Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Tác Giả Trong Nước

yếu, góp phần duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững NNL. Khi sản xuất càng phát triển, thì đóng góp của trí tuệ thông qua GD&ĐT ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩn của lao động [1].

Theo Jerry W. Gilley and Ann Maycunich (2002), trong tác phẩm Nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực (Principles of human resource development) “phát triển NNL là quá trình thúc đẩy việc học tập trong tổ chức và có tính hệ thống, nâng cao kết quả thực hiện công việc, tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp, các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới [68].

Trong suốt chặng đường phát triển của những tư tưởng, trên cơ sở các cách tiếp cận từ các góc độ chuyên ngành khác nhau, khái niệm về phát triển NNL được các học giả đưa ra cũng có những điểm khác nhau, quá trình phát triển của các nghiên cứu về phát triển NNL này được luận án tổng hợp tại Phụ lục 3, trang 196. Trong đó đáng chú ý có quan điểm về phát triển NNL được đưa ra tại Điều 2, Luật cơ bản về phát triển NNL của Hàn Quốc (sửa đổi ngày 26/7/2017), cho rằng “phát triển NNL là các hoạt động được thực hiện bởi chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương, tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu, công ty, v.v. để nuôi dưỡng, phân phối, sử dụng NNL và hình thành các chuẩn mực xã hội, cũng như các tổ chức liên quan đến họ” [101].

1.1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của tác giả trong nước

Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong nước về phát triển NNL tiêu biểu như:

Theo các tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2015), trong Giáo trình quản trị nhân lực, thì “theo nghĩa rộng, phát triển NNL là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức, được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động [40]; Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình Quản lý và phát triển NNL xã hội, cho rằng “phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng NNL đáp ứng đòi hỏi về NNL cho phát triển KTXH trong từng giai đoạn phát triển [33]; Theo Nguyễn Thế Phong (2010), luận án tiến sĩ phát triển NNL trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam cho rằng “phát triển NNL trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo NNL nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng NNL, trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực, điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu NNL một cách bền vững và hiệu quả” [35].

Các tác giả Nguyễn Thị Thanh Quý (2016), phát triển NNL ngành hàng không Việt Nam [1]; Nguyễn Thị Lan Anh (2012), phát triển NNL quản trị của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [1]; Nguyễn Thanh Vũ (2015), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang [1] không chỉ đưa ra khái niệm phát triển NNL mà còn làm rò nội dung phát triển NNL và các tiêu chí đánh giá phát triển NNL. Lê Thị Ánh Tuyết (2020), phát triển NNL quản lý đơn hàng tại các doanh nghiệp may Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra khái niệm phát triển NNL quản lý đơn hàng tại các doanh nghiệp may Việt Nam. Tác giả đề xuất năm giải pháp phát triển NNL quản lý đơn hàng tai các doanh nghiệp may Việt Nam [1].

Các quan điểm của các học giả trong và ngoài nước đề cập đến khái niệm phát triển NNL, tuy các khái niệm đưa ra có khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất đó là sự biến đổi về số lượng, nâng cao năng lực, trình độ, có sức khỏe, hoàn thiện về cơ cấu, nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với nhu cầu về NNL phục vụ cho phát triển KTXH, đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại và thích ứng với sự phát triển trong tương lai. Đồng thời đã đề cập đến nội dung (các hoạt động), các tiêu chí đánh giá phát triển NNL. Tuy nhiên những nội dung, tiêu chí đánh giá đề cập thường gắn với các ngành, địa phương, doanh nghiệp và chủ yếu tập trung vào tiêu chí đánh giá về chất lượng ít quan tâm đến các tiêu chí đánh giá về bố trí, sử dụng, tạo môi trường, điều kiện để NNL phát triển.

1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

1.1.2.1. Các nghiên cứu của các tác giá nước ngoài

Theo nghiên cứu của PEMSEA (2010), Kiến thức cơ bản về quản lý tổng hợp ven biển (Basic knowledge on Integrated Coastal Management), cần khẩn trương phát triển NNL chất lượng cao về quản lý tổng hợp ven biển (ICM), trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tiễn tốt, đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ICM. Để đạt được điều này, theo PEMSEA cần đẩy mạnh đào tạo, hợp tác, đẩy mạnh các chương trình giảng dạy đại học và sau đại học về ICM… Giáo dục cộng đồng phải là một hoạt động lâu dài và liên tục trong chương trình ICM. PEMSEA đã đề xuất thiết lập cơ chế điều phối liên cơ quan, đa ngành cho một chương trình ICM. Hiện nay, cơ chế điều phối này đã và đang được nhiều quốc gia, đia phương và tổ chức đối tác thành viên của PEMSEA áp dụng [85].

