Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Việt Nam

Tại các quốc gia, những khoản dự chi chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo bị lấy đi để phục vụ cho các gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn sự suy thoái trước mắt. Khủng hoảng kinh tế cũng đồng nghĩa với khủng hoảng niềm tin. Các nhà đầu tư mất phương hướng kinh doanh, những người làm công bị mất việc, nhà cửa bị tịch thu,…Các quốc gia đang phát triển và các nước nghèo cũng mất niềm tin vào các quốc gia phát triển vì chính các nước giàu có này cũng đang chao đảo bởi khủng hoảng và đang tự quay ra bảo hộ cho chính mình bằng các chính sách thuế quan, trợ giá, và bảo lãnh tài chính cho thị trường trong nước.

Khủng hoảng tài chính Mỹ được so sánh với cuộc Đại suy thoái năm 1930 – giai đoạn suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Bắt đầu từ năm 1929 và kết thúc vào thời điểm chuyển giao giữa hai thập niên 30 và 40, cuộc suy thoái có sức ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, cả nước phát triển và đang phát triển. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, hoạt động tiêu dùng, thị trường lao động, lam phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Các nước càng phụ thuộc vào công nghiệp thì càng chịu tác động sâu sắc hơn. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng thời điểm này, nền kinh tế thế giới được hy vọng có triển vọng phục hồi nhanh hơn do những biện pháp hỗ trợ kích thích kinh tế của Chính Phủ các nước và cơ chế hợp tác của những nền kinh tế lớn nhằm hạn chế tối đa tác động của khủng hoảng.

CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM


I. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nền kinh tế Mỹ bị xáo trộn đồng nghĩa với việc kinh tế thế giới cho dù gián tiếp hay trực tiếp cũng sẽ bị tác động ở một góc độ nào đó. Điều này phụ thuộc vào từng khu vực, từng lĩnh vực và quan trọng là phụ thuộc vào mối quan hệ về kinh tế thực tiễn với quốc gia này (như vay nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ …).

Đối với Việt Nam, xét trên khía cạnh đầu tư, Mỹ đứng thứ 6 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam và là nhà đầu tư số một nếu tính giá trị đầu tư qua nước thứ ba. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn mới ở giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào đầu tư dài hạn. Ngược lại, về quan hệ ngắn hạn, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn. Xét trên khía cạnh thương mại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 23 – 25%). Các quan hệ về vốn, công nghệ, hệ thống tài chính, ngân hàng gần như mới chỉ ở giai đoạn đầu. Trên thực tế, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa thực sự hội nhập sâu với hệ thống tài chính thế giới, cũng như không tham gia mua bán các loại chứng khoán phái sinh, nên tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến chúng ta chỉ ở mức ảnh hưởng chứ không có tác động khuynh đảo, trực tiếp như một số khu vực phụ thuộc vào Mỹ hoàn toàn. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế năm 2008, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,23% so với năm 2007. Con số này tuy thấp hơn 0,33% so với dự đoán nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế nhiều nước suy giảm, thì đó vẫn là một con số tăng trưởng tương đối cao, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, với độ mở cửa của nền kinh tế khá lớn thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu bằng 160% GDP, thâm hụt thương mại lớn và các dòng vốn FDI, FPI và kiều hối bằng 20% GDP, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kinh tế toàn cầu vẫn có những ảnh hưởng gián tiếp đáng lo ngại đến Việt Nam như những nguy cơ tiềm ẩn của hệ

thống ngân hàng về các khoản nợ xấu, thị trường bất động sản chững lại, thị trường chứng khoán xuống dốc và đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu và sự sắp xếp lại vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trước sự chao đảo của thị trường vốn thế giới. Đây là chính là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế đang hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa.

1. Tác động đến thị trường tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Năm 2008, ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động lớn, đó là những điều chỉnh lớn về chính sách cũng như khó khăn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Mỹ. Chính sách tiền tệ có sự thay đổi khá rõ ràng từ định hướng thắt chặt và linh hoạt vào nửa đầu năm sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng giữa và cuối năm. Thêm vào đó là việc liên tục điều chỉnh các công cụ lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc và biên độ tỉ giá. Đứng trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam có thể gặp phải một số bất lợi – như các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp hoặc trực tiếp) muốn rút vốn để giải quyết các vấn đề trong nước, hay do dự đoán USD sẽ xuống giá nên người dân muốn rút USD khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền VNĐ gửi vào. Điều này có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi. Bên cạnh đó, sự suy giảm của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối năm 2008, tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng vào khoảng 43.500 tỷ VND, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng [16b]. Nếu trong năm 2007, tín dụng bùng phát và tăng trưởng mạnh (tăng 51,39%) do các nghiệp vụ cho vay bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng; thì năm 2008 với chính sách thắt chặt tiền tệ khó khăn thanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng phải tạm dừng nghiệp vụ này. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ còn là 21% trong năm. Thị trường chứng khoán và bất động sản sa sút, rủi ro tín dụng tăng cao cũng là nguyên nhân làm sụt giảm nhu cầu vay, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng vì cho vay với loại hình này thường có lãi suất cao hơn.

Hình 2.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 5


60

50

40

30

20

10

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Tăng trưởng tín dụng (%)


Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam năm 2008


Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến hệ thống ngân hàng của Việt Nam là không đáng kể, những ảnh hưởng nếu có chỉ là do tác động tâm lý nhất thời của các nhà đầu tư trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Sự đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam là hoàn toàn không có khả năng xảy ra, do một số nguyên nhân sau:

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam kể cả ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần đều rất chủ động trước các thay đổi của hệ thống tài chính thế giới. Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, có những thay đổi kịp thời và hiệu quả về chính sách tỷ giá, cũng như tiếp tục can thiệp trên thị trường ngoại hối để đảm bảo an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế.

- Hầu hết các ngân hàng Việt Nam là ngân hàng thương mại, phục vụ cho tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các quốc gia khác.

- Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng 1,6 tỷ VND so với năm 2007. Hiện nay, 82% số tiền dự trữ ngoại hối của Việt Nam được gửi tập trung vào các ngân hàng trung ương của các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc tế lớn; 18% gửi tại các ngân hàng thương mại nước ngoài có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A [35]. Các ngân hàng này hiện được đánh giá là rất an toàn và không liên quan đến các ngân hàng đầu tư, các tập đoàn đã đổ vỡ trong cuộc khủng hoảng 2008.

2. Tác động đến thị trường bất động sản

Bong bóng tại thị trường bất động sản là nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ. Tại Việt Nam, năm 2008, thị trường bất động sản cũng có những dấu hiệu giống những dấu hiệu đã từng xuất hiện tại Mỹ trước khi diễn ra sự sụp đổ liên tục của các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới như – sự đình trệ khá lâu của thị trường, nguồn cung tiền đổ vào thị trường giảm sút nghiêm trọng, giá nhà giảm đột ngột so với lúc giá cao khiến nhiều nhà đầu cơ và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản, các nhà đầu tư không có tiền để trả ngân hàng khi đến hạn nên ngân hàng phát mại các tài sản thế chấp làm giá nhà đất càng giảm thêm. Như vậy, thị trường bất động sản đang rơi vào một vòng luẩn quẩn mà hệ quả là khả năng giảm giá nhà đất ngày một nhiều hơn nếu không có giải pháp tăng vốn tác động từ bên ngoài thị trường. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa thị trường bất động sản với Ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng và minh bạch, đây chính là một trong những rủi ro khiến nợ xấu của hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện có khoảng 115 ngàn tỷ VNĐ cho vay trực tiếp từ hệ thống ngân hàng vào bất động sản (chiếm khoảng 9,15% tổng dư nợ) và gần 500 ngàn tỷ VNĐ tài sản cho vay thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam [36]. Nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục đình trệ, những khoản cho vay trên trở thành nợ xấu; thì sẽ là con số rất lớn với ngân sách của Việt Nam, cũng như là khả năng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu cao cấp về bất động sản, nguyên nhân cơ bản nhất khiến thị trường bất động sản năm 2008 ngưng trệ là do thị trường thiếu vốn để phát triển. Điều này được lý giải khi trên thực tế, thị trường bất động sản của Việt Nam – một thị trường được đánh giá là non trẻ và mới nổi so với thế giới - phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài (thống kê năm 2008, tổng số vốn FDI vào thị trường này là 28 tỷ USD). Chính vì vậy, khi thị trường tài chính thế giới gặp khó khăn, sự suy giảm của thị trường này là khó tránh khỏi. Đây là quy luật tất yếu của thị trường, có tăng có giảm, và sự tác động từ bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Như vậy, mặc dù có những biểu hiện giống với khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ, nhưng thị trường bất động sản cũng không rơi vào tình trạng suy thoái giống quốc gia này. Do tại Việt Nam, thị trường cung cầu giữa nhà ở và đầu cơ nhìn chung vẫn còn khoảng cách. Lượng vốn đổ vào lĩnh vực này cũng chưa lớn như Mỹ. Ngoài ra, do quy định về thị trường ở hai quốc gia là khác nhau, nên tác động của nó đến hệ thống tài chính nhẹ hơn rất nhiều so với Mỹ. Tại Mỹ, giá thị trường của bất động sản là bao nhiêu thì ngân hàng thông thường sẽ cho vay hoặc cho thế chấp bấy nhiêu. Nhưng tại Việt Nam, các ngân hàng có quy định định giá tài sản chỉ bằng 50% giá trị tài sản, và với 50% giá trị tài sản đó, ngân hàng chỉ cho vay 70%. Có nghĩa là, nếu giá thị trường của bất động sản là 100 VNĐ thì ngân hàng chỉ cho vay 35 VNĐ. Như vậy, nếu giá thị trường bất động sản giảm đến 40% thì vẫn chưa đến mức 35% mà ngân hàng cho vay. Điều này làm giảm rất nhiều những rủi ro trên thị trường. Một điểm khác về luật lệ giữa hai nước, đó là các doanh nghiệp Việt Nam không có chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế giúp đánh giá lại giá tài sản hàng quý, nên nếu bản thân thị trường đang có những rủi ro tiềm ẩn, thì cũng không tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư - là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay.

3. Tác động đến thị trường chứng khoán

Tám năm kể từ khi chính thức thành lập, năm 2008 được coi là giai đoạn khủng hoảng đối với TTCK Việt Nam. Diễn biến trên thị trường khó khăn và chao đảo hơn

nhiều so với những dự đoán ban đầu. Chỉ số giá chứng khoán giảm mạnh. Tính từ đầu năm 2008, chỉ số Vn –Index mất 65,73% giá trị (mức đáy thấp nhất là 286,85 điểm); chỉ số HaSTC mất 67,39% giá trị (mức đáy thấp nhất là 97,61 điểm). Cổ phiếu bị bán tháo mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Làn sóng mua bán, sát nhập các công ty chứng khoán (CTCK) được khởi đầu khi CTCK Âu Lạc đã bán 49% vốn điều lệ cho Technology, chi nhánh Tập đoàn Ngân hàng RHB (Malaysia) sở hữu 49% cổ phần của CTCK Việt Nam …Hàng loạt báo cáo tài chính trong cuối năm cho thấy các CTCK bị lỗ nặng. Trong đó Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) – một trong những cổ phiếu lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam – đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khi lỗ gần 152,4 tỷ VNĐ trên vốn điều lệ là 804 tỷ VNĐ. Những CTCK khác cũng lần lượt công bố khoản lỗ của mình – như CTCP Nhiệt điện Phả Lại lỗ 207,7 tỷ VNĐ; CP chứng khoán Bảo Việt lỗ 452,86 tỷ VNĐ; Chứng khoán Kim Long lỗ 347,44 tỷ VNĐ,…[37]

Theo nhận định ban đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên không phải chịu những tác động quá lớn từ khủng hoảng tài chính Mỹ. Những loại chứng khoán hiện đang có vấn đề của những công ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chưa bán tại Việt Nam. Những ảnh hưởng được đánh giá là có khả năng xảy ra nhất chính là sự rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu lượng USD rút cùng một lúc sẽ có những tác động nhất định đến thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư riêng lẻ (như ngân hàng, các tổ chức tài chính) muốn cơ cấu lại danh mục hoặc sắp xếp lại nguồn lực đầu tư cũng sẽ tạo ra tâm lý bầy đàn kéo theo sự tháo chạy trên thị trường. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này cũng không đáng kể do hầu hết các quỹ đầu tư của Việt Nam là quỹ đóng, vốn được phân bổ đầu tư từ 3 đến 5 năm. Việc giảm đột ngột thời hạn đầu tư thường chỉ xảy ra khi nền kinh tế Việt Nam có những biến động mạnh và các nhà đầu tư không còn tin vào khả năng sinh lời của đồng vốn. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ lệ nhỏ trong vốn đầu tư tại các định chế tài chính quốc tế và thủ tục ngoại hối cũng không cho phép

các nhà đầu tư rút vốn ra ào ạt. Là một thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao, khả năng sinh lợi tốt, Việt Nam vẫn được đánh giá là hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài hơn các thị trường khác. Do đó, những bất ổn trên thị trường trong năm 2008 phần nhiều là do chính các yếu tố nội bộ trong hệ thống tiền tệ và thị trường vốn của Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận thông tin, tồn tại giao dịch nội gián,… Bên cạnh đó, năm 2008 cũng là năm thị trường bị tác động mạnh bởi những thay đổi vĩ mô trong nước: Ủy Ban Chứng khoán 4 lần quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá; Luật thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với các nhà đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2009; Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/11/2008. Những quy định mới này một phần cũng gây ra áp lực cho các nhà đầu tư và tạo nên những biến động trên thị trường.

4. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong quá trình phát triển của mình, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp bên ngoài để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại. FDI đóng góp đến 1/3 tổng mức đầu tư trong nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm mới đồng thời góp phần cải thiện công nghệ và kỹ năng cho lao động trong nước. Sự sụt giảm của FDI sẽ có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế của Tổng cục Thống kê năm 2008 về số liệu FDI cho thấy Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn và được kỳ vọng cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài ngay trong bối cảnh suy cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Tính từ đến hết ngày 19/12/2008, trong năm 2008, tổng số dự án cấp phép là 1171 dự án với tổng số vốn đăng ký 60,3% tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong năm là 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong tổng số dự án được cấp phép mới, các dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 sự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022