Kết quả cho thấy đa số các bà mẹ đã nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ của chồng và gia đình sau khi sinh. Tỷ lệ bà mẹ được chồng và gia đình chia sẻ công việc hàng ngày là 74,8%, được chồng và gia đình chăm sóc em bé là 71,2%, được chăm sóc về dinh dưỡng là 72,5% và được động viên tinh thần là 54,4%. Tỷ lệ các bà mẹ không quan hệ tình dục trong 42 ngày đầu sau sinh là 60,3%. Tuy nhiên, chỉ có 12,8% được chồng và gia đình đưa đi khám lại sau khi sinh.
Đa số các bà mẹ sau khi sinh đều ăn kiêng so với bình thường, chiếm tỷ lệ 58,1%. Chỉ có 31,3% bà mẹ ăn như bình thường. Có 5,3% bà mẹ ăn nhiều hơn bình thường và 5,3% bà mẹ thích ăn gì thì ăn thức ăn đó.
Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ được nghỉ ≥ 3 tháng sau khi sinh chiếm 71,1%. Có 24,6% bà mẹ được nghỉ sau sinh ít hơn 1 tháng. Tuy nhiên, vẫn còn 4,2% bà mẹ không được nghỉ làm sau khi sinh.
3.2.2.4. Tình hình giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ Bảng 3.16. Tiếp cận thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Nhận được TT/ DSK về LMAT (n = 869) | ||
Nhận được | 478 | 55,0 |
Nhận được ≥ 3 thông tin về LMAT | 373 | 42,9 |
Nhận < 3 thông tin về LMAT | 105 | 12,1 |
Không nhận được | 333 | 38,3 |
Không biết | 58 | 6,7 |
TT/GDSK về LMAT đã nhận được (n = 478) | ||
Khám thai | 364 | 76,2 |
Nuôi con bằng sữa mẹ | 313 | 65,5 |
Kế hoạch hóa gia đình | 352 | 73,6 |
Đưa con đi tiêm chủng | 386 | 80,8 |
Sinh đẻ | 57 | 11,9 |
Khám lại sau sinh | 57 | 11,9 |
Dinh dưỡng trước, trong và sau khi sinh | 1 | 0,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Trưng Cá Nhân Của Bà Mẹ Có Con Nhỏ Dưới 2 Tuổi (N=869)
- Kiến Thức Của Bà Mẹ Về Sự Cần Thiết Phải Khám Thai
- Thực Hành Tiêm Phòng Uốn Ván Và Uống Viên Sắt Của Bà Mẹ
- Mối Liên Quan Giữa Một Số Đặc Trưng Cá Nhân Của Bà Mẹ Và Khám Lại Ít Nhất 1 Lần Trong Vòng 42 Ngày Sau Sinh
- Hiệu Quả Kiến Thức Về Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trong Sinh Đối Với Phụ Nữ
- K Ến T Ức Và T Ực Àn C Ăm Sóc Tron S N
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Nhân viên y tế | 411 | 85,9 |
Báo, tờ rơi | 62 | 12,9 |
Đài, ti vi, internet | 55 | 11,5 |
Những người xung quanh (họ hàng/ bạn bè, lãnh đạo thôn/ xã, đoàn thể) | 54 | 11,3 |
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 55,0% bà mẹ nhận được các thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn; tỷ lệ bà mẹ nhận được ≥3 thông tin là 42,9%, các bà mẹ nhận từ 1-2 thông tin là 12,1%. Có 38,3% các bà mẹ không nhận được thông tin về làm mẹ an toàn và có 6,7% các bà mẹ không biết về vấn đề này.
Đa số các thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn mà các bà mẹ đã nhận được là thông tin về đưa con đi tiêm chủng với tỷ lệ 80,8%, khám thai chiếm 76,2%, kế hoạch hóa gia đình chiếm 73,6% và nuôi con bằng sữa mẹ chiếm 65,5%. Tuy nhiên có 11,9% bà mẹ nhận được thông tin về sinh đẻ, 11,9% bà mẹ nhận được thông tin về khám lại sau sinh và chỉ có 0,2% bà mẹ nhận được thông tin về dinh dưỡng trước, trong và sau khi sinh.
Kết quả cũng cho thấy đa số thông tin về làm mẹ an toàn mà các bà mẹ nhận được là từ nhân viên y tế, chiếm tỷ lệ 85,9%. Có 12,9% bà mẹ tiếp cận được với thông tin về LMAT từ báo, tờ rơi; 11,5% bà mẹ tiếp cận được với thông tin về LMAT từ đài, ti vi, internet và 11,3% bà mẹ nhận được thông tin về LMAT từ những người xung quanh (họ hàng/ bạn bè, lãnh đạo thôn/ xã, đoàn thể).
Bảng 3.17. Tình hình trao đổi thông tin về làm mẹ an toàn của các bà mẹ
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Trao đổi thông tin về LMAT (n = 869) | ||
Có trao đổi thông tin | 288 | 33,1 |
Không trao đổi thông tin | 581 | 66,9 |
Người trao đổi thông tin với bà mẹ (n = 288) | ||
Chồng/ gia đình | 1 | 0,3 |
Họ hàng/ bạn bè | 224 | 77,8 |
Nhân viên y tế | 63 | 21,9 |
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có trao đổi thông tin với người khác về làm mẹ an toàn chiếm 33,1%. Trong đó, chủ yếu các bà mẹ có trao đổi với họ hàng/ bạn bè chiếm tỷ lệ 77,8%, có 21,9% bà mẹ trao đổi thông tin với nhân viên y tế và chỉ có 0,3% bà mẹ có trao đổi thông tin với chồng/ gia đình.
3.2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ
Bảng 3.18. Kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh của bà mẹ có con ≤2 tuổi
Kiến thức | Thực hành | Sự khác biệt | p | |||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | |||
Khám thai | > 0,05 | |||||
≥3 lần | 551 | 63,4 | 521 | 60,0 | -3,4 | |
<3 lần | 91 | 10,5 | 91 | 10,5 | 0 | |
Không biết | 227 | 26,1 | 257 | 29,5 | +3,4 | |
Tiêm uốn ván | < 0,001 | |||||
≥2 lần | 693 | 79,7 | 452 | 52,0 | -27,7 | |
<2 lần | 49 | 5,6 | 237 | 27,3 | +21,7 | |
Không biết | 127 | 14,7 | 180 | 20,7 | +6,0 | |
Uống viên sắt | < 0,001 | |||||
≥ 3 tháng | 507 | 58,4 | 366 | 42,1 | -16,3 | |
<3 tháng | 49 | 5,6 | 74 | 8,5 | +2,9 | |
Không biết | 313 | 36,0 | 429 | 49,4 | +13,7 |
Kết quả cho thấy, có 60% bà mẹ đi khám thai ≥3 lần, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề này (chiếm 63,4%). Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ bà mẹ đi tiêm phòng uốn ván ≥2 lần chiếm 52,0% thấp hơn tỷ lệ 79,7% bà mẹ có kiến thức về việc tiêm phòng uống ván ≥2 lần trong quá trình mang thai. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001 với sự khác biệt là 27,7%.
Bà mẹ có thực hành uống viên sắt ≥3 tháng chiếm tỷ lệ 42,1%, thấp hơn so với 58,4% bà mẹ có kiến thức về vấn đề này. Sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành là 16,3% và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và số lần khám thai
≥3 lần | <3 lần | PT đơn biến | PT đa biến | |||||
SL | (%) | SL | (%) | OR | 95% CI | OR | 95% CI | |
Tuổi < 25 tuổi ≥ 25 tuổi | 196 325 | 58,3 61,0 | 140 208 | 41,7 39,0 | 1 1,1 | 0,85-1,48 | 1 0,6 | 0,44-0,97 |
Dân tộc Lào Lùm Dân tộc khác | 493 28 | 66,4 22,2 | 250 98 | 33,6 77,8 | 1 0,2 | 0,09-0,23 | 1 2,0 | 1,21-3,53 |
Nơi ở Miền núi Đồng bằng | 176 345 | 39,5 81,6 | 270 78 | 60,5 18,4 | 1 6,8 | 4,97-9,26 | 1 3,8 | 2,71-5,45 |
Trình độ học vấn Dưới THCS THCS trở lên | 294 227 | 48,8 85,0 | 308 40 | 51,2 15,0 | 1 5,9 | 4,09-8,63 | 1 0,3 | 0,20-0,44 |
Nói tiếng Lào Thành thạo Không | 503 18 | 64,6 20,0 | 276 72 | 35,4 80,0 | 1 0,1 | 0,08-0,24 | 1 2,9 | 1,50-5,56 |
Số con ≤ 2 con > 2 con | 379 142 | 69,4 44,0 | 167 181 | 30,6 56,0 | 1 0,4 | 0,26-0,46 | 1 2,9 | 1,50-6,00 |
Số lần có thai ≤ 2 lần > 2 lần | 343 178 | 69,0 47,8 | 154 194 | 31,0 52,2 | 1 0,4 | 0,31-0,54 | 1 0,8 | 0,42-1,56 |
Kết quả nghiên cứu phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, nhiều hơn 2 con và nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ đi khám thai ≥ 3 lần thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy, các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc và nhiều hơn 2 con có tỷ lệ đi khám thai ≥ 3 lần thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa 1 số đặc trưng cá nhân của bà mẹ và việc bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi
≥2 mũi | <2 mũi | PT đơn biến | PT đa biến | |||||
SL | (%) | SL | (%) | OR | 95% CI | OR | 95% CI | |
Tuổi ≤ 25 tuổi >25 tuổi | 167 285 | 49,7 53,5 | 169 248 | 50,3 46,5 | 1 1,2 | 0,89 - 1,53 | 1 0,8 | 0,61-1,16 |
Dân tộc Lào Lùm Dân tộc khác | 407 45 | 54,8 35,7 | 336 81 | 45,2 64,3 | 1 0,5 | 0,31 - 0,69 | 1 1,5 | 0,91-2,36 |
Nơi ở Miền núi Đồng bằng | 212 240 | 47,5 56,7 | 234 183 | 52,5 43,3 | 1 1,5 | 1,11 - 1,89 | 1 1,1 | 0,83-1,53 |
Trình độ học vấn Dưới THCS THCS trở lên | 300 152 | 49,8 56,9 | 302 115 | 50,2 43,1 | 1 1,3 | 0,99 - 1,78 | 1 0,9 | 0,65-1,21 |
Nói tiếng Lào Thành thạo Không | 424 28 | 54,4 31,1 | 355 62 | 45,6 68,9 | 1 0,4 | 0,24 - 0,61 | 1 1,9 | 1,14-3,37 |
Số con ≤ 2 con > 2 con | 291 161 | 53,3 49,8 | 255 162 | 46,7 50,2 | 1 0,9 | 0,66 - 1,15 | 1 0,8 | 0,47-1,49 |
Số lần có thai ≤ 2 lần > 2 lần | 268 184 | 53,9 49,5 | 229 188 | 46,1 50,5 | 1 0,8 | 0,64 - 1,10 | 1 1,3 | 0,77-2,30 |
Kết quả nghiên cứu phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở khu vực miền núi và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ≥2 lần trong quá trình mang thai thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy không có sự liên quan giữa tiêm phòng uốn ván của bà mẹ với tuổi, trình độ học vấn, số con và số lần mang thai của bà mẹ.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ≥2 lần trong quá trình mang thai thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa 1 số đặc trưng cá nhân của bà mẹ và việc bà mẹ mang thai được uống viên sắt
≥ 3tháng | < 3 tháng | PT đơn biến | PT đa biến | |||||
SL | (%) | SL | (%) | OR | 95% CI | OR | 95% CI | |
Tuổi ≤ 25 tuổi >25 tuổi | 132 234 | 39,3 43,9 | 204 299 | 60,7 56,1 | 1 1,2 | 0,92 - 1,59 | 1 0,8 | 0,56-1,12 |
Dân tộc Lào Lùm Dân tộc khác | 346 20 | 46,6 15,9 | 397 106 | 53,4 84,1 | 1 0,2 | 0,13 - 0,36 | 1 1,8 | 0,99-3,18 |
Nơi ở Miền núi Đồng bằng | 114 252 | 25,6 59,6 | 332 171 | 74,4 40,4 | 1 4,3 | 3,22 - 5,72 | 1 2,9 | 2,14-4,04 |
Trình độ học vấn Dưới THCS THCS trở lên | 210 156 | 34,9 58,4 | 392 111 | 65,1 41,6 | 1 2,6 | 1,95 - 3,53 | 1 0,6 | 0,44-0,83 |
Nói tiếng Lào Thành thạo Không | 351 15 | 45,1 16,7 | 428 75 | 54,9 83,3 | 1 0,2 | 0,14 - 0,43 | 1 1,8 | 0,95-3,56 |
260 106 | 47,6 32,8 | 286 217 | 52,4 67,2 | 1 0,5 | 0,40 - 0,72 | 1 1,4 | 0,75-2,60 | |
Số lần có thai ≤ 2 lần > 2 lần | 238 128 | 47,9 34,4 | 259 244 | 52,1 65,6 | 1 0,6 | 0,43 - 0,75 | 1 1,1 | 0,61-1,95 |
Kết quả nghiên cứu phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ uống viên sắt ≥3 tháng thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ dân tộc, sống ở miền núi và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ uống viên sắt ≥3 tháng thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ và việc bà mẹ sinh con tại nhà
Có | Không có | PT đơn biến | PT đa biến | |||||
SL | (%) | SL | (%) | OR | 95% CI | OR | 95% CI | |
Tuổi ≤ 25 tuổi >25 tuổi | 150 244 | 44,6 45,8 | 186 289 | 55,4 54,2 | 1 1,1 | 0,79 - 1,38 | 1 1,2 | 0,88-1,76 |
Dân tộc Lào Lùm Dân tộc khác | 313 81 | 42,1 64,3 | 430 45 | 57,9 35,7 | 1 2,4 | 1,67 - 3,66 | 1 1,0 | 0,61-1,65 |
Nơi ở Miền núi Đồng bằng | 258 136 | 57,8 32,2 | 188 287 | 42,2 67,8 | 1 0,4 | 0,26 - 0,46 | 1 0,5 | 0,38-0,73 |
Trình độ học vấn Dưới THCS THCS trở lên | 332 62 | 55,1 23,2 | 270 205 | 44,9 76,8 | 1 0,3 | 0,18 - 0,34 | 1 2,8 | 1,98-3,96 |
330 64 | 42,4 71,1 | 449 26 | 57,6 28,9 | 1 3,4 | 2,08 - 5,39 | 1 0,5 | 0,28-0,86 | |
Số con ≤ 2 con > 2 con | 204 190 | 37,4 58,8 | 342 133 | 62,6 41,2 | 1 2,4 | 1,81 - 3,17 | 1 0,77 | 0,42-1,40 |
Số lần có thai ≤ 2 lần > 2 lần | 180 214 | 36,2 57,5 | 317 158 | 63,8 42,5 | 1 2,4 | 1,81 - 3,14 | 1 0,6 | 0,35-1,12 |
Kết quả nghiên cứu phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ sống ở miền núi, học vấn thấp và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ và sinh con có cán bộ chuyên môn đỡ
Có | Không có | PT đơn biến | PT đa biến | |||||
SL | (%) | SL | (%) | OR | 95% CI | OR | 95% CI | |
Tuổi ≤ 25 tuổi >25 tuổi | 189 300 | 56,3 56,3 | 147 233 | 43,7 43,7 | 1 1,0 | 0,76-1,32 | 1 0,7 | 0,53-1,07 |
Dân tộc Lào Lùm Dân tộc khác | 445 44 | 59,9 34,9 | 298 82 | 40,1 65,1 | 1 0,4 | 0,24 - 0,53 | 1 1,1 | 0,65-1,75 |
Nơi ở Miền núi Đồng bằng | 189 300 | 42,4 70,9 | 257 123 | 57,6 29,1 | 1 3,3 | 2,50 - 4,39 | 1 2,1 | 1,55-2,95 |