Công Tác Tuyển Dụng, Thu Hút Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc

(iii). Về tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển NNL của Hàn Quốc có các điểm rất đáng lưu ý là: định kỳ rà soát chiến lược phát triển NNL; quy định việc thành lập Hội đồng liên Bộ phát triển NNL; đánh giá những kết quả thực hiện chiến lược, dựa trên cơ sở phân tích tình hình đầu tư phát triển NNL; quản lý tổng hợp thông tin phát triển NNL.

Để có cơ sở pháp lý thực hiện chiến lược phát triển NNL Hàn Quốc đã ban hành Luật khung về phát triển NNL: Trong đó Điều 1 quy định mục đích phát triển NNL “góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia”; Điều 2 đưa ra khái niện NNL và phát triển NNL; Điều 5 thiết lập kế hoạch cơ bản; Điều 7 Ủy ban nhân sự quốc gia; Điều 12 Trung tâm đánh giá phát triển NNL.. Trên cơ sở chiến lược phát triển NNL, Luật khung về phát triển NNL và chức năng nhiệm vụ của các ngành nói chung, ngành TNMT biển nói riêng, tiến hành xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển NNL. Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và góp phần thúc đẩy thực hiện chiến lược quốc gia về NNL (nội dung chính của Luật khung về phát triển NNL được trình bày tại Phụ lục 7, tr203).

3.1.3.2. Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

a. Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng NNL, nhất là NNL chất lượng cao vào lĩnh vực quản lý TNMT biển tại Hàn Quốc được chú trọng. Các nhà tuyển dụng NNL đã đưa ra khẩu hiệu lựa chọn “Đúng người - Đúng khả năng - Đúng thời điểm - Đúng địa điểm - Đúng chi phí”. Và chú trọng áp dụng mô hình quản lý NNL “mềm”, đề cao việc đối xử với nhân viên, coi nhân viên như là nguồn lực quan trọng nhất, nhằm đảm bảo và gia tăng giá trị của tổ chức.

Đặc điểm chính của mô hình quản lý NNL mềm, lĩnh vực quản lý TNMT biển là: (i) Tập trung vào kế hoạch hóa NNL; (ii) Chú trọng và tiến hành thường xuyên giao tiếp, tương tác 2 chiều giữa cấp trên - cấp dưới; (iii) Trả lương cạnh tranh và dựa trên kết quả, hiệu quả công việc; (iv) Nhân viên được trao quyền nhiều hơn, được tham gia và thông tin đầy đủ, rò ràng, kịp thời về kế hoạch phát triển của tổ chức, để làm việc hiệu quả hơn, được khuyến khích chủ động nhận việc và chịu trách nhiệm về công việc; (v) Hệ thống đánh giá NNL tập trung vào việc xác định và đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển khác của nhân viên; (vi) Cơ cấu tổ chức bộ máy được thiết kế theo chiều ngang, khắc phục tính cứng nhắc cố hữu của bộ máy hành chính thứ bậc, tạo điều kiện phối hợp công tác giữa các đơn vị, bộ phận, làm việc nhóm; (vii) Phù hợp với mô hình lãnh đạo dân chủ, phù hợp với phong cách làm việc của thế hệ trẻ.

Về tuyển dụng: Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, người đứng đầu Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch “phát triển công nghệ và thu hút nhân tài”. Thực hiện chủ trương của người đứng đầu Chính phủ, các nhà lãnh đạo Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã cam kết phát triển công nghệ, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ, nhất là ứng dụng KHCN ở một số lĩnh vực mũi nhọn, như lĩnh vực TNMT biển. Tỷ lệ đầu tư cho KHCN của Hàn Quốc năm 1963 là 0,24% GDP, đến năm 2009 đã tăng lên là 3,57% GDP. Việc tăng đầu tư cho KHCN, đặc biệt tăng đầu tư cho khoa học công nghệ ở một số lĩnh vực, như lĩnh vực TNMT biển đã góp phần duy trì, nuôi dưỡng và phát huy tài năng của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật, đội ngũ nhân lực KHCN chất lượng cao.

Cùng với đầu tư mạnh để phát KHCN, lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc đã có chiến lược thu hút, sử dụng nhân tài, hạn chế chảy máu chất xám, đặc biệt đã có nhiều quy định ưu đãi các nhà khoa học ở nước ngoài hồi hương, tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo để tăng năng lực cạnh tranh của ngành. Tỷ lệ dành cho giáo dục, đào tạo của Hàn Quốc nói chung, cho lĩnh vực TNMT biển nói riêng không ngừng tăn lên, cuối năm 1950 đầu tư cho giáo dục, đào tạo chỉ dưới 10% ngân sách nhà nước, nhưng đã tăng lên 15-18% trong thập niên 1960 và 19-20% trong đầu thập niên 1980. Do vậy giáo dục, đào tạo của Hàn Quốc nói chung, giáo dục đào tạo NNL quản lý TNMT biển nói riêng được OECD đánh giá và xếp hạng thứ 3 trong số những nền giáo dục tốt nhất thế giới [10].

Tuyển dụng và giữ chân người tài là hai nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của tổ chức. Quyết định tuyển dụng tốt tạo nền tảng cho thực hiện công việc hiệu quả của nhân viên, nhóm nhân viên và của toàn bộ tổ chức. Không tuyển dụng, sắp xếp đúng người, đúng việc, không thể có kết quả làm việc tốt, thậm trí còn rơi vào tình trạng bế tắc.

Lĩnh vực quản lý TNMT biển của Hàn Quốc đã thực hiện chính sách tuyển dụng và giữ chân những tài năng trẻ và tập trung vào nhân tài chủ chốt, dựa trên năng lực GD&ĐT, có ý thức cao về danh dự và tính liêm chính. Ngành TNMT biển Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về trình độ và giới hạn độ tuổi đối với các ứng viên mới tuyển. Trong đó, nhấn mạnh đến ba loại năng lực đối với các nhà quản lý công là: “năng lực diễn giải”, “năng lực thể chế” và “năng lực văn bản”. Đồng thời khẳng định trong lĩnh vực quản lý TNMT biển, hầu hết các loại năng lực này ở khu vực công và tư là giống nhau. Điểm khác biệt của hai lĩnh vực này có chăng chỉ là môi trường của các nhà quản lý khu vực tư nhân được thiết lập bởi thị trường và hội đồng quản trị, còn môi trường của các nhà quản lý khu vực công, được thực hiện bởi các chính trị gia và thị trường công cộng. Các nhà quản lý đã đưa ra năm loại năng lực chung cần có của khu vực công và tư lĩnh vực quản lý TNMT biển, thủy sản là: năng lực thực thi nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, năng lực quản trị, năng lực chính trị và năng lực đạo đức [102].

Về chính sách và quy trình tuyển dụng

Chính sách tuyển dụng NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc thay đổi theo thời gian, từ tập trung tuyển dụng các sinh viên mới ra trường trước đây, sang tuyển dụng theo nhu cầu và được thực hiện công khai, minh bạch, các vấn đề liên quan đến thời gian, quá trình tuyển chọn...đều được thông báo rộng dãi.

Về thủ tục tuyển chọn NNL: Hồ sơ xin việc là thông tin bước đầu giúp nhà tuyển dụng đánh giá xác thực ứng viên. Trong hồ sơ xin việc quy định cung cấp các thông tin về ứng viên xin việc. Thông thường, các nhà tuyển dụng NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc rất coi trọng thành tích của ứng viên, thông qua bản nhận xét, đánh giá (học tập hoặc công tác) của giáo sư hướng dẫn sinh viên năm cuối, hoặc nhận xét, đánh giá của tổ chức nơi ứng viên đã từng làm việc.

Tuy nhiên, từ ngày 17/7/2019 Đạo luật việc làm Hàn Quốc cấm nhà tuyển dụng hỏi ứng viên xin việc về thông tin cá nhân bao gồm: thông tin về nơi sinh, thành viên gia đình, tài sản, tình trạng hôn nhân, tình trạng cơ thể (chiều cao, cân nặng)... Tổ chức nào vi phạm những quy định này sẽ bị phạt ba triệu won (khoảng 60 triệu đồng Việt Nam) cho lần đầu tiên, bốn triệu won cho lần thứ hai, và 5 triệu won cho lần vi phạm thứ ba.

Về kiểm tra, thi tuyển, Hàn Quốc sử dụng hai loại hình thi tuyển chính, đó là thi cạnh tranh mở và thi cạnh tranh có điều kiện (về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc). Thi cạnh tranh mở dành cho những người chưa có kinh nghiệm làm việc, thi cạnh tranh có điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc dành cho tuyển dụng các nhà chuyên môn hoặc những người có kinh nghiệm (Tại Điều 8 và Điều 31 Luật công vụ quốc gia). Tuyển dụng cạnh tranh mở do đơn vị quản lý NNL ở Trung ương quản lý và được tiến hành ở cấp Trung ương. Mỗi công việc khác nhau có hình thức, nội dung thi khác nhau, do Bộ trưởng Bộ Hành chính và An ninh quyết định.

Hiện nay, Hàn Quốc còn sử dụng tuyển dụng theo mô hình chức nghiệp, mỗi địa phương Hàn Quốc có những cách tuyển riêng, để tuyển dụng được nhân tài cho mình. Trong đó chế độ tuyển dụng chức nghiệp chủ yếu dành cho công chức ở địa phương, thực hiện từ năm 2005 và được cải tiến làm cho phương pháp tuyển dụng này trở lên đa dạng hơn.

Đối với NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc trước khi được tuyển dụng, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn chặt chẽ, để đánh giá tổng thể năng lực, dựa trên các tiêu chí của khung năng lực, hay bản mô tả công việc. Ứng viên được biết trước họ sẽ trải qua các bước đánh giá như thế nào (quy trình, thủ tục thi tuyển được công khai trên mạng). Ngoài việc đánh giá tổng thể, chỉ số thông minh (IQ), Hàn Quốc còn sử dụng các công cụ đánh giá trí tuệ cảm xúc (EQ - Bài kiểm tra EQ thường chiếm khoảng 20% tổng số điểm), đánh giá năng lực (qua hồ sơ năng lực,

khung năng lực), bài kiểm tra tư duy nhận thức (cognitive test), và đặc biệt là kiểm tra xử lý tình huống quản lý, giải quyết vấn đề. Thông qua đó giúp phát hiện, không chỉ năng lực chuyên môn, mà còn nắm bắt được ý thức, thái độ: ý chí, nguyện vọng, động lực phấn đấu của người được tuyển dụng [57].

Kiểm tra, phỏng vấn: là bước tuyển chọn cuối cùng và quan trọng nhất do Hội đồng tuyển dụng thực hiện. Nội dung phỏng vấn gồm nhiều câu hỏi, nhằm tìm hiểu nhân cách và khả năng thích ứng của người xin việc, hay tìm hiểu khả năng xử lý tình huống gắn với ngành nghề, vị trí dự kiến đảm nhiệm. Trên cơ sở đó Hội đồng đánh giá năng lực hiện tại, tương lai của ứng viên để có thể đưa ra quyết định chiều hướng đảm nhiệm vị trí cao hơn ở ngay khâu tuyển dụng: Họ có làm được không (hiện tại); Họ có tiềm năng làm được không (tương lai).

Mặt khác thông qua phỏng vấn để nhà tuyển dụng nắm bắt nguyện vọng của ứng viên ngay từ ngày đầu, để có hướng bồi dưỡng phát triển phù hợp. Bài tập tình huống (thường chiếm 50% tổng điểm), ứng viên được chuẩn bị trong 1 tiếng, sau đó, trình bày trước Hội đồng về các phương án giải quyết các tình huống. Hội đồng tuyển dụng đánh gia ứng viên ở khả năng giải quyết các tình huống. Đặc biệt, khi tuyển dụng nhân viên, trong khung năng lực cũng có tiêu chí để đánh giá chiều hướng có thể phát triển thành lãnh đạo hay chuyên gia đầu ngành không.

Quyết định tuyển dụng, hầu hết các quyết định tuyển dụng cuối cùng lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc dành cho người quản lý cao nhất. Sau 3 tháng kể từ khi được tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đề xuất được sáng kiến, giải pháp để thúc đẩy thực hiện công việc hiệu quả. Ba tháng sau, cơ quan, đơn vị có thể lập kế hoạch áp dụng những đề xuất thực hiện các giải pháp của nhân viên vào công tác để nhân viên đó thực hiện. Sau 6 tháng thử việc, cơ quan, đơn vị sẽ quyết định có tuyển dụng chính thức hay không.

Hiện nay, lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc thực hiện tuyển dụng NNL liên tục, linh hoạt trong năm, không cố định 1-2 lần/ năm như trước đây.

Đánh giá về công tác tuyển dụng, theo khảo sát cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ và các chuyên gia cho kết quả sau: 58,3% cán bộ quản lý, 47,4% các chuyên gia được hỏi đánh giá về chính sách tuyển dụng NNL quản lý TNMT biển là khá, 33,3% cán bộ quản lý, 42,1% chuyên gia đánh giá là tốt. Kết qủa này cho thấy chính sách tuyển dụng NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã được quan tâm, đảm bảo để tuyển dụng được NNL chất lượng cho thực thi nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.5. Đánh giá về chính sách tuyển dụng công khai NNL


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 12

0

0

0

0

Trung bình

1

8,3

2

10,5

Khá

7

58,3

9

47,4

Tốt

4

33,3

8

42,1

Tổng cộng

12

100%

19

100%

Yếu

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


b. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực quản ly tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

Quán triệt quan điểm, nhân tài và kiến thức tiên tiến là lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc. Việc tìm và tuyển dụng NNL quản lý TNMT biển Hàn quốc, được chú trọng áp dụng một số biện pháp của các công ty “săn đầu người” chuyên tìm kiếm những cá nhân ưu tú, chất lượng cao

Hiện nay lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đang tồn tại và ngầm thừa nhận tập quán tuyển mộ và tuyển chọn, dựa trên quan hệ bảo lãnh và giới thiệu, đó là sử dụng mối quan hệ cá nhân và mạng internet. Các thành viên gia đình, người thân, bạn bè và cựu sinh viên là nguồn giới thiệu để tuyển dụng. Với đặc điển chung của người Hàn Quốc là quan tâm đến các cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Nên, cơ quan tuyển dụng lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc rất chú trọng đến việc tạo ra cơ hội phát triển nghề nghiệp và khả năng tiếp cận nhiệm vụ quan trọng cho các nhân viên tương lai.

Lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc dang sử dụng hình thức tuyển dụng trực tuyến, với các trang web phổ biến nhất là http://www.jobkorea.co.kr, http://kr.dir.yahoo.com và http://www.koreajoblink.com. Đây là hình thức tuyển dụng đang sử dụng thành công đối với các ứng cử viên mới vào nghề, bởi những người trẻ Hàn Quốc là những người có trình độ thành thạo về Internet. Riêng tuyển dụng cho các vị trí cấp cao, các cơ quan quản lý TNMT biển thường sử dụng các phương pháp như: săn đầu người (headhunting) quảng cáo trên các ấn phẩm chuyên ngành và thương mại. Thực tế, một số vị trí quan trọng, đã sử dụng phương pháp tuyển dụng “săn đầu người” từ rất sớm và áp dụng cả đối với sinh viên năm đầu tiên. Các nhà tuyển dụng đến các trường tìm kiếm tài năng, đầu tư, tuyển chọn, hướng nghiệp, đặt hàng đào tạo để người được tuyển dụng có các kỹ năng mà tổ chức mong muốn và có thể làm việc ngay sau khi ra trường. Trong quá trình học, các sinh viên vừa học, vừa làm, tự rèn luyện, bồi dưỡng trong công việc hàng ngày (là chủ yếu); các em được tham gia vào một số hoạt động do tổ chức tiến hành, như tham gia các hội nghị, hội thảo; học nhóm, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân; thông qua các khóa đào tạo bồi dưỡng chính quy hay tham quan, khảo sát thực địa... để các em từng bước làm quen với môi trường công việc sau này.

Để tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao, ngoài việc áp dụng các chính sách đãi ngộ, như: trả tiền lương, thưởng cao, phúc lợi xã hội tốt và trả theo mức cao nhất có thể, do Chính phủ Hàn Quốc quy định. Riêng Bộ Đại dương và Thủy sản còn áp dụng chính sách riêng như: tạo điều kiện làm việc tốt, bố trí xe đưa đón đối với chuyên gia cấp cao, hỗ trợ nhà ở đối với cán bộ ở xa…

Do đặc thù lĩnh vực quản lý TNMT biển, nên tuyển dụng trong lĩnh vực này ở Hàn Quốc vẫn duy trì tuyển dụng theo bằng cấp cao. Bên cạnh đó, do môi trường LĐ nặng nhọc, khắc nghiệt, nên ngành TNMT biển Hàn Quốc chú trọng tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, đối tượng này thường có thể lực tốt, dễ đào tạo, sáng tạo, có thể học hỏi, phát triển nhanh hơn và có khả năng làm việc, cống hiến lâu dài hơn cho tổ chức. Một phương pháp tuyển dụng cũng được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đó là tuyển dụng thông qua các chương trình xúc tiến việc làm của các trường; các văn phòng giới thiệu việc làm đặt tại các trường đại học, nhất là các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc như: Đại học Quốc gia Seoul, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ, Đại học Hàng hải, Đại học Quốc gia Pukyong và Đại học Yonsei..., nhằm tuyển mộ trực tiếp những sinh viên có chất lượng tốt, hoạt động này thường diễn ra hai lần mỗi năm.

Đánh giá về công tác tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao, theo khảo sát: 66,73% cán bộ quản lý, 68,4% các chuyên gia được hỏi đánh giá về chính sách tuyển dụng lĩnh vực quản lý TNMT biển là khá, 16,7% cán bộ quản lý, 21,1% chuyên gia đánh giá là tốt. Kết qủa này cho thấy chính sách tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao vào lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã được quan tâm, góp phần tuyển dụng được NNL chất lượng phục vụ thực thi nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.6. Đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

2

16,7

2

10,5

Khá

8

66,7

13

68,4

Tốt

2

16,7

4

21,1

Tổng cộng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)

Như vậy, mặc dù lĩnh vực quản lý TNMT biển có môi trường LĐ nặng nhọc, khắc nghiệt nhưng Hàn Quốc đã đạt được những thành công nhất định về tuyển dụng và thu hút NNL chất lượng cao, nhờ có những chính sách thu hút hợp lý.

3.1.3.3. Bố trí, sử dụng, tạo môi trường làm việc cho nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc

a. Về bố trí, sử dụng nhân lực

Lĩnh vực quản lý TNMT biển của Hàn Quốc hiện nay đang thực hiện bố trí theo vị trí việc làm và kết hợp linh hoạt giữa bố trí theo vị trí việc làm với bố trí theo năng lực.

Đối với các vị trí việc làm đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ sâu, như cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, nhân viên tài chính, kế toán... được bố trí công việc theo vị trí việc làm đúng với chuyên môn được đào tạo. Việc chuyên môn hóa bố trí việc làm, đã tạo điều kiện cho cán bộ, có điều kiện phát huy khả năng và tập trung nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, việc sử dụng cách thức bố trí nhân viên nào là phụ thuộc vào từng điều kiện và vị trí cụ thể của tổ chức. Song dù bố trí theo cách nào, thì vẫn phải tuân thủ quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, trong bối cảnh NNL lĩnh vực đại dương và thủy sản Hàn Quốc bị cắt giảm, yêu cầu công việc ngày càng cao, nên đòi hỏi chất lượng nhân viên ngày càng cao. Việc phân công, bố trí NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã linh hoạt hơn, đa phần NNL được bố trí vị trí việc làm, theo chuyên môn hóa. Ngoài ra, để phù hợp với sự biến động NNL và để chủ động được NNL khi cần, trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc còn thực hiện cách bố trí, sử dụng nhân viên kết hợp giữa chuyên môn hóa với bố trí linh hoạt và đa dạng về chuyên môn. Nhằm vừa tạo điều kiện, vừa tạo áp lực để nhân viên nỗ lực học hỏi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đươc giao, trên cơ sở đó phát hiện, đánh giá được năng lực thực sự của nhân viên, để sử dụng, bồi dưỡng và thực hiện chính sách; Mặt khác, thông qua cách bố trí công việc như vậy tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên tiếp xúc, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân, mang lại nhiều lợi ích đối với nhân sự được quy hoạch.

Đánh giá về khả năng tiếp cận nhiệm vụ của NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc thông qua điều tra, khảo sát: có 91,7% và 89,5% cán bộ quản lý, chuyên gia đánh giá khả năng tiếp cận nhiệm vụ của NNL quản lý TNMT biển là khá, 8,3% và 10,5% cán bộ quản lý, chuyên gia đánh giá là tốt. Kết quả này cho thấy việc bố trí công việc cho NNL quản lý TNMT biển đã chú trong đến bố trí đúng chuyên môn,

nghề nghiệp, nên NNL có khả năng làm chủ nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở để NNL hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bảng 3.7. Đánh giá về gia tăng tiếp cận nhiệm vụ quan trọng NNL


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia


Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

0

0

0

0

Khá

11

91,7

17

89,5

Tốt

1

8,3

2

10,5

Tổng cộng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)


Cũng theo điều tra, khảo sát về bố trí công việc cho NNLquản lý TNMT biển: có 50% và 68,4% cán bộ quản lý, chuyên gia được hỏi đánh giá bố trí công việc cho NNL khá, 16,7% và 15,8% cán bộ quản lý, chuyên gia được hỏi đánh giá bộ trí công việc cho NNL tốt. Kết quả trên cho thấy việc bố trí công việc lĩnh vực quản lý TNMT biển được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực của NNL.

Bảng 3.8. Đánh giá về bố trí công việc NNL của tổ chức


Nội dung

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

4

33,3

3

15,8

Khá

6

50

13

68,4

Tốt

2

16,7

3

15,8

Tổng

12

100%

19

100%

(Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020)

b. Về môi trường làm việc

Các cơ quan chức năng quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã chú trọng cải thiện điều kiện làm việc, như hiện đại hóa các thiết bị công nghệ, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ LĐ. Nhằm đảm bảo an toàn LĐ, giảm nhẹ cường độ LĐ, giúp làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả, hạn chế tại nạn LĐ, tạo môi trường hấp dẫn níu giữ và thu hút được nhân tài.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí