Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 11

Xác định “ du lịch là một ngành kinh tế đầy tiềm năng của khu vực”, qua du lịch tạo đòn bẩy, tạo nên một phương thức sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc. Ngành du lịch Yên Bái đã phối hợp với các ban ngành địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan môi trường du lịch thu hút du khách đến với miền Tây Yên Bái. Các tua “ du lịch về nguồn phối hợp giữa ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai -Yên Bái. Sẽ giúp du khách tìm tòi khám phá cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, các di tích lịch sử, các sinh hoạt văn hóa độc đáo đa dạng phong phú của các dân tộc ít người, khiến cho du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, tạo điều kiện tổ chức được nhiều loại hình du lịch như : du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu. Hoạt động du lịch được đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp,cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được hoàn thiện.

Mặc dù đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng do điều kiện miền núi cao, nhiều vùng xa xôi hẻo lánh chưa thực sự khai thác hết được tiềm năng kinh tế của hoạt động du lịch. Nhận thức về du lịch của một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương còn hạn chế cũng là trở lực trong quá trình phát triển của du lịch của kh vực. Cùng với sự hội nhập năng động của nền kinh tế đất nước và ngành du lịch, du lịch Yên Bái nói chung và du lịch miền Tây nói riêng đang có những thách thức to lớn. Với niềm tin vảo sự lãnh đạo của Đảng các cấp, các ban ngành địa phương sẽ có sự lãnh đạo sáng suốt để kinh tế du lịch của khu vực sẽ tạo thêm được cho tỉnh và địa phương một nguồn thu mới, đa dang hóa phương thức sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Doanh thu của du lịch liên tục tăng cao qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng từ 2,7 tỷ đồng lên đến 4,6 tỷ đồng, năm 2013 du lịch đóng góp GDP cho kinh tế địa phương chiếm 5%. Tỷ trọng của ngành du lịch trong ngành dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương: giai đoạn 1996 – 2000 thương mại dịch vụ chiếm 40,2 % trong cơ

cấu ngành kinh tế các địa phương, đặc biệt là thị xã Nghĩa Lộ trung tâm của khu vực miền Tây, năm 2013 đã đón 4000 lượt khách trong dịp lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng thị xã. Sự phát triển này của ngành du lịch miền Tây Yên Bái không chỉ đơn thuần là sự phát triển thức thời theo sự phát triển của thời đại mà đó là những bước phát triển bền vững. Được xây dựng trên một tiềm năng du lịch phong phú dồi dào, và một hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được hoàn thiện đồng bộ đảm bảo phục vụ cho du lịch. Sự phát triển của du lịch Yên Bái nói chung và vực miền Tây hiện nay đã từng bước theo kịp với sự phát triển của cả nước trong xu thế hội nhập. Vì vậy mà tuy là ngành kinh tế mới nhưng với sự phát triển nhanh chóng mà bền vững của du lịch, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt sự phát triển của du lịch tính từ năm 1986 trở lại đây, ngành du lịch đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Từ chỗ chỉ là một ngành phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của các cán bộ Đảng và Nhà nước giai đoạn trước 1986. Đến nay ngành du lịch đã trở thành một ngành kinh tế – và còn là một ngành kinh tế phát triển đa dạng về loại hình, đạt hiệu quả cao, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng ưu tiên phát triển ngành kinh tế này, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, điều này có ý nghĩa chiến lược trước những diễn biến phức tạp luôn có tính chất hai mặt của bối cảnh trong nước cũng như quốc tế. Chính nhờ sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Yên Bái và khu vực miền Tây đã có điều kiện hình thành và từng bước phát triển.

Có được những thành tựu bước đầu đó đối với ngành du lịch miền Tây , đó là nhờ vào đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt từ năm 1986, hoà cùng với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước ta đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước 1986. Những đường lối chính sách đó đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước nói

chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng. Trên cơ sở đường lối chung của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy – UBND cùng các ban ngành đã có định hướng để khai thác tiềm năng của khu vực, đánh thức một ngành kinh tế mới cho tỉnh, giúp nhân dân khu vực có thêm một phương thức sản xuất mới.

Bên cạnh những tích cực, những thành tựu đạt được không thể tránh khỏi được những hạn chế còn tồn tại của ngành du lịch địa phương

Một hạn chế rất lớn của ngành du lịch đó là nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch. Chất lượng nguồn lao động hiện nay còn rất nhiều hạn chế như: thiếu hiểu biết về luật du lịch, kỹ năng ngoại ngữ nhất là đội ngũ hướng dẫn viên. Chưa thực sự am hiểu về các giá trị của tài nguyên du lịch địa phương dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, dẫn khách du lịch, chất lượng phục vụ khách du lịch. Vì vậy mà nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, có kiến thức chuyên môn của ngành luôn là một vấn đề cấp bách.

Hệ thống tổ chức du lịch hiện nay tuy đã được giản thiểu nhưng vẫn còn rất cồng kềnh, với những hình thức tổ chức quản lý chưa thực sự sâu rộng, chưa nắm bắt được sự biến động của tình hình thực tế. Thiếu những nhà khoa học nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch dài hạn, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, những doanh nghiệp giỏi, thiếu những nghệ nhân đầu đàn…Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế năng động, nhạy bén với xu thế phát triển của thế giới nên điều này sẽ kìm hãm rất lớn sự phát triển. Nhưng nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ thì đây cũng là một trong những kẽ hở cho những hoạt động tiêu cực len lỏi vào đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chưa quán triệt các ngành các cấp cùng nhận thức được vai trò của hoạt động kinh tế du lịch. Vì vậy mà chưa có được sự quan tâm đồng nhất, chưa có sự ưu tiên phát triển, tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng miền. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi du lịch đã và đang phát triển với rất nhiều những loại hình phong phú đa dạng, trứơc nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Điều này đặt ra yêu cầu các cấp các ngành phải biết khai thác và phát huy được những tiềm năng du lịch phù hợp với các loại hình du lịch đa dạng hiện nay.

Ngành kinh tế du lịch của nước ta hiện nay đã và đang trên đà phát triển, sự phát triển này đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất bền vững. Nhưng đây cũng chính là vấn đề còn yếu kém của du lịch nước ta hiện nay. Hệ thống cơ sở vất chất thiếu thốn gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vào mùa du lịch, khi cao điểm nhất lượng phòng khách sạn không đủ cung cấp cho khách du lịch. Mạng lưới giao thông vận tải không đủ để phục vụ, tình trạng cháy vé, thiếu phương tiện vẫn thường xuyên diễn ra…Hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch thực sự của đất nước. Điều này sẽ trở thành vấn đề cản trở rất lớn cho sự phát triển đang lên của du lịch cũng như ngành kinh tế du lịch .

Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 11

Xuất phát từ những yếu kém hạn chế mang tính chủ quan, tạo ra những hạn chế mang tính khách quan. Đó là các hoạt động hợp tác liên kết quốc tế tuy đã diễn ra sôi nổi hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn còn rất rời rạc, riêng lẻ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các vùng miền. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quảng bá du lịch nước ta đến với các nước trên thế giới.

Những tích cực mà ngành du lịch đạt được sẽ không thể tránh khỏi được những hạn chế tiêu cực, nhưng những hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục được. Đưa hoạt động kinh tế du lịch xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn phát triển có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

Cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch trong toàn bộ cơ cấu ngành du lịch. Bởi ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến các ngành kinh tế khác cũng như các lĩnh vực khác của đât nước. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách ưu tiên phát triển, đảm bảo phát huy được những thế mạnh của đất nước phục vụ cho du lịch. Khẳng định vị thế của ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói riêng và vị thế dất nước nói chung trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ Yên Bái (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái tập I (1930 – 1975).

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2005), Đảng bộ tỉnh Yên Bái 60 năm xây dựng và trưởng thành (1945 – 2005).

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2005), “Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển toàn diện”. Báo cáo (12), tr 5 – 8.

4. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (2005), lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ.

5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn (2006), lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn tập 1 (1930 – 1954).

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn (2006), lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn tập 2 (1954 – 1975).

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải (2007), lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải.

8. Ban chấp hành Đảng huyện Trạm Tấu( 2003), lịch sử Đảng bộ huyện Trạm Tấu.

9. Bộ văn hóa thông tin – Vụ dân tộc ( 2007), Bảo tồn lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Kỷ yếu hội thảo, NXB Văn hóa thông tin.

10.Bộ văn hóa thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn dến năm 2030.

11.Đào Đình Bắc (dịch, 2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12.Lê Lâm Bằng ( 2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học nông lâm

Thái nguyên- Đại học Thái Nguyên.

13.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1987), Niên giám thống kê năm 1986, Hoàng Liên Sơn

14.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1988), Niên giám thống kê năm 1987, Hoàng Liên Sơn

15.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1989), Niên giám thống kê 1988, Hoàng Liên Sơn

16.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1990), Niên giám thống kê 1989, Hoàng Liên Sơn

17.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1991), Niên giám thống kê 1990, Hoàng Liên Sơn 18.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1992), Niên giám thống kê 1991,TỉnhYên Bái 19.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1993), Niên giám thống kê 1992, Tỉnh Yên Bái 20.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1994), Niên giám thống kê, 1993 Tỉnh Yên Bái 21.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1995), Niên giám thống kê 1994 Tỉnh Yên Bái 22.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1996), Niên giám thống kê 1995 Tỉnh Yên Bái 23.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1997), Niên giám thống kê 1996 Tỉnh Yên Bái 24.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1998), Niên giám thốngkê 1997 Tỉnh Yên Bái 25.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (1999), Niên giám thống kê 1998 Tỉnh Yên Bái 26.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2000), Niên giám thống kê 1999 Tỉnh Yên Bái 27.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2001), Niên giám thốngkê 2000 Tỉnh Yên Bái 28.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2002), Niên giám thống kê 2001 Tỉnh Yên Bái 29.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2005), Báo cáo tình hình thực hiện các mục

tiêu Kinh tế - Xã hội chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV (2001 – 2005).

30.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI (2006 – 2010).

31.Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2012), Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (2011 – 2015).

32. Nguyễn Kim Dung (2012), Đời sống văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện Mù Cang Chải, Luận văn thạc sĩ, Đaị học Văn hóa Hà Nội.

33.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

34.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

35.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

36.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.

37.Đảng cộng sản Việt nam (1999), Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

38.Vũ Minh Đức(1999), Tổng quan về du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39.Nguyễn Hồng Giáp(2000), Kinh tế du lịch,NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 40.Giáo trình kinh tế du lịch (2004), NXB Lao động – xã hội.

41.Hà Lâm Kỳ (1996), Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc.

42.Hà Lâm Kỳ (2001), Mỗi nét tinh hoa, NXB Văn hóa dân tộc .

43.Nguyễn Kim Lê (2012), Văn hóa Thái với hoạt động du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ), Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH & NV Hà Nội.

44. Đoàn Thị Hương Lý (2009), Người Thái đen với sự phát triển du lịch Mường Lò – tỉnh Yên Bái, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội.

45.Luật du lịch Việt Nam (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.Đổng Ngọc Minh (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

47.Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa thông tin.

48.Nhà xuất bản văn hóa thể thao – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt: “Yên Bái – Đất và người trên hành trình phát triển .(2006).

49.Pháp lệnh du lịch, NXB Chính trị quốc gia, 1999.

50. Phạm Thị Phương (2012), Tiềm năng – Thực trạng và những giải pháp phát triển du lịch tỉnh Yên Bái, Luận văn cử nhân địa lí, Đại học Tây Bắc.

51.Hà Văn Siêu (2002), Định hướng đầu tư xây dựng thị trường, sản phẩm du lịch các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai,

52.Sở Thương Mại – Du Lịch tỉnh Yên Bái, 2001, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2000,Yên Bái.

53.Sở Thương Mại – Du Lịch tỉnh Yên Bái, 2002, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2001, Yên Bái.

54.Sở Thương Mại – Du Lịch tỉnh Yên Bái, 2003, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2002,Yên Bái.

55.Sở Thương Mại – Du Lịch tỉnh Yên Bái, 2004, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2003 ,Yên Bái.

56.Sở Thương Mại – Du Lịch tỉnh Yên Bái, 2005, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2004, Yên Bái.

57.Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Yên Bái, 2006, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2005,Yên Bái.

58.Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Yên Bái, 2007, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2006,Yên Bái.

59.Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Yên Bái, 2008, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2007,Yên Bái.

60.Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Yên Bái, 2009, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2008,Yên Bái.

61.Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Yên Bái, 2010, Báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ năm 2009,Yên Bái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023