Stress Trong Hoạt Động Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp


nghĩa con người có KN. [8]

A.V.Petrôpxki (1982) quan niệm: KN là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kĩ xảo. KN được hình thành nhờ luyện tập, nó tạo khả năng cho con người thực hiện hành động trong cả điều kiện hoạt động quen thuộc và không quen thuộc. Có KN nghĩa là nắm được kĩ thuật hành động. Mức độ thành thạo của KN phụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức về hành động đó và mức độ sử dụng trong hoạt động thực tiễn. [45]

Giống như ba quan niệm tiêu biểu trên, các tác giả A.A. Xmiecnop, A.N. Leonchev, X.I. Rubinsten, B.M. Chieplop (1975), Trần Trọng Thủy (1978), B.Ph. Lomov (2000) cũng định nghĩa KN là phương thức hành động. Theo các tác giả này, KN được hiểu là sự vận dụng kĩ thuật hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hoạt động, có KN mà không để ý đến kết quả của hành động [35], [56], [63].

Một số tác giả như N.D. Levitov (1971), P.A. Rudic (1980) lại hiểu KN

cụ thể hơn, KN là kĩ thuật của từng thao tác. Còn A.V. Kruchetxki (1981),

Hargie O.D.W (1986), X.I. Kixegof (1996), Trần Hữu Luyến (2008) lại quan niệm, KN là kĩ thuật của hành động, tức là kĩ thuật của các thao tác, là sự kết hợp nhiều thao tác theo một trật tự phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động [32], [34, tr.67], [37, tr.295], [47, tr.124], [74, tr.12]. Cách hiểu này cho thấy, kĩ năng mang tính hệ thống và linh hoạt.

Như vậy, khi chú ý đến mặt kĩ thuật của kĩ năng, các tác giả trên đã quan niệm KN là sự vận dụng các kĩ thuật hành động. Kết quả của hoạt động còn chưa được các tác giả quan tâm khi định nghĩa KN.

+ Quan niệm coi KN là khả năng của cá nhân trong hoạt động:

Nếu như các tác giả theo khuynh hướng coi KN là mặt kĩ thuật của hành động chưa quan tâm đến kết quả của hoạt động thì các tác giả theo khuynh hướng này đã quan tâm đến kết quả của hoạt động khi định nghĩa KN. Tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

biểu là các tác giả như: K.K. Platônov, Xavier Roegiers, A.V. Petropxki, I.F.


Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 4

Khaclamop (1978), Nguyễn Quang Uẩn (2005), Vũ Dũng (2000), Trần Quốc Thành (1992), Hoàng Thị Anh (1992), Nguyễn Văn Đính (1997). Họ quan niệm, KN không chỉ là sự vận dụng phù hợp các thao tác, mà còn đem lại kết quả cho hoạt động. KN được đồng nhất với năng lực và hiểu tương đối khái quát: vừa là mặt kĩ thuật, vừa là khả năng của cá nhân [2], [10], [11], [27], [45], [51], [60]. Khi quan niệm KN là khả năng cũng có nghĩa coi KN thể hiện linh hoạt,

ổn định, bền vững trong hoạt động. Theo K.K.Platônov, người có KN không chỉ hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể, mà còn phải đạt kết quả tương tự trong những điều kiện khác nhau [dẫn theo 42, tr20]. Ở đây, tri thức và sáng tạo của cá nhân đóng vai trò quan trọng. Sự kết hợp với tri thức giúp sự vận dụng kĩ năng phù hợp, linh hoạt và sáng tạo với từng điều kiện hoạt động.

Cho nên, theo khuynh hướng coi KN là khả năng của cá nhân, KN không chỉ được hiểu là kĩ thuật, mà còn phải đem lại kết quả cho hoạt động. Đây có thể nói là quan niệm tương đối toàn diện và khái quát về KN. Tuy vậy, các tác giả theo khuynh hướng này vẫn chưa đi sâu phân tích mặt thao tác, hành động của KN.

Tóm lại, qua tổng hợp các quan niệm về KN theo hai hướng đã nêu ở

trên đã cho thấy: tuy có nhiều định nghĩa về KN nhưng các tác giả đều có chung một quan niệm, đó là, gắn kĩ năng với hoạt động của cá nhân. Nó là phương thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động và giúp mang lại hiệu quả của hoạt động.

Từ đó, chúng tôi cho rằng: KN là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động đó.

Với khái niệm này, những đặc điểm cần quan tâm ở KN là:

- KN được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân qua các thao tác. Để tiến hành các thao tác, chủ thể phải có tri thức nhất định (tính nhận thức) về hoạt động cũng như tổ hợp các thao tác, thực hiện đầy đủ các thao tác của hoạt động (tính đầy đủ), thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác mà không mắc lỗi (tính thành thạo), tiến hành các thao tác của hoạt động một cách linh


hoạt, có thể áp dụng được ở đa dạng tình huống khác nhau (tính linh hoạt, sáng tạo);

- Sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm về hoạt động cũng như việc tiến hành các thao tác hoạt động phải phù hợp với hoạt động và có hiệu quả.

1.2.1.2. Khái niệm ứng phó

Trong những năm gần đây, vấn đề ứng phó chiếm lĩnh một số lượng lớn các nghiên cứu trong tâm lý học phương Tây. Việc cung cấp đầy đủ thông tin sẽ làm hoàn thiện khái niệm “ứng phó” nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của phạm trù này trong tâm lý học cũng như khả năng ứng dụng của nó trong xã hội.

Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “cope” có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress.

Trong Tâm lý học có 4 hướng nghiên cứu để lý giải vấn đề này:

- Hướng tiếp cận coi ứng phó như là sự phòng vệ của cái tôi:

Theo hướng này, ứng phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm giảm căng thẳng (Haan, 1977) [73]. Hiệu quả của sự phòng vệ được đánh giá dựa trên tính hiệu quả của những phản ứng đáp trả của cá nhân. Ở đây, ứng phó được đồng nhất với kết quả của nó. Hơn thế nữa, với việc xem ứng phó như một hệ thống phòng vệ mà mục đích của người sử dụng là hạn chế sự căng thẳng, thì mọi nỗ lực của con người tập trung vào việc làm giảm căng thẳng hơn là giải quyết vấn đề.

- Hướng tiếp cận coi ứng phó như là đặc điểm riêng biệt trong nhân cách của cá nhân:

Cách tiếp cận này được phản ánh trong các nghiên cứu của Moos [80], xem ứng phó như là một khuynh hướng tương đối ổn định của cá nhân nhằm

đáp ứng lại những tình huống khó khăn theo một cách thức nhất định. Tuy

nhiên, tính ổn định của các cách thức ứng phó khó có thể khẳng định bằng thực nghiệm. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng con người có khuynh hướng đáp lại những tình huống khác nhau theo những cách khác nhau, nên các


phương pháp đo lường nét riêng biệt của cá nhân thường ít có khả năng dự báo việc sử dụng các cách ứng phó.

- Hướng tiếp cận tính đến những đòi hỏi riêng biệt của các loại hoàn cảnh cụ thể:

Đó là nghiên cứu của Felton và Revenson (1984) [80]. Khái niệm ứng phó được xem xét ở góc độ này không liên quan đến quá trình phòng vệ cũng như các đặc điểm riêng biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh quyết định. Các phê phán cách tiếp cận này tập trung vào sự thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến lược ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau.

- Hướng tiếp cận coi ứng phó là mặt năng động của của chủ thể:

Đó là nghiên cứu của Lazarus và Folkman (1984) [80]. Ứng phó là những nỗ lực của cá nhân, bao gồm cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải quyết những tình huống vốn gây mệt mỏi hoặc vượt quá khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết. Lý thuyết tập trung vào hai cấp độ của sự đánh giá trong quá trình ứng phó. Ở cấp độ đầu tiên, cá nhân đánh giá liệu sự kiện xảy ra có gây khó khăn cho cuộc sống của mình hay không. Cấp độ thứ hai liên quan đến việc kiểm tra những kinh nghiệm ứng phó đã có để vận dụng vào giải quyết tình huống. Vì vậy, ứng phó là một quá trình năng

động phụ nhân.

thuộc vào cả

những đòi hỏi của môi trường và đặc trưng của cá

Lazarus và cộng sự lại cho rằng: “Ứng phó là sự cố gắng cả trong hành động và về mặt tâm lý để kiểm soát những đòi hỏi của môi trường cũng như bên trong cơ thể và các xung đột”. Định nghĩa này bao hàm cả các khía cạnh nhận thức, cảm xúc và hành vi của quá trình ứng phó [80, tr119].

Theo Keil (2004),

ứng phó là những nỗ

lực về

nhận diện và hành vi

được tiến hành để kiểm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiểu, kiềm chế hoặc thích ứng) những khó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân vượt ra được những tác nhân gây stress ở họ. Như vậy, ngoài hai chức năng ban đầu: đấu tranh với những vấn đề gây ra stress và điều chỉnh


cảm xúc mà những vấn đề đó đưa ra, ứng phó còn bao gồm cả những yếu tố của sự sửa đổi và thay đổi. [78].

Như vậy, có thể hiểu ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng cá nhân, với ý nghĩa trong cuộc sống và với những khả năng tâm lý của họ. Như vậy, khái niệm ứng phó bao trùm một phạm vi rộng, bao gồm cả những phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy ra (suy nghĩ và tình cảm), cả những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh.

Như vậy, ứng phó là hành động để giải quyết nhiều tình huống của cuộc sống và làm cho con người có thể thích ứng với hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào những tình huống khó khăn, gây stress nên chúng tôi dựa vào những mặt tích cực của các quan niệm nêu trên và xác định:

Ứng phó là hành động của cá nhân, bao gồm các hành động như nhận

diện những tác nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các phương án ứng

phó và thực hiện các phương án ứng phó nhằm giải quyết những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh.

Như vậy, ứng phó có thể giúp con người giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn (giải quyết ngọn: dùng rượu bia, thuốc lá,... chẳng hạn) và giúp con người giải quyết vấn đề trong thời gian dài (hoàn thiện kĩ năng để giải quyết tận gốc vấn đề). Bởi thế, ý nghĩa tâm lý đích thực của ứng phó là ở chỗ làm

cho con người giải quyết được vấn đề và thích ứng nhanh chóng, vượt qua

những khó khăn, cản trở, sức ép, những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng, làm những yêu cầu của hoàn cảnh trở nên suy yếu, làm cho con người cố gắng thoát khỏi hoặc làm quen với chúng và bằng cách đó cải hoá được những tác động của hoàn cảnh. Do đó, nhiệm vụ chủ yếu của ứng phó là cung cấp và ủng hộ sự bền vững của con người, sức khoẻ thể chất cũng như tâm lý, làm thoả mãn các quan hệ xã hội của cá nhân.


Trong khái niệm được nêu, những khía cạnh cần chú ý là:

Thứ nhất, việc đánh giá ứng phó tập trung vào những gì cá nhân thực sự làm khi đối mặt với một tình huống khó khăn cụ thể, khác với cách xem xét ứng phó như là thuộc tính nhân cách cá nhân (đã nêu ở trên);

Thứ

hai,

ứng phó là một chuỗi các tương tác giữa con người với môi

trường, vì thế, ứng phó không phải là hành vi chỉ xảy ra một lần mà là một loạt những phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua thời gian, nhờ đó mà môi trường và con người chi phối lẫn nhau. Những yếu tố môi trường và cá nhân đều có thể ảnh hưởng tới hành vi ứng phó;

Thứ ba, ứng phó có phạm vi rộng lớn, bao hàm trong nó cả mặt nhận thức (nhận diện tác nhân gây stress), sự tích cực tìm kiếm phương án ứng phó và thực hiện hành vi ứng phó;

Thứ tư, ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lòng, thoải mái khi giải quyết được vấn đề hoặc thích ứng được với hoàn cảnh.

1.2.1.3. Khái niệm kĩ năng ứng phó

Từ hai khái niệm kĩ năng và ứng phó, chúng tôi xác định:

Kĩ năng ứng phó là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động đó thông qua việc nhận diện những tác nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các phương án ứng phó và thực hiện các phương án ứng phó nhằm giải quyết những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh.

