Ngoài ra, lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc còn luôn tạo các điều kiện cho NNL làm việc, như: tạo điều kiện để NNL làm việc linh hoạt về thời gian, tăng số ngày nghỉ (liên quan đến việc giảm số tiền thuế phải nộp), tạo cơ hội để học lên cao (hỗ trợ trả tiền), cho nghỉ một số ngày để đi học, cho nghỉ một số giờ để làm bài tập, tạo điều kiện cân bằng cuộc sống, như công tác (thể thao, nghỉ dưỡng), trang bị phương tiện làm việc (máy tính, điện thoại), tạo cơ hội tham gia những dự án hợp tác với khu vực tư nhân..., bố trí xe đưa đón nhân viên, hỗ trợ nhà ở cho cán bộ ở tỉnh xa...
Đánh giá về điều kiện, môi trường làm việc của NNL quản lý tài nguyên môi trường biển, theo điều tra có 41,7% cán bộ quản lý, 36,8% chuyên gia được hỏi đánh giá điều kiện, môi trường làm việc khá, 58,3% cán bộ quản lý, 63,2% chuyên gia được hỏi đánh giá điều kiện, môi trường làm việc tốt.
Bảng 3.9. Đánh giá về môi trường làm việc NNL của tổ chức
Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động | Chuyên gia | |||
Số người trả lời | Tỷ lệ % | Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Yếu | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trung bình | 0 | 0 | 0 | 0 |
Khá | 5 | 41,7 | 7 | 36,8 |
Tốt | 7 | 58,3 | 12 | 63,2 |
Tổng | 12 | 100% | 19 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triên Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
- Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc
- Công Tác Tuyển Dụng, Thu Hút Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc
- Đánh Giá Về Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nnl Của Tổ Chức
- Những Thành Công Và Hạn Chế Nổi Bật Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc
- Kinh Nghiệm Chưa Thành Công Của Hàn Quốc Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)
Mặt khác theo khảo sát thực tiễn tại Hàn Quốc năm 2020, NCS nhận thấy tại các cơ quan quản lý TNMT biển Hàn Quốc có môi trường làm việc chuyên nghiệp, người LĐ được tạo điều kiện và cơ hội cho phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, tinh thần làm việc của NNL cởi mở, có sự hợp tác chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhận định của NCS cũng phù hợp với kết quả khảo sát có: 83,3% cán bộ quản lý, 73,7% chuyên gia được hỏi đánh giá môi trường, điều kiện làm việc khá, 8,3% cán bộ quản lý, 21,1% chuyên gia được hỏi đánh giá tốt. Kết quả này cho thấy môi trường, điều kiện làm việc của NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 3.10. Đánh giá về chính sách cơ hội thể hiện năng lực NNL của tổ chức
Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động | Chuyên gia | |||
Số người trả lời | Tỷ lệ % | Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Yếu | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | 8,3 | 1 | 5,3 | |
Khá | 10 | 83,3 | 14 | 73,7 |
Tốt | 1 | 8,3 | 4 | 21,1 |
Tổng | 12 | 100% | 19 | 100% |
Trung bình
(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)
3.1.2.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc
a. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Chính phủ
Hàn Quốc sớm xác định vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của NNL đối với phát triển KT, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, nên đã chú trọng đầu tư các nguồn lực cho đào tạo, phát triển NNL biển. Cụ thể đã quan tâm xúc tiến giáo dục XH, kết hợp chặt chẽ với giáo dục trong các trường phổ thông, thông qua việc, đưa những vấn đề cơ bản về biển vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông, nhằm giáo dục nhận thức đúng đắn và tinh thần nỗ lực học tập, nghiên cứu về biển cho những công dân tương lai của Hàn Quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bộ Đại dương và Thủy sản, Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nghề lĩnh vực biển tại các công ty, doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách ưu đãi bố trí, sử dụng và đãi ngộ lực lượng LĐ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, chính sách động viên, khuyến khích kịp thời, thỏa đáng cho các hoạt động sáng tạo của người LĐ lĩnh vực TNMT biển trong LĐ, sản xuất và đời sống xã hội. Đặc biệt Hàn Quốc đã có nhiều cơ chế khuyến khích đầu tư, để phát triển lĩnh vực đào tạo NNL chất lượng cao, đã hiện đại hóa các trung tâm đào tạo nhân tài, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu KHCN biển, đồng thời có nhiều chính sách khuyến khích phát triển NNL thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học về biển.
Ở Hàn Quốc các trường đại học, các viện nghiên cứu KHCN, các trường trung cấp, cao đẳng liên quan đến biển phát triển nhanh, các chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu đều tiếp cận được với công nghệ hiện đại và kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Hầu hết các trường đại học lớn ở Hàn Quốc đều có các chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu về biển, trong đó có một số trường, viện chuyên đào tạo và nghiên cứu sâu về biển như: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ, Đại học Hàng hải, Đại học Quốc gia Pukyong và Đại học Yonsei, Viện biển… Các chuyên ngành chính hiện Hàn Quốc đang đào tạo về biển, tại các trường đại học ở Hàn Quốc như: Hải dương học, vật lý, Khí tượng, Môi trường, Sinh thái, Hóa học, Địa chất, Viễn thám, Hàng hải, Thủy sản, Dự báo và Phòng chống thiên tai, Kỹ thuật vùng bờ, Quản lý và Chính sách về biển…với chương trình đào tạo 4 năm cho bậc đại học, 2
năm cho bậc thạc sĩ và 3 năm cho bậc tiến sĩ. Tại trường, ngoài việc được trang bị các kiến thức lý thuyết về chuyên ngành, sinh viên, NCS còn được tham gia các nghiên cứu thực địa, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thông qua các dự án nghiên cứu của Khoa hoặc Viện nghiên cứu thuộc trường.
Đa số các trường đại học tại Hàn Quốc đều đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên phải học và thi đạt được số lượng các tín chỉ nhất định, mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Sinh viên được kéo dài khóa học thêm 1 hoặc 2 học kỳ. Một chương trình đào tạo đại học kết cấu khoảng 130-150 tín chỉ, trung bình trong mỗi học kỳ sinh viên phải học từ 35 đến 40 tín chỉ. Các khóa đào tạo thạc sĩ tại các trường đại học của Hàn Quốc chủ yếu dựa trên định dạng hội thảo khoa học, lượng tín chỉ của mỗi khóa là 30 tín chỉ, sau đó học viên phải viết luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Đối với đào tạo tiến sĩ, thời gian lên lớp giảng dạy ít, chủ yếu dựa vào kết quả các công trình nghiên cứu và viết luận án của NCS. Nhằm nâng cao kinh nghiệm thực tiễn, tư duy, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc theo nhóm của NCS [102].
Bảng 3.11. Chiến lược xúc tiến phát triển NNL và nhiệm vụ chính sách lĩnh vực biển Hàn Quốc
Nhiệm vụ chính sách chi tiết | |
Tóm tắt chiến lược 1 | 1.1 Giáo dục chính sách bảo vệ TNMT và thủy sản biển tương lai 1.2 Tăng cường vai trò quản lý, lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước trong kỷ nguyên phân cấp 1.3 Mở rộng giáo dục nghề thủy sản biển |
Tóm tắt chiến lược 2 | 2.1 Tối đa hóa giá trị dịch vụ công 2.2 Tăng cường giáo dục cơ bản 2.3 Tăng cường giáo dục nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của ngành |
Tóm tắt chiến lược 3 | 3.1 Thiết lập hệ thống giáo dục theo nhu cầu của người học, lấy người học làm trung tâm 3.2 Tăng cường hệ thống giáo dục trên môi trường mạng (giáo dục trực tuyến). |
Tóm tắt chiến lược 4 | 4.1 Xây dựng chính sách quản trị nhân sự khu vực công hợp lý 4.2 Đa dạng hóa hình thức phát triển NNL và đối tượng sử dụng NNL khu vực công 4.3 Nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng giáo dục "tổ chức phát triển NNL chuyên nghiệp" |
Nguồn: Hong Hyung Pyo, Mun Suk Ran, Hong Hye Su( 2017) [102]
Đánh giá về chính sách đào tạo, trình độ cao NNL quản lý TNMT biển, theo điều tra cho kết qủa sau: 33,3% cán bộ quản lý, 26,3% chuyên gia được hỏi đánh
giá là khá, 58,3% cán bộ quản lý, 68,4% chuyên gia đánh giá tốt. Kết quả trên cho thấy chính sách đào tạo NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã được quan tâm đào tạo, đảm bảo chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bảng 3.12. Đánh giá về chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức
Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động | Chuyên gia | |||
Số người trả lời | Tỷ lệ % | Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Yếu | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trung bình | 1 | 8,3 | 1 | 5,3 |
Khá | 4 | 33,3 | 5 | 26,3 |
Tốt | 7 | 58,3 | 13 | 68,4 |
Tổng | 12 | 100% | 19 | 100% |
(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)
Hợp tác quốc tế với các quốc gia biển tiên tiến: Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường, viện mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu phát triển KHCN, để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và ứng dụng những thành tựu KHCN tiên tiến vào đào tạo, phát triển NNL nói chung, đào tạo phát triển NNL lĩnh vực biển nói riêng.
Các viện nghiên cứu, các nhà khoa học về biển của Hàn Quốc được khuyến khích cộng tác với các đối tác truyền thống của Hàn Quốc như: Chương trình quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA), Văn phòng UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tiểu ban UNESCO, Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) khu vực Tây Thái Bình Dương; Viện Hải dương học Scripps, Trường Đại học California Hoa Kỳ; Trường Đại học Oregon State Hoa Kỳ; Viện Nghiên cứu Đại dương tại Đại học Tokyo; Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển và Trái Đất Nhật Bản (JAMTEC),… nhằm tranh thủ trao đổi, học hỏi những thành quả của các nước phát triển, giảm dần khoảng cách về trình độ KTXH, về KHCN và về đào tạo NNL giữa Hàn Quốc và các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến lựa chọn những sinh viên giỏi, những cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng đưa đi đào tạo ở các nước phát triển từ các nguồn kinh phí của Nhà nước, của các tổ chức, và từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Hợp tác quốc tế với các quốc gia biển đang phát triển: Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ với các trường đại học và viện của các nước để đào tạo phát triển NNL quản lý TNMT, thủy sản, du lịch, khoa học thủy văn và đào tạo, trao đổi thông tin về biển. Chính phủ Hàn Quốc có chính sách khuyến khích các trường đại học của mình thu hút sinh viên các nước trên thế giới đến học, nghiên cứu. Hàng năm các trường đều giành học bổng và tiếp nhận đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho sinh viên, NCS các nước trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Một mặt để giúp đỡ, hỗ trợ các nước đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao. Mặt khác nhằm tăng thêm thu nhập, tranh thủ NNL, tri thức, kinh nghiệm của các nước có sinh viên, NCS tới học.
Đánh giá về đào tạo nâng cao trình độ NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc ở nước ngoài, theo khảo sát cho kết quả sau: 41,7% cán bộ quản lý, 42,1% chuyên giá đánh giá khá, 50% cán bộ quản lý 52,6% chuyên gia đánh giá tốt.
Bảng 3.13. Đánh giá về học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài NNL
Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động | Chuyên gia | |||
Số người trả lời | Tỷ lệ % | Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Yếu | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trung bình | 1 | 8,3 | 1 | 5,3 |
Khá | 5 | 41,7 | 8 | 42,1 |
Tốt | 6 | 50 | 10 | 52,6 |
Tổng | 12 | 100% | 19 | 100% |
(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)
Trong phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phát triển có hệ thống và liên tục. Trên cơ sở Luật khung về phát triển NNL, Cơ quan phát triển NNL Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã đưa ra bốn phương hướng và 11 nhiệm vụ xúc tiến phát triển NNL quản lý TNMT biển. Hai chiến lược đầu tiên liên quan đến việc bổ sung các nội dung đào tạo phát triển NNL và tái cấu trúc chiến lược mới. Chiến lược thứ ba có sự thay đổi lớn trong điều hành phát triển NNL và chiến lược thứ tư là mở rộng cơ sở hạ tầng để giải quyết những thách thức mới (Nội dung chính của Luật khung về phát triển NNL Hàn Quốc được trình bày tại Phụ lục 7, tr203). Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc đã thường xuyên đánh giá các cơ sở giáo dục, đào tạo và phát triển NNL, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Trong đó, Bộ Đại dương và Thủy sản, được Chính phủ chỉ định là một trong những "cơ quan có trách nhiệm đánh giá các cơ sở giáo dục đào tạo". Từ năm 2017, Hàn Quốc đề ra bốn chiến lược giáo dục đào tạo NNL là:
Thứ nhất, thiết lập hệ thống đào tạo, tập trung vào đào tạo CBCC, người LĐ lĩnh vực biển (Đào tạo cơ bản và để nâng cao trình độ công chức, tăng cường liên kết công việc thông qua đào tạo chuyên ngành quản lý TNMT biển và thủy sản, thiết lập và vận hành hệ thống liên kết đào tạo bắt đầu từ hệ trung cấp).
Thứ hai, chuyển sang hệ thống GD định hướng học tập (tăng cường kế hoạch GD, định hướng giáo dục, thiết lập và vận hành kế hoạch GD thông qua hội thảo và hệ thống GD trực tuyến để hỗ trợ học tập tự định hướng).
Thứ ba, tăng cường hỗ trợ GD chính sách TNMT biển và thủy sản. Thúc đẩy và tăng cường các chương trình hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nhằm phổ biến văn hóa cho ngư dân, hàng hải quốc tế và quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Thứ tư, đổi mới và chuyển đổi mô hình tổ chức (tăng cường quản lý các chương trình GD năng lực cốt lòi của phát triển NNL, đổi mới tổ chức và quản lý NNL, cải thiện quy trình quản trị nội bộ và thiết lập các hệ thống đánh giá hiệu suất).
Dựa trên các chiến lược trung và dài hạn này, Bộ Đại dương và Thủy sản hướng tới mục tiêu trở thành tổ chức phát triển NNL tốt nhất ở Hàn Quốc, trong lĩnh vực TNMT và thủy sản biển. Chiến lược phát triển của MOF được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2016 ~ 2017): Chuẩn bị cho bước nhảy vọt
Giai đoạn 2 (2018 ~ 2019): Tập trung tạo đột phá về cơ cấu tổ chức
Giai đoạn 3 (sau năm 2020): phấn đấu trở thành tổ chức phát triển NNL tốt nhất trong lĩnh vực đại dương và thủy sản.
Nghiên cứu, khảo sát về sự hài lòng của người học và kết quả hoạt động của Viện Nghiên cứu Biển và Phát triển Thủy sản năm 2017 (16/01/2017 ~ 15.12/2017), cho thấy có sự thay đổi sau [102]:
Đa dạng về chương trình giáo dục, đào tạo;
Cơ sở vật chất và môi trường giáo dục được cải thiện, nâng cấp;
Đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu thực tế;
Nâng cao năng lực giảng viên và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo;
Người dân được tiếp cận nhiều hơn với chương trình GD;
Chương trình đào tạo được xây dựng có hệ thống;
Nhân viên điều hành được đào tạo chuyên nghiệp hóa.
b. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển
Trong bối cảnh CMCN 4.0, đòi hỏi Hàn Quốc phải thay đổi nhanh chóng GD, đào tạo nói chung, GD, đào tạo lĩnh vực quản lý TNMT biển nói riêng. Hàn Quốc đã quan tâm đào tạo, GD nâng cao nhận thức cho những nhân viên mới về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện để có kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp, nhằm tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0.
Hàn Quốc đã ban hành chính sách khuyến khích học tập, thông qua chính sách tiền lương, thể hiện mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp đại học cao gấp đôi học sinh tốt nghiệp trung học và gấp bốn lần học sinh tiểu học. Mặt khác, Hàn Quốc quy định chế độ bắt buộc học tập đối với cán bộ, thể hiện Điều 121 của Nghị định số 20544, quy định bất kỳ người nào đã được bổ nhiệm làm quản lý
phòng chống ô nhiễm biển, Điều 32 hoặc 36, bất kỳ người nào sử dụng nhân viên kỹ thuật tham gia kinh doanh, quản lý môi trường biển theo Điều 70 (2) bắt buộc phải được GD, đào tạo về phòng chống ô nhiễm biển và ứng phó với ô nhiễm biển, ít nhất năm năm một lần, đối với những nhân viên đang làm việc trên tàu biển dài hạn, có thể được hoãn lại một năm, (Luật số 8852, ngày 29 tháng 2 năm 2008; Luật số 11690, ngày 23 tháng 3 năm 2013) [86].
Nội dung đào tạo nguồn nhân lực TNMT biển Hàn Quốc hiện nay tập trung vào các chuyên ngành sau: Quản lý tổng hợp đới bờ; Kỹ thuật nuôi tôm ven biển; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Quy hoạch không gian biển và phát triển bền vững; Đa dạng và bảo tồn sinh học; Công nghệ khai thác sa khoáng và bồi hoàn cát bảo vệ môi trường; Khảo sát và lấy mẫu địa chất trên biển; Khảo sát địa vật lý trên biển; Khảo sát trắc địa trên biển; Khoan nông địa chất, địa chất công trình vùng biển nông ven bờ; Kỹ thuật hàng hải hoạt động trong nước; Kỹ thuật hàng hải quốc tế; Kỹ thuật và cộng nghệ đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ; Kỹ thuật và công nghệ tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản rắn; Kỹ thuật và công nghệ tìm kiếm thăm dò và khai thác khí hydrat; Địa kỹ thuật xây dựng cảng; Địa kỹ thuật xây dựng các công trình đê biển; Kỹ thuật xây dựng các công trình ven biển và cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu cực đoan; Địa kỹ thuật xây dựng các công trình trên các đảo san hô thích ứng với biến đổi khí hậu cực đoan; Kỹ thuật khoan thăm dò và khai thác dầu khí; Kỹ thuật lắp đường ống dẫn dầu khí trên biển; Môi trường an toàn đối với các thiết bị hoạt động trên biển; Quan trắc môi trường…
Chương trình giáo dục, đào tạo trong nội bộ ngành đại dương và thủy sản chú trọng đào tạo, tập huấn về phòng chống tham nhũng và nâng cao đạo đức công vụ. Tại Hàn Quốc, tham nhũng là hành vi được quản lý và xử lý chặt chẽ, nghiêm khắc nhất. Các cơ quan đơn vị lĩnh vực quản lý TNMT biển chú trọng giáo dục người mới tuyển hay mới bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo quản lý về các quy định phòng chống tham nhũng, về bộ quy tắc ứng xử (đây được coi là quy chế, chưa phải là quy định của luật); đặc biệt là về những "khoảng xám", không rò ràng về phạm trù đạo đức, ranh giới những gì được hay không được làm. Ngành đại dương và thủy sản đã quan tâm xây dựng thể chế, các quy định, quy chế chặt chẽ, cùng với các chế tài phòng, chống tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Các cơ quan, đơn vị lĩnh vực quản lý TNMT biển đã đưa nội dung các quy chế, quy định vào giáo dục trong nội bộ tổ chức, nhằm hướng dẫn NNL những việc được làm, không được làm. Quy định cơ chế, trách nhiệm giải trình về các quyết định của mình trong thực thi nhiệm vụ, quy định cơ chế, tạo môi trường khuyến khích NNL phát hiện các hành vi tham nhũng với tổ chức.
Lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc thực hiện quy hoạch, chuẩn bị cán bộ, công chức dự bị có năng lực, để bất kỳ ai trong nhóm dự bị cũng đủ năng lực kế cận. Việc xây dựng đội ngũ kế cận dựa trên nguyên tắc thực tài, tạo cơ hội, điều
kiện công bằng cho mọi người đều được quy hoạch vào đội ngũ kế cận. Mặt khác các cơ quan, đơn vị lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GD, đào tạo, bồi dưỡng NNL, ban hành các chính sách GD, đào tạo nhằm "nuôi dưỡng nhân tài, để có khả năng dẫn dắt và thực hiện thành công tham vọng chiến lược biển đặt ra trong OK21"[74].
Hiện nay, Bộ Đại dương và Thủy sản đã áp dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức đào tạo, trong đó đặc biệt quan tâm đến đào tạo trong công việc. Coi đây là phương pháp đào tạo NNL hiệu quả nhất. Đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin để NNL có điều kiện sử dụng cho học tập nâng cao trình độ. Ở Hàn Quốc ngay từ năm 1992, đã tiến hành cải cách GD với mục tiêu phát triển hệ thống GD mới, bảo đảm cho người dân được học tập suốt đời. Trong đó, GD kiến thức về CNTT trở thành phổ cập, trước đây các trường của Hàn Quốc xác định các môn học liên quan đến CNTT là môn học tự chọn, từ năm 2001, CNTT trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp một. Hàn Quốc còn yêu cầu các môn học, phải có trên 10% các hoạt động được sử dụng CNTT. Đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trương biển biển, do đặc thù thường xuyên phải đi biển kéo dài trong nhiều ngày. Nên đã cố gắng đảm bảo quyền tiếp cận, sử dụng thông tin, để mọi người có thể học tập nâng cao trình độ dễ dàng, thông qua các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là qua Internet.
Ở Hàn Quốc thực hiện hệ thống GD trọn đời, dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng CNTT phát triển. Công tác đào tạo trong nội bộ lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trương biển được Bộ Đại dương và Thủy sản giao cho Viện Phát triển Đại dương và Thủy sản nhiệm vụ, tổ chức phát triển NNL tài nguyên, môi trương, thủy sản biển, hàng năm Viện tiến hành trên 123 khóa đào tạo. Chương trình giảng dạy của viện được chia thành GD theo nhóm chuyên đề (67 khóa học), GD trực tuyến (56 khóa học). Ngoài ra, còn tiến hành GD chính sách, GD truyền thông môi trường cho cộng đồng...[102].
Ngoài Viện biển và Viện Phát triển Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Thủy sản, trường Trung học Hàng hải, tại các công ty, các Viện nghiên cứu của Hàn Quốc cũng thành lập các trung tâm đào tạo bồi dưỡng NNL quản lý TNMT biển như: Trung tâm đào tạo môi trường biển tại Tổng công ty Môi trường biển Hàn Quốc, Viện nghiên cứu và phát triển biển Hàn Quốc, Viện Khoa học và Công nghệ Đại dương Hàn Quốc …đều có các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng NNL. Ngành quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã kết hợp chặt chẽ phương thức đào tạo bên trong với đào tạo bên ngoài công việc.
Đào tạo bên ngoài, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập các tổ chức chuyên trách nhằm tư vấn chính sách để phát triển NNL. Các tổ chức bao gồm Viện phát triển GD Hàn Quốc (KEDI), Viện nghiên cứu GD và đào tạo nghề (KRIVET) và Viện GD đặc biệt Hàn Quốc (KISE)... Các tổ chức này đóng vai trò tư vấn chính