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 4

Dong- Oh Cho (2012), Hoạch định chính sách đại dương Hàn Quốc: tiến tới quản lý tổng hợp đại dương (Korea's Oceans policymaking: Toward integrated Ocean management) [1] và Seoung-Yong Hong (2010), Chính sách hàng hải Hàn Quốc (Marine policy in the Republic of Korea) [1]. Là hai công trình tiêu biểu nghiên cứu về chính sách biển của Hàn Quốc, trong đó các tác giả đã đề cập đến các lợi ích quốc gia từ lĩnh vực biển. Hàn Quốc có bảy lĩnh vực được coi là chủ đạo gồm: Thủy sản, vận tải đường thủy, đóng tàu và phát triển cảng, cải tạo không gian, khai thác dầu khí, liên kết khai thác biển sâu, bảo tồn môi trường biển, và nghiên

cứu khoa học biển. Về pháp luật quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển: Hàn Quốc có cả một hệ thống luật để phục vụ quản lý tổng hợp biển và hải đảo như Luật quản lý biển, Luật quản lý đảo và Luật quản lý vùng bờ… Về tổ chức, bộ máy: sau nhiều lần xây dựng, hoàn thiện Hàn Quốc đã tái lập Bộ Đại dương và Thủy sản giúp Chính phủ Hàn Quốc thực hiện quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo; đã ban hành nhiều chính sách góp phần phát triển NNL trong đó đẩy mạnh thành lập nhiều các trường đại học chuyên ngành, mở các chuyên ngành đào tạo về biển tại các trường đại học.

Byung - Nak Song (1997), Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy (The rise of the Korean economy). Đã chỉ ra mười sáu đặc điểm chính của dân tộc Hàn Quốc, trong đó đề cập đến người Hàn luôn khát khao học tập và có thể coi là dân tộc hiếu học nhất thế giới; so với các nước Đông Á khác, Hàn Quốc là nước kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa phương Đông và phương Tây; xã hội Hàn Quốc là một xã hội có tôn ti, trật tự nhất thế giới; dân Hàn Quốc là những con người làm việc chăm chỉ nhất thế giới. Về tôn giáo thì tác giả cho rằng Đạo Khổng và Đạo Thiên Chúa có ảnh hưởng lớn và được truyền bá nhiều nhất ở Hàn Quốc [7];

Nền văn hóa và lịch sử của Hàn Quốc có ảnh hưởng to lớn đến phương thức phát triển KT cũng như cách thức phân chia những thành quả do tăng trưởng mang lại. Sự thành công trong phát triển KT của Hàn Quốc trong giai đoạn hiện đại là có cội nguồn trong quá khứ. Đặc biệt, Khổng giáo nhấn mạnh đến yếu tố giáo dục và tính kỷ luật, truyền thống tiếp thu cái mới, tiềm ẩn trong con người Hàn Quốc đã tạo cơ sở cho những tiến bộ hiện nay của Hàn Quốc;

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của Jung Gun Joung (2016), Quản lý nhà nước về môi trường ở Hàn Quốc, những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Luận án phân tích, đánh giá, so sánh thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường ở cả Việt Nam và Hàn Quốc trong các giai đoạn phát triển KTXH khác nhau, nhằm rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2030. Luận án đã tổng quan phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bao gồm NNL, tài chính, thông tin; và thu hút sự tham gia của các bên có liên quan. Đồng thời thực hiện nghiên cứu điển hình và tiến hành so sánh chi tiết hệ thống, mô hình quản lý nhà nước về môi trường của Hàn Quốc và Việt Nam trong bối cảnh KTXH của từng giai đoạn phát triển [27].

Adam Smith (1997), Của cải của dân tộc (Wealth of Nations). Tác giả cho rằng phát triển NNL chịu sự tác động của năm nhân tố: Thứ nhất, giáo dục và đào tạo; Thứ hai, sức khỏe và dinh dưỡng; Thứ ba, môi trường; Thứ tư, việc làm; Thứ năm, sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển NNL, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục, đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là nhân tố thiết yếu,

góp phần duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững NNL. Khi nền sản xuất càng phát triển thì phần đóng góp của trí tuệ thông qua giáo dục và đào tạo ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩn của lao động [1].

Nghiên cứu của Marquardt và Engel (1993) trong tác phẩm Năng lực phát triển NNL trong bối cảnh thế giới đang dần thu hẹp (HRD competencies for a shrinking world) đã xác định phát triển NNL bao gồm 3 lĩnh vực: đào tạo và phát triển; phát triển tổ chức và phát triển sự nghiệp để tăng cường kết quả của cá nhân, nhóm và tổ chức. Các tác giả đã đưa ra danh mục gồm 35 năng lực được xếp thành 4 nhóm cần được phát triển là năng lực kĩ thuật, năng lực thực hiện công việc theo chuyên môn phụ trách, năng lực liên nhân cách và năng lực trí tuệ [1].

Nghiên cứu của Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (2007), Chính sách biển quốc gia (Ocean policy of countries), đã nghiên cứu chính sách biển của Australia, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc nhóm nghiên cứu đã rút ra sáu bài học về xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển biển nhằm quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên và môi trường biển; nhấn mạnh tới việc phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hướng tới sự phát triển bền vững [1].

Chính phủ các nước đều coi trọng và đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của tri thức, sự hiểu biết khoa học về hệ sinh thái biển của nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về biển. Để phát triển NNL phục vụ quản lý biển các Chính phủ cho rằng cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục về biển cả trong trường học và nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biển, tuyên truyền Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển và các thỏa thuận quốc tế khác, nhằm đạt được mục tiêu phát triển, khai thác bền vững biển; đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển KHCN biển, thông qua những giải pháp nhằm thúc đẩy giáo dục liên ngành và nghiên cứu ở các trường đại học về biển và các cơ quan nghiên cứu khác, nhằm tạo dựng đội ngũ nhân sự phục vụ quản lý và thực thi chính sách quản lý biển quốc gia.

Cuốn sách về Chính sách biển quốc gia đặc biệt đề cập sâu đến các chính sách biển Trung Quốc được nêu trong sách trắng về xây dựng Chương trình biển quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc đã xây dựng Chiến lược biển với bốn yếu tố cơ bản là: xác định việc mở rộng quản lý biển là hạt nhân của chiến lược chính trị biển; khẳng định việc xây dựng chiến lược cường quốc biển là hạt nhân của chiến lược phát triển kinh tế biển; xác định an ninh biển và an ninh quốc gia là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phòng vệ biển; khẳng định và coi trọng việc sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với kỹ thuật thông thường trong chiến lược khoa học - kỹ thuật biển. Sách trắng về xây dựng Chương trình biển quốc gia của Trung Quốc đề cập rất chi tiết về chính sách phát triển NNL thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển như: phát triển hệ thống giáo dục biển gồm hệ thống giáo dục chuyên nghiệp,

dạy nghề và phổ biến kiến thức phổ thông, trú trọng đào tạo NNL kỹ thuật, trong việc phát triển và bảo vệ biển, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, kiến thức về hải dương học cho công chúng, đào tạo nghề...; đưa ra một số biện pháp đặc thù để nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý nhà nước về biển của cán bộ, công chức, viên chức.

Về quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ thực hiện các nguyên tắc căn bản gồm: Thứ nhất, đối với trường hợp tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và công chức quản lý nhà nước, phải căn cứ trên nguyên tắc Đảng quản lý cán bộ; nguyên tắc tài đức song toàn; nguyên tắc quần chúng công nhận, coi trọng thành tích thực tế; nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh, lựa chọn người có năng lực và phẩm chất tốt; nguyên tắc chế độ dân chủ tập chung và nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Về điều kiện được tuyển chọn, bổ nhiệm: người được tuyển chọn bổ nhiệm đảm nhận các nhiệm vụ trong cơ quan quản lý Nhà nước về biển phải đáp ứng trước hết các tiêu chuẩn cán bộ, bên cạnh đó còn phải đáp ứng tốt các yêu cầu về tiêu chuẩn công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý về biển. Về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức lĩnh vực biển và hải đảo nói riêng của Trung Quốc được đánh giá theo 5 tiêu chí cơ bản: Đức, năng, cần, tích, liêm. Về hình thức và phương pháp đánh giá công chức, viên chức quản lý nhà nước về biển của Trung Quốc được thực hiện theo hai hình thức. Một là, hình thức đánh giá công chức, viên chức theo định kỳ; Hai là, đánh giá công chức, viên chức bằng khảo sát đột xuất.

Về phương pháp đánh giá, Trung Quốc thực hiện hai loại, một là kết hợp giữa đánh giá của lãnh đạo cấp trên và đánh giá của quần chúng; hai là kết hợp giữa đánh giá định kỳ hàng năm và đánh giá bất thường khi có yêu cầu. Về đào tạo nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ công chức, viên chức quản lý nhà nước về biển của Trung Quốc được thực hiện thông qua hai hình thức gồm: đào tạo chính quy và hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được áp dụng thường xuyên và đa dạng.

Về chế độ đãi ngộ, nhằm tạo động lực để khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lĩnh vực quản lý nhà nước về biển. Trung Quốc thực hiện theo các nguyên tắc như phân phối theo lao động, tiền lương phải tương xứng với trách nhiệm. Căn cứ tính lương là dựa vào chức trách, trình độ, năng lực công tác, thành tích công tác thực tế, bên cạnh đó xem xét các yếu tố thâm niên và điều kiện khu vực biển và hải đảo. Ngoài tiền lương, công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo còn được hưởng các khoản phụ cấp khác, tùy theo hình thức công việc công chức được đảm nhận, luân chuyển hoặc biệt phái về các khu vực địa phương có điều kiện biển, đảo khó khăn.

1.1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam

Ở Việt Nam, trước năm 2008 phần lớn các nghiên cứu về quản lý Nhà nước lĩnh vực TNMT biển, thường do các cơ quan, tổ chức của Chính phủ thực hiện và

chủ yếu tập trung vào điều tra, khảo sát nguồn tài nguyên, đánh giá tác động môi trường... hay tập trung đánh giá những hạn chế, thiếu hụt trong quản lý Nhà nước về TNMT biển, để xác định phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý TNMT biển trong giai đoạn tiếp theo.

Từ năm 2008 đến nay, có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu đến quản trị, phát triển NNL quản lý Nhà nước về TNMT biển và hải đảo như:

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ tư Ban châp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phần nội dung đánh giá các chương trình KHCN biển cấp nhà nước mã số KC.09/06-10, KC09/11-15 và KC09/16-20 đã chỉ ra 09 kết quả đạt được nổi bật từ các chương trình KHCN biển. Trong đó, thông qua các đề tài thuộc chương trình KHCN biển đã góp phần phát triển NNL, đào tạo được khối lượng lớn NNL trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) về KHCN biển, nâng cao được tiềm lực và khả năng nghiên cứu KHCN biển cũng như ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến vào phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho các khu vực ven biển, đảo cả nước. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra bốn vấn đề mà chương trình KHCN biển cấp nhà nước chưa đạt được và ba nguyên nhân của hạn chế. Trong đó, có nguyên nhân do thiếu NNL nghiên cứu KHCN biển trình độ cao và chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực KHCN biển còn chưa phù hợp; để khắc phục hạn chế, tồn tại báo cáo đã đưa ra ba nhóm giải pháp chính (1) đẩy mạnh hoạt động đào tạo NNL biển có trình độ kỹ thuật cao, lành nghề; (2) củng cố, mở rộng phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề các ngành nghề kinh tế, kỹ thuật biển; (3) bổ sung đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo, tiền lương, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân... đề thu hút NNL chất lượng cao vào làm việc trong lĩnh vực biển [1].

Tác giả Đặng Xuân Phương và Nguyễn Lê Tuấn (2014), trong cuốn sách Quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Hai tác giả đã đưa ra quan điểm về hoàn thiện bộ máy tổ chức và phát triển NNL phục vụ quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia tiên tiến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canađa, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản, Inđônêxia, từ đó đề xuất lộ trình hoàn thiện thể chế tổ chức quản lý biển theo hai giai đoạn, đến năm 2020 và sau năm 2020 [37];

Tác giả Vũ Thanh Ca, trên Tạp chí Môi trường số 4/2016 về Bảo vệ môi trường biển trong luật pháp quốc tế và một số quốc gia trên thế giới đã tổng quan luật pháp quốc tế về môi trường biển, như: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu (CLC 1992), Công ước MARPOL về phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra; Công ước về ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động nhấn chìm; Công ước đa dạng sinh học... Đồng thời, tác giả đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển, như: Luật Biển

Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Hàng hải Việt Nam… Theo tác giả vấn đề quan trọng là con người, ngoài vai trò là đối tượng chịu tác động điều chỉnh của quy định pháp luật, còn là chủ thể giúp cho các quy định pháp luật được triển khai và thực thi nghiêm trong đời sống xã hội. Chính vì vậy cần được GD&ĐT bài bản, về chuyên môn, giáo dục sâu rộng ý thức cộng đồng bảo vệ TNMT biển. Đặc biệt là các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường biển, những người xây dựng và ban hành chính sách, cũng như chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển, sau đó là nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư ven biển trong bảo vệ TNMT biển [8];

Tại hội thảo với chủ đề Đào tạo nhân lực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức, các nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung bàn luận nhiều khía cạnh liên quan đến đào tạo NNL, trong đó có đề cập đến phát triển NNL quản lý Nhà nước về biển và hải đảo. Theo các tác giả phải đánh giá và dự báo đúng nhu cầu phát triển NNL của toàn bộ hệ thống quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, bao gồm: cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên gia và đội ngũ LĐ chuyên ngành kỹ thuật thuộc lĩnh vực KT biển. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch phát triển NNL trung hạn và dài hạn, cùng với xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo theo cơ chế cử tuyển để khuyến khích cán bộ ra công tác thực tế tại biển đảo. Cũng tại Hội thảo này nhóm tác giả Vũ Thanh Ca, Nguyễn Văn Cư, Hứa Chiến Thắng trong nghiên cứu tựa đề Phương hướng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng NNL khoa học kỹ thuật quản lý về biển và hải đảo Việt Nam đã đưa ra nhận định, công tác đào tạo NNL biển còn hạn chế, thiếu về số lượng và chất lượng. Vì vậy, theo các tác giả, thời gian tới cần tập trung vào đào tạo các chuyên ngành, như: hải dương học; trắc địa, bản đồ biển; sinh vật biển; du lịch biển... nhằm từng bước khắc phục sự thiếu hụt và bất cập về NNL quản lý tổng hợp TNMT biển, đảo ở nước ta hiện nay [9];

Tác giả Đinh Văn Ưu (2010) với nghiên cứu Đánh giá hiện trạng năng lực và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo NNL khoa học, kỹ thuật về biển và hải đảo Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật và quản lý biển, chú trọng đến các vấn đề: trang bị các kiến thức cơ bản về sự hình thành và biến động của TNMT biển; thiết lập các quá trình quản lý bao gồm phân tích chiến lược, chọn người tài vào hệ thống cơ quan quản lý; mở rộng giáo dục và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của quần chúng, thông qua các phương tiện kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và các công nghệ nghiên cứu khảo sát, giám sát biến động TNMT biển [20];

Tác giả Trần Bình trong bài Phát triển chuyên ngành khoa học biển, nhu cầu cấp thiết, đăng trên Tạp chí biển Việt Nam, cho rằng cần xây dựng và triển khai các chương trình có tính liên ngành, đặc biệt các chương trình quản lý và chính sách

biển, đề xuất nâng cao năng lực theo hướng thông tin đánh giá và dự báo trung và dài hạn, nhu cầu NNL biển, lấy trọng tâm là phát triển đào tạo các chuyên ngành phục vụ hoạt động thực tiễn; cải tiến chương trình đào tạo theo cấp học, chú trọng khả năng nghiên cứu thực hành cho bậc đại học và sau đại học; việc đào tạo NNL quản lý biển yêu cầu tính liên ngành cao và NNL chất lượng cao chỉ nên triển khai ở bậc thạc sĩ [4];

Nguyễn Đăng Đạo (2012), luận án tiến sĩ Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Học Viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chỉ ra nhóm tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ của công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo gồm: (1) Tiêu chí về trình độ học vấn; (2) Tiêu chí về trình độ chuyên môn; (3) Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp; (4) Tiêu chí về kinh nghiệm công tác; (5) Tiêu chí về sức khỏe. (6) Nhóm tiêu chí thể hiện mức độ đảm nhận công việc. (7) Nhóm tiêu chí thể hiện khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng về sự thay đổi công việc. Trên cơ sở các tiêu chí đề ra, tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo [19];

Lê Thị Hiếu Thảo (2017), một số giải pháp nhằm phát huy vai trò NNL trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương (số 4+5, tr67- 73). Tác giả kiến nghị tám giải pháp cơ bản trong thời gian tới [42];

Bùi Thị Diễm Phương (2012), Đào tạo NNL biển phục vụ quản lý tổng hợp về biển và hải đảo Việt Nam. Tác giả cho rằng nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý biển - hải đảo đến năm 2020 là rất lớn. Trong đó bao gồm đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo dài hạn, đào tạo sau đại học theo hướng chuyên sâu, đào tạo kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô về động lực biển, khí tượng thủy văn biển, động lực ven bờ và tương tác biển khí quyển. Đồng thời tác giả đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt các yêu cầu này [36].

Nghiên cứu về NNL quản lý TNMT biển, đến nay chưa có nhà khoa học và văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển một cách trực tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tổng hợp được một số cách tiếp cận và một số quan điểm về phát triển NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển như:

Tác giả Triệu Văn Cường (2016), khi nghiên cứu về “Đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho rằng phát triển NNL quản lý TNMT biển là quá trình tạo dựng NNL năng động có kỹ năng và sử dụng có hiệu quả. Xét từ góc độ cá nhân, phát triển NNL là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và thu nhập của NNL quản lý TNMT biển và hải đảo [96].

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí