môn đó: 1) các môn học lý thuyết-một giờ tiếp xúc hàng tuần cho một giờ tín chỉ (bao hàm 2 giờ chuẩn bị ở nhà); 2) các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm-ít nhất là hai giờ tiếp xúc hàng tuần cho một giờ tín chỉ (bao gồm 1 giờ chuẩn bị ở nhà); 3) tự nghiên cứu-ít nhất 3 giờ làm việc hàng tuần cho một giờ tín chỉ. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của môn học mà người học cần phải tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định [dẫn theo 5].
Như vậy, giờ tín chỉ được tổ chức theo 3 hình thức như sau:
- Dạy, học trên lớp: Thường là dạy, học giờ lý thuyết gồm nghe thuyết trình, ghi bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận và các hoạt động khác do giảng viên yêu cầu;
- Dạy, học trong phòng thí nghiệm, studio, hiện trường…: Làm thí nghiệm, thực hành, thực tập, điền dã (gọi chung là dạy, học thực hành, thực tập);
- Ngoài lớp, ngoài phòng thí nghiệm: Tự học, tự nghiên cứu, các hoạt động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập…
* Khái niệm hoạt động học theo tín chỉ của SV ĐHSP:
Học thực chất là một quá trình mang tính xây dựng, tích luỹ, tự điều
hành, có mục đích, có tình huống, mang tính hợp tác và của từng cá nhân để thu nhận kiến thức, phát triển các kĩ năng và biết đánh giá kiến thức, các kĩ năng đó. [17, tr22]
Từ khái niệm tín chỉ và bản chất của sự học, chúng tôi xác định:
Có thể bạn quan tâm!
- Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 2
- Nghiên Cứu Về Kĩ Năng Ứng Phó Với Stress, Stress Trong Học Tập
- Stress Trong Hoạt Động Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- Nhóm Kĩ Năng Nhận Diện Tác Nhân Gây Stress Và Biểu Hiện Của Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- Nhóm Kĩ Năng Xác Định Các Phương Án Ứng Phó Với Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- Cách Tổ Chức Đào Tạo Theo Tín Chỉ Của Nhà Trường
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Hoạt động học theo tín chỉ của sinh viên sư phạm là hoạt động được điều khiển bởi mục đích tự giác cùng với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt và tinh thần tự học, hợp tác cao nhằm tích lũy đủ các tín chỉ cho hình thành nghề dạy học.
* Đặc điểm hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP:
SV ĐHSP một lúc phải thực hiện 3 vị trí khác nhau trong hoạt động học tập theo tín chỉ: sinh viên đại học (người đang theo học tại các trường ĐH);
sinh viên đại học sư phạm (người theo học đại học ngành sư phạm); giáo sinh (người thực tập sư phạm ở vị trí giáo viên). Dưới đây là những đặc trưng trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP tương ứng với từng vị trí của họ.
Với vị trí sinh viên đại học:
+ Cách tính khối lượng kiến thức tích lũy theo học chế tín chỉ: Quá trình học tập theo HCTC là sự tổ chức tích luỹ kiến thức theo môn học, học phần (môđun) và chúng được đo bằng đơn vị tín chỉ. Một học phần khoảng 3-4 tín chỉ. (1 tín chỉ = 15 tiết (giờ) lên lớp + 30 tiết (giờ) chuẩn bị cá nhân ngoài lớp).
Tuy nhiên, trong số môđun tích luỹ ứng
với
khối
lượng
tín chỉ
nêu trên có
nguyên tắc lựa chọn vừa bắt buộc vừa tuỳ ý. Mỗi SV tự chọn cho mình các môn học và tiến trình học phù hợp với điều kiện bản thân, đảm bảo tích lũy
được số
tín
chỉ
qui định cho ngành học của mình để
được nhận bằng tốt
nghiệp [39].
+ Cách tổ chức tích lũy khối lượng kiến thức theo
HCTC: Lớp học tổ
chức theo môn học/học phần. SV đăng ký học các môn học/học phần vào đầu mỗi học kỳ sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình và đảm bảo quy
định chung (môn học chưa học, thuộc chuyên ngành đang học, thỏa mãn điều
kiện tiên quyết, không trùng lịch học…) nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính với quy định các môn học tối thiểu phải tích luỹ cho việc đạt một văn bằng nào đó. Sau mỗi học kỳ, khối lượng tín chỉ tích lũy được dùng như là các điểm quy chiếu để các trường ĐH định ra cấp độ học tập của SV và xếp họ tương ứng với các năm học. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tiến trình học tập của mình để dẫn đến văn bằng tốt nghiệp bằng con đường hợp lý nhất. Chẳng hạn sau hai năm học, có những sinh viên tích lũy được 50 tín chỉ - xếp vào trình độ năm thứ hai.
Như vậy, cách tính khối lượng kiến thức tích lũy và cách tổ chức tích lũy kiến thức là hai đặc điểm đặc trưng nhất của HCTC ảnh hưởng đến quá trình
học tập theo học chế này, thể
chính.
hiện một triết lý giáo dục
Lấy việc học làm
+ Yêu cầu của việc học theo HCTC: Học ở các học kỳ liên tục trong một năm, bao gồm cả học kỳ hè; Qui định khối lượng kiến thức phải tích luỹ theo từng loại văn bằng và xếp năm học cho sinh viên theo khối lượng kiến thức đã tích lũy; Không thi tốt nghiệp và bảo vệ khoá luận tốt nghiệp như là điều kiện bắt buộc khi tốt nghiệp chương trình ĐH.
Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức theo học phần. Học phần nào đã tích lũy được thì không cần thiết phải thi lại. Sinh viên cuối khóa có thể làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp (được xem như một học phần với một số tín chỉ qui định) hoặc thi một số học phần chuyên môn (có nội dung kiến thức tổng hợp, nâng cao, cập nhật …).
Với vị trí sinh viên đại học sư phạm:
Ở vị trí này, khi thực hiện hoạt động học tập theo tín chỉ, SV cũng cần đảm bảo các yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ trong các trường ĐH nói chung. Đồng thời, họ cần thực hiện tốt vị trí SV ĐHSP.
Mục tiêu của trường ĐHSP là đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường ĐH, CĐ. SV các trường ĐHSP được tiếp thu tri thức khoa học tiên tiến, được rèn luyện trong môi trường sư phạm và được chuẩn bị kĩ năng nghề nghiệp đạt chuẩn quốc gia và khu vực, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển của xã hội. Yêu cầu quan trọng mà xã hội đặt ra cho SV các trường ĐHSP là phải giỏi về dạy chữ, thông qua dạy chữ mà thực hiện sứ mạnh cao cả là dạy người. Có thể nói, mục tiêu đào tạo chung của các trường ĐHSP đã chi phối mạnh mẽ đến hoạt động học của SV trong các trường.
Như vậy, dù là sinh viên đang theo học ngành gì, trường nào thì trọng tâm của việc học chính là quá trình chuyển dịch từ lệ thuộc bên ngoài thành tự điều khiển. Nhiệm vụ của giáo dục là tạo các cơ hội để có thể thực hiện quá trình chuyển dịch này. Do thế, việc áp dụng tín chỉ trong bối cảnh hiện nay rất thiết yếu. Tuy nhiên, đối với SV, khó nhất của học theo tín chỉ là phải áp dụng
phương pháp học tích cực, đó là phương pháp học lấy tự học và học cái cốt lõi là chính. Phương pháp học này phát huy tính năng động và sáng tạo của SV.
Với vị trí giáo sinh:
Sinh viên đại học sư phạm đang trong thời gian thực tập sư phạm ở các trường thực tập được gọi là giáo sinh. Học phần kiến tập và thực tập sư phạm được xem như những học phần với số tín chỉ theo qui định. Tuy nhiên, các học phần này khiến SV phải sử dụng khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Tại sao như thế? Bởi vì:
- Thực tập sư phạm là hoạt động đặc trưng cho nghề dạy học, nó đặt giáo sinh vào những điều kiện rất gần với công tác độc lập của người giáo viên sau này. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập, SV phải hết sức chủ động, tự giác,… (những đặc điểm của học tập theo tín chỉ) sử dụng các kiến thức đã được học vào quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Nội dung thực tập rất nhiều. Thực tập sư phạm gồm hai giai đoạn: Kiến tập sư phạm và Thực tập sư phạm - Thực tập tốt nghiệp.
+ Kiến tập sư phạm: Tập trung tìm hiểu hoạt động thực tiễn giáo dục ở các cơ sở giáo dục và ở địa phương nơi trường đóng; Tập làm một số công việc trong thời gian kiến tập sư phạm.
+ Thực tập tốt nghiệp: Đây là giai đoạn cuối cúa quá trình đào tạo, có tác dụng kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá toàn diện kết quả đào tạo của trường Sư phạm và tự đào tạo của SV. Nội dung thực tập tập trung chủ yếu, chi tiết vào những công tác của giáo viên: thực tập giảng dạy (dự giờ, lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, tập giảng, giảng trên lớp,…) và thực tập giáo dục (lập kế hoạch chủ nhiệm, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp,…).
Với những vấn đề đã chỉ ra ở trên về hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP, chúng tôi muốn lưu ý đến các đặc điểm của học tập theo tín chỉ:
- Tính kế hoạch: SV cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện cho cả khoá học và từng học kỳ.
- Tính mềm dẻo trong xây dựng chương trình, kế hoạch học tập: SV có
thể tự lựa chọn môn học theo điều kiện của bản thân ở mỗi học kì;
- Tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong phương pháp học tập: SV quyết định chất lượng học tập của bản thân;
- Tính hợp tác trong học tập để hoàn thiện nền tảng kiến thức: SV bắt buộc phải tích cực hợp tác mới tích lũy được khối lượng nền tảng kiến thức của các tín chỉ trong mỗi một học kì (hợp tác với GV, với SV khác, với những người khác có liên quan);
- Tính thường xuyên, liên tục trong kiểm tra, đánh giá định kì và hết môn: Học tập theo tín chỉ coi trọng đánh giá quá trình nên SV luôn phải có tâm thế sẵn sàng trong học tập để đáp ứng được những yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá của học tập theo tín chỉ.
1.2.2.3. Stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP
* Tại sao SV ĐHSP bị stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ?
Đặc điểm học tập theo tín chỉ như trình bày ở trên là cho chúng ta một bức tranh với rất nhiều nội dung cũng như nhiệm vụ học tập mà SV ĐHSP phải hoàn thành. Cho nên, trong quá trình hoàn thành các tín chỉ học tập, SV ĐHSP phải tham gia tất cả các giờ tín chỉ theo qui định. Bởi thế, những yêu cầu nhiều và cao của quá trình đào tạo theo tín chỉ là những khó khăn không nhỏ dẫn đến stress ở SV, đặc biệt khi các em còn quen lối học thụ động, chưa biết cách tự học, tự nghiên cứu, chưa quen với cách thức đào tạo theo tín chỉ.
Theo thực tế đào tạo ở các trường Sư phạm hiện nay, chương trình đào tạo theo tín chỉ được cấu trúc thành 3 mảng nội dung: Khối kiến thức chung; Khối kiến thức cơ sở ngành; Khối kiến thức ngành. Ngoài những nhiệm vụ mà SV ĐHSP phải hoàn thành cho các giờ tín chỉ, các em còn phải chuẩn bị rất nhiều cho các đợt thực tập sư phạm và công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Những học phần này không chiếm số tín chỉ lớn trong tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo hiện nay nhưng lại khiến SV cảm thấy bị áp lực. Lý do là: SV ĐHSP chưa có tâm thế sẵn sàng hay chưa chuẩn bị được cho bản thân những hành trang cần thiết cho các đợt thực tập: kiến thức tâm lý-giáo
dục, cách soạn giáo án, kĩ năng giao tiếp,…; Thời gian đầu tư vào công tác thực tập và rèn nghiệp vụ sư phạm nhiều, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của sinh viên; SV ĐHSP phải vừa học ở trường Đại học vừa phải xuống trường Phổ thông để thực tập;…
* Stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP:
Nói đến stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP là nhấn mạnh đến những biến đổi tâm, sinh lý của SV khi giải quyết các vấn đề học tập theo tín chỉ. Có nghĩa là stress trong học tập ở SV là một quá trình, chỉ xuất hiện khi các nhiệm vụ học tập trở thành tình huống có vấn đề của bản thân như: lập kế hoạch đăng kí học phần cho từng học kì và toàn khóa học, giải quyết các tình huống học tập, hình thành khái niệm, giải bài tập, nghiên cứu khoa học, hợp tác trong học tập, kiểm tra định kì và thi hết môn,…
Stress nói chung và stress trong học tập theo tín chỉ nói riêng là một trạng thái có những biến đổi đáp ứng của hai mặt: phản ứng sinh học, đáp ứng tâm lí, bao gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những mức độ khác nhau, tạo nên một tuýp biến đổi đồng bộ của toàn bộ hệ thống năng lượng sinh lí và năng lực tâm lí của SV. Điều này hoặc sẽ có tác dụng góp phần tạo nên những cấu tạo tâm lí mới, tạo nên nhịp điệu hoạt động mới ở bản thân SV, có tác dụng củng cố, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của SV giúp họ thích ứng trong những điều kiện và hoàn cảnh mới của đào tạo theo tín chỉ, hoặc ngược lại, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng tâm lí của SV, dẫn đến những rối loạn thích nghi hiện thời, làm cho SV khó hoặc không giải quyết được vấn đề.
Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào những phản ứng tâm lí của SV khi có stress. Từ đó, chúng tôi định nghĩa:
Stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP là sự căng thẳng về mặt tâm lý xuất hiện ở SV ĐHSP khi họ gặp khó khăn (thậm chí quá tải so với sức chịu đựng thông thường) trong quá trình thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ: lựa chọn, đăng kí học phần (bộ phận quan trọng của lập kế hoạch
học tập); tích lũy tín chỉ học tập; học hợp tác để hoàn thiện nền tảng kiến thức
phải tích lũy; kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần.
Từ khái niệm về stress, ta có thể rút ra những điểm sau đây:
- Stress trong học tập theo tín chỉ chính là sự căng thẳng tâm lý xuất hiện trong hoạt động học tập của SV. Nó bao gồm những biến đổi về tâm lý, đòi hỏi SV cần phải huy động năng lực tâm lý để giải quyết;
- Stress trong học tập theo tín chỉ chỉ diễn ra khi có tình huống gây stress trong các nhiệm vụ học tập. Đó có thể là khi việc học vượt quá khả năng giải quyết của SV, cũng có thể do sự quá tải về kiến thức, hay do sự căng thẳng trong các mối quan hệ diễn ra xung quanh hoạt động học tập của SV hoặc SV không đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động học tập theo tín chỉ…;
- Stress trong học tập có thể diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau, từ ít căng thẳng đến căng thẳng và rất căng thẳng.
* Mức độ và biểu hiện của stress:
Mức độ stress chính là đáp ứng của cơ thể với môi trường, mức độ này được xác định một cách tương đối, thường là trong một khoảng (khoảng thấp, trung bình, cao). Mỗi mức độ có những biểu hiện tương ứng. Chúng tôi khảo sát 4 mức độ: không căng thẳng (SV ĐHSP có biểu hiện ở mức này sẽ bị loại
bỏ khỏi danh sách khách thể khảo sát), ít căng thẳng, căng thẳng, rất căng
thẳng.
Do đó, ba mức độ mà chúng tôi dựa vào và tập trung trong luận án là : Trung
bình (ít căng thẳng) ; Cao (căng thẳng) ; Rất cao (rất căng thẳng). [28], [13], [26], [50].
+ Mức độ 1: Ít căng thẳng (Stress ở mức trung bình). Đây là trạng thái SV có cảm giác căng thẳng nhẹ. Ở mức này, biểu hiện ra ngoài trong mọi hoạt động diễn ra không rõ nét, chủ thể huy động mức năng lượng vừa phải, các hoạt động trí tuệ như chú ý, trí nhớ, tư duy trong học tập có thay đổi nhưng không đáng kể.. Ở mức độ này, SV ĐHSP đã bắt đầu cần đến kĩ năng ứng phó với stress.
+ Mức độ 2: Căng thẳng (Stress ở mức cao). Ở mức này SV cảm nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc, các hoạt động trí tuệ trong học tập như chú ý,
trí nhớ, tư duy,… phải “dồn sức” cao độ. Nếu trạng thái này kéo dài, chủ thể sẽ có thể chuyển sang trạng thái rất căng thẳng. Ở mức độ này, SV ĐHSP đã thực sự cần có kĩ năng ứng phó với stress.
+ Mức độ 3: Rất căng thẳng (Stress ở mức rất cao). Đây là trạng thái khó chịu mà SV cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi nó. Do SV bị rơi vào tình huống khó khăn chưa có phương án giải quyết, do quá tải trong hoạt động, quá tải về thông tin hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể có biểu hiện giận dữ, nóng nảy thường xuyên, hoặc lo âu, thất vọng, chán chường… Trí nhớ giảm sút rõ rệt, tư duy kém sắc bén, khối lượng chú ý giảm. Chất lượng hoạt động học tập của SV do đó mà suy giảm rõ rệt. Ở mức độ này, SV ĐHSP cần thiết phải có kĩ năng ứng phó. Nếu không có kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ thì SV ĐHSP khó tích luỹ tốt các tín chỉ đã đăng ký, thậm chí có những hành vi không mong muốn.
Nhìn chung, việc phân chia ba mức độ stress như trên có tính chất tương đối, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tính chất của các yếu tố gây stress, hoàn cảnh gây stress…
1.2.3. Khái niệm KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP
Khi gặp phải stress trong học tập, SV cần tìm cách để vượt qua stress. Có như vậy, họ mới có thể lấy lại được sự cân bằng tâm lý và học tập hiệu quả. Khi đó, họ cần nỗ lực nhận diện stress trong học tập của mình, tại sao mình bị stress, phải đối diện với stress thế nào và cần hành động ra sao để vượt qua stress. Đó chính là kĩ năng ứng phó với stress trong học tập.
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng chưa có tác giả nào đưa ra định nghĩa về KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Do đó, chúng tôi chỉ có thể dựa vào những nghiên cứu về KN, về ứng phó với stress và đặc điểm hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP để chúng tôi đưa ra khái niệm KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Từ đó, chúng tôi xác định như sau:
Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP là sự