(2) Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao trên biển;
(3) Tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
(4) Khảo sát, thăm dò, nghiên cứu biển, hải đảo và đại dương;
(5) Bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(6) Thiết lập, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về TNMT biển và hải đảo;
(7) Tổ chức tuyên truyền về biển đảo; Làm đầu mối tổng hợp hoạt động hợp tác quốc tế về biển.
Như vậy, mục đích, phạm vi hoạt động của NNL quản lý TNMT biển, đảo là đa dạng, vừa quản lý tổng hợp, vừa quản lý ngành và chuyên ngành, liên quan đến quản lý nhà nước của hầu hết các ngành, lĩnh vực như: Công thương, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, khoa học và Công nghệ, ngoại giao, quốc phòng, an ninh...
Đặc điểm này một mặt cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của NNL quản lý TNMT biển đối với phát triển KTXH, bảo vệ TNMT và an ninh quốc phòng. Mặt khác cho thấy tính đa dạng, phức tạp của lĩnh vực quản lý TNMT biển. Do vậy, đòi hỏi NNL quản lý nhà nước về TNMT biển, phải bao gồm nhiều ngành, nghề, chuyên môn, để đảm nhận và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b. Đối tượng lao động
Đối tượng lao động của NNL quản lý TNMT biển là quản lý Nhà nước về TNMT biển, hải đảo tại các vùng biển và đảo của Việt Nam, một lĩnh vực quản lý đa ngành, được hình thành trên cơ sở hợp nhất nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước bao gồm: địa chất khoáng sản biển; môi trường biển; khí tượng thuỷ văn biển; đo đạc, bản đồ biển... Đây là lĩnh vực vừa đòi hỏi phải nghiên cứu điều tra phát hiện, đề xuất giải pháp khai thác, vừa phải tổ chức quản lý và bảo vệ TNMT, các hoạt động điều tra trên vùng biển, hải đảo ở khắp các tỉnh, thành phố có biển, hải đảo. Đồng thời là lĩnh vực liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều lĩnh vực, như: KHCN, an ninh, quốc phòng, địa chất, khoáng sản. Do vậy, để quản lý TNMT biển đảm bảo chất lượng, hiệu quả đòi hỏi phải có NNL chất lượng cao và có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Tác Giả Trong Nước
- Các Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Các Tác Giả Trong Và Ngoài Nước
- Khái Niệm Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
- Hoạt Động Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
- Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triên Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
c. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc của NNL quản lý TNMT biển rất khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng lớn của môi trường thiên nhiên, như bão, sóng biển, nắng, nóng, địa bàn làm việc khá phân tán, điều kiện làm việc thường xa đất liền có nhiều khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm do sóng, bão. Nên đòi hỏi NNL quản lý TNMT biển phải có sức khỏe, thể lực tốt, đặc biệt là phải chịu được tác động của sóng, gió biển, chịu được sự rung, lắc của tàu biển, cũng như điều kiện ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn của
những chuyến đi biển dài ngày. Do vậy, để thu hút được NNL vừa có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao, vừa có sức khỏe vào lĩnh vực quản lý TNMT biển đòi hỏi phải có cơ chế chính sách thu hút, sử dụng hấp dẫn.
d. Kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất của NNL quản lý TNMT biển rất trừu tượng, không phải là những sản phẩm hàng hóa cụ thể, mà chủ yếu là những tham mưu về cơ chế, chính sách quản lý, khai thác, bảo vệ TNMT biển. Nên nó là kết quả lao động của tập thể NNL, do vậy rất khó đánh giá một các chính xác kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân nhân lực quản lý TNMT biển. Đặc điểm này đòi hỏi, công tác tổ chức, quản lý nguồn nhân lực TNMT biển, một mặt phải quan tâm đến công tác tổ chức, sự phối hợp, công tác giữa những người lao động để có kết quả cao. Mặt khác cần quan tâm đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc của mỗi người để có cơ sở thực hiện chế độ lương, thưởng, đề bạt… tạo động lực phát triển NNL.
Ngoài những đặc điểm có tính đặc trưng trên, thì về cơ bản NNL quản lý Nhà nước về TNMT biển chủ yếu là lao động trí óc, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ này đang chủ yếu được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nên chủ yếu chịu ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi phát triển NNL quản lý TNMT biển phải có những giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo để phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu theo vùng, miền, lãnh thổ (vùng ven biển, hải đảo), cơ cấu về trình độ chuyên môn, về ngành nghề, về giới tính, lứa tuổi và yêu cầu bố trí sử dụng đảm bảo hiệu quả cao.
2.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Nguồn nhân lực quản lý TNMT biển có vai trò của NNL nói chung, đồng thời có vai trò đặc thù của NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển nói riêng đó là:
Một là, NNL quản lý TNMT biển là một bộ phận quan trọng của NNL quốc gia, một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tham mưu cho Nhà nước về quản lý, khai thác, bảo vệ TNMT biển. Đặc biệt trong điều kiện biển và đại dương ngày càng có vai trò quan trọng về mặt kinh tế - chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng. Khu vực biển Đông Á - Thái Bình Dương đang là một trong những nơi hội tụ lợi ích then chốt của các nước, bởi tiềm năng KT, an ninh chiến lược, cũng như vị thế địa - chính trị. Biển Đông cũng đang có những diễn biến rất phức tạp. Do vậy, NNL quản lý TNMT biển, lại càng có vai trò quan trọng, đối với phát triển kinh tế bền vững của đất nước nói chung và đối với phát triển kinh tế biển nói riêng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển xanh.
Hai là, NNL quản lý TNMT biển, có vai trò nâng cao năng lực nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ TNMT biển một cách có căn cứ khoa học và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế biển, bảo vệ TNMT, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Thể hiện rò, NNL quản lý TNMT biển và hải đảo, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng tham mưu hoạch định chính sách, pháp luật về biển, đảo của quốc gia, nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình TNMT, tình hình diễn biến môi trường trên biển..., tham mưu cho các cấp để ra quyết định và hoạch định chính sách về biển, đảo.
Ba là, NNL quản lý TNMT biển góp phần quan trọng vào đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước nói chung, CNH - HĐH kinh tế biển nói riêng và vào thành công của hội nhập quốc tế, trong lĩnh vực quản lý TNMT biển, để phát triển đất nước bền vững. Do biển là không gian liên thông, có thể lan truyền trên diện rộng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các hệ sinh thái biển có quy mô khác nhau và có thể bao trùm vùng biển của nhiều quốc gia, thậm chí của toàn bộ đại dương. Nên, vấn đề bảo vệ môi trường biển nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung cần sự nỗ lực của toàn cầu. Do vậy, hội nhập quốc tế của ngành TNMT nói chung và lĩnh vực quản lý TNMT biển và đảo nói riêng là tất yếu. Trong hội nhập, NNL được coi là trụ cột, quyết định đến thành công của hội nhập trong quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên biển và đại dương; Nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác và bảo vệ TNMT biển.
Bốn là, NNL quản lý TNMT biển có vai trò tạo ra tính chuyên nghiệp mới trong công việc và quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý TNMT biển.
2.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
2.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Về phát triển NNL có nhiều khái niệm khác nhau, các nghiên cứu cho thấy, các hoạt động bắt đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ, trong cuộc cách mạng công nghiệp [99]. Tài liệu tổng hợp về phát triển NNL từ những ngày đầu tiên của nhân loại cho rằng đào tạo và học tập là các quá trình sống còn và sinh tồn [64], [94].
Khi xem xét các khái niệm về phát triển NNL, NCS đã chọn hai khái niệm sau: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra “phát triển NNL là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung và còn là phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” [46]; Liên Hiệp Quốc, “phát triển NNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển KTXH và nâng cao chất lượng cuộc sống” [14]. Lựa chọn hai khái niệm trên, NCS muốn nhấn mạnh đến
nội dung các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng NNL; nội dung phát triển NNL đề cập toàn diện đến số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL. Đây là cơ sở để NCS kế thừa để hình thành khái niệm phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển.
Về NNL quản lý TNMT biển, đến nay cũng có khá nhiều các công trình trong và ngoài nước đề cập đến, tuy nhiên về khái niệm phát triển NNL quản lý TNMT thì chưa có công trình nào đề cập một cách rò ràng, cụ thể. Từ tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp về phát triển NNL, phát triển NNL quản lý TNMT biển, luận án đưa ra khái niệm phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển là tổng hợp các hoạt động, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, nhằm đảm bảo NNL lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Phát triển NNL quản lý TNMT biển là: tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển về số lượng, hợp lý về cơ cấu theo hướng tiến bộ; nâng cao về chất lượng (gồm thể lực, trí lực, tâm lực). Nội hàm khái niệm NCS đưa ra thể hiện phát triển NNL quản lý TNMT biển là quá trình mang tính liên tục và chiến lược nhằm gia tăng về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Trong đó nội dung hay hoạt động phát triển NNL quản lý TNMT biển bao gồm những hoạt động để đạt được yêu cầu về NNL. Trong phạm vi của luận án, NCS sẽ tập trung làm rò phát triển NNL quản lý TNMT biển ở các nội dung chủ yếu sau.
2.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường
biển
2.2.2.1. Phát triển về số lượng, hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực quản lý tài
nguyên, môi trường biển
Số lượng NNL quản lý TNMT biển là tổng số NNL trong danh sách của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và của các địa phương ven biển đang tham gia vào quá trình quản lý, điều tra, nghiên cứu, bảo vệ TNMT biển và hải đảo, bao gồm cả những người đang được cử đi đào tạo trong và ngoài tổ chức. Phát triển về số lượng NNL quản lý TNMT biển thực chất là cung cấp đủ số lượng NNL cho hoạt động quản lý, nghiên cứu, điều tra… bảo vệ TNMT biển hiện tại và đáp ứng yêu cầu phát triển công tác quản lý Nhà nước về TNMT biển trong tương lai. Đặc biệt phát triển NNL quản lý TNMT biển cần chú ý đến lực lượng quan trọng nhất, trong NNL quản lý TNMT biển, đó là đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản lý, có trình độ và kỹ năng cao, hay nói cách khác là chú trọng đến NNL chất lượng cao.
Hợp lý về cơ cấu NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển
Cơ cấu NNL quản lý TNMT biển được xem xét ở những cơ cấu chủ yếu sau: Tỷ lệ NNL quản lý TNMT biển trong dân số và lao động; cơ cấu NNL theo độ tuổi, giới tính, theo trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp và theo thâm niên nghề.
Đối với Việt Nam, biển và đại dương ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt về kinh tế - chính trị và có vị trí chiến lược trong bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quốc gia. Nên đòi hỏi tăng về số lượng và tỷ trong NNL quản lý TNMT biển trong cơ cấu dân số và LĐ, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến lược ngày càng quan trọng. Cơ cấu NNL theo tuổi thường được xem xét ở các lứa tuổi từ: 18 đến 34 tuổi; từ 35 đến 55 tuổi và trên 55 tuổi. Mặt khác do đặc thù môi trường và điều kiện làm việc của NNL quản lý TNMT biển khắc nghiệt, nên cơ cấu NNL quản lý TNMT tỷ lệ nam phải chiếm chủ yếu trong tổng số NNL.
Về cơ cấu NNL quản lý TNMT biển theo trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về TNMT biển ngày càng cao, nên cơ cấu NNL phải từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ NNL có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao và tăng tỷ lệ NNL có chuyên môn chuyên sâu về biển, đảo trong tổng số NNL. Về cơ cấu NNL theo thâm niên nghề cần đảm bảo NNL có thâm niên nghề cao, có nhiều kinh nghiệm.
2.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường
biển
Phát triển về chất lượng NNL quản lý TNMT biển là sự hình thành và không
ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp (lành nghề) và khả năng hành nghề của NNL bao gồm nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của NNL quản lý TNMT biển.
- Nâng cao thể lực của NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển là nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Nâng cao sức khỏe thể chất của NNL quản lý TNMT biển là tăng lên sự cường tráng, khả năng mang vác, sức LĐ chân tay và sức bền làm việc. Ngoài ra, do đặc thù của lĩnh vực quản lý TNMT biển, nên nâng cao sức khỏe của NNL còn phải tính đến khả năng chịu đựng của NNL trước những áp lực công việc, trong điều kiện sóng to, gió lớn của biển, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước sự tác động của môi trường biển, như sóng, gió to, nắng nóng, nước mặn…
Nâng cao sức khỏe tinh thần của NNL quản lý TNMT biển là tăng sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, tăng khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hành động. Để nâng cao sức khỏe NNL cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, chăm sóc sức khỏe người lao động, thường xuyên khám sức khỏe, nhằm phát hiện, điều trị kịp thời bệnh tật. Mặt khác, cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần NNL, chú trong cải thiện điều kiện làm việc, hướng dẫn, tư vấn NNL có kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, tạo cho NNL có đầy đủ sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao trí lực của NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển là nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và kỹ năng lao động.
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một người lĩnh hội, tích lũy được qua đào tạo, trải nghiệm hoặc học hỏi. Để nâng cao trình độ NNL, cơ quan, đơn vị sử dụng NNL cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao, đến bố trí, sử dụng, tạo môi trường làm việc, đặc biệt là đến đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để NNL tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Kiến thức của NNL là yếu tố đầu tiên, quan trọng cấu thành năng lực của NNL. Nâng cao kiến thức cho NNL quản lý TNMT biển là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và trong giải quyết, xử lý công việc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cũng có thể hiểu, kỹ năng là việc NNL vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm vào thực hiện công việc được giao.
Kỹ năng NNL phụ thuộc vào tính đặc thù của nghề nghiệp, của từng lĩnh vực công việc. Thông thường, kỹ năng của NNL gồm có kỹ năng cứng (trí tuệ logic) và kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc). Kỹ năng cứng còn gọi là kỹ năng chuyên môn: là kỹ năng có được do giáo dục, đào tạo từ nhà trường, đây là kỹ năng mang tính nền tảng. Kỹ năng này thường thể hiện trong bản khai lý lịch nhân sự, như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Kỹ năng mềm, là phạm trù trìu tượng. Kỹ năng mềm phụ thuộc chủ yếu vào tính cách, khả năng của từng người. Đối với người lao động chìa khóa dẫn đến thành công là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng trên. Nâng cao kỹ năng cho NNL quản lý TNMT biển là nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực hiện nhiệm vụ, được thể hiện trong kết quả hoạt động quản lý của NNL, cũng như trong cách sử dụng đôi tay của NNL vào lắp ráp, vận hành máy móc, trang thiết bị, vào quá trình lấy mẫu, điều tra, khảo sát; sử dụng tính sáng tạo trong phát minh, thiết kế…; khả năng tổ chức triển khai thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ mới, hay trong tổ chức, chỉ đạo, ra quyết định điều hành hoạt động của tổ chức… Như vậy nâng cao trí lực của NNL là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức (tâm lực) NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển là nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phẩm chất đạo đức NNL quản lý TNMT biển trước hết là nhân cách của NNL, thể hiện ở lòng tự trọng và biết tôn trọng đồng nghiệp, thể hiện ở chất lượng và sự trung thực với kết quả làm việc của mình, luôn giữ được nhân cách, phẩm chất độc lập, biểu hiện sự tôn nghiêm trong thực hiện công việc, thẳng thắn đấu tranh bảo vệ cái đúng và sự trung thực của dữ liệu.
Nhân cách còn thể hiện ở sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong điều kiện tự nhiên và xã hội, trước sóng to, bão lớn, trước sự đe dọa của kẻ
thù khi thực hiện nhiệm vụ. Do đối tượng nghiên cứu, điều tra, quản lý TNMT biển rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp, nhiều ngành nghề khác nhau đều tập trung vào một đối tượng là quản lý TNMT biển và hải đảo, nên đòi hỏi khách quan cần phải có sự phối hợp, sự cộng tác chặt chẽ giữa các ngành, nên đòi hỏi NNL phải có kỹ năng hợp tác để thực hiện nhiệm vụ.
Phẩm chất chỉ tư cách, đạo đức, là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Phẩm chất đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương, nội dung các chuẩn mực phẩm chất đạo đức thay đổi theo những điều kiện lịch sử cụ thể. Chức năng cơ bản của phẩm chất đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc được xã hội, tổ chức thừa nhận, bằng sức mạnh của giáo dục, lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội và tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao phẩm chất đạo đức trong thực thi nhiệm vụ, chính là nâng cao: tính kỷ luật, tự giác, tinh thần hợp tác, trách nhiệm, tác phong làm việc trước công việc được giao…
Như vậy, phẩm chất đạo đức thể hiện thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân cũng như đối với người khác trong xã hội.
Thái độ là bộc lộ ý nghĩ, tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh nhất định bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Thái độ chính là cách suy nghĩ (nhận thức), cách ứng xử (ý thức) trong công việc của con người. Để nâng cao thái độ của NNL quản lý TNMT biển cần: (i) Nâng cao sự đam mê với công việc của NNL: đó là sự tâm huyết, sự trăn trở, suy nghĩ nhằm thực hiện tốt nhất công việc được giao. Đam mê trong công việc giúp cho NNL nhận thấy giá trị đích thực của mình đối với kết quả thực hiện công việc, đó là lòng tự trọng, vị thế, đẳng cấp của chính bản thân NNL trong lao động sản xuất; (ii) Nâng cao tinh thần hợp tác trong công việc: là nâng cao khả năng làm việc nhóm, thể hiện trách nhiệm của mình đến sứ mệnh của tổ chức. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ NNL nào trong một tổ chức chuyên nghiệp. Nâng cao tinh thần hợp tác, nhằm tạo ra bầu không khí thân thiện, đoàn kết, ngăn chặn tính bè phái, cục bộ trong tổ chức, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn thách thức. (iii) Nâng cao lòng nhiệt huyết: thể hiện, sẵn sàng vượt qua tất cả các trở ngại và rào cản trong thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, nâng cao phẩm chất đạo đức tức là quan tâm đến “hồng” của NNL, nâng cao trí lực là quan tâm đến “chuyên” của NNL.
2.2.2.3. Sử dụng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Sử dụng NNL là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả phát triển NNL, đồng thời là chỉ số đánh giá trình độ tổ chức, quản lý NNL. Vì vậy, để sử dụng NNL một cách có hiệu quả cần lưu ý đến: Xác định chính xác tiêu chuẩn,
chức danh của các vị trí việc làm, cần quan tâm đến các thông tin về NNL như tuổi tác, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng khiếu, các lớp đào tạo đã qua, khả năng thăng tiến, chú trọng đánh giá đúng, khách quan kết quả thực hiện công việc của NNL để có cơ sở quyết định, bố trí, sử dụng NNL cho phù hợp với từng vị trí công tác; Quan tâm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, chiến lược, phát triển ngắn, trung, dài hạn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, chiến lược, phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến NNL để mọi người hiểu và nhận thức được thời cơ, thách thức. Nhằm động viên, khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của NNL trong khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên thực hiên tốt nhiệm vụ được giao.
biển
2.2.3. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KHCN trên thế giới (đặc biệt là cuộc
CMCN lần thứ 4: Công nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ thông tin và công nghệ nano) đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, tạo ra những đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc đến phát triển KTXH và bản thân con người. KHCN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhân loại đang hướng tới nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, phát triển NNL quản lý TNMT biển đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Một là, đảm bảo đủ về số lượng NNL nhất là số lượng NNL chất lượng cao, đây là yêu cầu cơ bản, là ba khâu đột phá để CNH - HĐH thành công; nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chủ yếu theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tăng cường ứng dụng phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dung KHCN hiện đại vào nghiên cứu, điều tra, quản lý tài nguyên, kiểm soát môi trường biển.
Hai là, phát triển NNL quản lý TNMT biển phải đảm bảo nâng cao về chất lượng, đặc biệt là NNL chất lượng cao, hợp lý về cơ cấu, để có khả năng hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý, khai thác, bảo vệ TNMT biển. Mặt khác để đảm bảo NNL có năng lực thích ứng cao với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, sự khó khăn của các nguồn đầu tư tài chính, cũng như sự gia tăng ngày càng cao của vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa và vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Năng lực của NNL quản lý TNMT biển hiện nay biểu hiện ở: khả năng tiếp cận, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại vào thực hiện nhiệm vụ, nhạy bén trong quản lý, khả năng biến tri thức thành kỹ năng quản lý giỏi, thể hiện ở trình độ quản lý cũng như am hiểu sâu về chuyên môn nghề nghiệp…
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá cao, yêu cầu mức độ thành thạo ngoại ngữ của NNL càng phải