Trên thực tế, KNƯP được sử dụng hàng ngày và không phải lúc nào cá nhân cũng nhận diện được điều này.

Để có KNƯP trước hết phải có vốn tri thức, hiểu biết sâu sắc, có kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động cụ thể. Tri thức, hiểu biết ở đây trước hết là những tri thức về ứng phó. Người có KNƯP còn là người biết lường trước những thuận lợi và khó khăn có thể sẽ diễn ra trong quá trình hoạt động, biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt trong từng hoàn cảnh xác


định,... Mặt khác, biết xác định đúng mục đích ứng phó, hiểu được những yếu

tố góp sức vào quá trình ứng phó để từ đó tìm được cách thức thích ứng và

giảm nhẹ tác hại của vấn đề nhằm đạt mục đích đề ra.

Nói cách khác, KNƯP có các đặc điểm sau đây:

- KNƯP được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân qua các thao tác. Để tiến hành các thao tác, chủ thể phải có tri thức nhất định (tính nhận thức) về hoạt động cũng như tổ hợp các thao tác, thực hiện các thao tác đảm bảo tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt (đã nêu ở khái niệm KN);

- Sự

vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của KNƯP để

giúp chủ

thể

vượt qua khó khăn, trở ngại trong hoạt động, thích ứng với hoạt động và phải đem lại hiệu quả cho hoạt động cụ thể.

1.2.2. Stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

1.2.2.1. Khái niệm stress

Phạm vi của luận án là tập trung vào khái niệm cũng như những biểu hiện của stress dưới góc độ Tâm lí học. Do đó, dưới đây chúng tôi trình bày một số quan niệm tiêu biểu sau đây:

+ Theo nhà Tâm lí học Eric Albert: “Stress là sự nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay” [dẫn theo 79].

+ Bruce Singh và Sidney Bloch lại cho rằng: “stress đề cập tới các hoạt động hoặc các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá mức và đe dọa gây mất thăng bằng” [dẫn theo 13, tr111].

+ Tác giả

Tô Như Khuê quan niệm : “stress chính là những phản

ứng

không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do các tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [28, tr33]. Định nghĩa này đề cập đến vai trò của yếu tố nhận diện và thái độ của con người trong stress.

+ Một số nhà tâm lý học khác như: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ và Lê Khanh đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và một số


nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [17, tr156].

+ Theo Nguyễn Thành Khải, “Dưới góc độ tâm lý học, có thể hiểu stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống” [26, tr20].

+ Một số tác giả khác quan niệm: “stress là kết quả tương tác giữa khả

năng đáp ứng của một số cá nhân và những đòi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường của họ. Quá trình tương tác có thể dẫn đến những hậu quả nhiều mặt tuỳ theo khả năng ứng phó đó” [dẫn theo 58, tr17].

Kế thừa

nhiều trong những quan niệm

ở trên (coi stress là sự

căng

thẳng tâm lý, stress là phản ứng tâm lý của chủ thể trước hoàn cảnh hoặc

trong hoạt động), chúng tôi xác định :

Stress của sinh viên là sự căng thẳng về mặt tâm lý xuất hiện ở sinh viên khi họ gặp khó khăn (thậm chí quá tải so với sức chịu đựng thông thường) trong quá trình thực hiện hoạt động bất kỳ.

1.2.2.2. Hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

* Khái niệm tín chỉ:

Qua các tài liệu tìm thấy được, chúng tôi thấy có hơn 60 định nghĩa khác nhau về tín chỉ [61].Tuy nhiên, luận án tập trung vào cách hiểu dưới đây:

Theo James Quann: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ phần thời gian bắt buộc của một SV bình thường để học một giáo trình cụ thể. Thời gian toàn phần bao gồm ba thành tố: 1) thời gian lên lớp; 2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, studio, thực tập hoặc các phần việc khác đã được qui định ở thời khóa biểu; 3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài. Giờ học của một học kì 2 quí hay của một học kì 1 quí được ấn định theo tỉ lệ sau đây của các giờ thành phần được dành hàng tuần cho việc học

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí