Các Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Các Tác Giả Trong Và Ngoài Nước

Quan điểm của Nguyễn Đăng Đạo (2012) khi nghiên cứu về chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam lại cho rằng, phát triển NNL quản lý TNMT biển và hải đảo là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm làm tăng lên về số lượng và nâng cao chất lượng NNL (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) hợp lý về cơ cấu, đối với mỗi cá nhân, là quá trình làm cho họ trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao, nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu về NNL phục vụ cho phát triển bền vững lĩnh vực quản lý TNMT biển và hải đảo trong mỗi giai đoạn [1].

Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển NNL quản lý TNMT biển đã khẳng định tầm quan trọng của phát triển NNL đề cập đến nội dung, yêu cầu phát triển NNL quản lý TNMT biển. Các nghiên cứu trên giúp NCS tham khảo có chọn lọc và là cơ sở khoa học để xây dựng khung lý thuyết, làm cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển NNL quản lý TNMT biển.

1.2. Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các tác giả trong và ngoài nước

1.2.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Theo nghiên cứu của tác giả Dae Chang Lee (1997), Tích hợp kế hoạch phát triển NNL: Trường hợp Hàn Quốc (Intergrated human resources development planning: the case of the Republic of Korrea). Đã đề cập nhiều kinh nghiệm trong phát triển NNL lĩnh vực công nghiệp ô tô và may mặc. Nghiên cưu cho rằng để phát triển các ngành công nghiệp và phát triển lực lượng LĐ trong các ngành công nghiệp cần phải duy trì tính cạnh tranh. Trong đó đề cao vai trò của chính sách công đối với phát triển NNL [61];

Glenn Miyataki and Art Whatley (1995), Phát triển NNL Hàn Quốc (Human Resources Development in South Korea). Theo hai tác giả, để đạt được sự phát triển trong suốt hai thập kỷ, là do Hàn Quốc đã phát triển và phổ cập giáo dục cho lực lượng LĐ của họ. Hàn Quốc còn tập trung nguồn lực cho giáo dục, học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh từ các quốc gia Phương Tây, Hàn Quốc luôn đặt trọng tâm vào giáo dục, đào tạo, phát triển NNL, tăng việc làm và tăng thu nhập cho người LĐ. Chính phủ luôn quan tâm đến quyền lợi của cá nhân, tập thể, hài hòa mối quan hệ giữa các cá nhân và nhấn mạnh sự đóng góp trực tiếp của nhóm vào năng suất và hiệu quả hoạt động [62];

Markus Pudelko (2005), Học giữa các quốc gia từ thực tiễn tốt nhất và các cuộc tranh luận trong các vấn đề quản trị NNL (Cross-national learning from best practice and the convergence-divergence debate in HRM). Trên cơ sở phân tích các ý kiến của các nhà quản trị lĩnh quản lý NNL từ 500 công ty hàng đầu của Mỹ,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Trong đó Mỹ, Hàn Quốc là các quốc gia tiêu biểu về phát triển KT và có mô hình quản lý NNL được đánh giá cao, có thể học hỏi kinh nghiệm. Tác giả đưa ra kết luận mấu chốt thành công của hệ thống quản trị nhân sự là dựa trên bẩy yếu tố [75];

Biliana Cicin-Sain, Robert W. Knecht, Adalberto Vallega and Ampai Harakunarak (2000). Quản lý tổng hợp vùng bờ: Bài học kinh nghiệm từ thương trường quốc tế (Integrated Coastal Management: Lessons from the International arena). Công trình nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá kinh nghiệm giáo dục, năng lực đào tạo về quản lý tổng hợp vùng bờ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới (trong đó có trường đại học quốc gia Seoul, Viện Nghiên cứu biển Hàn Quốc). Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về nội dung, chương trình đào tạo, khung thể chế chính sách về giáo dục, đào tạo, về quản lý tổng hợp vùng bờ tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới [58];

Tatsuji Seki, Toshiomi Yoshida, Takuya Nihira, Edgar DaSilva (2004), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển NNL công nghệ sinh học: thành tựu và bài học kinh nghiệm (International experience in human resource development in biotechnology: achievements and lessons learnt). Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tế các khóa đào tạo đại học và sau đại học Quốc tế của UNESCO về vi sinh học được thiết kế và tổ chức tại Nhật Bản, và sự tham gia tích cực của nhóm 8 thành viên gồm các giáo sư từ mỗi trường đại học tham gia (với bốn đại diện từ Đại học Osaka và một đại diện từ các trường đại học Tohoku, Tokyo, Kyoto và Kyushu. Nhóm tác giả đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển NNL cho các nước đang phát triển ở châu Á [92].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

