,2013)

Với đặc thù kinh tế của một tỉnh miền núi, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, cơ cấu kinh tế ở các huyện thị đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành kinh tế Nông – lâm nghiệp có chiều hướng giảm nhưng ổn định không có biến động lớn.Ngành Công nghiệp – xây dựng tăng đều ổn định trên cơ sở định hướng khai thác thế mạnh của từng vùng. Ngành dịch vụ chiếm 22,7 % GDP trong cơ cấu kinh tế vào năm 2013. Sự tăng trưởng này của ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế rất phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhóm dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là khách sạn và nhà hàng, tăng 17%(năm 2004 là 8,1%) đây là một trong những nhân tố đánh giá chất lượng du lịch lôi kéo du khách đến với miền Tây Yên Bái.

3.1.3. Động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Từ năm 2000 khi ngành du lịch Yên Bái xúc tiến cho năm du lịch Việt Nam của Tổng Cục du lịch, hạ tầng cơ sở phục vụ cho du lịch được xây dựng đầu tư. Tuyến quốc lộ 32 và 37 được nâng cấp tạo mạch nối giao thông giữa khu vực với các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La và cả Lai Châu. Đặc biệt là các

cơ sở lưu trú : nhà nghỉ, khách sạn, làng du lịch được xây dựng toàn khu vực có

06 khách sạn trên tổng số 26 khách sạn của toàn tỉnh; có 41 nhà nghỉ, 8 nhà khách… phân bố chủ yếu ở thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn. Hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ sóng 100% các điểm có hoạt động du lịch, cùng với đó là dịch vụ viễn thông được nâng cấp đến các điểm du lịch miền Tây. Cùng với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thì hoạt động của ngành giao thông vận tải ngày càng nhộn nhịp, chất lượng phục vụ nâng cao.

Kinh tế du lịch phát triển đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng khắp cho các ngành khác. Không chỉ mở ra thị trường tiêu thụ nội địa chật hẹp mà đó còn là thị trường xuất khẩu tại chỗ rất lớn. Thông qua khách du lịch các sản vật của địa phương, các sản phẩm thủ công của vùng đã được quảng bá đi nhiều vùng miền và ra nước ngoài. Các làng nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn phục vụ khách tham quan như: nghề làm giấy dó, nấu rượu của người Dao; rượu ngô của dân tộc Mông ở La Pán Tẩn; nghề đan lát, rèn, chạm khắc bạc, dệt thổ cẩm, dệt vải của dân tộc Mông, dân tộc Thái, dân tộc Tày..

Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh nắng mặt trời của vùng nhiệt đới, giá trị của những di tích lịch sử – văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán…mà không bị mất đi qua mỗi lần bán ra thị trường. Sở dĩ có hiện tượng đó là do chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch mà chỉ là các giá trị, các khả năng nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch… tại Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Suối Giàng….rất nhiều nguồn tài nguyên đã được khôi phục: tập quán canh tác trên ruộng bậc thang của người Mông, các cây chè Shan tuyết được trồng mới bên cạnh các cây cổ thụ được chăm sóc cẩn thận, ngôi nhà sàn của người Thái ở làng văn hóa Nghĩa An, các điệu hát si, hát lượn, các lễ hội...Với những hình thức xuất khẩu như

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí