Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Miền Tây

trên cho thấy hàng hoá, dịch vụ bán hàng thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, tiết kiệm đáng kể các chi phí phụ khiến cho nguồn thu của du lịch đạt được càng tăng cao.

3.1.4. Quảng bá cho sản xuất địa phương

Đứng trên góc độ quốc gia, ở nhiều nước và cả Việt Nam du lịch đã tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp thông qua sự đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng…Ngoài ra những ngành nghề thủ công truyền thống đang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến thì sẽ được khôi phục và phát triển.

Với một địa phương có tiềm năng du lịch về tự nhiên và nhân văn độc đáo của vùng miền núi Tây Bắc phù hợp với các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch văn hóa kết hợp khám phá, nghiên cứu….Du lịch đã góp phần quảng bá các sản vật địa phương, các sản phẩm thủ công nghiệp và xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm du lịch phi vật thể.

Từ năm 1986 cho đến năm 2000 Yên Bái hay khu vực miền Tây Nghĩa Lộ được biết đến như là một trong các tỉnh miền núi Tây Bắc với Mù Cang Chải ngút ngàn xa lắc, với cánh đồng Mường Lò cánh đồng lớn thứ hai trên vùng Tây Bắc. Nhưng chính sự chuyển biến kinh tế - xã hội với thành công bước đầu của công cuộc đổi mới đã biến những sản vật ở vùng miền Tây Yên Bái trở thành sản phẩm du lịch đem lại giá trị kinh tế. Chủ trương phát triển một nền sản xuất nông- lâm nghiệp bền vững, sự khai thác có kế hoạch kết hợp bảo vệ rừng phòng hộ vừa giữ được nguồn tài nguyên sinh vật, lại tạo nên cảnh quan thiên nhiên cho du lịch sinh thái; bảo vệ rừng cũng là bảo vệ môt trường cho một cây rừng tự nhiên nhưng lại được quảng bá thành một đặc sản mỗi khi du khách đến với miền Tây Yên Bái đó là quả táo mèo. Vị chua chát của quả cây táo mèo chính là vị thuốc nam quý giá, nhờ sự quảng bá của du lịch mà

đồng bào Mông tại Mù Cang Chải, Trạm Tấu đã có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng này.

Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, sự chuyển mình của thị xã miền Tây vùng Văn hóa Mường Lò đã được quảng bá và được du khách biết đến với những nét độc đáo trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Thái Đen. Làng văn hóa Nghĩa An là điểm đến du lịch của khách khi dừng chân ở Nghĩa Lộ và tại đây sản phẩm thủ công của người Thái đã theo chân du khách đến mọi miền đất nước. Doanh thu từ việc quảng bá sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp tại Làng văn hóa Nghĩa An, bản dệt thổ cẩm Paket năm 2012 là gần 576 triệu đồng. Hiện nay đến miền Tây là phải thưởng thức các sản vật như Cá Sỉnh, Xôi ngũ sắc nếp Tú Lệ, Hoa Ban nộm, thịt trâu sấy, lạp sườn, chè Shan Tuyết …

3.1.5. Khuyến khích nhu cầu tại địa phương

Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn trong khu vực địa phương của mình nhưng dù sao họ vẫn tự hào khi thấy một thực tế là các điểm hấp dẫn này lại thu hút được nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến thăm. Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó.

Năm 2013 Lễ hội xòe ở Nghĩa Lộ đã thu hút hơn 4000 lướt khách đến Nghĩa Lộ; thị xã Nghĩa Lộ đã huy động sự tham gia của 2000 người nhân dân địa phương trực tiếp tham gia vào vòng đại xòe lớn đó. Lượng khách từ các vùng thuộc huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu cũng tới tham quan.

Tại danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải từ tháng 3 mùa hoa táo mèo nở; đến tháng 4, tháng 5 mùa nước đổ; tháng 9, tháng 10 mùa lúa chín...suốt dọc đường từ Tú Lệ dưới chân đèo Khau Phạ lên đến Mù Cang Chải bên cạnh du khách từ mọi miền đất nước, khách quốc tế thì có hàng chục lượt khách từ các địa phương khách trong tỉnh đến tham quan.

3.2. Tác động về xã hội

3.2.1.Giải quyết việc làm cho người lao động

Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành ra tạo rất nhiều việc làm. “ Số lao động trong ngành du lịch và các hoạt động liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch”[46]

Ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, tuy nhiên phải đến thập niên 90 của thế kỷ XX du lịch Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Sự khởi sắc này có một nguyên nhân đó là sau đổi mới khi đất nước bước vào thời kì CNH- HĐH, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét. Trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành, ngành dịch vụ ngày càng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khu vực dịch vụ này đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút lực lượng lao động trong xã hội bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Năm 2012 tạo ra 1,8 triệu việc làm (trong đó 570.000 việc làm trực tiếp), quy mô lao động ngành du lịch chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. Theo cách tính của WTTC thì hiệu quả việc làm do du lịch và lữ hành tạo ra là trên 3 triệu lao động chiếm 8,1% tổng số lao động toàn quốc (WTTC 2013)[75]. Cách tính này bao quát được cả số lao động liên quan và lao động không chính thức, lao động gia đình trong du lịch cộng đồng, du lịch tại nhà dân, lực lượng dịch vụ đường phố, khu du lịch (xe ôm, bán bưu thiếp, hàng lưu niệm, hàng rong...).

Với du lịch Yên Bái, du lịch khu vực miền Tây, đã tạo ra công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, số lao động trực tiếp trong ngành du lịchlà

72.000 người bao gồm cả quản lí và lao động tại cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ, các doanh nghiệp, khu du lịch.

Bảng 3.3. Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch miền Tây



STT


Chỉ tiêu


Tổng số

Cơ sở lưu trú

Nhà

hàng dịch vụ

Các DN, khu DL

1

Tổng số lao động

72.000

15.000

20.000

37.000


Quản lí

9359

2301

4523

2535


Lao động trực tiếp

62641

12699

15477

34465

2

Trình độ chuyên môn






Đúng chuyên ngành

12397

3244

5432

3721


Không đúng chuyên

Ngành

27060

6954

9872

10234


Chưa qua đào tạo

39457

4802

4696

23045

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 9

(Nguồn: Sở văn hóa – Thể thao – Du lịch Yên Bái 2011)

Ngoài số lao động trực tiếp này còn có lực lượng lao động ở các thành phần kinh tế quốc danh, tư nhân phục vụ khách du lịch trong các lĩnh vực dịch vụ như lưu trú,ăn uống, vận chuyển. Số lao động này lúc cao điểm như thời điểm của tuần văn hóa du lịch về nguồn, lễ hội xòe, hội chợ thương mại 8 tỉnh Tây Bắc vào năm 2013 lên tới 5 triệu lượt người tham gia. Hoạt động du lịch của địa phương chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nên góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư của khu vực, riêng đối với làng văn hóa Nghĩa An có đến 100% dân trong làng làm du lịch. Tại thị xã Nghĩa Lộ có tới 600 hộ gia đình với 1200 lao động tham gia dệt và làm các sản phẩm lưu niệm từ thổ cẩm để phục vụ du khách. Tại các làng cổ dân tộc thiểu số như làng Pang Cáng (Suối Giàng), làng du lịch La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) các hoạt động sản xuất của cư dân đều tập trung vào phục vụ du lịch như phát triển nghề làm đá truyền thống để làm làm quà lưu niệm đồng thời quảng bá cho nghề chế tác đá; đồng bào dân tộc Dao tại đây bắt đầu hình thành và có điều kiện phát

triển nghề thuốc nam, các cơ sở tắm lá thuộc của người Dao được xây dựng tăng thêm nguồn thu nhập cho đồng bào.

Có thể thấy ngành du lịch là một trong những ngành có tác động rất lớn, đó là tính chất liên ngành của du lịch. Để vận hành và bảo dưỡng được các công trình dịch vụ du lịch đã xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành du lịch, du lịch cần một khối lượng lao động rất lớn. Việc du lịch tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực tới sự ổn định xã hội như: tránh sự hoạt động riêng rẽ của các cộng đồng xã hội, tránh được các tệ nạn xã hội đi theo, củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản địa phương, tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm thủ công, sản vật địa phương cho khách…du lịch cũng là một hoạt động kích cầu trong thương mại.Việc làm của ngành du lịch tạo ra cũng mang một đặc trưng riêng biệt. Bởi lẽ hoạt động du lịch là rât đa dạng với nhiều loại hình phong phú nên có tính thời vụ rất cao. Đến các “mùa du lịch”, thì nhu cầu lao động phục vụ cho ngành tăng cao dù là trực tiếp hay gián tiếp.

3.2.2.Giải quyết tình trạng đói nghèo

Du lịch có thể tạo ra những cơ hội để nâng cao mức sống của người dân nhờ việc đem đến cho họ việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi đây là ngành thu hút mọi hình thức làm việc để phục vụ nó. Du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: du lịch phát triển tạo thu nhập làm tăng GDP trong cơ cấu kinh tế. Phát triển du lịch còn tạo sự phát triển và mở rộng nhiều ngàng nghề, tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, phá vỡ sự khép kín làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, miền núi; làm cho nông nghiệp chuyển từ trang thái thuần nông sang nền nông nghiệp thương phẩm, nông nghiệp sinh thái đa ngành nghề.

Khu vực miền là khu vực bao gồm có 4 đơn vị hành chính trong 9 đơn vị chính của tỉnh Yên Bái, khu vực có hai huyện có mật độ dân cư thưa thớt chủ

yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ năm1986 đến năm 2000 sau 15 thực hiện đổi mới tại hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải thu nhập bình quân đầu người của người dân rất thấp trung bình 800.000 đồng/ người/ năm, có tới 70% dân cư trông chờ vào thu nhập từ nông lâm nghiệp với việc duy trì tập quán sản xuất cũ “du canh du cư” đốt rừng làm nương rẫy. Cùng với chủ trương “Xóa đói giảm nghèo” của Đảng, với Chương trình 135 một nguồn vốn đầu tư lớn từ Chính phủ, cơ sở hạ tầng cơ sở được nâng cấp,cải thiện đặc biệt là hệ thống giao thông, lưới điện, trường học, trạm y tế được xây dựng nâng cấp. Phương thức canh tác và khai thác bền vững có hiệu quả kinh tế nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của hai huyện cũng từng bước chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị của các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên từ 6 ->8%/năm.

Từ hiệu quả của chương trình 134 và 135 trong đó có nội dung khai thác có hiệu quả nhóm ngành thương mại- dịch vụ… số hộ nghèo đã giảm.Từ năm 2007 đến 2013 riêng hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã giảm từ 4 đến 5% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Tại thị xã Nghĩa Lộ, ngay từ năm 2008 sau ba năm thực hiện chủ trương xây dựng thị xã văn hóa, phát huy lợi thế là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái cơ cấu ngành kinh tế của thị xã đã chuyển dần sang hướng thương mại- dịch vụ, nhờ vào việc sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp phục vụ cho dịch vụ du lịch hàng năm đã cho người dân vùng cánh đồng Mường Lò tăng thêm từ 5 đến 10 triệu đồng (từ 2008 – 2013). Theo báo cáo của UBND thị xã Nghĩa Lộ năm 2012 số hộ nghèo của thị xã còn 121 hộ giảm 234 hộ từ năm 2008 trở lại đây, trong số 121 hộ đến năm 2013 có khảng 30 hộ thuộc diện cận nghèo theo tiêu chí mới.Ở thị xã Nghĩa Lộ về cơ bản đã xóa xong nhà dột nát. Cùng với sự hỗ trợ lẫn nhau giữ các ngành kinh tế, bằng các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động trong các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp(chế tác đá), phục vụ tại hai khu suối khoáng ở Bản Bon, Bản Hốc…cùng với các hoạt động kinh tế khác du lịch đã hỗ trợ đắc lực

cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Văn Chấn nhờ đó mà giai đoạn 2001 – 2005 Văn Chấn đã có 5/12 xã thoát nghèo nhờ chương trình 134 và 135 của Chính phủ.

Xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, du nhập lối sống tích cực từ bên ngoài khiến cho trình độ dân trí tăng cao. Lối sống của một nền kinh tế tiểu nông bị phá vỡ thay vào đó là lối sống của những con người tích cực, phù hợp với xu thế của đất nước. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí

Du lịch là một phương tiện tuyên truyền,quảng cáo nhanh và có hiệu quả iucho địa phương có du lịch mà không phải trả tiền.Về phía địa phương có điểm du lịch phải chủ động tìm hiểu, sưu tầm trên đỡ giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các học giả để bảo tồn, tu bổ khôi phục các giá trị tài nguyên nhân văn. Quá trình tìm hiểu, hướng dẫn cho cư dân địa phương để làm du lịch đã từng bước nâng cao hiểu biết của dân cư về luật pháp, về tiềm năng tự nhiên và nhân văn đã bước đầu giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn nâng cao truyền thống của dân tộc.

Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường sống, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết. Hình thành mơ ước lãng mạn, nhân văn cho tương lai của du khách. Đối với cư dân địa phương có du lịch, được tiếp xúc với du khách sẽ giúp họ có thêm hiểu biết thêm về con người, cách giao tiếp, ngôn ngữ và cả hình dung về những vùng đất mới. Tự bản thân cư dân địa phương từ trau dồi, tìm hiểu văn hóa kiến thức để phục vụ du khách, đồng thời cũng kích thích mong muốn tìm hiểu của bản thân họ đi tham quan các vùng đất mới.

3.2.4. Làm thay đổi diện mạo các vùng có hoạt động du lịch

Thông thường tại nguyên du lịch tự nhiên thường hay tập trung ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Miền Tây tỉnh Yên Bái là nơi có hai huyện nghèo và xa

xôi nhất tỉnh, từ trung tâm tỉnh lị Yên Bái đến được với Trạm Tấu là 120km, lên đến Mù Cang Chải là 190km sau khi vượt qua đèo Khau Phạ dài 30km. Để khai thác nguyên tự nhiên phục vụ du lịch đòi phải đầu tư về mọi mặt: giao thông 100% các tuyến đường quốc lộ huyện lộ được rải nhựa, hệ thống đường nông thôn đã được bê tông hóa; Bưu điện văn hóa xã có ở 90% số xã, thông tin liên lạc đều phủ sóng…đời sống tinh thần của người dân được nâng lên.

Từ năm 1986 khi thực hiện đổi mới với ba chương trình kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Do trình độ dân trí, đặc trưng vùng miền, cơ sở hạ tầng giao thông khó khăn, khu vực miền Tây Yên Bái là khu vực có nhiều huyện nghèo và xã nghèo của tỉnh Yên Bái. Khi cầu Yên Bái hoàn thành nối thành phố Yên Bái với các huyện thị phía Tây, quốc lộ 37 được đầu tư, giao thông thông suốt. Đến năm 2000 thị xã Nghĩa Lộ đã nhanh chống chuyển mình thành trung tâm thương mại dịch vụ năng động của khu vực và của tỉnh. Là vùng văn hóa dân tộc đặc sắc khi cơ sở giao thông thuận tiện, với sự quy hoạch định hướng của tỉnh du lịch Mường Lò đã đem lại diện mạo mới cho thị xã Miền Tây… sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp sang dịch vụ đã cho thấy tiềm năng và đóng góp của du lịch cho vùng đất này….Ở Nghĩa Lộ hình ảnh nhà nông làm du lịch cũng là một sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo. Diện mạo mới của nông thôn đã thay đổi những nếp nhà sàn truyền thống vẫn được giữ, người nông dân khi vắng khách du lịch họ vẫn ra đồng, dệt vải, trồng rau…khi khách đến làng vừa sản xuất họ vừa làm du lịch….đi với du lịch cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan làm diện mạo phố xá cũng khang trang hơn, các hoạt động dịch vụ kèm du lịch đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chiến lược phát triển mạnh mẽ ngành trong giai đoạn mới này đã tác động rất lớn tới lối sống của nhân dân, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, du nhập lối sống tích cực từ bên ngoài khiến cho trình độ dân trí tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023