truyền dạy 6 điệu xòe cổ được coi là mũi nhọn. Chính những hoạt động tích cực của các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở đã góp phần gìn giữ, khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Thái nơi đây. Nhiều lễ hội đã được khôi phục, tổ chức, đáp ứng được nhu cầu của bà con và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc. UBND thị xã còn tổ chức thành công Hội thi xòe cổ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ nhất với sự tham gia của hàng trăm diễn viên. Một số đội văn nghệ điển hình trong biểu diễn và truyền dạy 6 điệu xòe cổ là Đội Văn nghệ Bản Đêu - xã Nghĩa An hay Đội Văn nghệ bản Tông Pọng - phường Tân An, Đội Văn nghệ bản Cang Nà - phường Trung Tâm... Đây là những hạt nhân góp phần phục vụ rất lớn cho sự phát triển du lịch cộng đồng đang rất được ưa chuộng tại thị xã Nghĩa Lộ. Đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của không chỉ ngành du lịch mà còn của rất nhiều các ngành nghề khác. Đây vừa là vấn đề cấp thiết, vừa là vấn đề lâu dài của đất nước nói chung, của ngành du lịch nói riêng. Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của du lịch.
2.1.4.Lượng khách du lịch
Một biểu hiện rõ nhất cho sự phát triển của hoạt động du lịch với vai trò là một ngành kinh tế đó là lượng khách du lịch và các hoạt động du lịch.
Du lịch là một hoạt động của con người, nó là nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Và theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam năm 1999 “Khách du lịch ” là “Những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch” để thoả mãn nhu cầu của mình [49].
Khách Du lịch bao gồm có khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Du lịch ra đời ngày một phát triển mạnh, được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Nếu trong những năm từ 2000 đến 2006 khách quốc tế đến với khu vực rất ít, chủ yếu là “khách phượt” ghé qua, với 230 nghìn lượt khách chủ yếu là
khách mời trong các hoạt động du lịch quốc gia. Trong thời gian từ 2006 lượng khách quốc tế đến khu vực là 5.409 lượt, tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế năm 2007 khách quốc tế giảm xuống chỉ còn 1.234 lượt. Từ 2008 đến 2010 lượt khách này tiếp tục tăng đều đặn 1000 lượt/năm. Năm 2013 lượt khách quốc tế đến với miền Tây là 3.600 lượt khách. Doanh thu từ nguồn khách quốc tế từ năm 2006 đến 2010 tăng từ 1,2 tỷ lên đến 3,2 tỷ năm 2010, năm 2014 đóng góp cho GDP của địa phương chiếm 5%
Khách du lịch nội địa cũng tăng lên nhanh chống, từ năm 1986 đến 2000, khách đến miền Tây hầu hết là khách dự hội thảo hội nghị, khách thăm người thân kết hợp tham quan.
Sang thế kỷ XXI, lượng khách du lịch tăng trưởng ở mức cao. Năm 2000 được chọn là “Năm du lịch Việt Nam” nên đã thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Ngành du lịch Yên Bái bắt đầu nhập cuộc quyết liệt, du lịch miền Tây với vùng văn hóa Mường Lò đã trở thành điểm dừng chân trong hành trình khám phá Tây Bắc của du khách
Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến miền Tây từ 2000 đến năm 2013
Lượng khách quốc tế | Khách nội địa | |
2000 - 2006 | 2300 | 3100 |
2007 | 5.409 | 3456 |
2008 | 1.234 | 4390 |
2009 | 2.222 | 4432 |
2010 | 3332 | 4000 |
2013 | 3600 | 5500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Du Lịch Khu Vực Miền Tây Tỉnh Yên Bái.
- Các Điểm Du Lịch Khu Vực Mường Lò Và Miền Tây
- Chủ Trương Đường Lối Của Đảng, Các Cấp Chính Quyền
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 7
- Đóng Góp Cho Ngân Sách Của Địa Phương Và Của Tỉnh
- Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Miền Tây
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn tổng hợp từ báo cáo thống kê của Sở VHTT&DL)
Trong giai đoạn từ 2000 – 2006 khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng và kinh tế du lịch nước ta tăng nhanh, du lịch Yên Bái cùng du lịch miền Tây đã được đón tiếp hơn 3000 lượt khách nội địa, doanh thu đạt 2,7 tỷ, đến năm
2010 lượt khách đến khu vực là 4000 lượt khách tăng 1000 lượt doanh thu đạt 4,6 tỷ tăng 2,3 tỷ (gấp 2 lần)
Sự phát triển và gia tăng lượng khách du lịch ở Yên Bái nói chung và khu vực miền Tây nói riêng xuất phat từ Đảng và nhà nước ta đã và đang quan tâm phát triển du lịch thông qua các biểu hiện như: xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các ngành liên quan phục vụ du lịch, và đặc biệt Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng các hoạt động du lịch nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam đến với thế giới. Và đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đem lại hiệu quả rất lớn cho du lịch Việt Nam .
Ngay từ đầu thế kỉ XXI Đảng đã tổ chức năm “Du lịch Việt Nam 2000”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch những những năm qua, nhất là từ năm 2004 trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã xác định du lịch là lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phat triển sau công nghiệp, nên hoạt động du lịch đã mạng lại kết quả đáng khích lệ. Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa ba tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai đã để lại nhiều ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế.
Cùng với chương trình du lịch về nguồn, các hoạt động quảng bá văn hóa khu vực đã diễn ra song song tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Năm 2012 để kỷ niệm 60 năm thành lập thị xã Nghĩa Lộ “Tuần văn hóa du lịch Nghĩa Lộ” đã để lại ấn tượng với du khách thập phương; Năm 2013 lễ hội xòe lớn nhất Việt Nam cũng được tổ chức tại vùng văn hóa du lịch Mường Lò….Đây cũng chính là những cơ hội, vận hội tạo bước chuyển biến mới cho ngành du lịch miền Tây trong quá trình phát triển.
Trong giai đoạn từ 2000 – 2006 khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng và kinh tế du lịch nước ta tăng nhanh, du lịch Yên Bái cùng du lịch miền Tây đã được đón tiếp hơn 3000 lượt khách nội địa, doanh thu đạt 2,7 tỷ đến năm 2010 lượt khách đến khu vực là 4000 lượt khách tăng 1000 lượt doanh thu đạt 4,6 tỷ tăng 2,3 tỷ (gấp 2 lần)
2.2. Các loại hình du lịch ở khu vực miền Tây
Ngay từ khi ngành du lịch Việt Nam được hình thành 1960 thì đã xuất hiện các loại hình du lịch. Tuy nhiên các loại hình du lịch hình thành trước 1986 chỉ mang tính chất tổng hợp, chưa có gì nổi trội, và khái niệm du lịch chỉ mang nghĩa đơn thuần. Đó là các chuyến đi nghỉ do các tổ chức, các ban ngành đứng ra tổ chức cho nhân viên đi. Việc đi du lịch lúc này mang tính nghỉ ngơi thuần nhất mà chưa thực sự xuất phát tù nhu cầu của con người. Từ 1986 đến nay, các loại hình du lịch ở Việt Nam rất phong phú hơn rất nhiều giai đoạn trước. Điều này có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch của chúng ta đã và đang được khai thác một cách có hiệu quả phù hợp với từng nhu cầu du lịch của khách du lịch.
Hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hoá (thăm thú các di tích, thăm lại các chiến trường xưa …), Du lịch nghỉ ngơi – giải trí, Du lịch chữa bệnh, Du lịch công vụ, Du lịch thăm hỏi, Du lịch quê hương (du lịch thăm thân nhân, thăm bạn bè…). Những loại hình du lịch này vừa đáp ứng được nhu cầu du lịch của khách du lịch, vừa tạo điều kiện cho người phục vụ du lịch đảm bảo việc bảo tồn và tôn tạo các tiềm năng du lịch.
Bên cạnh đó còn có các loại hình du lịch rất phù hợp với xu hướng du lịch của thế giới, đều là những loại hình du lịch trên thế giới đang rất ưa chuộng như: Du lịch dã ngoại (cắm trại, đi chơi,…), Du lịch khám phá (tìm hiểu đến những vùng dân tộc ít người, những cánh rừng nguyên sinh...), Du lịch mạo hiểm (leo núi, lượt sóng, vượt thác ghềnh…), Du lịch sinh thái….
Với đặc điểm về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực miền Tây và theo quy hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, hiện nay ở khu vực miền Tây loại hình du lịch sinh thái là loại hình chủ đạo khi du khách được đến với khu rừng nguyên sinh Mù Cang Chải, thăm danh thắng Ruộng Bậc thang Mù Cang Chải, khu sinh thái Suối Giàng….Ngoài ra còn có du lịch cộng đồng khi tham gia tìm hiểu về các làng nghề thủ công của người
Mông - Mù Cang Chải, làng nghề dệt thổ cẩm ở Nghĩa An của Người Thái và hoạt động du lịch văn hóa.
2.2.1 Du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam “ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa”. Du lịch văn hóa dựa trên các tài nguyên du lịch là các giá trị văn hóa của một quốc gia, đó là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Du lịch văn hóa dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc kể cả phong tục tín ngưỡng…để tạo ra sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Trên cơ sở nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và Du lịch Yên Bái cùng với đề án xây dựng Nghĩa Lộ thị xã văn hóa- du lịch, hoạt động du lịch văn hóa cùng với các sản phẩm của hoạt động du lịch này chính là bước xuất phát đầu tiên cho du lịch miền Tây tỉnh Yên Bái. Điều kiện cho sự tồn tại của hoạt động du lịch này là:
Nguồn tài nguyên thiên đa dạng và đặc trưng của vùng miền núi Tây Bắc, ngoài việc tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ cho sự khám phá trải nghiệm, thiên nhiên nơi đây còn giúp con người vượt khó sáng tạo nên các phương thức canh tác, sáng tạo công cụ lao động để lại những giá trị văn hóa vật chất mang đậm sắc thái của cư dân vùng non cao.
Nguồn tại nguyên nhân văn phong phú và độc đáo được hình thành trên cơ sở điều kiện sống, lao động và đấu tranh của các dân tộc vùng miền Tây tỉnh Yên Bái như di tích lịch sử văn hóa, tập quán sinh hoạt của cư dân..
Sự chuyển biến của kinh tế - xã hội các huyện thị khu vực miền Tây tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống ,cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó phải nói đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng: Điện – Đường – Trường- Trạm, thúc đẩy việc giao lưu văn hóa, thương mại dịch vụ giữa các địa phương, các vùng và các tỉnh.
Du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ thể thao kết hợp nghỉ ngơi. Hoạt động du lịch này diễn ra dưới nhiều phương thức tổ chức, có thể do cơ quan đơn vi trường họ tổ chức, có thể do các cá nhân tự tiến hành. Mục đích của hoạt động du lịch này là ban đầu thường chỉ là thỏa mãn nhu cầu “nghe thấy đến nhìn để biết”. Sau ngày đặc biệt là khi tham quan kết hợp học tập lúc bấy giờ vai trò của du lịch văn hóa đã mang tính giáo dục từ đó kết hợp được việc hình thành ý thức tự giác bảo vệ tôn tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa.
Di tích lịch sử văn hóa đầu tiên đặt dấu ấn cho du lịch miền Tây và qua đó tạo ra sản phẩm kinh tế của du lịch đó là việc mở cửa cho việc tham quan tại khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Nghĩa Lộ. Lợi ích kinh tế mà hoạt động tham quan này mang lại đó là hiệu quả quảng bá cho một điểm đến trong các dịp nghỉ cuối tuần của du khách ngay tại địa phương và các vùng lân cận.Hiệu ứng cho sự quảng bá này là hàng năm khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghĩa Lộ đã đón tiếp trên 1000 lượt khách tham quan. Các di tích lịch sử khác tại địa phương cũng đã được bảo tồn tu tạo như di tích Căng đồn Nghĩa Lộ, Đèo Lũng Lô, nơi thành lập đội du kích Khau Phạ.
Hoạt động du lịch này bên cạnh ý nghĩa nhân văn giáo dục truyền thống thì đây còn là điểm đến của khách du lịch – sự lưu trú hay dừng chân chỉ có tính chất tạm thời của du khách đã đem đến nhiều cơ hội cho ngành dịch vụ và thương mại phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ tạm thời của du khách. Cơ sở hạ tầng từng bước được quan tâm nâng cấp, qua đó thu hút nhiều nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch. Ở tầm vĩ mô cũng đặt vấn đề là đưa du khách lưu lại lâu hơi và trở lại với địa phương vậy nên phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa.
