cao. Lối sống của một nền kinh tế tiểu nông bị phá vỡ thay vào đó là lối sống của những con người tích cực, phù hợp với xu thế của đất nước. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển du lịch cũng là một trong những cơ sở tạo ra sự thay đổi diện mạo cảnh quan, bộ mặt của khu vực phát triển du lịch phải xây dựng các cở sở phục vụ du lịch như cảnh quan, các di tích lịch sử tạo thành các điểm du lịch thu hút khách du lịch của nó. Từ đó du lịch mới có thể phát triển được. Trước nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi Đảng và nhà nước ta chú trọng đầu tư xây dựng các điểm du lịch đã hình thành và những điểm du lịch mới khai thác cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của các điểm du lịch đã đi vào khai thác. Cứ như vậy hệ thống du lịch ngày càng trở nên đồng bộ, đảm bảo nhu cầu của khách du lịch, loại hình du lịch và các điểm du lịch.
Từ năm du lịch Việt Nam đến các chương trình du lịch về nguồn, từ cơ sở hạ tầng, đến nhận thức của dân cư về bảo vệ cảnh quan môi trường, cảnh quan du lịch đã thường trực trong cộng đồng. Những cây chè cổ thụ được chăm sóc, không bị đào bán về xuôi. Nhiều di tích lịch sử như Đèo Lũng Lô, Đèo Din,..được khôi phục nhằm giáo dục truyền thống, các làng nghề được khôi phục.
3.2.5.Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Trước hết, văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Trong ba yếu tố chủ yếu tác động giữ vai trò quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch là: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái – xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa, thì đã có tới hai yếu tố liên quan trực tiếp đến
lĩnh vực văn hóa và đều được chăm lo tốt.
Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường.
Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên đất nước ta, đánh thức “ nàng tiên các ngủ trong rừng” để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên. Nhờ có du lịch, hằng năm trung bình từ hai đến ba triệu du khách quốc tế đến nước ta tham quan, họ hiểu sâu hơn về đất nước con người Việt Nam, được tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt tươi mới và tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong khi nguồn vốn của chương trình mục tiêu văn hóa dành cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử rất hạn hẹp, thì ngành du lịch đã hỗ trợ kinh phí đầu tư, tu bổ, nâng cấp một số di tích trọng điểm tại các địa phương, góp phần làm cho những di tích ấy trường tồn với thời gian và trở thành những “điểm sáng” văn hóa tại địa phương, được nhân dân mến mộ, cảm kích.
Trước tiên, với chủ trương phát triển vùng văn hóa dân tộc, rất nhiều nét truyền thống văn hóa tộc người đã được khôi phục, bảo lưu để quảng bá du lịch; tiêu biểu là việc khôi phục 6 điệu xòe cổ của người Thái đen ở vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ. Các lễ hội dân gian được khôi phục như lễ hội Lồng Tồng, Gầu Tào...Bên cạnh các yếu tố văn hóa phi vật thể thì các giá trị văn hóa vật thể như các nghề thủ công truyền thống được phát huy như: dệt thổ cẩm, rèn công cụ lao động…Đặc biệt các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu xây dựng như: Đồi du kích Đá Xô (Cát Thịnh), Đèo Din…được Sở VHTTDL tổ chức cùng các nhà nghiên cứu lịch sử khai quật di tích lịch sử thành Viềng Công…
Bản chất của du lịch là văn hoá, theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới, trên toàn cầu hiện nay, hàng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con số này ước tính sẽ là hơn một tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020. trong số hàng trăm triệu người di du lịch hiện nay có đến 60% có mục đích tìm hiểu các nền văn hoá khác lạ. Do đó các địa phương luôn quan tâm bảo tồn trùng tu và khai thác các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 7
- Đóng Góp Cho Ngân Sách Của Địa Phương Và Của Tỉnh
- Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Miền Tây
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 11
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Có thể thấy rằng, những tác động của du lịch đối với xã hội là những tác động trực tiếp, trực tiếp làm thay đổi tình hình xã hội. Sự phát triển xã hội phần nào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của du lịch. Và thông qua những hoạt động của du lịch nó thể hiện được phần nào diện mạo xã hội của đất nước. Bên cạnh những hoạt động tích cực của du lịch đến xã hội, làm tăng sự hiểu biết và quảng bá một hình ảnh trên truờng quốc tế, nhưng chắc chắn cũng cần phải đánh giá đúng các hậu quả về xã hội trong sự tác động của hoạt động du lịch.
Mặt trái mà du lịch tác động về mặt xã hội có thể nhìn thấy đối với địa phương là: khi có du lịch quảng bá là có hội chợ, có các hoạt động vui chơi, các trò bài bạc biến tướng có điều kiện xậm nhập, đáng tiếc là nó tác động nhanh đến thanh niên, lực lượng lao động của xã hội…bên cờ bạc, các quán Karaoke biến tướng, các quán cà phê, nhà hàng là nơi ẩn chứa các tệ nạn ma túy, mại dâm…những năm 2000 - 2004 riêng xã Tú Lệ (Văn Chấn) có thời điểm hơn chục học sinh phổ thông tuổi 16, 17 bỏ làng theo chân người thân về du lịch thăm quê đi làm việc tại các nhà hàng quán bar ở miền xuôi, một số sau khi quay trở về thì mắc bệnh xã hội. Hiện nay đang hệ quả của nó là gánh nặng của y tế cộng đồng.
Hoạt động dịch chuyển liên tục của một bộ phận dân cư này đến nơi nào đó trong một thời gian ngắn cũng đe dọa ít nhiều đến ổn định chính trị của địa phương, với đặc thù là vùng đồng bào thiếu số dân trí chưa đồng đều. Nhiều tổ chức lợi dụng tôn giáo núp dưới các hoạt động du lịch đi vào làng bản để tuyên truyền kích động đồng bào hiểu sai chính sách của Đảng và nhà nước. Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đe dọa an ninh chính trị của địa phương.
Du lịch đem lại doanh thu ngay tức thì, điều đó dễ làm cho người dân mang thói quen chộp giật tranh thủ, hiện tượng chèo kéo, bắt chẹt khách đã nảy sinh ở một số nơi khiến cho du khách đến một lầm rồi đi không tạo nên tính bền vững cho kinh tế địa phương.
Và một hậu quả mang tính khách quan của xã hội dưới sự tác động của du lịch: đó là sự chênh lệch giữa các vùng miền, các địa phương trong hoạt động nay. Bởi phát triển được du lịch phải dựa trên cơ sở dựa vào tiềm năng tự nhiên, tiềm năng nhân văn của tỉnh đó. Và nếu không có được những điều ấy thì đó chính là những bất lợi rất lớn cho sự phát triển.
Ngoài ra còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa, đó là sự mất lễ nghi với các nghi thức tôn giáo, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thiêng liêng truyền thống của các lễ hội, các lễ nghi tôn giáo.Việc du khách tham gia vào các hoạt động văn hoá, các dịp lễ tôn giáo có thể gây ra tích cực cũng như tiêu cực. Trong một số trường hợp, du khách đối xử với các lễ hội hoặc lễ nghi tôn giáo với một sự kính trọng phù hợp thì cũng có trường hợp du khách cho rằng đó chỉ đơn giản là một sự tiêu khiển, giải trí trong chuyến đi. Điều này sẽ gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng về các vấn đề văn hoá, tạo ra những xung đột không đáng có. Bởi trong một số trường hợp như vậy, người dân địa phương bỏ qua vì họ chỉ quan tâm đến thu nhập từ nó thì chính họ đã làm mất đi các giá trị văn hoá của mình. Và trong một số trường hợp khác sẽ xảy ra phản ứng tiêu cực giữa nhân dân địa phương với du khách.
Để cho ngành du lịch huy hết vai trò của mình đóng góp cho kinh tế - xã hội cho khu vực miền Tây; khắc phục những hạn chế do hoạt động của mình đem lại. Sở VHTTDL Yên Bái phối hợp với các huyện thị miền Tây đã có một số giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động du lịch:
Tiếp tục công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành, nhân dân và hướng dẫn nhân dân về nhu cầu du lịch, giới thiệu văn hóa lịch sử, truyền thống của quê hương bằng nhiều hình thức ở trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới trên các phương tiện thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường khả năng thu hút khách; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch ở các đầu mối giao thông…
Lồng ghép tốt các chương trình dự án, các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, du lịch, trong đó chú trọng phát triển giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, đảm bảo các điểm du lịch đều được phủ sóng điện thoại di động và các phương tiện thông tin liên lạc.
Đầu tư tôn tạo các điểm du lịch sinh thái, văn hóa các dân tộc, di tích lịch sử, văn hóa tâm linh đã được nhà nước xếp hạng; chú trọng loại hình du lịch văn hóa chợ, văn hóa ẩm thực, văn hóa làng nghề, lễ hội văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh.
Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, nhất là tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng cục du lịch trong đầu tư phát triển du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Lào Cai – Phú Thọ tổ chức tốt Chương trình du lịch về cội nguồn; phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành, nhất là các tỉnh trong khu vực như: Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu và các trung tâm lớn, đông du khách trong xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư đầu tư phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao phục vụ du lịch.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch; đổi mới và nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quy hoạch, triển khai thực hiện các dự án phát triển, bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa, chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Tổ chức tốt việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch, đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, hiện
đại hóa các phương tiện hoạt động du lịch. Có chính sách thu hút các chuyên gia, các nhân tài giỏi về hoạt động du lịch đến làm công tác du lịch tại tỉnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước như: đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách ưu đãi khác được pháp luật cho phép, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch.
Tiểu kết chương 3
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm 1986 -2000 về cơ bản kinh tế - xã hội của các huyện thị miền Tây đã chuyển dịch đúng hướng. Tuy nhiên, để đa dạng hóa các thành phần kinh tế, khai thác các tiềm năng về tự nhiên, nhân văn, sau 15 đổi mới trên cơ sở nền tảng kinh tế - xã hội địa phương; Đảng bộ các huyện thị khu vực miền Tây có chủ trương khai thác các tiềm năng du lịch. Với trung tâm là vùng văn hóa Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ đã trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của toàn vùng, du lịch và các sản phẩm từ du lịch đã làm thay đổi diện mạo của thị xã miền Tây này. Từ trung tâm này, du lịch đã trở thành một yếu tố thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế - xã hội của toàn khu vực.
Phát triển kinh tế nhưng phải giữ gìn cảnh quan văn hóa đó chính là phát triển bền vững, như vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nay đã trở thành sản phẩm du lịch, du lịch lại mang lại lợi nhuận nên mọi người dân đều có trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên và cảnh quan văn hóa. Rõ ràng, du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho một lực lượng lớn lao động tham gia vào hoạt động của mình. Thành phần kinh tế đa ngành nghề, giải quyết được lao động tại chỗ là hiệu quả kinh tế và xã hội du lịch mạng lại cho khu vực miền Tây.
Sự giao lưu, quảng bá giới thiệu du lịch đã tạo cho dân cư cơ hội học hỏi, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức tự học cho một bộ phận lớn thanh niên địa phương chủ yếu là người dân tộc lười học, hay bỏ học. Sự phát triển của hoạt động du lịch tạo ra cơ hội cho một lực lượng lớn lao động được học nghề tại
chỗ phát triển tiềm năng của khu vực. Đặc biệt nhờ du lịch, huyện Mù Cang Chải đã vận động được một bộ phận lớn người Mông về canh tác trên ruộng bậc thang vừa làm du lịch, hạn chế du canh phá nương làm rẫy; một số nghề truyền thống của người Mông được khôi phục.
Tất yếu của sự đi lại lưu trú trong thời gian ngắn của một số lượng người nhất định cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Hiện tượng ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước ở những điểm du lịch, việc xâm phạm vô ý thức không hiểu biết của khách du lịch làm cho cảnh quan sinh thái bị biến dạng, khắc chữ, phóng uế, cá biệt còn di chuyển di tích….Các tệ nạn xã hội cũng du nhập, làm tổn hại đến phong tục tập quan của một bộ phận dân cư, sự lai tạp giữa các nghi lễ tín ngưỡng dẫn đến sự lai căng kệch cỡm các lễ hội. Nhìn chung, để khai thác hết vai trò của du lịch với tư cách là một thành phần kinh tế quốc dân là cả một quá trình. Sự định hướng của các ban ngành chức năng sẽ từng bước khắc phục những tiêu cực, giúp du lịch miền Tây không ngừng phát triển, tạo ra diện mạo mới cho kinh tế khu vực.
KẾT LUẬN
Du lịch Yên Bái là một ngành còn non trẻ so với các ngành kinh tế khác ở địa phương. Tuy nhiên, được hình thành trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa- hiện đại hóa có bước chuyển mình to lớn .Trong xu thế hội nhập, với sự hoàn chỉnh tương đối của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành du lịch có nhiều cơ hội phát triển. du lịch đang ngày càng chứng tỏ mình trong nền kinh tế quốc dân. Vị trí của du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong sự phát triển hiện nay.
Miền Tây Yên Bái bao gồm huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, cửa ngõ giao thương với các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu… Có thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều di tích lịch sử hóa, với 17 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời, có nền văn hóa đậm đà bản sắc. Nơi đây còn có cánh đồng lớn thứ hai Tây Bắc, nổi tiếng với gạo trắng nước trong, những người dân nơi đây sống nhân hậu, trung thực hiếu khách. Vùng đất thiên thời địa lợi nhân hòa ấy từ lậu đã là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
Với tiềm năng đa dạng và phong phú cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tự nhiên đã tạo cho mảnh đất này nhiều danh lam thắng cảnh đẹp: bầu không khí trong lành trên độ cao 1400 vùng cao Suối Giàng, Thác nước kì vĩ Tập Lang, vẻ nguyên sơ của rừng nguyên sinh, thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải….Đây cũng là nơi ghi những dấu ấn của lịch sử dân tộc; với di tích Căng Đồn - Nghĩa Lộ, Đồi du kích Đá Xô (Cát Thịnh), đèo Lũng Lô đi vào huyền thoại và Khu ủy Tây Bắc tại Phù Nham (Văn Chấn). Đến với miền Tây Yên Bái du khách còn đắm mình trong các lễ hội với phong tục tập quán riêng đậm đà bản sắc dân tộc với các điệu khèn, sáo, đàn môi, kèn lá, các điệu hát trữ tình trong trò chơi dân gian: Nẩy pao, đẩy gậy, đánh quay… say đắm với các điệu xòe của các cô gái Thái..