1.2.2. Các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Quý Long (2008), trong cuốn sách Quản lý NNL ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả nghiên cứu về quản lý NNL trong các doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 1953-1990 và từ 1990 đến năm 2008, đưa ra nhận định thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ quản lý NNL về mặt KT: giúp cho tổ chức, doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao hiệu quả hoạt động trên các mặt. Về mặt xã hội: đề cao vị thế và giá trị của người LĐ, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Theo tác giả thì điểm nổi bật trong các doanh nghiệp Nhật Bản là sự độc đáo trong xử trí mối quan hệ giữa quản lý và lao động mà động lực làm tăng năng suất LĐ và đạt tới tính hài hòa giữa mục tiêu cá nhân và tổ chức [29];

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 5

Hoàng Minh Lợi (2018), sách Chính sách phát triển NNL chất lượng cao ở Nhật Bản và Hàn Quốc, bài học kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam. Tác giả đưa ra bốn nhóm gợi ý giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao đối với Việt Nam,

đó là: (1) Cải cách hệ thống đào tạo đại học; (2) Thực hiện đào tạo suốt đời tại các cơ sở đào tạo bậc cao; (3) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển NNL chất lượng cao; (4) Triển khai chiến lược phát triển NNL chất lượng cao toàn cầu [30];

Phạm Mạnh Hùng (2018), thu hút kiều dân để phát triển khoa học và công nghệ: kinh nghiệm Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển KHCN trong từng giai đoạn, tác giả rút ra năm bài học kinh nghiệm và cách làm thành công; ba bài học kinh nghiệm không thành công. Cụ thể, bài học thành công là: (1) thu hút kiều dân thông qua xây dựng, thực hiện một số chính sách đặc thù, đột phá; (2) thu hút kiều dân thông qua chính sách kiến tạo môi trường xã hội tạo động lực và thuận lợi cho phát triển KHCN, nuôi dưỡng và tạo sức hấp dẫn nhân tài KHCN; (3) chính sách xây dựng cơ sở dữ liệu về Hàn kiều trình độ cao và hỗ trợ hoạt động của các hội nghề nghiệp; (4) bài học về phát huy yếu tố văn hóa, giá trị tinh thần, mối liên hệ với đất nước của kiều dân trình độ cao trong chính sách thu hút; (5) bài học về thực hiện chính sách. Bài học không thành công là: (1) Chính sách quá chú trọng và tập trung chủ yếu vào hình thức hồi hương trong thu hút, Hàn Quốc hầu như không có được nhiều lợi ích từ “tuần hoàn chất xám” toàn cầu mang lại; (2) quá chú trọng tiêu chí học vấn cao trong chính sách thu hút, giường như không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay; (3) Hệ thống thứ bậc nghiêm ngặt cùng thứ văn hóa tuân phục và tôn trọng dành cho người có quyền thế, không còn phù hợp với nhận thức và đáp ứng được kỳ vọng dành cho giới trẻ có trình độ cao [1].

Nghiên cứu về kinh nghiêm phát triển NNL lĩnh vực biển, hải đảo của hai tác giả Đặng Xuân Phương và Nguyễn Lê Tuấn (2014), trong sách Quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Hai tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canađa, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản, Inđônêxia từ đó đề xuất 3 giải pháp phát triển NNL quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo [37];

Phạm Văn Hà và cộng sự (2016), sách Phát triển lực lượng LĐ trong các DN trên địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH. Đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, nhóm tác giả đã rút ra ba bài học kinh nghiệm chủ yếu về phát triển lực lượng LĐ [22];

Vò Đại Lược (2013), Phát triển NNL hướng tới tăng trưởng bền vững, trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Singapore, tác giả chỉ ra rằng các nước đều chú trọng công tác giáo dục từ phổ thông, dạy nghề đến giáo dục cao đẳng đại học; Một số quốc gia có chính sách đào

tạo trọng dụng, thu hút nhân tài; Lương cao, điều kiện làm việc tốt, được xem trọng và tôn vinh cũng là một chính sách được nhiều quốc gia chú ý [32];

Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng Trường (2013), Đào tạo và phát triển NNL ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết đã khảo sát kinh nghiệm phát triển NNL ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật và một số nước có những đặc điểm kinh tế, văn hóa tương đồng Việt Nam như Trung Quốc, Singapore hai tác giả đã đưa ra sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [24];

Nguyễn Ngọc Trung (2013), Phát triển NNL và đào tạo nhân tài ở Hàn Quốc, kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. Tác giả đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc là: Cần khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp; Thành lập các cơ quan chuyên trách nghiên cứu và cố vấn về các chính sách phát triển NNL. Có chế độ lương, thưởng hợp lý, để thuê các chuyên gia quốc tế đến làm việc, nhằm nâng cao năng lực cho các chuyên gia bản địa [56].

Như vậy, các nghiên cứu trên của các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến một số kinh nghiệm phát triển NNL, phát triển NNL quản lý TNMT biển. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu dừng lại ở những kinh nghiệm trong phạm vi các loại hình doanh nghiệp, có một số nghiên cứu đề cập đến kinh nghiệm của ngành, hoặc ở phạm vi quốc gia, nhưng nhìn chung các kinh nghiệm đó đã được nghiên cứu khá lâu và chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện. Do vậy, đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển trong xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế và trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay là cần thiết khách quan.

1.3. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng nghiên cứu của tác giả trong luận án

1.3.1. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu

Tổng thuật các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, từ lâu nghiên cứu về NNL, phát triển NNL, đặc biệt là nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm và làm rò các vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về NNL, phát triển NNL (như khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá NNL, phát triển NNL);

- Đánh giá thực trạng NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam ở một vài góc độ;

- Đưa ra một số giải pháp có tính định hướng phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển.

Các công trình này là nguồn tài liệu quý để NCS tham khảo, kế thừa, phát triển cho luận án của mình, nhưng vấn đề NNL, phát triển NNL quản lý TNMT

biển là vấn đề lớn, do giới hạn nghiên cứu hoặc do cách tiếp cận nên vẫn còn một số vấn đề mà các công trình chưa nghiên cứu hoặc ít đề cập đến đó là:

Thứ nhất, bàn về NNL, phát triển NNL quản lý TNMT đến nay vẫn có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau. Do vậy, cách thức và tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển cũng còn rất khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu chỉ mới tập trung tiếp cận theo hướng đánh giá phát triển NNL về số lượng và chất lượng, ít tiếp cận đánh giá phát triển NNL theo hướng kết hợp với bố trí sử dụng có hiệu quả NNL.

Thứ hai, các nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL mới chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp, nếu có nghiên cứu ở cấp độ một quốc gia, hay ngành, thì mới dừng lại ở những vấn đề chung nhất, nội dung nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh và những nghiên cứu này ở thời kỳ cách đây đã lâu. Về kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển, đến nay dường như chưa có những nghiên cứu tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của nó. Trong khi đó hiện nay nhân loại đã bước sang thời kỳ phát triển KT tri thức, trên nền tảng công nghệ số, CMCN 4.0, toàn cầu hóa đang diễn ra như một xu thế khách quan, yêu cầu quản lý, bảo vệ và khai thác TNMT biển ngày càng cao và đòi hỏi cấp bách. Những kinh nghiệm trong thời kỳ mới, của các quốc gia chưa được đầu tư nghiên cứu tổng kết một cách có hệ thống, để rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Thứ ba, đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc về kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, một quốc gia phát triển mạnh và gặt hái được nhiều thành công về kinh tế và quản lý TNMT biển. Nên cần nghiên cứu một cách có hệ thống kinh nghiệm của Hàn quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào bối cảnh Việt Nam, để Việt Nam phát triển nhanh NNL quản lý TNMT biển góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển biển mạnh, bền vững.

1.3.2. Hướng nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh

Trên cơ sở kế thừa, phát triển những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu trước đây, phát hiện khoảng trống của các công trình về NNL, phát triển NNL, kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển, NCS lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án là:

(1). Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích làm rò những kết quả đạt được để tham khảo, kế thừa, phát triển; phát hiện khoảng trống của các công trình nghiên cứu về NNL, phát triển NNL, kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển, để lựa chọn nội dung nghiên cứu của luận án.

(2). Hệ thống và phát triển lý luận về phát triển NNL quản lý TNMT biển như: làm rò khái niệm, đặc điểm NNL quản lý TNMT biển; nội dung phát triển, tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích làm rò các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển.

(3). Phân tích đánh giá trung thực thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công cho Việt Nam.

(4). Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, làm rò những điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển NNL quản lý TNMT biển của Việt Nam và Hàn Quốc.

(5). Đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, làm rò điều kiện vận dụng, đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan chức năng Nhà nước nhằm vận dụng những kinh nghiệm của Hàn Quốc có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN

2.1. Khái quát về nguồn nhân lực quản lý tài nguyên và môi trường biển

2.1.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1.1. Khái niệm về nhân lực

Thuật ngữ “nhân lực” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo cách tiếp cận mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực.

Theo từ điển Việt - Anh của Ngô Khả Kế (2002), nhà xuất bản Thế giới, thuật ngữ “nhân lực” có nghĩa là sức người và đồng nghĩa với từ “nhân công”; được dịch sang tiếng Anh là manpower.

Trong kinh tế thị trường thuật ngữ “nhân lực”, “nguồn nhân lực” ngày càng được sử dụng rộng rãi, nó thay cho thuật ngữ “lực lượng lao động” được sử dụng trong kinh tế kế hoạch tập trung. Thuật ngữ nhân lực, NNL thể hiện được tính khoa học và vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình sản xuất, nó bao hàm cả số lượng và chất lượng của nguồn lực con người. Tuy thuật ngữ nhân lực, NNL ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điều (2015) “Nhân lực là sức lực con người nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực của mỗi con người ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của cơ thể con người, để đến mức độ nào đó con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - đó là con người có sức lao động” [1]; Theo Nguyễn Đức Thành “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm trí lực và thể lực, biểu hiện qua vận dụng sức lực và khả năng tư duy sáng tạo của bản thân mỗi con người vào quá trình lao động sáng tạo”.

Xét ở phạm vi quốc gia, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về nhân lực. Cụ thể có quan điểm cho rằng, “nhân lực là tổng thể các nguồn lực trong mỗi con người, cấu thành năng lực làm việc của mỗi con người, được đưa vào sử dụng trong quá trình LĐ”. Quan điểm khác lại cho rằng “nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi LĐ, có đủ năng lực tham gia vào quá trình LĐ. Quy định về độ tuổi lao động của nhân lực ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia”; Nguyễn Nam Phương (2018) cho rằng “Nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định và có khả năng tham gia vào quá trình LĐ. Nhân lực của quốc gia phụ thuộc vào quy định độ tuổi LĐ của Nhà nước và khả năng tham gia lao động của từng cá nhân” [38].

Từ những khái niệm về nhân lực của các tác giả, cho thấy, tuy các khái niệm có khác nhau, nhưng về cơ bản đều có điểm chung là coi nhân lực là nguồn lực

trong mỗi con người. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm, NCS đưa ra khái niệm nhân lực, làm cơ sở cho nghiên cứu NNL và phát triển NNL của luận án là: “Nhân lực là tổng thể số lượng, chất lượng nguồn lực của mỗi con người trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước, có thể huy động, sử dụng vào quá trình lao động”.

Đưa ra khái niệm này, nhằm khắc phục những hạn chế của các khái niệm trước, nó thể hiện rò nhân lực không chỉ bao gồm về số lượng mà còn cả chất lượng nguồn lực của mỗi con người trong độ tuổi LĐ, nhân lực này có thể huy động, sử dụng vào quá trình lao động.

2.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực

Bàn về khái niệm NNL, đến nay cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau, sự khác nhau này xuất phát từ sự khác nhau về cách tiếp cận nghiên cứu NNL. Trên cơ sở cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trước, luận án phân tích, so sánh và tổng hợp những khái niệm khác nhau về NNL, đưa ra quan điểm của NCS về NNL.

a. Một số nghiên cứu lý luận về nguồn nhân lực

- Nghiên cứu NNL ở góc độ vĩ mô:

+ Ở ngoài nước

Tổ chức Liên hợp quốc đưa ra khái niệm “NNL là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước” trên cơ sở khái niệm NNL, Tổ chức Liên hợp quốc đã đưa ra yêu cầu cần có của NNL, đây thực chất là những yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá chất lượng NNL đó là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực tế, cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Điểm được quan tâm là coi tiềm năng của con người cũng là năng lực, khả năng của NNL, để từ đó có cơ chế, chính sách thích hợp trong tổ chức, quản lý, sử dụng [14].

Ngân hàng thế giới cho rằng “NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân” [96]. Còn theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì “NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi LĐ có khả năng tham gia lao động” [46].

+ Ở trong nước

Theo các tác giả: Phạm Minh Hạc (2001) đã đưa ra khái niệm “NNL được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức). Nó là tổng thể NNL hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển KTXH của quốc gia hay địa phương nào đó [23]. Nguyễn Tiệp (2008), cho rằng “nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động [45]. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), đưa ra định nghĩa “NNL là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí