của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa, giáo dục… Đây là một nhân tố quan trong thúc đẩy cho hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch phát triển.
Tiểu kết chương 1
Là vùng kinh tế động lực của tỉnh Yên Bái, khu vực miền Tây với trung tâm là thị xã Nghĩa Lộ đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển để trở thành điểm nối giao lưu của tỉnh Yên Bái với các tỉnh vùng Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển bên cạnh phát huy thế mạnh của khu vực, Đảng bộ và nhân dân các huyện thị luôn cố gắng nỗ lực đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tìm kiếm vốn đầu tư, khai thác tiềm lực, phát huy nội lực để nâng cao đời sống. Bên cạnh sự ổn định của hoạt động kinh tế nông – lâm nghiệp, sự chuyển mình nhanh chóng của công nghiệp- xây dựng, sơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện đã mở ra cơ hội cho hoạt động du lịch dịch vụ có điều kiện phát triển.
Khu vực miền Tây của tỉnh Yên Bái với nhiều tiềm năng du lịch phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Tự nhiên và lịch sử đã tạo cho mảnh đất này có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Suối Giàng, Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, di tích lịch sử văn hóa như khu di tích Căng Đồn – Nghĩa Lộ, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh, nơi thành lập đội du kích Khau Phạ, khu ủy Tây Bắc, đèo Lũng Lô. Đến với khu vực miền Tây, du khách được đắm mình trong các lễ hội với những phong tục, tập quán riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Thắng cảnh của miền Tây còn giữu được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn khách du lịch. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng miền Tây Yên Bái thân thiện, hòa đồng, chính là những yếu tố ghi dấu hình ảnh Yên Bái đối với những người từng đặt chân đến vùng đất này… Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, tạo điều kiện tổ chức được nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu.
Chương 2
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI (1986 -2013)
2.1 Cơ sở phát triển du lịch khu vực miền Tây
2.1.1.Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền
Tháng 12 năm 1986 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật thực trạng kinh tế - xã hội đất nước sau 10 năm thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhầm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển, mở ra một trang mới trên con đường phát triển không ngừng của dân tộc ta. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn đã tập chung lãnh đạo, chủ động triển khai công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tìm cách tháo gỡ thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế. Trước mắt là đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập chung mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới cơ chế khoán theo chỉ thị 100 trong nông nghiệp, ổn định quy mô các HTX, quản lý chặt chẽ hơn ruộng đất, củng cố các đội thuỷ lợi, chú trọng giống cây trồng, thực hiện chính sách ưu tiên vốn sản xuất cho nông nghiệp. Xác định là khu vực có địa hình rộng, đa dạng với đông đảo các thành phần dân tộc, Đảng bộ huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ, từ năm 1986 - 2000 trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng lần VI,VII, VIII đã quán triệt định hướng phát triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn kế hoạch nhà nước 5 năm.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX (2001) đưa ra mục tiêu: “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…”[37]. Đồng thời, quán triệt nghị quyết Đại Hội Đảng lần IX, Bộ Chính trị ra quyết định số 179 – CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
từ 2001 đến 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng X và kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), ngành du lịch triển khai kiện toàn tổ chức bộ máy đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý chuyên môn với hoạt động du lịch.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX, tỉnh Yên Bái có những chiến lược phù hợp để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kì hội nhập của đất nước để tranh thủ các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nêu rõ “ Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định.Phát huy mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - xã hội. Cải thiện rõ nét đời sống vật chất tinh thần của nhân dân…phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cộng nghiệp hóa xây đựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển trong khu vực niềm núi Bắc Bộ”[71].
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, Ban thường vụ tỉnh ủy Yên Bái đã có Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 18/5/2007 về đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Trên cơ sở Nghị quyết số 07- NQ/TU Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch Yên Bái đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Theo đó quy hoạch phát triển du lịch Yên Bái thành ba khu vực:
Khu du lịch vùng hồ Thác Bà, Khu du lịch thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng, Khu du lịch vùng văn hóa Mường Lò và khu vực miền Tây gồm: Khu du lịch Suối Giàng, khu trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, suối nước nóng bản Bon, bản Hốc, Đèo Cao Phạ, Đỉnh Pú Luông và danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh “…Phát triển ngành du lịch dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP…phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”[72].
Ngày 11 tháng 03 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra quyết định số 341/QÐ- UBND “ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2025”. Theo đó, sẽ xây dựng Nghĩa Lộ trở thị xã văn hóa du lịch của khu vực miền Tây với các tuyến du lịch phụ cận trong khu vực như khu du lịch sinh thái Suối Giàng, danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải… Qua các văn bản pháp lí trên có thể thấy rằng Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng để phát triển ngành kinh tế du lịch để khai thác tiềm năng hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là cả một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: đường xá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các khách sạn, nhà nghỉ…bởi một địa điểm có thể có sức hấp dẫn với khách du lịch nhưng nếu không có những cơ sở hạ tầng như trên thì ở đó du lịch cũng không thể phát triển được. Như vậy, để phát triển du lịch thì các điều kiện cơ sở hạ tầng chính là những đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế bền vững.
Khu vực miền Tây có hơn 1000 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ 250 km( quốc lộ 32: Thu Cúc – Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải, quốc lộ 37: Yên Bái – Văn Chấn). Đến năm 2010, tuyến quốc lộ 32 đã hoàn thành giai đoạn 2 (Nghĩa Lộ - Vách Kim) như vậy tuyến quốc lộ 32, tiếp tục nâng cấp cải tạo tuyến quốc lộ 37 theo đó khi hoàn thành từ tuyến quốc lộ này sẽ bắt nhanh vào tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuy nhiên, chất lượng giao thông của các tuyến nội tỉnh, liên huyện còn nhiều đoạn xấu, quanh co nhiều đồi dốc làm hạn chế đến sự phát triển kinh tế xã hội và chưa hấp dẫn du khách.
Phương tiện vận chuyển: xe khách, tắc xi..đã được các công ty vận tải du lịch đẩy mạnh đầu tư ở tất cả các phương tiện vận chuyển. Chất lượng xe được cải thiện, tiện nghi hơn, đặc biệt khâu phục vụ, đưa đón khách đảm bảo nhu cầu đi lại, tham quan vừa tạo sự thoải mái, an toàn, hài lòng đối với khách du lịch.
Trong cơ sở hạ tầng còn phải đề cập đến hệ thống công trình điện nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách. Hiện nay trong khu vực, nhà máy nước thị xã Nghĩa Lộ công suất 3.500m3/ ngày, các huyện lị đều có nhà máy nước hoặc nguồn nước sạch. Mặc dù đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt của dân cư, nhưng nhiều địa phương hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường.
Hệ thống lưới điện ở khu vực tương đối đồng bộ, tính đến thời điểm này, 90% số dân được dùng điện lưới quốc gia, nguồn điện đảm bảo cung cấp về cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện của các khu du lịch, điểm du lịch và nhu cầu của du khách.
Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông ở khu vực trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rõ rệt. Đến nay sóng phát thanh đã phủ đến 95%, sóng truyền hình phủ đến 90% các địa bàn dân cư. Mạng lưới thông tin bằng điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết các trung tâm huyện lị, thị tứ, thị trấn. Mật độ máy đạt 20,8 máy/100 dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các cơ sở phục vụ du lịch khác. Đây là các yếu quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của du lịch, quy định nên sản phẩm du lịch và hiệu quả kinh tế của du lịch. Đó cũng là một trong những tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách đến hay không đến các điểm du lịch.
Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch. Cùng với sự tăng nhanh của hệ thống cơ sở lưu trú của toàn tỉnh Yên Bái. Các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ nhu cầu khách du lịch ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái cũng không ngừng được nâng cấp, đầu tư.
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Địa phương | Đơn vị tính | Số lượng | Nhà hàng ăn uống | Cơ sở lưu trú | Công ty du lịch | Khu du lịch | ||
1 | Thị xã Lộ | Nghĩa | Cơ sở | 08 | 03 | 04 | 01 | 01 |
2 | Huyện Chấn | Văn | Cơ sở | 06 | 03 | 02 | - | 01 |
3 | Huyện Tấu | Trạm | Cơ sở | 01 | - | 01 | - | - |
4 | Mù Cang Chải | Cơ sở | 03 | - | 03 | - | - | |
Tổng cộng | 18 | 03 | 10 | 01 | 02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 2
- Tiềm Năng Du Lịch Khu Vực Miền Tây Tỉnh Yên Bái.
- Các Điểm Du Lịch Khu Vực Mường Lò Và Miền Tây
- Lượng Khách Du Lịch Đến Miền Tây Từ 2000 Đến Năm 2013
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 7
- Đóng Góp Cho Ngân Sách Của Địa Phương Và Của Tỉnh
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu: Sở VHTTDL Yên Bái – 2010)
Như vậy với 18 cơ sở phục vụ du lịch năm 2010 ngành dịch vụ du lịch có 10 cơ sở lưu trú với gần 540 phòng với hơn 700 giường, tuy nhiên mới chỉ có 03 nhà hàng đủ năng lực phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của các huyện thị xã đến năm 2013 toàn khu vực có 13 cơ sở lưu trú với hơn 700 phòng và 900 giường, số cơ sở lưu trú được tăng lên ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Mù Cang Chải. Tại các làng văn hóa, làng nghề và khu du lịch sinh thái các điểm lưu trú tại đây đã được đầu tư để phục vụ nhu cầu du lịch cộng đồng của du khách….Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch của các thành phần kinh tế tư nhân ở khu vực rất đa dạng, phòng nghỉ, nhà hàng…đáp ứng đa dạng các đối tượng, riêng Nghĩa Lộ cơ sở lưu trú phục vụ du lịch lên tới 22 cơ sở, Văn Chấn có 10 cơ sở, Mù Cang Chải 5 cơ sở, Trạm Tấu 2 cơ sở. Như vậy, đến nay toàn khu vực có 45 cơ sở lưu trú, 3 khách sạn, 4 nhà khách và 38 nhà nghỉ tương ứng với 989 buống, 1920 phòng.
Cơ sở phục vụ ăn uống ở khu vực khá phong phú, đa dạng gồm hệ thống nhà hàng, quán cà phê, quán giải khát…Nếu năm 2010 chỉ có 3 nhà hàng đủ đủ chất lượng, đến năm 2013 có 5 nhà hàng lớn trung bình có thể phục vụ 400 xuất ăn. Ngoài ra còn có khoảng 40 cơ sở phục vụ ăn uống, đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Các cơ sở dịch vụ ăn uống bên ngoài khách sạn tại các điểm du lịch đặc biệt tại các bản làng dân tộc cũng tương đối phát triển. Ngoài ra tại các huyện thị còn có các quán nhỏ phục vụ các món ăn bình dân.
Tuy nhiên, các khu vui chơi giải trí trong khu vực để phục vụ mục đích du lịch chưa phát triển do chưa được đầu tư đồng bộ. Tại các khách sạn các loại hình giải trí được đầu tư hiện đại và đủ năng lực thỏa mãn nhu cầu tại chỗ của du khách.
2.1.3.Nguồn nhân lực
Cùng với sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách. Và nó cũng là biểu hiện phần nào cho thấy sự phát triển của du lịch Việt Nam.Việc đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề vừa cấp thiết, vừa cơ bản nhằm tạo ra nguồn lực luôn có đủ tri thức, năng lực đáp ứng đòi hỏi sự phát triển.
Yên Bái cùng với sự ra đời và hoạt động của ngành du lịch, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch được chú ý từng bước. Ngoài đội ngũ nhân lực được đào tạo tại các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp của ngành du lịch, năm 2008 Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định nâng cấp trường trung cấp nghệ thuật Yên Bái thành trường Cao đẳng văn hóa và du lịch Yên Bái. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái quyết tâm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực các chuyên ngành về Quản lý văn hóa, Du lịch và dịch vụ du lịch, các loại hình nghệ thuật. Căn cứ vào những dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch của tỉnh Yên Bái và khu vực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch (cán bộ du lịch, nghề dịch vụ du lịch) ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp cho các tỉnh Tây Bắc.
Đặc biệt trong các khoa Du lịch tại các trường đào tạo cũng đã phân ra rất nhiều các chuyên ngành khác nhau Du lịch khách sạn, Du lịch và ăn uống, văn hoá Du lịch, Du lịch học…Với sự định hướng cụ thể như vậy đã phát huy được phần nào khả năng và tri thức của chuyên ngành đào tạo.
Trong quá trình đào tạo, các cơ sở đào tạo cũng đều chú trọng đến việc đưa sinh viên đi thực tập, thực tế, tạo cho sinh viên tiếp xúc, cọ sát với các hoạt động du lịch đa dạng và ngày càng được chuẩn hoá. Những hoạt động này được tổ chức rất năng động, có sự kết hợp giữa các môn học, có sự bổ trợ lẫn nhau trong các môn học, giữa lý thuyết và thực hành. Giúp sinh viên trưởng thành, bổ khuyết những thiếu hụt từ lý thuyết trên giảng đường.
Ngoài nguồn nhân lực này, ngành du lịch khu vực miền Tây với đặc trưng là vùng văn hóa dân tộc Mường Lò, phòng văn hóa thể thao du lịch các huyện thị đã phát huy tiềm năng tại chỗ là các nghệ nhân cao tuổi, truyền dạy phong tục, các điệu xòe. Đặc biệt hơn, trong quá trình phát triển Đề tài "Nghiên cứu, bảo tồn, lưu truyền 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò", thông qua nghệ nhân Lò Văn Biến, thị xã Nghĩa Lộ đã làm rất tốt hai khái niệm "bảo tồn" và "lưu truyền". Cụ thể, thị xã đã xây dựng được một hệ thống bài giảng bao gồm đĩa hình, tư liệu, cứ liệu, hiện vật về 6 điệu xòe cổ; sưu tầm được dàn nhạc cụ và bảo tồn được bản nhạc cổ phục vụ xòe cổ; thành lập được đội nghệ nhân nòng cốt bao gồm 8 thành viên là những người am hiểu về xòe cổ và được truyền dạy chính thống từ nhà sưu tầm văn hóa dân tộc Thái
- Lò Văn Biến...Từ đầu mối này, 48 đội xòe nòng cốt thuộc 6 lứa tuổi và thành phần gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi đã được thành lập, đào tạo và đi vào hoạt động. Đến nay, tất cả 7 xã, phường của thị xã đều có đội văn nghệ, trong đó việc biểu diễn và