chốn dừng chân yêu thích của phần lớn du khách khi đến với mô hình du lịch văn hóa tại miền Tây.
Làng thổ cẩm Pakét thuộc phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ, sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Paket đủ kiểu dáng và sắc màu trông bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Thái tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với cánh đồng Mường Lò. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Mường Lò không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào. Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ Mường Lò, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị xã Nghĩa Lộ.
Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Phình Hồ là một trong số các bản làng có nghề rèn, chạm bạc của người Mông. Ngoài nghề rèn, chạm bạc còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải…Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng.Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh
xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn.Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Du lịch văn hóa hiện nay là sự lựa chọn của các nước đang phát triển. Bên cạnh những loại hình như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng...để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
2.2.2.Du lịch sinh thái
Thuật ngữ về “ du lịch sinh thái” có ý nghĩa là du lịch ý thức hay du lịch có trách nhiệm với môi trường. Hiện nay trên thế giới có 11 loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường.Vì đều có trách nhiệm với môi trường nên mỗi nhà điều hành du lịch trong mỗi loại hình du lịch đều nhận mình là du lịch sinh thái duy nhất. Như vậy, cho đến gần định nghĩa về du lịch sinh tháivẫn chưa được thống nhất.
Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”[50]. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch kết hợp hài hòa cả ba mục tiêu: Kinh tế, xã hội và sinh thái. Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng cố và phát triển lâu dài.
Với đặc trưng tự nhiên của vùng rừng núi Tây Bắc mà cụ thể là vùng núi cao thuộc huyện Mù Cang Chải đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên – cụ thể là bảo tồn loại và sinh cảnh. Ngoài ra trên cơ sở tiềm năng về tài nguyên nhân văn Suối Giàng một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, xã bao gồm có 4 thành phần tộc người cư trú là người Mông, Dao, Kinh, Tày, trong đó người Mông chiếm 98,5% còn lại các dân tộc khác chiếm gần 2%. Do vậy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu trữ nhiều yếu tố cổ truyền độc đáo…Như vậy, cùng với du lịch văn hóa khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái du lịch sinh thái cũng được coi là hoạt động du lịch đem lại nguồn thu mà lại bền vững thân thiện với môi trường và có tính giáo dục ý thức cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điểm Du Lịch Khu Vực Mường Lò Và Miền Tây
- Chủ Trương Đường Lối Của Đảng, Các Cấp Chính Quyền
- Lượng Khách Du Lịch Đến Miền Tây Từ 2000 Đến Năm 2013
- Đóng Góp Cho Ngân Sách Của Địa Phương Và Của Tỉnh
- Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Miền Tây
- Góp Phần Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Tại khu sinh thái Pú Luông và bảo tồn sinh cảnh Chế Tạo Mù Cang Chải, đây là khu sinh phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học là chính do đó khai thác phục vụ du lịch tham quan cần có sự định hướng để bảo vệ nguyên trạng không để du khách và lợi ích du lịch không phá hoại môi trường sinh cảnh và môi trường sống của các loài. Hướng khai thác du lịch của tỉnh và địa phương đối với việc bảo tồn vùng sinh thái này là phát huy tiềm năng của các khu vực phụ cận để quảng bá du lịch mà vẫn giữ chân du khách đến với Mù Cang Chải trên con đường du lịch Tây Bắc. Cụ thể:
“ Với Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, công trình khai phá đồi núi thành ruộng trồng lúa nước từ hàng trăm năm trước của đồng bào H’Mông tại xã La Pán Tẩn, Zế Xu Phình, Chế Cu Nha… của huyện Mù Cang Chải. Hướng quy hoạch là đầu tư bảo tồn phong cảnh thiên nhiên hiện có của các khu ruộng, xây dựng hệ thống cung cấp, tiêu thoát nước cho toàn bộ danh thắng ruộng bậc thang, trồng rừng giữ đất, bảo vệ rừng nguyên sinh tại các vành đai. Bảo tồn một số bản người H’Mông sở tại, bảo tồn một số nghề tiêu biểu như làm dụng cụ khai khẩn trên đất hoang, canh tác trên ruộng bậc thang, nghề chế biến sản phẩm nông nghiệp…”[ 86, tr 48-49].
Để khai thác tối đa hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại Mù Cang Chải và tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cho khu vực. Sở VHTTDL tỉnh Bái đã thu hút các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước để xây dựng điểm dừng chân ở đỉnh đèo Khau Phạ với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng và chia thành ba giai đoạn từ năm 2011 đến 2025 “ Điểm dừng chân ở đỉnh đèo Khau Phạ - đây là đỉnh núi cao thứ hai sau Phanxipăng có thời tiết mát mẻ quanh năm, tại nơi đây còn giữu được nhiều cánh rừng nguyên sinh và là nơi có hệ sinh quyển, hệ thực vật phong phú. Tại lưng chừng đèo có hệ thống nước suối đá phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản cao cấp cá hồi và cá tầm. Tại đây đã hình thành hệ thống nhà nghỉ đón du khách tham quan cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thưởng thức món cá hồi trên núi. Hướng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng du lịch gồm trạm dừng chân cho du khách, bến đỗ xe, nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao….”[ 86, tr 48-49]
Huyện Mù Cang Chải là nơi có khu bảo tồn loài và sinh cảnh rộng trên 20.000ha, cánh rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất vùng Tây Bắc. Khu bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Pú Luông, Lao Chải, Zế Xu Phình tạo thành một vòng cung nhờ một hệ thống núi cao từ 1.700 – 2.500m bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà. Nơi đây có tính đa dạng cao về thực vật và một số loại động vật thuộc diện quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó đặc biệt có loại vượn đen tuyền. Bên cạnh đó rừng ở đây còn là nơi lưu giữ nguồn gen các loài cây dược liệu quý như đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhân…khí hậu ở đây khá đặc biệt mùa hè rất mát còn mùa đông thì rất lạnh. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với du khách. Đồng bào người Mông ở đây còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, đó là các phong tục cưới hỏi, ma chay và lễ hội mang nét đặc sắc riêng của đồng bào như lễ hội cơm mới, Tết truyền thống của người Mông (trước tết Nguyên đán 1 tháng). Trong những ngày tết, đồng bào người Mông thường tổ chức đua ngựa, đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ, hội Gầu tào, ném pao…Thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp, rủ nhau đi chơi, thổi kèn lá, kèn môi, ném pao, hát đúm. Ngày tết còn có ý nghĩa là ngày hội giao duyên của các đôi trai gái. Đi vào sâu trong các bản làng du khách có thể tham quan khung cảnh làng bản người Mông nằm ở những sườn núi cao từ 800 đến 1.700m.
Trải qua hàng đời gắn bó với vùng núi cao Mù Cang Chải, người Mông đã đúc kết được những phương thức sinh sống khá độc đáo, thích ứng với điều kiện nơi đây như kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công như: Nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức…
Điểm hấp dẫn nhất đối với du khách khi đến với Mù Cang Chải đó là được thỏa thích ngắm nhìn ruộng bậc thang và chụp ảnh. Hệ thống ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải với diện tích khoảng 700ha tập trung chủ yếu ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha. Dế Xu Phình. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã này đã
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia. Tháng 10 dương lịch hàng năm là tháng lúa chín rộ, đây cũng là mùa đẹp nhất trong năm ở Mù Cang Chải nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.
Tuy nhiên du lịch ở đây mới mang tính sơ khai, tự phát chưa có quy hoạch và chiến lược cụ thể của các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái dựa cộng đồng phát triển và mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho người dân địa phương, thiết nghĩ đã đến lúc chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan đến ngành du lịch cần quan tâm tiến hành một số hoạt động cụ thể như:
Khảo sát, kiểm kê tài nguyên du lịch, xâu dựng quy hoạch phát triển du lịch tập trung chủ yếu vào các nguồn tài nguyên du lịch có sẵn như: ruộng bậc thang tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình, các làng bản,văn hóa truyền thống của người Mông (các lễ hội, trang phục, tập quán, làng nghề..); Quy hoạch không gian du lịch cho phép nhằm phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về đa dạng sinh học và tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh sinh viên trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải.
Xây dựng trung tâm quảng bá và xúc tiến du lịch để tăng cường phát triển và quảng bá các tour, tuyến và sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Mù Cang Chải.
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông điện nước, các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ẩm thực miền núi và các hoạt động bảo vệ cảnh quan, môi trường thiên nhiên.
Hướng dẫn cho người dân phát triển du lịch sinh thái thông qua việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ tại địa phương: mô hình homestay, dịch vụ thuê xe đạp hoặc xe máy, hướng dẫn viên bản địa, sản phẩm làng nghề thủ công (các sản phẩm thổ cẩm, khèn, các sản phẩm chế tác từ nghề rèn, các
sản phẩm chế biến từ cây táo mèo, thảo quả, đắng sâm, cho khách tham gia cùng trồng, gặt lúa, làm nương rẫy hay dựng nhà..)
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng, tạo được những bước đột phá phát triển du lịch sinh thái ở Mù Cang Chải ngoài những nội dung trên cần có những giải pháp mang tính đồn bộ và khả thi như xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi nhà đầu tư phát triển du lịch, chính sách ưu đãi về vốn vay, về thuế cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án du lịch, nhất là đối với các dự án phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở những khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng còn khó khăn về cơ sở hạ tầng và về nguồn lực.
Chính quyền địa phương và các cơ quan ngành du lịch cần tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như nguồn lực trong nhân dân, đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư du lịch; tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằm xây dựng sản phẩm và hình ảnh đặc trưng của Mù Cang Chải.
Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và văn hóa đang lan rộng khắp các vùng miền trong cả nước và tầm nhìn đến năm 2030 của ngành du lịch Việt Nam thì trong tương lai, loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của Mù Cang Chải chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển và cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như Mai Châu – Hòa Bình, Sapa – Lào Cai, Mộc Châu – Sơn La…tạo nên một không gian du lịch văn hóa và sinh thái rộng lớn, hấp dẫn của núi Tây Bắc Việt Nam, là nơi để tôn vinh thêm vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Khu du lịch Suối Giàng được biết đến là điểm du lịch sinh thái đặc trưng của vùng miền Tây Yên Bái. Suối Giàng nằm ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, do vậy nơi đây có khí hậu mát mẻ quang năm. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ từ 80C-90C. Nếu như mùa hè ở Nghĩa Lộ, Văn Chấn nhiệt độ từ 340C-350C thì ở Suối Giàng chỉ
khoảng từ 25-260C. Đây chính là sự khác biệt tạo cho Suối Giàng có tiềm năng để trở thành khu du lịch- nghỉ mát, du lịch sinh thái của vùng phía Tây nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Giao thông đi lại có nhiều thuận tiện, đường liên thôn liên xã đã được mở rộng tạo điều kiện cho Suối Giàng giao lưu, trao đổi phát triển kinh tế, bặc biệt xã có đường trải nhựa từ Sơn Thịnh lên tới trung tâm xã rộng 5,5 m, giúp cho nhân dân trong xã có nhiều điều kiện giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá. Suối Giàng có nhiều tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho con người. Có rừng nguyên sinh, núi non hùng vĩ chưa chịu ảnh hưởng tác động của con người và môi trường. Ngoài sản phẩm Chè Shan tuyết, còn có đá cảnh (vân hoa tim, vân xanh) được phân bố chủ yếu ở dãy núi khỉ thuộc địa phân Giàng A, vách đá Vàng và thôn Suối Lóp. Loại đá này chỉ có ở Suối Giàng, nó không những mang vẻ đẹp về thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế rất cao.Khí hậu ở Suối Giàng có thể sánh với Sa Pa, Đà Lạt cùng với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc hoà quyện với cảnh quan làm mê đắm lòng người. Du khách có thể tìm hiểu phong tục, tập quán truyền thống của các tộc người trên địa bàn.Tại đây đã hình thành một Tour du lịch khép kín: Khu du lịch sinh thái Suối Giàng- Bản Hốc- Phù Nham- Nậm Tốc Tát- Thành Viềng Công. Nếu lấy Suối Giàng làm trung tâm thì các vùng phụ cận như Bản Hốc, Phù Nham, Nậm Tốc Tát- Viềng Công là những vệ tinh bao quanh tạo thành một tour du lịch khép kín và không phụ thuộc vào các mùa. Trung tâm du lịch sinh thái Suối Giàng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đời sống tinh thần của người dân trong vùng không ngừng được cải thiện, bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy theo hướng bền vững.
Theo Đề án phát triển tổng thể du lịch tỉnh Yên bái đến năm 2015 thì du lịch Yên Bái được chia làm 3 khu trọng điểm gồm: khu thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng; khu du lịch hồ Thác Bà và khu du lịch miền Tây. Khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà là một quần thể rất đa dạng và độc đáo tổng diện tích 19.050ha mặt nước với 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà được đánh giá là