Mô hình du lịch lễ hội, đây là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền Tây Yên Bái. Điểm khác của lễ hội ở đó là các lễ hội gắn với văn hóa tộc người, yếu tố tâm linh gắn với tôn giáo ít mà chủ yếu là lễ hội gắn với tín
ngưỡng của cư dân sản xuất nông nghiệp vùng núi. Điểm nhấn của hoạt động du lịch lễ hội của vùng là diễn vào mùa xuân, mùa của gieo trồng sản xuất như Lễ hội “tăm khẩu mẩu”, hội “Lồng tồng” của người Tày; hội “Gầu tào”của người H’Mông; hội “Hạn khuống” của người Thái. Bên cạnh các lễ hội gắn với tín ngưỡng nông nghiệp cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đến với tộc người Dao du khách còn được gặp lễ cấp sắc – lễ cho người đàn ông Dao trưởng thành và khi chết mới được cúng ma.
Lễ hội của các tộc người thường được diễn ra trong khuôn khổ của một làng, tại nơi trung tâm của làng sau nghi thức của phần lễ đó là các hoạt động hội. Hội làng trên các bản vùng miền núi thường diễn ra các hoạt động trình diễn nghệ thuật truyền thống như múa xòe của người Thái, hát then, hát lượn của người Tày, hát giao duyên, múa khèn của người H’Mông.
“ Du lịch lễ hội” đang phát triển ở miền Tây trong những năm gần đây được phát triển dựa trên những lễ hội rất độc đáo và phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Bên cạnh rất nhiều những nét văn hóa độc đáo khác thì những lễ hội truyền thống của các dân tộc chính là điểm nhấn quan trọng đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch yêu thích tìm hiểu văn hóa đến với miền Tây Yên Bái. Với mục đích gắn việc bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước năm 2005, ngành Văn hóa - Thông tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Yên Bái đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học cho 2 làng và toàn bộ 17 dân tộc, thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hóa đặc biệt có giá trị cần bảo tồn và khai thác. Đến nay, theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã sưu tầm 100 mẫu hoa văn cổ của người Mông, 264 hiện vật dân tộc học của 3 nhóm, ngành dân tộc ở miền Tây cùng 92 phong tục tập quán của các nhóm, ngành dân tộc, 20 lễ-tết-hội; 80 bài dân ca, 10 bản nhạc khí, 15 điệu múa, 8 cuốn sách cổ của các dân tộc Dao, Thái, Mông, Tày, Dáy, Khơmú. Đến nay, tỉnh đã bảo tồn và xây dựng được một số
làng văn hóa du lịch và chợ văn hóa vùng cao phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
Mô hình “ Du lịch lễ hội” của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ là hoạt động du lịch lễ hội văn hóa đang ngày càng trở nên hấp dẫn với tên gọi “Chương trình du lịch về cội nguồn” (CTDLVCN). Trong nhiều năm thực hiện CTDLVCN đã tạo chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo cả ba tỉnh cũng như các doanh nghiệp, người dân tự nguyện tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động sôi động, phong phú, nhận thức về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch được nâng lên. Chương trình đã kết nối được nhiều tour, tuyến du lịch trên địa bàn ba tỉnh như “ Cội nguồn đất Tổ” “ Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao”, “ Vùng đất ngọc”.
Du lịch làng nghề, với hoạt động tham quan tìm hiểu hay nghỉ dưỡng du khách cũng có nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất của cư dân bản địa. Ngoài các sản vật địa phương thì đồ lưu niệm trở thành một sản phẩm du lịch mang lại giá trị kinh tế cho dân cư và góp phần duy trì bảo tồn các nghề thủ công truyền thống.Với công đồng cư dân miền Tây của Yên Bái, các sản phẩm thủ công cũng như các sản vật thiên nhiên thường gắn với đời sống vật chất của họ.Cùng với sự phát triển của các nghề thủ công đó là việc khôi phục các phiên chợ làng văn hóa, chợ văn hóa vùng cao, hỗ trợ cho du lịch lễ hội mà nên đặc trưng riêng của du lịch văn hóa miền núi Tây Bắc. Các nghề thủ công đã và đang được phục hồi phát triển đó là các nghề: dệt vải, dệt thổ cẩm, nghề rèn, chạm khắc bạc, đan lát của dân tộc Mông, Thái, Mường…Nổi bật lên trong số những bản làng văn hóa đã được bảo tồn và xây dựng hiện nay ở miền Tây là làng thổ cẩm Pakét của người Thái đen Nghĩa Lộ và làng nghề thủ công của người Mông ở Mù Cang Chải. Với những nét độc đáo về con người, cảnh vật, những sản phẩm truyền thống và những lễ hội độc đáo, nơi đây đang hứa hẹn là