Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc

CHƯƠNG 3

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN CỦA HÀN QUỐC

3.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

3.1.1. Khái quát về lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn

Quốc

Hàn Quốc là quốc gia bán đảo, ba mặt giáp biển với diện tích đất liền là

99,000 km2, diện tích vùng đặc quyền kinh tế là 447,000 km2, chiều dài của bờ biển là 14.700 km. Hàn Quốc có 15 khu bảo tồn biển, 4 vùng biển quản lý môi trường và 5 vùng biển quản lý đặc biệt thực hiện các mục tiêu cụ thể. Theo thống kê, Hàn Quốc có 27% dân số sống ở vùng bờ [2].

Quá trình phát triển của Hàn Quốc tác động mạnh đến môi trường nói chung, TNMT biển nói riêng chia thành hai giai đoạn chủ yếu sau:

- Giai đoạn 1961 - 1990: Là giai đoạn Hàn Quốc phát triển kinh tế “bằng mọi giá” để thoát nghèo. Trong vòng 30 năm, từ đống tro tàn đổ nát, Hàn Quốc trở thành quốc gia giàu có, được đánh giá như là “kỳ tích Sông Hàn”. Tổng thu nhập quốc dân tăng gấp 111 lần (từ 2,357 tỷ USD vào năm 1961 lên 263,777 tỷ USD vào năm 1990), thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng gần 78 lần (từ 82 USD năm 1961 lên 5.569 USD năm 1990) [71]. Tuy nhiên, đằng sau tăng trưởng kinh tế nhanh Hàn Quốc đã phải trả giá đắt về môi trường, do thực hiện chính sách phát triển kinh tế nóng, ít quan tâm đến môi trường. Dẫn đến tình trạng sức khỏe của cộng đồng dân cư sinh sống cạnh các khu công nghiệp, vùng ven biển bị ảnh hưởng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng [74].

Giai đoạn từ 1991 đến nay: là giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế, gắn với phát triển bền vững và tiến tới tăng trưởng xanh. Trái ngược với bức tranh KT thời kỳ này tương đối ảm đạm, nhưng vấn đề môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng được cải thiện đáng kể. Do Hàn Quốc tăng cường sử dụng các công cụ KT, như thuế và phí quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời chú trong huy động các nguồn lực và sức mạnh của toàn XH, đầu tư cho cải thiện môi trường, Hàn Quốc đã phối, kết hợp tốt giữa khu vực công và tư, trong giải quyết các vấn đề môi trường [74].

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi tiên phong trong hưởng ứng và khởi sướng chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean) và phát thải ít các bon, mở đầu cho phong trào phát triển theo hướng bền vững, trên toàn cầu vào năm 2008. Khu vực Shihwa Hàn Quốc được các tổ chức PEMSEA, GEF, UNDP, IMO lựa chọn là mô hình điểm cần nhân rộng thành công về quản lý tổng hợp vùng bờ [54].

Để giúp cho Hàn Quốc quản lý TNMT biển hiệu quả, thì ba vấn đề chính liên quan tới quản lý tổng hợp biển gồm: Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, hệ thống pháp lý và quy hoạch ở Hàn Quốc đã cơ bản hoàn thiện.

Về hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ: Để giúp Chính phủ chủ trì, quản lý Nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo, ngày 8 tháng 8 năm 1996, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Nghị định số 15135 (Presidential Decree No.15135) thành lập Bộ Đại dương và Thủy sản (MOMAF) [5]. Năm 2008, Bộ Đại dương và Thủy sản sáp nhập vào Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải và Bộ Lương thực, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Sau 5 năm giải tán Bộ Đại dương và Thủy sản, công tác quản lý đại dương và thủy sản bị phân tán, hiệu quả quản lý không cao, nên tháng 3 năm 2013, Quốc Hội Hàn Quốc đã quyết định tái lập Bộ Đại dương và Thủy sản tại Nghị định Tổng thống số 24456 (Presidential Decree No. 24456), lấy tên tiếng Anh là Ministry of Oceans and Fisheries (viết tắt MOF). Khi tái lập năm 2013, nhân sự Bộ Đại dương và Thủy sản có tổng số 3.084 người, trong đó có 508 cán bộ làm việc tại cơ quan bộ và 2.576 cán bộ làm việc tại các cơ quan trực thuộc Bộ. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của MOF gồm 03 Văn phòng, 03 cục, 9 chi cục, 43 phòng, 3 đội; 69 tổ chức trực thuộc (Nghị định số 236 của MOF).

Về cơ cấu tổ chức phục vụ công tác quản lý TNMT biển của Hàn Quốc hiện nay cơ bản đã hoàn thiện. Ở Trung ương, ngoài các đơn vị hành chính Trung ương, MOF còn có 03 Văn phòng vùng chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về TNMT biển ở các địa phương. Ở cấp quốc gia đã tiến hành thành lập Hội đồng quản lý ven biển miền Trung, đây là cơ quan điều phối chính sách quản lý tổng hợp vùng bờ (ICM). Ở địa phương, Hội đồng quản lý vùng ven biển, được thành lập bởi tỉnh trưởng, hoặc thị trưởng, do Phó tỉnh trưởng hoặc Phó thị trưởng chủ trì. Hội đồng bao gồm 15 đại diện các cơ quan tỉnh và văn phòng có liên quan, đại diện của các học viện hoặc tổ chức phi chính phủ tại địa phương (cơ cấu tổ chức được trình bày tại Phụ lục 4, tr199).

Hệ thống pháp luật quản lý tổng hợp biển của Hàn Quốc khá đầy đủ và đồng bộ, các chế tài xử lý vi phạm pháp luật của Hàn Quốc rất nặng, việc thực thi pháp luật ở Hàn Quốc rất nghiêm. Năm 1999, Hàn Quốc thông qua Luật quản lý vùng bờ, với nội dung chính là quản lý tổng hợp TNMT biển tại khu vực vùng bờ. Ngày 8 tháng 3 năm 2007, để phát triển bền vững và góp phần chống lại biến đổi khí hậu, diễn ra trên phạm vi toàn cầu, Hàn Quốc đã ban hành Luật cơ bản về phát triển bền vững [74]. Năm 2008, Hàn Quốc ban hành Luật quản lý các đảo nhỏ không có người, với nội dung cơ bản là quản lý TNMT, đồng thời xây dựng quy hoạch, quản lý đảo với kỳ quy hoạch 10 năm. Cơ sở pháp lý để Hàn Quốc quản lý tổng hợp môi trường biển là 03 luật cơ bản quản lý môi trường biển đó là: Luật Quản lý môi trường biển, Luật bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái biển, Luật bảo tồn các vùng đất ngập nước. Trong đó Luật Quản lý môi trường biển quy định: Giám sát môi

trường, xây dựng và vận hành hệ thống thông tin môi trường, làm sạch các chất thải nhấn chìm, nạo vét các khu ô nhiễm, thu gom rác nổi và quy định về thành lập Trung tâm xử lý rác thải biển. Luật Bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái biển quy định: thực hiện điều tra các hệ sinh thái biển trên phạm vi cả nước, các khu bảo tồn, hệ thống thông tin, phục hồi các hệ sinh thái, bảo tồn loài, kiểm soát sự phát triển. Luật Bảo tồn vùng đất ngập nước quy định phục vụ bảo tồn môi trường, sinh cảnh và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước [72].

Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch phát triển đại dương và thủy sản lần thứ 2 (OK21), đây là kế hoạch toàn diện phản ánh những thay đổi về tự nhiên và xã hội, bao gồm cả sự nóng lên của trái đất. Về bản chất OK21 là chiến lược phát triển đại dương và thủy sản, trong đó đưa ra một số giải pháp về ngân sách, nhân lực và tổ chức, v.v. [6].

Hàn Quốc có mục tiêu và tham vọng trở thành nền KT đại dương đứng thứ 5 trong số các nước hàng đầu thế giới và trở thành quốc gia có không gian KT đại dương, điều kiện sống phong phú và thịnh vượng; Sáng tạo tri thức dựa trên công nghiệp đại dương; Phát triển bền vững TNMT biển và thủy sản, phấn đấu KT biển chiếm 8,6% GDP năm 2020, 10% GDP vào năm 2030 (Hình 3.1).

Hình 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế biển Hàn Quốc TK 21

Mục tiêu kế hoạch tổng thể của Hàn Quốc trong 5 năm tới là phát triển bền 1


Mục tiêu, kế hoạch tổng thể của Hàn Quốc trong 5 năm tới là phát triển bền vững TNMT biển, trong đó tập trung vào: Bảo vệ môi trường biển; xử lý rác thải biển và các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu như: rác thải nhựa, vi nhựa...; Ứng phó với sự cố tràn dầu.

So sánh diễn biến phát triển cơ quan quản lý nhà nước về biển Việt Nam - Hàn Quốc được trình bày tại Phụ lục 5, tr200.

3.1.2. Thực trạng Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường biển Hàn Quốc

3.1.2.1. Về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

a. Số lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Năm 1996, khi mới thành lập Bộ Đại dương và Thủy sản, trên cơ sở sát nhập các cơ quan liên quan, số lượng nhân sự quản lý TNMT biển Hàn Quốc tương đối lớn 4.466 người, trong đó 563 cán bộ chiếm 12,6% làm việc tại khối cơ quan bộ và 3.903 cán bộ chiếm 87,4% làm việc tại các đơn vị trực thuộc. Năm 2008, do sắp xếp bộ máy hành chính, bộ Đại dương và Thủy sản nhập vào hai bộ. Nên NNL Bộ Đại dương và Thủy sản nhập vào Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải và Bộ Lương thực, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Đến năm 2013, sau nhiều lần cải tổ bộ máy, NNL quản lý TNMT biển chỉ còn 3.084 người, giảm đi 1382 người so với năm 1996, trong đó làm việc tại khối cơ quan bộ 508 cán bộ, chiếm 16,5%, giảm 55 người, làm việc tại các đơn vị trực thuộc là 2.576 cán bộ chiếm 83,5%, giảm 1327 người.

Thực hiện chính sách cải tổ do Chính phủ Hàn Quốc triển khai, hiện nay số lượng nhân sự thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản tiếp tục giảm đáng kể, tổng số cán bộ, công chức và người LĐ năm 2019 giảm còn 3.025 người, trong đó làm việc tại khối cơ quan bộ là 502 cán bộ chiếm 16,6%, làm việc tại các đơn vị trực thuộc là

2.523 cán bộ chiếm 83,4%. Ban lãnh đạo Bộ gồm: Bộ trưởng, 01 Thứ trưởng, 01 quan chức tương đương thứ trưởng phụ trách quan hệ công chúng và đảm trách là người phát ngôn chính thức của Bộ (Tổng hợp phát triển NNL và thay đổi cơ cấu tổ chức của MOF từ năm 1996 - 2019 được luận án trình bày tại Phụ lục 6, tr201).

Hình 3.2: Nguồn nhân lực Bộ Đại dương và Thủy sản qua các năm


Nguồn Bộ Đại dương và Thủy sản Tuy NNL bị giảm nhưng đánh giá mức độ 2

Nguồn: Bộ Đại dương và Thủy sản

Tuy NNL bị giảm, nhưng đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về số lượng NNL, theo khảo sát cán bộ quản lý/ người sử dụng LĐ và chuyên gia cho kết quả sau: có 41,7% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ, và 42,1% chuyên gia được hỏi

đánh giá số lượng NNL lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc đáp ứng yêu cầu ở mức khá và mức tốt tương ứng là 33,3% và 42,1%.

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu số lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

3

25

3

15,8

Khá

5

41,7

8

42,1

Tốt

4

33,3

8

42,1

Tổng cộng

12

100%

19

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


b. Cơ cấu nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi:

Theo số liệu thống kê cơ cấu NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc năm 2018 chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 35 đến 54 (chiếm 60,4%, nhóm tuổi dưới 35 chỉ chiếm 26,4%, trong khí đó nhóm tuổi từ 55 trở lên chiếm 13,2%. NNL cao tuổi (trên 65 tuổi) chiếm 3,5%, đối tượng này chủ yếu làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản. Xu hướng già hóa dân số ở Hàn Quốc đang tăng, đã và đang ảnh hưởng đến xu hướng già hóa NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Trong khi đó đây là lĩnh vực lao động mang tính đặc thù, cần nhiều NNL trẻ.

Bảng 3.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên môi trường biển theo độ tuổi


Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

Từ 15 - 24

351

9,6

Từ 25 - 34

613

16,8

Từ 35 - 44

1019

27,9

Từ 45 - 54

1187

32,5

Từ 55 - 64

354

9,7

> 65

128

3,5

Tổng cộng

3.652

100%

(Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu thống kê của MOF, 2018)

Tình trạng nhóm LĐ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn, tuy có ưu điểm là có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao trong công

việc. Nhưng nhóm LĐ cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn, sẽ gia tăng chi phí phúc lợi và an sinh xã hội. Mặt khác, với đặc điểm môi trường, điều kiện làm việc quản lý TNMT biển nặng nhọc, luôn chịụ ảnh hưởng khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc trong điều kiện sóng to, bão lớn, trong khi sức khỏe, sức đề kháng của người LĐ tuổi cao thường hạn chế hơn người trẻ tuổi, điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và dễ bị bệnh tật, tai nạn. Đây là vấn đề mà ngành quản lý TNMT biển Hàn Quốc đang phải đối mặt.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính:

Hàn Quốc được coi là một trong những quốc gia hướng đến nam giới nhất ở châu Á, tuy nhiên những năm gần đây Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực thực hiện chương trình hành động, nhằm mở rộng việc làm cho phụ nữ, hạn chế phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Nên mặc dầu lĩnh vực TNMT biển được coi là lĩnh vực LĐ nặng nhọc, môi trường làm việc khắc nghiệt, nhưng LĐ nữ vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, theo thông kế số lượng NNL nữ lĩnh vực quản lý TNMT biển là 1139 người chiếm 31,18%, trong đó 30% làm việc trong lĩnh vực tài chính, 30% trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 20% làm việc trong các phòng thí nghiệm, còn lại 20% làm việc trong một số lĩnh vực khác. Trong khi đó tỷ lệ NNL nữ lĩnh vực TNMT năm 1996 chỉ chiểm 26,7%

Hiện nay, nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đang đảm nhiệm các vị trí quản lý và điều hành cấp cao của Bộ Đại dương và Thủy sản. Thực tế các nhà lãnh đạo lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quôc đã dần nhận ra thế mạnh của phụ nữ trong một số vị trí, nên đã quan tâm tuyển dụng và có chính sách thu hút, sử dụng phụ nữ có trình độ cao [57]. Thực tiễn này phù hợp với kết quả điều tra ý kiến của các nhà quản lý và các chuyên gia về đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu NNL của Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc ở mức khá là 66,7% và 63,2%, mức tốt là 33,3% và 36,8%. Kết quả điều tra trên cho phép khẳng định về cơ bản cơ cấu NNL quản lý TNMT biển theo lứa tuổi, giới tính có sự chuyển dịch và hợp lý, đảm bảo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu NNL của tổ chức


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời


Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

0

0

0

0

Khá

8

66,7

12

63,2

Tốt

4

33,3

7

36,8

Tổng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


3.1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Theo số liệu thống kê của Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc, năm 2018 có 2.973 người chiếm 81,4% người LĐ tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trong đó 18,6% tốt nghiệp sau đại học. Với số liệu trên cho thấy NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc có trình độ đào tạo cao chiếm tỷ lệ lớn. Điều đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý TNMT biển không có người LĐ chưa qua đào tạo. Với trình độ của người LĐ cao như trên, là cơ sở, điều kiện thuận lợi để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. So với trình độ NNL quản lý TNMT biển năm 1996, thì NNL có trình độ cao đẳng, đại học tăng lên 17,2%, trình độ sau đại học tăng lên trên 6%.

Về thể lực: Theo báo cáo của Bộ Đại dương và Thủy sản có 18% người LĐ sức khỏe loại A, 79% sức khỏe loại B, chỉ có 3% người LĐ sức khỏe loại C. Với sức khỏe của người LĐ lĩnh vực TNMT biển như trên, cho thấy mặc dầu môi trường, điều kiện làm việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên như sóng, gió, bão... Nhưng về cơ bản sức khỏe người LĐ vẫn khá tốt, đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý TNMT biển. Mặc dầu, thực tế cho thấy tỷ lệ người LĐ có sức khỏe loại A là chưa cao, tỷ lệ người LĐ có sức khỏe loại B là chủ yếu. Đặc biệt vẫn còn người LĐ sức khỏe loại C. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa.

Về ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong LĐ công nghiệp của NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc: Theo báo cáo và điều tra cho thấy, người LĐ Hàn Quốc nói chung, NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc nói riêng, chấp hành nghiêm kỷ luật LĐ, có tình thần LĐ tự giác, say sưa và gắn bó với công việc được giao, có ý chí phấn đấu và tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều này được thể hiện rò, trong nhiều năm qua, lĩnh vực quản lý TNMT biển không có người vi phạm kỷ luật LĐ. Hàng năm NNL hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đều có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ trên 60%, hoàn thành nhiệm vụ có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ gần 40%. Đặc biệt theo báo cáo, hàng năm hầu hết các đơn vị, bộ phận thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản đều hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, [102].

Đánh giá về chất lượng NNL quản lý TNMT biển, theo điều tra, khảo sát các nhà quản lý và các chuyên gia: NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đáp ứng yêu cầu chất lượng ở mức khá là 66,7% và 57,9% và ở mức tốt là 33,3 và 42,1%. Như vậy, về cơ bản chất lượng NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc là khá cao, đảm bảo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.4. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng NNL


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

0

0

0

0

Khá

8

66,7

11

57,9

Tốt

4

33,3

8

42,1

Tổng

12

100%

19

100%


(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


3.1.3. Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc

3.1.3.1. Hoạch định (kế hoạch) chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Các hoạt động phát triển NNL lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc chịu ảnh hưởng bởi Chiến lược phát triển NNL của Hàn Quốc. Cụ thể tháng 12 năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Chiến lược quốc gia phát triển NNL lần thứ nhất 2001- 2005. Chiến lược xác định rò mục đích, đưa ra các giải pháp phát triển và sử dụng NNL. Chiến lược phát triển NNL quốc gia lần thứ hai và thứ ba thời kỳ 2006

- 2010, 2010- 2015 được bổ sung, hoàn thiện và tập trung vào tổ chức thực hiện. Tuy không phải là chiến lược phát triển NNL riêng cho lĩnh vực biển, nhưng trong Chiến lược đã xác định rò phát triển NNL cho các lĩnh vực chủ yếu của quốc gia, trong đó, có 4/6 lĩnh vực liên quan đến quản lý TNMT biển, đó là sinh học, môi trường, vũ trụ và thông tin.

Mục tiêu của chiến lược phát triển NNL là đưa Hàn Quốc trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh của NNL, nhằm tạo dựng tri thức và NNL trở thành động lực cho tăng trưởng KTXH. Về giải pháp thực hiện chiến lược phát triển NNL Hàn Quốc tập trung vào:

(i). Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, trong đó các trường đại học là trung tâm để phát triển NNL. Nâng cao trình độ sử dụng và quản lý NNL: nâng cao tính chuyên nghiệp của NNL trong khu vực công, trước hết tập trung vào tăng cường năng lực hoạch định chính sách và ra quyết định trong xã hội tri thức, Chính phủ tri thức; nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong khu vực tư nhân.

(ii). Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển NNL: xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc; Xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển NNL; Xây dựng và phát triển thị trường tri thức (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ); nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách phát triển NNL.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022