Tình Hình Cho Vay Tại Agribank Quảng Trị Từ Năm 2010 – 2012


- Thực hiện nghiêm túc việc khoán và quyết toán khoán huy động vốn đến từng cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, động viên khích lệ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với hoạt động chung của đơn vị.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiện ích gắn với

thương hiệu Agribank để đông đảo khách hàng biết và lựa chọn sử dụng

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Agribank Quảng Trị từ năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


2010


2011


2012

So sánh (2011/2010)

So sánh (2012/2011)

(+/-)

(%)

(+/-)

(%)

1. Tổng dư nợ

3.105,120

3.322,133

3.668,371

217,013

7

346,238

10,4

2. Nợ xấu

50,666

56,431

73,056

5,765

11,3

16,625

29.5

3. Tỉ lệ nợ xấu (%)

1.6

1,7

2

0,1


0,3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Tín dụng)

Tổng dư nợ: Trong những năm qua Chi nhánh đã có sự đầu tư chú trọng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đến mọi đối tượng khách hàng. Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư đang cần vốn trên địa bàn, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình cho vay và dịch vụ kết hợp với sự nỗ lực của các CBTD để phấn đấu mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra nên dư nợ qua các năm đều tăng. Năm 2010, tổng dư nợ đạt 3.105,120 tỷ đồng. Sang năm 2011 là 3.322,133 tỷ đồng tăng thêm 217,013 tỷ đồng với tốc độ tăng 7% so với năm 2010, đến năm 2012 là 3.668,371 tỷ đồng tăng thêm 346,238 tỷ đồng với tốc độ tăng 10,4% so với năm 2011. Dư nợ tăng một mặt phản ánh ưu điểm của chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng, tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng cho khách hàng.


Nợ xấu: Nợ xấu 3 năm qua đều tăng với năm 2010 nợ xấu là 50,666 tỷ đồng, sang năm 2011 là 56,431 tỷ đồng, nợ xấu tăng thêm 5,765 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 11,3% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng lên 73,056 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 16,625 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 29.5%.

Mặc dù năm 2010 và 2011, tình hình kinh tế tốt dần lên sau khi chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính sách tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh lâm vào tình trạng khó khăn vì phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao 11,75% vào năm 2010 và 18,58% vào năm 2011, giá vật tư tiêu dùng, nguyên vật liêu tăng cao, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, tỷ giá biến động, giá vàng liên tục lập kỷ lục khiến khả năng sinh lợi của nhiều ngành giảm sút. Thêm vào đó, nghị quyết 11/NQ-CP (24/2/2011) của Chính phủ ban hành thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu, đã góp phần làm cho nợ xấu ngân hàng gia tăng.

Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu tăng làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng theo. Tỷ lệ nợ xấu từ 1,6% năm 2010 tăng lên 1,7% năm 2011 và sau đó tăng lên 2% vào năm 2012.

Dù vậy, trong những năm gần đây Agribank Quảng Trị đã thực hiện chính sách giao khoán đối với từng CBTD thực hiện công tác thẩm định và thu hồi nợ đúng thời hạn nên đã góp phần nâng cao tính tích cực đối với từng CBTD, không còn tình trạng cho vay tràn lan, thẩm định sơ sài để đạt và vượt mức chỉ tiêu giao khoán nữa; nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong thời gian qua tăng nhẹ chứ không tăng mạnh. Điều này một phần là vì chi nhánh đã làm tốt công tác thẩm định và cho vay, vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ tín dụng, đồng thời tích cực bằng nhiều giải pháp khác nhau để thu hồi nợ xấu và hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Và chi nhánh cũng thường xuyên mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trên địa bàn, điều này cho thấy chất lượng tín dụng đầu vào lẫn đầu ra được nâng cao.



2.5


2


1.5


1

Tỷ lệ nợ xấu

0.5


0

2010

2011

2012


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quảng Trị từ năm 2010 - 2012

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Quảng Trị từ năm

2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

1. Tổng Thu nhập

564,411

757,524

688,963

2. Tổng Chi phí

516,982

687,481

627,684

3. Lợi nhuận trước thuế

47,429

70,043

61,279

(Nguồn: Phòng Tín dụng) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2011 thu nhập và chi phí đều tăng hơn nhiều so với năm 2010, cụ thể thu nhập tăng từ 564,411 tỷ đồng lên đến 757,524 tỷ đồng, còn chi phí cũng tăng từ 516,982 tỷ đồng lên 687,481 tỷ đồng. Chi nhánh vẫn đạt được sự tăng trưởng tính theo lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân thu nhập và chi phí trong năm này tăng cao nhiều như vậy là do năm 2011 hệ thống Ngân hàng chịu ảnh hưởng chung của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt, ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trần huy động tiền gửi 14% cho tất cả các Ngân hàng nên Chi nhánh phải tăng thêm chi phí trong việc huy động, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn trong huy động vốn, chi phí huy động đầu vào cao nên Chi nhánh phải tăng lãi vay lên khoảng 19-20%/năm để

đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, lạm phát năm 2011 là 18,58%.


Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh giảm so với năm 2011. Thu nhập giảm từ 757,524 tỷ đồng xuống còn 688,963 tỷ đồng. Cùng theo đó, chi phí cũng giảm từ 687,481 tỷ đồng năm 2011 còn 627,684 tỷ đồng năm 2012 đã làm cho lợi nhuận trước thuế của năm 2012 giảm 8,764 tỷ so với năm 2011. Nguyên nhân của vấn đề này có thể được lý giải là do năm 2012 đã trải qua với nhiều bất ổn kinh tế trong nước cũng như thế giới, giá vàng tăng cao và đạt giá kỷ lục, giá cả hàng hóa lên cao gây bất ổn thị trường, tỷ giá VND/USD nhiều bất ổn, thị trường bất động sản đống băng,… dẫn đến thu nhập và chi phí giảm làm cho lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh giảm sút.

Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2 3 Lợi nhuận trước thuế của 1

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Quảng Trị từ năm 2010 - 2012


Tóm lại, trong 3 năm vừa qua (2010 – 2012) là giai đoạn khó khăn cho các doanh nghiệp, thị trường biến động khó lường, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng với nhau trên địa bàn nên lãi suất huy động được đẩy lên rất cao chính vì vậy mà chi phí cũng tăng lên nhưng Agribank Quảng Trị đã tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập nhờ vậy tổng thu có tốc độ tăng nhanh hơn tổng chi nên ngân hàng vẫn duy trì sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời.


2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Agribank Quảng Trị

2.2.1. Thc trng quy trình cho vay khách hàng doanh nghi p ti Agribank Qung Tr

2.2.1.1. Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị

Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp

Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp được Agribank Quảng Trị áp dụng theo Văn bản “Quy định nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp áp dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam” (áp dụng thống nhất cho toàn bộ các ngân hàng nằm trong hệ thống Agribank).

Đối tượng áp dụng:

Theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank VN).

Khách hàng doanh nghiệp vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là: các tổ chức có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Gồm:

- Công ty nhà nước

- Công ty TNHH

- Công ty cổ phần

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Doanh nghiệp tư nhân

- Hợp tác xã

- Công ty hợp danh

- Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam

- Các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.

Định mức thời gian tối đa để hoàn thành công tác tín dụng tại Agribank (Phụ lục 02)

Phân loại nhóm nợ và lập dự phòng

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam


được sửa đổi bổ sung bằng quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, dự phòng cụ thể được Agribank Quảng Trị lập cho các khoản vay và ứng trước trên cơ sở hàng tháng dựa trên việc xếp hạng cho các khoản vay.

Nhóm nợ

Tên nhóm

Tình trạng quá hạn

Tỷ lệ dự

phòng (%)

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu

chuẩn

Nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày.

0

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, hoặc:

Được cơ cấu là thời hạn tr ả nợ lần thứ nhất nếu khả năng được đánh giá là đủ khả năng hoàn trả cả gốc và lãi theo thời gian đã được cơ cấu lại lần thứ nhất áp dụng đối với các

khách hàng doanh nghiệp và tổ chức.


5

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ nhất, ngoại trừ các khoản cho vay có thời hạn trả nợ Các khoản cho vay được miễn giảm đối vớ i

khách hàng không có khả năng thanh toán tiền lãi theo hợp đồng.


20

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

Được cơ cấu lại thời gian tr ả nợ lần thứ nhất và quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời gian trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ nhất, hoặc được cơ cấu lại thời hạn tr ả nợ lần thứ hai.


50

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

Quá hạn trên 360 ngày.

Được cơ cấu lại thời gian tr ả nợ lần thứ nhất và quá hạn từ 90 ngày trở lên, tính theo thời gian đã được cơ c ấu lại lần thứ nhất.

Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai và đã quá hạn tính theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai.

Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 hoặc: Các khoản nợ khó đòi hay nợ chờ xử lý.


100


Quy định về kiểm tra sau khi cho vay:

Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên (tối thiểu 1 tháng/lần):

- Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ

- Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm

- Các khoản nợ đã phân loại và nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3, 4, 5).

Căn cứ vào quy định hiện hành, sau khi cho vay CBTD phải định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và TSĐB tiền vay của khách hàng:

Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích vay vốn đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Định kỳ 6 tháng/lần tiến hành kiểm tra việc thực hiện phương án, hợp đồng SXKD của khách hàng và kiểm tra TSĐB tiền vay.

2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp được áp dụng tại Agribank Quảng Trị

Việc cho vay ở Agribank Quảng Trị chỉ được thực hiện chủ yếu ở Phòng tín dụng. Với cơ chế “một cửa” thì việc cho vay vốn tại ngân hàng được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt những thủ tục rườm rà, phức tạp. Chính điều này đã giúp Agribank Quảng Trị đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn khách hàng (đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp), đồng thời góp phần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Các bước thực hiện cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị và một ví dụ minh họa Doanh nghiệp tư nhân Sao Việt.


Khách hàng có nhu cầu vay vốn


(1) Tiếp cận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn


(2) Thẩm định cho vay

(thẩm định khách hàng và TSĐB)

Khoản vay 2 tỷ đồng Khoản vay > 2 tỷ đồng


CBTD thực hiện Bộ phận thẩm định độc lập thực hiện


Kết thúc Từ chối (3) Xét duyệt Yêu cầu tái thẩm định

cho vay (nếu cần)

Chấp thuận

(4) Ký kết hợp đồng


Giao nhận TSĐB và giấy tờ TSĐB Quản lý TSĐB


(5) Giải ngân



Nợ quá hạn

(6) Kiểm tra và giám sát vốn vay


Không đạtThu nợ gốc, lãi vay, phí


Không đồng ý Giám đốc Đạt


Đồng ý (7) Thanh lý hợp đồng


Gia hạn nợ Giải chấp TSĐB


Kết thúc


Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Quảng Trị

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí