Kim Ngạch Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Trong 2 Tháng Đầu Năm 2009

Hình 2.5:


Nguồn Vietnam trades Về hàng hóa nhập khẩu năm 2008 số mặt hàng đạt mức 1


Nguồn: Vietnam trades


Về hàng hóa nhập khẩu, năm 2008, số mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao là không nhiều. Ngoài xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu tăng 66,2%, bộ linh kiện ô tô tăng 49,1%, bông tăng 36,8%, bột giấy tăng 25,8% và kim loại quý tăng 100% so với năm 2007; các mặt hàng nhập khẩu chính khác đều tăng chậm, chỉ đạt từ 3 – 7% so với năm 2007. Đồng thời, có một số mặt hàng nhập khẩu quan trọng bị giảm sút như: thép (giảm 4,2%), sợi (giảm 11,2%), phân bón (giảm 11,2%), xăng dầu (giảm 1,5%), lúa mỳ (giảm 44,2%). Đến hai tháng đầu năm 2009, giá trị nhập khẩu của tất cả các mặt hàng chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm 2008 [12a].

Bảng 2.4: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009

Đơn vị: Triệu USD


Mặt hàng

Giá trị kim

ngạch

%/cùng kỳ

năm 2008

Máy móc thiết bị

1580

-26,6

Xăng dầu

788

-21

Sắt thép

453

-66,7

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

386

-35,8

Chất dẻo nguyên liệu

292

-2,9

Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày

221,9

-26,2

Phân bón

183

-28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Tổng cục Hải Quan


3. Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ

Trước năm 1994, hoạt động thương mại giữa nước ta và Mỹ không đáng kể, chỉ một vài trăm nghìn USD do Mỹ thực hiện cấm vận đối với Việt Nam. Từ năm 1995, sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được thiết lập, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt lên đạt 170 triệu USD; Mỹ trở thành quốc gia đứng thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Từ năm 2000, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều của hai nước liên tục tăng với tốc độ cao. Với ý nghĩa quan trọng là bước đệm giúp Việt Nam gia nhập WTO, BTA đã đã tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện các cải cách pháp luật cần thiết, tăng tính minh bạch của thị trường và góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước. Tính đến năm 2008, sau 6 năm thực hiện BTA, Mỹ đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu và Việt Nam cũng trở thành một trong những thị trường phát triển nhất của hàng xuất khẩu Mỹ.


Bảng 2.5: Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2008

Đơn vị: Tỷ USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2000

0,73

0,35

1,08

2001

1,06

0,41

1,47

2002

2,45

0,45

2,90

2003

4,55

1,14

5,69

2004

5,27

1,16

6,43

2005

6,63

1,19

7,82

2006

8,56

1,10

9,56

2007

10,3

1,90

12,2

2008

12,6

2,67

15,27

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam


Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2008, trước bối cảnh suy thoái chung, tình hình thương mại Việt – Mỹ vẫn đạt được những kết quả khả quan. Trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là 12.610 triệu USD, tăng 22,3% so với năm 2007 và Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 2.673 triệu USD, tăng 40,5% so với năm 2007. Những nhóm hàng Việt Nam xuất sang Mỹ có giá trị và tỷ lệ tăng cao. Cụ thể như: dệt may: 5.265 triệu USD (tăng 19,97%); đồ gỗ: 1.456 triệu USD (tăng 18,5%); giày dép: 1.211 triệu USD (tăng 17,5%),…Tương tự với hàng nhập khẩu từ Mỹ sang Việt Nam, 14 trong 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang nước ta đều đạt mức tăng trưởng khá – đứng đầu là mặt hàng xe và phương tiện giao thông đạt hơn 322 triệu USD (tăng 30% so với năm 2007); nhóm hàng thịt và nội tạng dùng làm thực phẩm đạt 230 triệu USD (tăng 299,5%), …[33]

Tuy nhiên, sự gia tăng chỉ ở giá trị thương mại, nếu xét về tốc độ tăng trưởng qua các năm, có thể nhận thấy có sự suy giảm rõ rệt trong quan hệ hai chiều Việt – Mỹ. Đặc biệt, trong năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn trên đà suy giảm kéo theo sự hạn

chế trong nhập khẩu và tiêu dùng. Hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 1,4 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực dệt may đạt 700 triệu USD (giảm 4,4% so với cùng kỳ), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 123 triệu USD (giảm 9%), thủy sản đạt 111 triệu USD (giảm 2,2%), dầu thô giảm 64%, cà phê giảm 23,5%,…


Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và kim ngạch xuất khẩu Việt - Mỹ


250

200

150

100

50

0

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009


Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch 2 chiều (%)

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam


Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm trong quan hệ thương mại 2 chiều Việt – Mỹ:

Nhu cầu tiêu dùng suy giảm: Khủng hoảng tài chính tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự suy giảm trong thu nhập cá nhân. Cụ thể, sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường cao, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2008 đạt 1,11 tỷ USD, tăng 18,87% so với năm 2007. Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường chủ lực cho hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tuy nhiên theo Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu này sẽ giảm mạnh trong năm 2009 (khoảng 22,19% so với năm 2008); mặt hàng đồ gỗ nội thất cũng giảm còn khoảng 752 triệu USD (giảm 22,2%) [34]

Các hành vi bảo hộ thương mại xuất hiện: Trong năm 2008, Mỹ đã thông qua một loạt các đạo luật và văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có những mặt hàng chiếm thị phần rất lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Một số quy định mới trong Đạo luật Nông nghiệp và Đạo luật Lacey sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/5/2009) sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu nông sản, hải sản, đồ gỗ và hàng tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2009. Những quy định này được thực thi nhằm nâng cao an ninh theo đó Mỹ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, giám đinh cũng như thực hiện các biện pháp sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp nghiêm ngặt hơn (phần này sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung sau của Chương).

Đồng đôla Mỹ mất giá: Cho đến nay, đôla Mỹ luôn là phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu, chiếm một tỷ trọng áp đảo trong các giao dịch thanh toán trên toàn thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam, đồng đôla Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong thanh toán xuất khẩu nên khi đồng đôla mất giá sẽ là khó khăn lớn cho hầu hết các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu mua nguyên liệu bằng tiền VNĐ, nhưng nhận thanh toán từ các nước nhập khẩu bằng USD. Khi USD giảm giá so với VNĐ, cũng có nghĩa là khoản tiền thu về của các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng giảm.

Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Là một thị trường lớn và đa dạng về nhu cầu, Mỹ vẫn đang và sẽ là một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước. Những rào cản trước mắt do khủng hoảng cũng chính là cơ hội cho xuất khẩu nước ta bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục và hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như kinh nghiệm để hội nhập sâu hơn vào thương mại thế giới.

4. Đánh giá chung về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam

Việt Nam, quốc gia với hơn 80% vật tư nguyên liệu nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 1,7 lần GDP, thì sự suy giảm của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn trên thế giới và khu vực sẽ tác động tiêu cực đến các mặt hoạt động kinh tế trong nước, nhất là với hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù theo báo cáo thống kê, kết quả xuất khẩu nhập khẩu đều tăng khá so với năm 2007 (xuất nhập khẩu đều tăng gần 30%). Đây là một kết quả tích cực nhưng cũng chứa đựng sự thiếu bền vững và yếu tố tăng

trưởng mang tính khách quan khó có khả năng thực hiện trong năm 2009. Thực tế đã chứng minh trong tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, sự suy giảm của xuất khẩu là hệ quả tất yếu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, do một số ảnh hưởng trực tiếp sau của cuộc khủng hoảng:

Thị trường xuất khẩu chủ lực bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng tăng chậm

Năm 2008, Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (12.610 triệu USD), tiếp theo đó là EU (10.583 triệu USD), Nhật Bản (8.620 triệu USD). Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng của kim ngach xuất khẩu qua các năm, có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường lớn này đang sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể với thị trường Mỹ; tốc độ tăng trưởng kim ngạch từ năm 2001 đến năm 2007 trung bình đạt 49,3%, đặc biệt tăng trưởng cao vào năm 2001 sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực. Đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng này chỉ còn 22,3%. Tương tự với thị trường đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là EU khi tốc độ tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 xuống còn 14,2% (mức tăng trưởng trung bình của thị trường này từ năm 2001 đến năm 2007 là 19,93%) [12].

Bảng 2.6 cho thấy sự thay đổi cơ cấu thị trường kịp thời của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khu vực Châu Á tăng đáng kể về giá trị như Trung Quốc tăng 38,7%, Campuchia tăng 46,3%, Malaysia tăng 39%, Hồng Kông tăng 52,9% so với năm 2007. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ chỉ phát huy những tác động tích cực trong dài hạn. Cụ thể trong ngắn hạn, khi hai thị trường Mỹ, EU chiếm đến 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đang bị thu hẹp, khả năng hấp thụ hàng xuất khẩu giảm, thì ngành xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Bảng 2.6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn qua các năm

Đơn vị: %


Thị trường

2002 so

2001

2003 so

2002

2004 so

2003

2005 so

2004

2006 so

2005

2007 so

2006

2008 so

2007

Mỹ

127,27

62,67

26,76

18,78

32,01

28,9

22,3

EU

3,79

19,77

24,36

13,31

28,78

29,6

14,2

Nhật Bản

-2,86

19,32

20,39

26,8

18,61

14,0

44,5

Trung Quốc

5,46

16,87

56,52

8,24

2,33

8,85

38,7

Australia

27,57

6,87

28,25

41,08

42,06

-8,5

30,0

Singapore

-7,95

6,64

33,73

32,01

-9,84

39,45

15,7

Đài Loan

0,76

-7,72

20,88

3,34

3,48

17,8

22,3

Hàn Quốc

14,76

5,63

22,6

4,53

33,61

47,5

45,6

Malaysia

2,51

31,31

32,42

57,92

27,95

8,4

39,0

Phillippine

-14,41

9,45

44,48

66,26

-5,57

23,5

90,0

Thái Lan

-29,43

47,2

46,44

58,8

15,11

17,25

32,0

Indonesia

24,92

41,5

-4,4

4,98

104,3

14,5

33,5

Campuchia

21,75

50,79

43,5

39,34

42,75

29,6

46,3

Hồng Kông

6,33

10,86

1,53

-6,91

28,15

28,4

52,9

Canada

28,47

24,23

58,06

31,52

23,73

22,4

23,7

Nga

-3,84

-14,72

35,5

16,53

64,09

7,4

44,1

Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam [11b]



giảm

Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng chậm và có xu hướng


Đây là hậu quả tất yếu của xuất khẩu khi tổng cầu hàng hóa tại các thị trường lớn

suy giảm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong năm 2008 đạt mức cao, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giá cả tăng mạnh vào những tháng đầu năm. Nếu xét về khối lượng xuất khẩu, ta có thể thấy sự sụt giảm đáng kể. Tính chung năm 2008, khối lượng hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2007. Giảm nhiều

nhất là các mặt hàng nông sản và khoáng sản như cà phê, chè, than đá và dầu thô,… Trong đó, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 giảm 12,76%, cao su giảm 10,35%, chè giảm 8,97%, than đá giảm 34,27%, dầu thô giảm 16,31% so với năm 2007 [12a].

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng cũng đang có chiều hướng giảm sút, hoặc tăng không đáng kể. Điển hình là kim ngạch dệt may tăng 17,63%, thấp hơn mức tăng 32,83% năm 2007; kim ngạch gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 16,64% (năm 2007 tăng 24,39%); kim ngạch vi tính và linh kiện điện tử tăng 24,1% (năm 2007 tăng 26,13%). Tình trạng này vẫn tiếp tục trong 2 tháng đầu năm 2009, với sự sụt giảm của 9/13 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (bảng 2.3).

Tỷ lệ nhập siêu cao

Năm 2008, tỷ lệ nhập siêu đạt 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu [12a]. Từ năm 1995 đến năm 2006, mức nhập siêu luôn được duy trì ở mức dưới 5 tỷ USD, sau đó năm 2007 tăng trên 12 tỷ USD, và đến 17,5 tỷ USD năm 2008. Mức nhập siêu trong nước tăng đột biến sẽ là yếu tố gây mất cân đối cán cân thanh toán, biến động tỷ giá hối đoái đồng thời đóng góp vào tình trạng lạm phát. Đây là một trong tác động gián tiếp của khủng hoảng tài chính, hậu quả của sự "lệch pha" trong xuất nhập khẩu. Với nhập khẩu, ngay từ những tháng đầu năm 2008 đã tăng bùng nổ rất nhanh và giảm sút trong những tháng còn lại. Cụ thể, tháng 01/2008, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng 37,8% so với mức trung bình hàng tháng năm 2007. Sau đó, giảm nhẹ xuống còn 6,2 tỷ USD trong tháng 2, tăng vọt lên 8,1 tỷ USD trong tháng 3 và đạt kỉ lục hơn 8,3 tỷ USD trong tháng 4. Từ tháng 5, nhập khẩu giảm dần và chỉ dao động trong khoảng từ 4 đến 5 tỷ USD (hình 2.4). Với xuất khẩu; tình hình gần như ngược lại. Số liệu thống kê cho thấy, tháng 01/2008, kim ngạch xuất khẩu là 4,9 tỷ USD và chỉ tăng 30,6% so với cùng kỳ. Sau hai tháng giảm, vượt qua ngưỡng 5 tỷ USD vào tháng 4, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhưng với vận tốc chậm. Đến tháng 7 mới đạt được mức kỉ lục trong năm là 6,5 tỷ USD, sau đó tiếp tục giảm (hình 2.3). Như vậy, giá trị nhập siêu đã tăng rất cao ngay từ những tháng đầu năm (do nhập khẩu tăng quá nhanh, xuất khẩu tăng chậm). Thống kê cho thấy, kim ngạch nhập siêu tháng 1/2008 đã đạt gần 2,3 tỷ USD và đạt kỷ lục gần 3,3 tỷ USD trong tháng 3, tháng 4 là 3,2 tỷ USD

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022