Nhóm Kĩ Năng Nhận Diện Tác Nhân Gây Stress Và Biểu Hiện Của Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp


vận dụng tri thức, kinh nghiệm về học tập theo tín chỉ và ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ vào việc nhận diện những tác nhân gây stress và biểu hiện của stress, xác định điều kiện khả thi (các phương án ứng phó) và thực hiện những phương án nhằm giải quyết vấn đề stress, giúp SV ĐHSP thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động này.

Từ định nghĩa này, chúng tôi lưu ý một số vấn đề sau đây:

- KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SVSP thực chất là sự vận dụng các kinh nghiệm và kiến thức về học tập theo tín chỉ, về các cách ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Vì thế, để có KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, SVSP cần có nền tảng kiến thức và thái độ hợp với yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ;

- Nội hàm của khái niệm KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ bao gồm ba nhóm kĩ năng thành phần như: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress, giải quyết vấn đề;

- Sự vận dụng KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ

phải đạt hiệu quả là giúp chính bản thân SV ĐHSP thích ứng với quá trình đào tạo tín chỉ thông qua việc giảm bớt tác động xấu có thể có của những trạng thái căng thẳng tâm lý mà SV gặp phải trong quá trình học tập theo tín chỉ (lựa chọn, đăng kí học phần; tích lũy tín chỉ học tập; hợp tác để hoàn thiện nền tảng kiến thức phải tích lũy; kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì và kết thúc học phần) để hoàn thành tốt kế hoạch học tập được lập cho từng học kì.

1.3. BIỂU HIỆN CỦA KNƯP VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP

Để xác định các nhóm kĩ năng thành phần của KNƯP với stress trong

hoạt động học tập theo tín chỉ của SVSP, chúng tôi đã dựa vào đặc điểm hoạt động học tập theo tín chỉ, đặc điểm stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP, quá trình kiểm soát stress tiến tới giải quyết vấn đề, quan niệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


coi stress là một “vấn đề” cần phải giải quyết để học tập tốt trong phương thức đào tạo theo tín chỉ và muốn ứng phó được với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ cũng có nghĩa họ phải có kĩ năng giải quyết vấn đề. Từ đó, chúng tôi xác định, KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là KN phức hợp và phức tạp bao gồm các nhóm kĩ năng thành phần như: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó để ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 6

Chúng tôi cũng dựa chủ yếu vào kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề (giải quyết tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ) và điều hòa cảm xúc (giảm nhẹ tác hại của stress trong học tập theo tín chỉ) - những cơ sở lý thuyết đã nêu ở các phần trước để xác định những biểu hiện của từng nhóm kĩ năng thành phần nêu trên. Đồng thời, để ứng phó với những tình huống gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, SV ĐHSP cần có những hiểu biết nhất định về quá trình học tập theo tín chỉ và thể hiện trong các thao tác cụ thể của hoạt động này - cơ sở chính thứ hai để xác định biểu hiện của các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

Dưới đây là biểu hiện cụ thể của từng nhóm kĩ năng thành phần:

1.3.1. Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

1.3.1.1. Khái niệm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ

Đây là nhóm kĩ năng nền, cơ sở quan trọng để SV ĐHSP có thể thực hiện quá trình kiểm soát stress hiệu quả. Để ứng phó được những tình huống gây stress trong học tập theo tín chỉ, SV ĐHSP cần nhận diện đúng và đủ những tác nhân gây ra stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của bản thân và những biểu hiện stress mà bản thân có khi học tập theo tín chỉ. Từ nội hàm của khái niệm kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ,


chúng tôi định nghĩa kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ (dưới đây được gọi tắt là kĩ năng nhận diện stress) như sau:

Kĩ năng nhận diện stress là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm về học tập theo tín chỉ và stress trong học tập theo tín chỉ vào việc nhận diện đúng, đủ những tác nhân gây ra stress và những biểu hiện khi bị stress, làm cơ sở cho quá trình ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

1.3.1.2. Biểu hiện của kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ

Theo định nghĩa ở trên, nội hàm của khái niệm bao gồm hai kĩ năng: KN nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ và KN nhận diện những biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ. Hai kĩ năng này là cơ sở để xác định các phương án ứng phó và giải quyết, giảm bớt stress khi học tập theo tín chỉ.

* KN nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ:

Khi học tập theo

tín chỉ, SV ĐHSP có thể

gặp những tình huống gây

stress. Những tình huống gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ thường là những tình huống xuất phát từ chính hoạt động này. Đó là stress trong các hành động học tập theo tín chỉ như: Lựa chọn, đăng kí học phần; Tích lũy tín chỉ học tập; Hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng phải tích lũy; Kiểm tra,

đánh giá, thường xuyên, định kì và kết thúc học phần. Những SV bị stress

thường coi việc học tập theo tín chỉ là công việc khó khăn, thậm chí những khó khăn được coi là vượt quá sức chịu đựng của cá nhân. Cho nên, SV ĐHSP nhận ra được tác nhân gây stress ở họ là điều rất quan trọng, giúp họ có căn cứ để tìm ra các cách thức ứng phó hiệu quả, bởi việc giải tỏa stress bao giờ cũng bắt nguồn từ việc làm suy yếu, hay hạn chế ảnh hưởng của các nguyên nhân tạo ra nó.

Trong đề tài luận án, chúng tôi khảo sát để đánh giá SV ĐHSP biết hay chưa các tác nhân gây ra stress ở chính mình khi học tập theo tín chỉ.

Những biểu hiện của KN nhận diện tác nhân gây stress trong học tập


theo tín chỉ của SV dưới đây sẽ giúp họ tìm phương án phù hợp để giải tỏa được stress trong học tập theo tín chỉ:

* Nhận diện những tác nhân gây stress trong lựa chọn và đăng kí học phần:

Những SV ĐHSP bị stress trong lựa chọn và đăng kí học phần thường coi việc đăng kí học phần là công việc khó khăn và hay nghi ngờ, chần chừ, so sánh khi đăng kí. SV ĐHSP có kĩ năng nhận diện những tác nhân gây stress trong lựa chọn, đăng kí học phần là khi SV biết vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm để nhận diện đúng những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn tới stress của bản thân khi học tập theo tín chỉ.

+ Những yếu tố chủ quan: Khó hình dung trước kế hoạch của cả học kỳ nên việc áp dụng kế hoạch học tập đôi khi không khả thi; Bản thân chưa có kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch học tập; Chưa đọc kĩ chương trình đào tạo và sổ tay SV để nắm rõ các học phần cần học trong học kì; Không hiểu đề cương học phần do GV cung cấp; Khó quyết định trong lựa chọn các học phần, kể cả những học phần học lại để cải thiện kết quả tích lũy; Muốn đăng kí nhiều tín chỉ trong học kỳ nhưng tình hình tài chính và điều kiện của cá nhân không cho phép; Không biết thực hiện các thao tác đăng kí học phần trực tuyến.

+ Những yếu tố khách quan: Các môn chuyên ngành phải đăng ký theo số đông trong lớp vì nếu ít sinh viên lựa chọn lớp học sẽ bị hủy; Rất ít môn tự chọn để sinh viên lựa chọn; Thông tin về giảng viên chưa rõ ràng nên sinh viên khó lựa chọn; GV và Phòng Đào tạo thông báo điểm chậm nên gặp khó khăn trong việc đăng ký học cải thiện; Khó liên lạc với cố vấn học tập khi cần thiết; Những ý kiến thắc mắc của sinh viên chưa được giải quyết kịp thời; Mạng của nhà trường thường xuyên bị trục trặc.

* Nhận diện những tác nhân gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập:

Tích lũy tín chỉ học tập là một khâu, một yêu cầu của hoạt động học tập theo tín chỉ. Tích lũy tín chỉ học tập đã đăng kí đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của SV. Như phân tích ở trên, để hoàn thành 1 giờ tín chỉ, SV phải dành rất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị và tự học, tự nghiên cứu. Đây là khó khăn dẫn


tới stress ở SV khi họ không biết cách đương đầu, giải quyết. Do đó, kĩ năng nhận diện những việc gây stress trong quá trình tích lũy tín chỉ sẽ là cơ sở cho SV để kiểm soát hoặc chế ngự được phần lớn các stress trong học tập theo tín chỉ.

Tương ứng với 3 hình thức tổ chức giờ tín chỉ (lên lớp, thực hành, tự học) là 3 hình thức tích lũy (tích lũy khi học trên lớp, tích lũy khi thực hành và tích lũy khi tự học). Tích lũy tín chỉ học tập trong tín chỉ đề cao tinh thần tự điều khiển hoạt động nhận diện và rèn luyện khả năng thu thập thông tin để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học và đạt mục tiêu học tập [36]. Những tình huống gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập xuất phát từ chính các hình thức tích lũy.

+ Những yếu tố chủ quan: Bản thân không có hứng thú với hoạt động học; Kỹ năng học tập theo tín chỉ của bản thân còn hạn chế; SV trong lớp không có sự gắn bó nên khó tổ chức các giờ tín chỉ; Không tích cực tạo sự gắn kết với GV nên rất khó trao đổi, hợp tác trong giờ học; Giảng viên giới thiệu tài liệu nhưng không thể tìm kiếm được nên khó khăn trong tự học.

+ Những yếu tố khách quan: Số lượng sinh viên trong một lớp quá đông;

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp; Giảng viên không trả bài đúng thời hạn và không có lời nhận xét nên sinh viên không có cơ hội rút kinh nghiệm để điều chỉnh quá trình học tập; Rất khó để liên lạc với giảng viên do đó không nhận được sự tư vấn trong hoạt động tự học một cách kịp thời; Giảng viên lên lớp không có đề cương bài giảng nên sinh viên khó theo dõi giờ học; Nội dung tự học quá nhiều; Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo.

* Nhận diện những tác nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng phải tích lũy:

Những tác nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng phải tích lũy là những tình huống xuất hiện khi hình thành nhóm hợp tác; giao tiếp trong nhóm; xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong


nhóm; giải quyết các mối quan hệ xung đột trong nhóm.

+ Những việc gây stress trong hình thành nhóm hợp tác: Khó thiết lập

nhóm hợp tác trong học tập; Không thiện cảm với một số thành viên trong

nhóm; Trách nhiệm cá nhân chưa được chú trọng khi hoạt động nhóm trong suốt quá trình; Chưa biết cách thực hiện các công việc của nhóm theo từng bước một.

+ Những việc gây stress khi giao tiếp trong nhóm: Giao tiếp là khâu đầu tiên của sự hợp tác. Nếu không thể giao tiếp, SV không thể hợp tác được. Những tác nhân gây stress trong giao tiếp thường là những vi phạm hay các lỗi gặp phải khi giao tiếp: Thường nói tranh và ngắt lời bạn; Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không hợp lý; Ít nhìn vào người khác với thái độ tôn trọng, thân tình; Thông điệp được truyền đi mang màu sắc của mục đích cá nhân; Không lắng nghe đối tượng chăm chú.

+ Những tác nhân gây stress khi xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong nhóm hợp tác: Không bày tỏ sự ủng hộ qua cảm xúc, cử chỉ điệu bộ và hành vi (gật đầu, hồ hởi,…); Không biết yêu cầu giúp đỡ hay giải thích khi cần; Không sẵn sàng giúp giải thích, làm rõ vấn đề của nhóm; Tỏ thái độ thiếu trân trọng thành quả của nhóm hợp tác; Phá vỡ nhóm hơn là tiếp sức cho nhóm.

Để hợp tác mang tính bền vững và giao tiếp có hiệu quả cần thiết phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Bởi vì, khi tin tưởng nhau, các thành viên trong nhóm sẽ bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng, ý kiến, thông tin và tư tưởng của bản thân cởi mở hơn. Ngược lại, nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau, mọi người trong nhóm sẽ có xu hướng lảng tránh, bàng quan vấn đề của nhóm, nếu phát biểu thì không trung thực và không tập trung trong các cuộc giao tiếp. Do đó, stress dễ nảy sinh.

+ Những tác nhân gây stress khi giải quyết các mối quan hệ xung đột trong nhóm hợp tác:

Bất cứ tập thể hay nhóm nào cũng có sự tranh luận, xung đột giữa các


tư tưởng, ý kiến, lập luận, … Những tranh luận là cần thiết và quan trọng

trong nhóm hợp tác nhưng điều đó cần được chú ý khi xuất hiện xung đột. Những tình huống gây stress là do: Kiềm chế các cảm xúc tiêu cực kém; Thể hiện ý kiến tranh luận thậm chí hoàn toàn trái chiều, tỏ sự xúc phạm người khác; Phản đối và chỉ trích.

* Nhận diện tác nhân gây stress trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần:

Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu và quan trọng trong quá trình

dạy học, đào tạo. Đặc biệt, khi tham gia vào quá trình đào tạo theo tín chỉ,

kiểm tra-đánh giá được xem một đặc điểm rất đặc trưng và là nhiệm vụ của người học. Hoạt động học theo tín chỉ rất coi trọng đánh giá quá trình và việc tự học. Do vậy, người học luôn phải sẵn sàng đối diện với những yêu cầu của phương thức đào tạo này nói chung và những bài kiểm tra, thi nói riêng. Để giải tỏa stress khi cùng một lúc vừa học vừa kiểm tra, thi với nhiều học phần, SV nhất thiết phải có kĩ năng ứng phó. Để ứng phó, SV cần nhận diện rõ những yếu tố gây stress trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần nhằm đạt kết quả tốt nhất.

+ Những vấn đề gây stress khi ôn tập:

Để kéo dài thời gian lưu trữ thông tin cũng như việc sử dụng các thông tin đó một cách có hiệu quả cho mục đích nào đó như: trả lời câu hỏi, giải bài tập, trao đổi nhóm, thi hết học phần, …, SV cần ôn tập. Ôn tập đóng vai trò rất quan trọng trong điều kiện của tín chỉ vì học chế này coi trọng việc tự học. Bởi thế, nhận biết được những việc gây stress trong khi ôn tập là cơ sở

để xác định và thực hiện các phương án

ứng phó với stress

trong kiểm tra,

đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần. Những tình huống có thể là: Chưa biết cách xây dựng đề cương ôn tập, phân nội dung ôn tập thành

các phần nhỏ

và bố

trí thời gian thích hợp cho mỗi phần; Kĩ năng ôn tập

thiếu, kém; Khi đọc, không biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi được thể hiện

ở phiếu ôn tập (mặt trước ghi câu hỏi, mặt sau ghi câu trả lời, dưới mỗi câu


hỏi chèn ô vuông nhỏ để đánh dấu trả lời đúng/sai với mục đích phục vụ cho lần ôn tập sau qua việc chú ý câu trả lời sai); Khi ôn tập, không biết viết tóm tắt những vấn đề đã lĩnh hội theo ý hiểu của bản thân sao cho không thay đổi nội dung tri thức; Không biết tổ chức lại các thông tin đã lĩnh hội, có thể tóm tắt chúng bằng sơ đồ, bảng biểu, …; Không biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau (GV, bạn bè, sách, tạp chí, Internet, …) để bổ sung, giải đáp thắc mắc cho bản thân; Đọc không hiểu và không trả lời được các câu hỏi ôn tập của GV, của tài liệu; Khó ghi nhớ, tái hiện tài liệu khi không có tài liệu xuất hiện trực tiếp trước mắt. Nếu chưa tái hiện được ngay, không biết đánh dấu lại để sau đó xem lại và đảm bảo các thông tin trong đề cương ôn tập; Khó khăn trong việc tự lập các câu hỏi kiểm tra, thi bằng cách chuyển các ý chính trong bài thành các câu hỏi.

* Những tác nhân gây stress trong làm bài kiểm tra, bài thi:

Việc tích lũy tín chỉ trong hoạt động học tập được đánh giá bằng kết quả của kiểm tra, đánh giá (thường xuyên, định kì và kết thúc học phần). Do đó, làm tốt các bài kiểm tra, bài thi là SV đã đạt phần lớn các tiêu chí của đánh giá học phần. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là xem SV có đạt được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần tích lũy hay không. Kiểm tra, đánh giá của tín chỉ khác với niên chế ở chỗ coi trọng việc đánh giá quá trình (từ đầu đến kết thúc học phần và bằng nhiều bài kiểm tra khác nhau, có thể là kiểm tra cá nhân hoặc nhóm và bài thi). Khi đó, SV rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Tình trạng này sẽ gia tăng nếu SV không biết cách giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề, trước hết SV phải nhận diện rõ nguyên nhân dẫn đến stress ở bản thân.

Đối với kiểm tra, thi viết (tự

luận, trắc nghiệm):

Khi nhận đề

kiểm

tra/thi, không đọc toàn bộ đề thi một cách cẩn thận dẫn đến việc phải giải đi giải lại 1 vấn đề, tốn thời gian và không hiệu quả; Lưỡng lự khi quyết định trả lời câu hỏi cần giải quyết trước; Không kiểm soát được thời gian khi làm bài; Lúng túng khi sắp hết thời gian làm bài trong khi chưa giải quyết xong câu hỏi nào đó mà không biết cách ứng phó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022