Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Tên hình vẽ

Trang

Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

11

Hình 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế biển Hàn Quốc TK 21

63

Hình 3.2. Nguồn nhân lực Bộ Đại dương và Thủy sản qua các năm

64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HỘP


Tên hộp

Trang

Hộp 1. Phỏng vấn sâu chuyên gia Hàn Quốc về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc

100

Hộp 2. Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương Việt Nam

113

Hộp 3: Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam về giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

143

DANH MỤC BẢNG


Contts

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu số lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 75

Bảng 3.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên môi trường biển theo độ tuổi 75

Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu NNL của tổ chức 76

Bảng 3.4. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng NNL 77

Bảng 3.5. Đánh giá về chính sách tuyển dụng công khai NNL 82

Bảng 3.6. Đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 84

Bảng 3.7. Đánh giá về gia tăng tiếp cận nhiệm vụ quan trọng NNL 86

Bảng 3.8. Đánh giá về bố trí công việc NNL của tổ chức 86

Bảng 3.9. Đánh giá về môi trường làm việc NNL của tổ chức 87

Bảng 3.10. Đánh giá về chính sách cơ hội thể hiện năng lực NNL của tổ chức 87

Bảng 3.11. Chiến lược xúc tiến phát triển NNL và nhiệm vụ chính sách lĩnh vực biển Hàn Quốc 89

Bảng 3.12. Đánh giá về chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức 90

Bảng 3.13. Đánh giá về học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài NNL 91

Bảng 3.14. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức 95

Bảng 3.15. Đánh giá được sử dụng vào khen thưởng, quy hoạch, đào tạo 96

Bảng 3.16: Lương phù hợp với trình độ và sự đóng góp 98

Bảng 3.17: Chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp 98

Bảng 3.18: Chính sách khen thưởng ghi nhận, đề cao đóng góp cá nhân 99

Bảng 3.19. Người lao động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển 100

Bảng 4.1. Tổng hợp NNL biển Trung ương và địa phương từ 2015- 2019 120

Bảng 4.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển 120

Bảng 4.3. Tổng hợp trình độ NNL của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam 122

Bảng 4.4. Cơ cấu NNL theo ngạch công chức, viên chức 123

Bảng 4.5. Thống kê NNL theo chuyên ngành đào tạo 123

Bảng 4.6. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL 124

Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ tiêu sức khỏe NNL 124

Bảng 4.8. Đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp của NNL 125

Bảng 4.9. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn 126

Bảng 4.10. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL 127

Bảng 4.11. Thống kê về trình độ tin học của NNL 127

Bảng 4.12. Thống kê trình độ ngoại ngữ 127

Bảng 4.13. Đánh giá việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn 132

Bảng 4.14. Mức độ dân chủ, khách quan trong đánh giá NNL 136

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Biển là không gian sinh tồn, là nguồn sống, nguồn hy vọng tương lai của loài người. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy quản lý, khai thác và bảo vệ một cách hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên, môi trường biển để duy trì phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững là mục tiêu, động lực mà các quốc gia có biển đều hướng tới.

Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km. Dọc Bắc - Trung - Nam, có 28 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Ngày nay, để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, đang đòi hỏi khách quan, cấp bách phải nghiên cứu tìm các giải pháp đồng bộ, thiết thực để tăng cường hơn nữa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển, đảo. Trong các nguồn lực cần quan tâm đầu tư cho phát triển, thì NNL là quan trọng nhất, quyết định nhất, không có NNL chất lượng cao thì không thể phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, gắn với giữ vững an ninh, và bảo vệ chủ quyền biển đảo được, thậm trí còn rơi vào tình trạng bế tắc. Đại hội XIII Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chiến lược phát triển lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nước ta, cũng đã xác định “con người là trung tâm, là động lực và là nhân tố quyết định của chiến lược phát triển. Mọi hoạt động quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, phải hướng tới con người, vì lợi ích chung của toàn xã hội. Chú trọng xây dựng cán bộ quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vừa có chuyên môn, nghiệp vụ cao, vừa có tinh thần, thái độ phục vụ tốt” [12]. Vai trò của nguồn nhân lực ngày càng quan trọng, nhưng trước yêu cầu phát triển kinh tế biển nói chung, yêu cầu quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên và

bảo vệ môi trường biển nói riêng, trong giai đoạn mới, NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về biển một cách có hiệu quả. Do vậy, nếu không sớm khắc phục được hiện trạng này thì mục tiêu chiến lược quốc gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ khó thể đạt được. Bởi, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, xét cho cùng được quyết định bởi NNL trong hệ thống các cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường biển. Trong khi đó, do mới được thành lập trên cơ sở tập hợp lại từ một số đơn vị khác nhau, trước bối cảnh có những diễn biến phức tạp mới về biển, đảo hiện nay, làm cho những bất cập về NNL lĩnh vực này càng trở lên gay gắt hơn.

Như vậy, trước yêu cầu từ thực tiễn đang đặt ra, việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp và của mỗi người dân Việt Nam, để tạo ra sự phát triển đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) cũng đang tác động và ảnh hưởng mạnh tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, làm thay đổi sâu sắc thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tình hình đó lại càng đòi hỏi cần thiết khách quan phải nghiên cứu thấu đáo cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của các quốc gia có biển, đảo, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, cụ thể về phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển cho Việt Nam. Để có những giải pháp đồng bộ, khả thi và có hiệu quả phát triển nhanh NNL quản lý nguồn tài nguyên, môi trường biển, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Trong các quốc gia có biển và thành công trong phát triển kinh tế biển, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường biển, thì Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á thành công và khá tương đồng với Việt Nam. Hàn Quốc có diện tích 100.339 km², dân số theo thống kê năm 2019 là 51,146.039 triệu người. Hàn Quốc vốn không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo, khí hậu khắc nghiệt, đất nước trải qua chiến tranh gặp vô vàn khó khăn. Nên từng được biết đến như một trong những nước nghèo nhất thế giới, đến nay kinh tế Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu mà cả thế giớ biết đến là “kỳ tích Sông Hàn”. Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá đứng thứ 4 châu Á, thứ 11 trên thế giới và trở thành nền kinh tế đứng thứ 9 trong 46 quốc gia OCED. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục tăng qua các năm, năm 2019 đạt 31.791 USD, năm 2020 dự kiến sẽ tăng 2,3% [83], [95].

Thành công của Hàn Quốc là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển. Hàn Quốc, đã khắc phục được những khó khăn do đặc thù của ngành như: điều kiện, môi trường làm việc khắc nghiệt và yêu cầu về chất lượng NNL ngày càng cao, đã duy trì được phát triển về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu NNL. Sự thành công của Hàn Quốc, không phải quốc gia có biển nào cũng đạt được trong các mặt như: xây dựng kế hoạch NNL; tuyển dụng NNL; bố trí, sử dụng NNL; tạo động lực làm việc cho NNL và đặc biệt là duy trì và thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, thu hút NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Kết quả phát triển NNL giúp cho lĩnh vực biển và các ngành công nghiệp đại dương Hàn Quốc đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong đó, năm 2003 kinh tế biển đóng góp 7% GDP cả nước và dự kiến đạt 8,6% GDP vào năm 2020. Đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia giàu có nhờ khai thác các tiềm năng, thế mạnh của biển, phát triển nhanh kinh tế biển và trở thành một trong năm cường quốc biển [89] [84].

Bên cạnh những thành công trên, trong lĩnh vực phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc cũng còn một số hạn chế cần được nghiên cứu để tránh lặp lại. Xuất phát từ vai trò quan trọng, quyết định của NNL đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nói chung, đối với phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền biển đảo nói riêng; từ sự tương đồng với Việt Nam trong các lĩnh vực nói chung, cũng như trong lĩnh vực biển nói riêng và những thành công, chưa thành công của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế biển nói chung, trong phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển nói riêng, NCS lựa chọn chủ đề “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sĩ. Nhằm góp phần làm phong phú hơn về mặt lý luận đối với phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, từ đó đóng góp vào việc giải quyết những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam đang phải đối mặt, thông qua nghiên cứu vận dụng các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển lý luận phát triển NNL nói chung, phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, xây dựng khung lý luận để phân tích đánh giá thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm vận

dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn 2045 góp phần đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, luận án tập trung thực hiện một số nhiệm vụ

sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề

luận án, đánh giá những thành công, kinh nghiệm và kết quả đạt được của các công trình để kế thừa vào nghiên cứu luận án, phát hiện những khoảng trống nghiên cứu để lựa chọn, xác định các nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Hệ thống hóa, làm rò hơn sở lý luận phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, cụ thể làm rò: Khái niệm NNL, NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển; phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển; làm rò đặc điểm NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, nội dung phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL quản lý TNMT biển cho Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản TNMT biển Việt Nam, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp, điều kiện và khuyến nghị để vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn quốc vào phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Về nội dung

Luận án tiếp cận nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, theo quan điểm quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức và tiếp cận NNL theo hướng quản lý tổng hợp, không tiếp cận NNL theo hướng quản lý đơn ngành. Tuy nhiên, do đây là vấn đề rộng và phức tạp nên trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào đối tượng trực tiếp là nguồn nhân lực quản lý TNMT biển: gồm các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển với các nội dung sau:

- Làm rò khái niệm NNL quản lý TNMT biển, đưa ra những nội dung phát triển và các hoạt động phát triển NNL quản lý TNMT biển. Xác lập các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích rò các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc đối với Việt Nam.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, trên cơ sở đó làm rò những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, điều kiện và kiến nghị vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam.

b. Phạm vi về không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc.

c. Phạm vi thời gian:

Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc giai đoạn 2013 đến 2020. Từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng, một số giải pháp và điều kiện vận dung kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển Viêt Nam giai đoạn 2020 đến 2030 tầm nhìn 2045.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án tiếp cận nghiên cứu phát triển NNL quản lý TNMT biển theo quan điểm quản trị NNL trong tổ chức, được thể hiện ở các hoạt động phát triển nguồn

nhân lực và đánh giá phát triển theo các nhóm tiêu chí chủ yếu sau: (i) Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu; (ii) Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về chất lượng, thể hiện ở mức độ phát triển về thể lực, trí lực, tâm lực; (iii) Nhóm tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng cho nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội và quản lý, gồm:

4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu về NNL, phát triển NNL đã được công bố và kết hợp sử dụng một số phương pháp phổ biến trong nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội và quản lý để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL quản lý TNMT biển của cả Hàn Quốc và Việt Nam, cụ thể:

4.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập, lựa chọn và hồi cứu các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, ấn phẩm, sách báo, tạp chí khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các số liệu thống kê…về NNL, phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam đã công bố. Để phân tích, luận giải, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, làm rò những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và điều kiện vận dung kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào Việt Nam.

4.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn các chuyên gia và các đối tượng liên quan

Dữ liệu sơ cấp thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi, được thực hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp và gián tiếp đến các đối tượng khảo sát.

a. Về đối tượng khảo sát

Luận án đã sử dụng 3 bảng câu hỏi cho các nhóm đối tượng: (1) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực biển, đảo ở Trung ương và địa phương; (2) Cán bộ quản lý, các chuyên gia, làm

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí