Mô Hình Định Hướng Kthđ Nâng Cao Vai Trò Ktnn Trong Qltc, Tài Sản Công



xuyên tại hộp số (8). Bước tiếp theo các báo cáo kiểm toán liên tục được tổng hợp, lập, kiểm soát chất lượng kiểm toán, thẩm định tại hộp số (9). Bước cuối cùng phát hành, công bố báo cáo KTHĐ tại hộp số (10) nhằm cung cấp cho Quốc hội, nhà quản lý và công khai đến người sử dụng thông tin tại hộp số (11). Qua kết quả hoạt động, KTNN có thẩm quyền ra quyết định tham vấn hiệu chỉnh các chế độ, chính sách là nhiệm vụ quan trọng giúp định hướng chiến lược trong trung hạn, dài hạn tại hộp số (12), từ đó Quốc hội, Chính phủ, người quản lý có thẩm quyền ra quyết định hành vi, biện pháp chế tài đối với đối tượng được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng thông tin tại hộp số (7).

[5] Giải pháp: Tăng cường thực hiện hiệu quả, hiệu lực KTHĐ nâng cao vị trí, vai trò KTNN trong quản lý tài chính, tài sản công

[3] Khách thể kiểm toán: Các chủ thể QLTC, tài sản [3a] Đối tượng kiểm toán:

- Chương trình, dự án

- Hệ thống tài chính, tài sản công

- Quá trình thu nhận NSNN, tài sản công

- Quá trình phân bổ

- Hiệu quả sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Hiệu năng quản lý


Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 11

[1] Chủ thể kiểm toán

Vai trò KTNN:

- Vị trí pháp lý

- Chức năng

- Nhiệm vụ

- Quyền hạn

- Hoạt động kiểm toán

[4] Các loại hình kiểm toán:

- Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán tài chính

- Kiểm toán hoạt động

Qua kết quả nghiên cứu trên, Tác giả luận án đề xuất mô hình tổng hợp các mối quan hệ nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nghiên cứu:


[2] Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quá trình khai thác, quản lý, điều hành và sử

dụng tài chính, tài sản công



Sơ đồ 2.4: Mô hình định hướng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công

Nguồn: Luật KTNN 2015

Qua mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa chủ thể KTNN và khách thể kiểm toán được thể hiện qua vai trò KTHĐ, Tác giả luận án thiết lập mô hình nghiên cứu và đã được kiểm định qua thực tế tính cấp thiết của nghiên cứu. Chủ thể KTNN thể hiện qua



chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, mục tiêu hoạt động tác động trực tiếp đến khách thể kiểm toán và được thể hiện qua các đối tượng: Các tổ chức QLTC, tài sản công; hệ thống tài chính, tài sản công; quy trình quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; hiệu quả sử dụng, hiệu năng quản lý của bộ máy điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ,…. Để làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể KTNN và khách thể kiểm toán, Tác giả luận án sử dụng loại hình KTHĐ trong hệ thống các loại hình kiểm toán (kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính,...) nhằm mục tiêu đánh giá nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quá trình khai thác, quản lý, điều hành và sử dụng tài chính, tài sản công. Qua đó, Tác giả luận án đề xuất các giải pháp đạt được mục tiêu hiệu quả, hiệu lực tổ chức KTHĐ nhằm nâng cao vị thế, vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công.

2.5 Những kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

2.5.1 Kinh nghiệm ở một số SAIs

KTHĐ ở liên bang Đức được phát triển với yêu cầu thực hiện tiền kiểm đối với nội dung xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm mà KTNN chỉ tham gia với những chỉ tiêu lớn trong dự toán liên quan tới vấn đề kiểm toán trước đó và được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao khi biểu quyết về dự toán ngân sách, tài chính công hàng năm. Với yêu cầu KTHĐ đối với ngân sách hàng năm, KTNN liên bang có chức năng tham gia công tác lập kế hoạch ngân sách năm và cố vấn cho Quốc hội liên bang và các bộ liên bang thông qua Ủy ban ngân sách Quốc hội. KTNN liên bang cũng tham gia thẩm định dự toán ngân sách, tài chính công hàng năm và đưa ra ý kiến điều chỉnh với tư cách là chuyên gia tư vấn giúp cho các Bộ liên bang, Bộ tài chính đảm bảo mục tiêu trong các vòng đàm phán dự toán về sau. Qua đó, KTNN thực hiện nhiệm vụ KTHĐ đối với dự toán, và thể hiện rõ vai trò tiền kiểm, kiểm toán thường xuyên, liên tục trong tổ chức các cuộc KTHĐ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng ngân sách, tài chính bang hoặc liên bang trước khi trình Ủy ban ngân sách Quốc hội phê duyệt ngân sách năm.

Tổ chức KTHĐ ở Hungary cũng như Cộng hòa liên bang Đức, KTNN cũng có chức năng tham gia thẩm định dự toán theo từng nội dung, chỉ tiêu đã được kiểm toán hàng năm do chủ tịch KTNN Hungary tổ chức nhằm củng cố vấn đề cho nhiệm vụ KTHĐ được xây dựng. Sau khi có kết quả thẩm định dự toán gửi Bộ tài chính Hungary để làm việc với các Bộ, ngành. Bộ tài chính trả lời bằng văn bản để thống nhất và đồng thuận với KTNN về bản dự toán trước khi trình Chính phủ xem xét. Chủ tịch KTNN phải có ý kiến phát biểu trước các đại biểu Quốc hội về kết quả thẩm định dự toán và KTHĐ dự toán năm ngân sách. Như vậy, tổ chức KTHĐ dưới dạng tiền kiểm của KTNN Hungary cũng



thể hiện sự tương đồng với vai trò của KTNN cộng hòa Đức trong quan hệ quản lý NSNN, tài chính quốc gia (Điều 2, tuyên bố Lima).

KTHĐ được thực hiện ở một số nước như: Nhật Bản, Đan Mạch, Trung Quốc,… KTNN được Ủy ban Ngân sách gửi dữ liệu dự toán để nghiên cứu và yêu cầu tập trung vào các vấn đề gây bức xúc trong công chúng để tiến hành KTHĐ vấn đề đó. Cùng với đó, KTNN đưa vào kế hoạch KTHĐ, thực hiện phương thức tiền kiểm nhằm cung cấp báo cáo nhanh trong các phiên họp thảo luận của Uỷ ban Ngân sách, Nghị viện và các Uỷ ban khác của Nghị viện trước khi Ủy ban Ngân sách trình Quốc hội phê duyệt dự toán, quyến toán ngân sách năm. Hàng năm, Ủy ban Kiểm toán đưa ra các báo cáo vắn tắt kết quả KTHĐ cho người sử dụng thông tin, nhà quản lý, KTV nội bộ.

2.5.1.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Loại hình kiểm toán được phát triển ở Trung Quốc phổ biến là kiểm toán tuân thủ được áp dụng nhằm đánh giá nhiệm vụ QLNS, tài chính quốc gia hơn là phát triển KTHĐ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của một đối tượng do KTNN Trung Quốc (CNAO) mới được thành lập vào năm 1918, mãi đến năm 1982, Nghị quyết hệ thống kiểm toán và giám sát độc lập do Quốc hội thông qua tại Hiến pháp sửa đổi. Từ những năm 1987, hai Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Đảng và Giám sát Hành chính được sáp nhập có mô hình hai nhà một cửa nhằm tránh sự chồng chéo trong thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm soát kinh tế, hành chính và công tác Đảng. Từ đây, KTHĐ mới được phát triển và vận dụng đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng và phát triển về giao thông và quốc phòng, quân sự (Đỗ Xuân, 2009).

CNAO trực thuộc Quốc Vụ viện, thực hiện nhiệm vụ Kiểm toán việc thu, chi tài chính, vai trò của CNAO là giám sát, kiểm tra về thu, chi tài chính và có thể được mở một cuộc điều tra đặc biệt khi cần thiết và giám sát hoạt động chuyên môn qua kiểm toán nội bộ của CNAO, trình lên CNAO ở cấp cao hơn. Như vậy, vai trò của KTNN Trung Hoa ít liên quan tới vai trò của loại hình KTHĐ nhưng ưu thế hơn trong thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán trách nhiệm và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong QLTC, tài sản công.

2.5.1.2 Kinh nghiệm từ Pháp

Loại hình KTHĐ ở Nhà nước Pháp được phát triển chưa mạnh vì KTNN Pháp có chức năng của một Tòa Thẩm kế như ở nước Đức (Được xem như Tòa án Hành chính) và được gọi là Ủy ban KTNN Pháp. Vai trò của Tòa Thẩm kế được thành lập và hoạt động chủ yếu là kiểm toán tuân thủ mạnh hơn, còn KTHĐ chỉ giao cho các bộ phận kiểm toán có chức năng đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động và đầu tư của các chương trình, dự án trọng điểm. Thể chế hành chính của Cộng hòa Pháp là tản quyền và phân quyền, ở địa phương có



Cộng đồng lãnh thổ địa phương, quyền lực giao cho địa phương nào quản lý thì Nhà nước trung ương không can thiệp mà chỉ thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát hoạt động thông qua các cơ quan công quyền, trong đó KTNN có vai trò đại diện kiểm soát hoạt động của Nhà nước Pháp. Phần lớn các cuộc kiểm toán khác, không thuộc phạm vi KTHĐ đưa ra kết luận kiểm toán của Tòa Thẩm kế rất có uy lực, tính pháp chế cao như Tòa án có quyền yêu cầu đưa ra các ý kiến để xét xử. Vai trò của Tòa Thẩm kế thể hiện ở quyền kiểm sát cao hơn là kiểm tra, giám sát và kiểm soát (Jean Rattegeau và Fermand Dubois, 1984).

2.5.1.3 Kinh nghiệm từ Đức

Ở Đức, loại hình KTHĐ lại được áp dụng nhiều nhất, KTNN liên bang có thể thành lập một Tiểu ban KTHĐ. KTNN liên bang có chủ tịch và họ có vai trò to lớn được hiến định trong Hiến pháp, Luật liên bang và Luật NSNN. Như vậy vai trò của KTNN ở Cộng hòa liên bang Đức rất rõ ràng, độc lập, KTNN liên bang có vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động theo pháp luật liên bang, KTNN Bang cũng có vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động theo pháp luật bang.

Ở mỗi bang đều có KTNN bang độc lập với KTNN liên bang, nhưng không có sự xuất hiện hệ thống thanh tra độc lập mà chỉ có thanh tra chuyên ngành. Bộ phận KTHĐ đối với ngân sách Bang và KTHĐ ngân sách liên bang báo cáo không phụ thuộc nhau cũng như việc phân cấp QLNS bang và liên bang được quy định rõ trong Hiến pháp kể cả quyền lực quản lý cũng không phụ thuộc lẫn nhau (Intosai.org). Nhà nước Đức có Tòa án Hành chính để giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại nhất là qua kết quả KTHĐ đã vạch rõ và công bố khi nội bộ khu vực không giải quyết được phải nhờ đến tài phán của Tòa hành chính. Hoạt động kiểm tra, giám sát thuộc về Chính phủ liên bang thông qua các cơ quan Cục quản lý Hành chính, Cục Thống kê Liên bang, Kiểm toán Liên bang (Kjell Storlokken, 2007).

2.5.1.4 Kinh nghiệm từ Mỹ

Loại hình kiểm toán được KTNN liên bang (GAO) áp dụng là kiểm toán tuân thủ và KTHĐ, tương tự như KTNN Đức, loại hình KTHĐ được quan tâm phát triển mạnh đối với các chương trình, dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn, phạm vi rộng và nhiều lĩnh vực rủi ro cao (GAO-10-559SP). Tương tự như ở Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa kỳ có các bang và liên bang. Văn phòng giải trình Chính phủ (GAO- Government Accountability Office) được xem như là KTNN liên bang, do Quốc hội thành lập vào năm 1921 và trực thuộc Quốc hội, người đứng đầu của GAO là Tổng kiểm tra (Ở Việt Nam gọi là Tổng Kiểm toán) do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 15 năm, GAO có nhiều chi nhánh (văn phòng) đặt ở các địa phương khác nhau (bang).



Quốc hội Hoa Kỳ thành lập ra hai Thượng nghị viện và Hạ nghị viện để giám sát lại vai trò hoạt động của GAO và có thể thay đổi địa vị pháp lý của GAO. GAO lại đươc xem là một cơ quan hành pháp, hoạt động độc lập, vai trò của GAO thể hiện rất rõ ràng. KTNN Hoa Kỳ tổ chức KTHĐ hàng đầu về trách nhiệm giải trình giúp cho Quốc hội và Tổng thống kiểm soát, giám sát hoạt động quản lý kinh tế, QLNS liên bang và ngân sách bang. Loại hình kiểm toán nội bộ ở các bang của GAO cũng phát triển rất mạnh, hoạt động và báo cáo kết quả giám sát hoạt động quản lý, chi tiêu ngân sách lên GAO để báo cáo Quốc hội.

Như vậy, KTNN ở Hoa Kỳ cũng như KTNN cộng hòa liên bang Đức cũng có điểm tương đồng với Việt Nam và các quốc gia đang phát triển loại hình KTHĐ, nhưng điểm khác biệt là chưa có một cơ quan giám sát lại vai trò của KTNN như Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Hoa Kỳ.

2.5.1.5 Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Loại hình kiểm toán được KTNN Nhật Bản áp dụng phổ biến là KTHĐ, nhằm đánh giá 05 nội dung: Tính đúng đắn, tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực. KTNN Nhật Bản được gọi là Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản, thực hiện vai trò trực tiếp giám sát và kiểm soát các hoạt động trong thời gian ngắn đối với một chương trình, dự án, chính sách hơn là giám sát hoạt động QLNS, vốn đầu tư.

Với đặc điểm kinh tế chính trị của Nhật Bản, khi thực hiện KTHĐ thì KTNN thể hiện rõ vai trò trong tổ chức tiền kiểm với những vấn đề quan trọng và được đánh giá rất hiệu nghiệm. Khi tiến hành KTHĐ các dự án, công trình công cộng, họ đã thực hiện các phương thức tiền kiểm toán cho giai đoạn lập kế hoạch, quy hoạch dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế dự toán vốn đầu tư và diễn biến thi công. Trong giai đoạn này, họ kiểm toán hồ sơ tại văn phòng KTHĐ hiện trường được dựng lên và xem trọng diễn biến hiện trường các yếu tố thi công, kết cấu công trình, khối lượng và chất lượng công trình. Tại trụ sở KTNN, KTV thực hiện KTHĐ xem xét tính hợp pháp của từng khâu thực hiện dự án rồi tiếp bước kiểm tra hiện trường với những công cụ được hỗ trợ như: “Búa đo cường độ bê tông, thước trượt đo đường kính, chiều dài, độ dốc và độ rạn nứt cùng với hệ thống thiết bị tinh vi dò soi kết cấu thép, trắc địa,…” (Đặng Văn Thanh, 2013). Vai trò KTNN đã đưa ra những đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực công cho dự án, chương trình. Ngoài ra, khi Nhà nước phê duyệt chủ trương cho các chương trình, dự án đầu tư xây dựng đã có một quá trình tiến hành kỹ lưỡng, xem xét đến các yếu tố khả thi và tiền khả thi trong hoạt động của dự án và được KTNN kiểm tra, giám sát hoạt động song hành với hoạt động quản lý và đầu tư (Jbaudit.gov.jp).


2.5.1.6 Kinh nghiệm từ Úc

KTNN Quốc gia Úc (ANAO) trên 30 năm thực hiện KTHĐ, hiện nay ANAO dành 50% nhân lực và ngân sách đầu tư thực hiện KTHĐ. Mục tiêu cụ thể trong kiểm toán là đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực, tính tuân thủ pháp luật, ANAO xem việc lập kế hoạch chiến lược KTHĐ quan trọng hàng đầu trong tổ chức các cuộc KTHĐ. Cũng như KTNN Nhật Bản, ANAO cũng xác định vai trò của KTHĐ là cung cấp cho Quốc hội thông tin bảo đảm liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, quản lý của các cơ quan Chính phủ Úc, các chương trình để hỗ trợ các nhà quản lý trong khu vực công nhằm thúc đẩy các hoạt động quản lý hành chính hiệu quả (Phạm Tú, 2013).

Cũng như KTNN Nhật Bản, KTNN Úc luôn quan tâm phát triển loại hình KTHĐ và thực hiện vai trò kiểm soát, kiểm tra, giám sát hoạt động tại hiện trường theo từng giai đoạn cụ thể trong một thời gian ngắn để lập báo cáo KTHĐ ngắn (trong kiểm toán liên tục). Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý ngay trong giai đoạn lập quy hoạch, kế hoạch của dự án; giai đoạn thiết kế các công trình công cộng; giai đoạn ước tính kinh phí; giai đoạn đấu thầu và ký kết hợp đồng; giai đoạn tiến hành xây dựng; giai đoạn vận hành thử và đưa vào hoạt động.

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công ở một số quốc gia cho thấy những giá trị lịch sử nhất định từ nghiên cứu về vai trò KTHĐ, đây là một loại hình kiểm toán đang được áp dụng phổ biến tại các nước đã và đang phát triển. Vai trò của KTHĐ được thể hiện rõ nét so với các loại hình kiểm toán khác mà các nghiên cứu đương đại đã chỉ ra rằng: Việc đảm mục tiêu cho hoạt động quản lý là đảm bảo được tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các chương trình, dự án, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư, an sinh xã hội. Các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và cản trở quá trình phát triển KTHĐ ở các nước chậm phát triển dẫn đến vai trò của KTNN chỉ giúp ích cho Quốc hội, Chính phủ điều hành, quản lý qua các kiến nghị của kiểm toán đối với những tồn tại, sai phạm đã xẩy ra trước khi có kết luận kiểm toán.

Ở các nước Nhật Bản, Úc, Mỹ đã vận dụng loại hình KTHĐ rất phổ biến và hiệu quả, đặc biệt họ chú trọng đến phương thức tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm, kiểm toán hiện trường, kiểm toán trách nhiệm giải trình, kiểm toán môi trường; điều đó giúp cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng hoạt động là rất hữu ích, đảm bảo được mục tiêu lớn cho các SAIs. Ở các nước chậm phát triển loại hình KTHĐ, trong đó có Trung Quốc, họ xem trọng kiểm toán trách nhiệm quản lý hơn KTHĐ, hướng đến mục tiêu phòng chống tham nhũng hơn là hiệu quả kinh tế và chất lượng hoạt động;



do nền kinh tế của họ đang từng bước phải đồng bộ hóa CCHC công, quét sạch tiêu cực và tham nhũng,… nên họ xem trọng yếu tố chính trị can thiệp vào quản lý kinh tế, vai trò của KTNN và vai trò của Đảng đan xen lẫn lộn, chưa rõ ràng; KTNN của họ có thế mạnh về chức năng kiểm tra, xác nhận và xử lý vi phạm hơn là giúp cho Quốc hội, Chính phủ và các cấp quản lý kiểm soát, giám sát hoạt động của nền kinh tế.

Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, họ đã thiết lập được hệ thống kiểm tra, giám sát vĩ mô nền kinh tế, trong đó cơ quan đại diện là Thanh tra và KTNN; vai trò của các cơ quan này rất rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ theo sự phân cấp quyền lực liên bang và bang, địa phương hay lãnh thổ. Đối với các Quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Lào, Thái Lan,… việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế đang còn lệ thuộc vào công cuộc CCHC có được thuận lợi, hiện đại và đồng bộ; việc xóa bỏ đan xen quyền lực, phân cấp quản lý chồng chéo, thiếu dân chủ còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, đạo Luật và quyết sách ở các Quốc gia này.

Các SAIs đang quan tâm phát triển loại hình KTHĐ đối với các lĩnh vực trọng điểm thì quá trình cải cách nền hành chính công, phát triển trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐKT. Thách thức trên và là cơ hội cho sự phát triển KTHĐ của các SAIs đối với phương thức tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm đối với các dự án đầu tư xây dựng, chương trình phát triển cần được tổ chức kiểm toán hiện trường và kiểm soát, giám sát các hoạt động đầu vào, đầu ra của tài chính công và hình thành nên tài sản công thì mới đảm bảo được mục tiêu tính hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực công, hiệu năng quản lý của bộ mày điều hành và vận hành chính sách. Đây là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các nước đang phát triển loại hình KTHĐ trong tiến trình cải cách HĐKT; hiệu quả, hiệu lực của vai trò KTNN phải phát huy toàn diện, từng bước loại bỏ những rào cản vốn có; tăng cường tổ chức, đào tạo trình độ, năng lực kiểm toán so với các nước đã và đang phát triển; thích ứng nhanh trí tuệ nhân tạo trong KTHĐ khi công cuộc cải cách thể chế quản lý, Công nghiệp 4.0,... được thích ứng đồng bộ và hiện đại (kiemtoannn.gov.vn).



Kết luận chương 2


Hợp phần nghiên cứu lý thuyết về KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công đã quy chuẩn những nguyên tắc chung theo hướng phát triển mô hình KTHĐ trong hệ thống kiểm toán làm cơ sở hình thành các tiêu chí KTHĐ và phương thức thực hiện kiểm toán. Theo đó, Tác giả luận án vận dụng những đặc điểm, vai trò của KTHĐ trong mối quan hệ nghiên cứu làm nổi bật lên vai trò giám sát, kiểm soát QLNS, tài chính và tài sản công qua phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện, hậu kiểm) của KTNN. Luận án phát triển một phần tri thức hàn lâm theo chiều hướng thay đổi dựa trên cơ sở tri thức hiện thực mà trước đây các công trình nghiên cứu đã phát triển qua các giai đoạn; luận án nghiên cứu hướng phát triển KTHĐ phù hợp theo thông lệ quốc tế mà trước đây được vận dụng nhưng hiệu quả chưa như mong đợi; những kết quả đạt được và hạn chế nhất định của lý thuyết KTHĐ từ thực trạng KTHĐ trong nước có mối liên hệ với một số quốc gia có sự phát triển tương đồng; hợp phần lý thuyết được hệ thống hóa thành mô hình thuộc tính chung và mối quan hệ làm cơ sở phát triển KTHĐ trong mọi lĩnh vực cụ thể, mọi hoàn cảnh khác nhau theo từng chủ điểm, lĩnh vực KTHĐ để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong HĐKT của KTNN.

Tác giả luận án phát triển hoàn thiện hơn vai trò của KTNN qua nghiên cứu tổ chức KTHĐ tại Việt Nam và theo kinh nghiệm ở một số Quốc gia trên thế giới. Qua đó, làm rõ vai trò, chức năng và quyền hạn trong việc kiểm tra, xác nhận, thiết lập quyền lực giám sát và kiểm soát hoạt động cụ thể hơn vào một chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển. Ngoài ra, KTNN có thẩm quyền quyết định việc tham vấn giúp cho Quốc hội, Chính phủ và công chúng thực hiện được mục tiêu quản lý nền kinh tế. Tác giả luận án khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước đây là chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố truyền thống, vốn có trong khuôn khổ pháp lý, vị trí, chức năng và quyền hạn của KTNN. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các yếu tố trong QLTC, tài sản công có sự ảnh hưởng lớn đến KTHĐ và vai trò của KTNN. Nhận thức được tính cấp thiết nghiên cứu các mối quan hệ về vai trò trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đây còn rời rạc, chưa hoàn chỉnh. Tác giả luận án nghiên cứu các nhân tố, tiêu chí, thuộc tính, đặc điểm và bản chất của vấn đề để phát triển và xây dựng các mô hình liên kết vai trò làm tiền đề phát triển một phần lý thuyết hàn lâm về KTHĐ và được kiểm chứng qua khảo sát, điều tra, đánh giá thực tiễn KTHĐ của KTNN ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí