Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Mỹ

tổng chi phí hoạt động của các công ty vận tải biển nhưng nay đã chiếm 30- 40%. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giữ ổn định giá bán sản phẩm và quả thật điều này là rất khó khăn trong bối cảnh này. Doanh nghiệp gặp khó khăn cả trong việc bán hàng trong nước và xuất nhập khẩu bởi người dân ở hai nước đều đang “ thắt lưng buộc bụng” khi chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tình trạng lạm phát tăng cao.

c, Tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ và tiền đồng Việt Nam thường xuyên biến động

Tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và tiền đồng Việt Nam (USD/VND) một năm nhìn lại: 3 lần nới biên độ tỷ giá và cơn sốt USD vào giữa tháng 6/2008:


Hình 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008


Nguồn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam BIDV Trong giai đoạn 3 tháng 1


Nguồn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam BIDV


Trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Từ 26/03 – 16/07, tỉ giá tăng với

tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Việc tăng lên của giá USD trong thời gian này đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và kiềm chế nhập siêu, bởi trong những tháng đầu năm, Việt Nam cùng một lúc vừa bị lạm phát cao, vừa bị nhập siêu cao. Ba tháng tiếp theo (tháng 8 - 10), giá USD lại giảm liên tục, với mức giảm 3,74%. Từ 16/10 đến cuối năm 2008, tỷ giá USD tăng trở lại. Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.


Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải mua đô la Mỹ của ngân hàng để thanh toán tiền nhập cho nhà cung cấp nước ngoài. Trong hoàn cảnh tỉ giá USD/VND ở cả thị trường tự do và mua tại ngân hàng đều rất cao, thay vì bán thẳng đôla theo đúng giá niêm yết, ngân hàng lại bắt doanh nghiệp chuyển đổi qua một ngoại tệ thứ ba (Euro) theo tỉ giá do ngân hàng niêm yết rồi mới chuyển đổi qua đôla Mỹ. Đồng đô la Mỹ hiện đang mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới nhưng khi qui đổi tại ngân hàng Việt Nam thì đô la Mỹ lại được tính giá rất cao.


Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ cũng gặp không ít khó khăn với bài toán lãi suất và tỉ giá. Để thu mua nguyên liệu, làm hàng xuất khẩu, họ phải vay tiền đồng với lãi suất 21%/năm thay vì được vay ngoại tệ, rồi đổi ngoại tệ đó cho ngân hàng lấy tiền đồng như trước kia. Với lãi suất cao như vậy, trong khi giá hàng xuất không tăng hoặc tăng không

đáng kể thì rõ ràng lợi nhuận của nhà xuất khẩu giảm. Trong khi đó, với mức tăng thêm 322 đồng/USD mà Ngân hàng nhà nước điều chỉnh ngày 11/6/2008 vẫn chưa ngang bằng với sự gia tăng lãi suất vốn vay.

Việc tỉ giá USD/VND liên tục thay đổi trong thời gian qua khiến cho việc dự báo của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn, vì thông thường khi các doanh nghiệp kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, tỉ giá phải ấn định trong hợp đồng. Nếu tỉ giá lên sau khi thu được ngoại tệ về, các nhà xuất khẩu sẽ có lợi và ngược lại khi tỉ giá xuống. Còn đối với nhà nhập khẩu, khi phả thanh toán tiền hàng, họ sẽ được lợi khi tỉ giá xuống và bị lỗ khi tỉ giá lên. Nhưng dường như công thức này không hẳn đúng trong bối cảnh cả lãi suất cũng ngoài tầm dự báo của họ.

d, Các biện pháp bảo hộ thương mại


Tại Mỹ, Đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600 mục, trong đó có 2 mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp và mục 3301- gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm). Mục 8204 yêu cầu về khai báo thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy định này (tức là khoảng ngày 15/12/2008). Theo đó khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: tên khoa học (gồm tên chi-genus và loài-species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của quốc gia- nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch). Đối với sản phẩm thực vật trong đó gồm nhiều loài hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biết chính xác tên loài hoặc tên quốc gia, thì yêu cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng.

Ngoài ra Mỹ và EU còn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Đây là những rào cản kỹ thuật mới do Mỹ và EU dựng lên, trong khi doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay vẫn nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Myanmar, Lào, Căm pu chia… thường không có nguồn gốc rõ ràng, không đáp ứng các điều kiện của Mỹ và EU đề ra. Các doanh nghiệp cần khắc phục ngay nhược điểm này.

Tại EU, trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm sữa đã được áp dụng trở lại. EU còn áp dụng áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chốt inox, thép của Trung Quốc; bao và túi nhựa của Trung Quốc và Thái Lan; thép, inox các loại của Moldova, Trung Quốc và dầu Diesel của Hoa Kỳ.

2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ

Kết thúc năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt được 12,9 tỷ USD, tăng 21% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2007. Những nhóm hàng Việt Nam xuất sang Mỹ có giá trị và tỷ lệ tăng cao so với năm 2007 là dệt may: 5.265 triệu USD, tăng 19,97%; đồ gỗ: 1.456 triệu USD, tăng 18,5 %; giày dép: 1.211 triệu USD, tăng 17,5%. Đây cũng là những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cả năm vượt 1 tỷ USD. Đứng thấp nhất về giá trị trong 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ là đồ chơi, dụng cụ thể thao và phụ tùng, đạt hơn 81 triệu USD.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2005- 2008

Đơn vị: triệu USD



2005

2006

2007

2008

Mỹ (TriÖu USD)

6.631

8.566

10.632

12.900

Tốc độ tăng trưởng (%)


+29%

+24%

+21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Nguồn: TradeStats Express, năm 2008

Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2008 vẫn tăng so với các năm trước, nhưng nhìn vào bảng trên có thể thấy, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đang có xu hướng giảm. Lý giải cho sự tăng kim ngạch đó là sự biến động lên xuống “chóng mặt” của giá cả hàng hoá thế giới. Việc tăng giá hàng hoá xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm và cao điểm vào tháng 7, khi giá dầu thô lên tới 147 đôla Mỹ/thùng. Từ tháng 8 trở đi giá cả hàng hoá thế giới lại liện tục giảm xuống khiến xuất khẩu gặp khó khăn. Tuy vậy, tính bình quân cho cả năm 2008 thì giá xuất khẩu nhiều mặt hàng cao hơn năm 2007. Giá than đá tăng bình quân 134%, giá dầu thô tăng 33,3%, giá gạo xuất khẩu tăng 88%, giá cà phê tăng 29,5%, hạt điều tăng 28,3%, cao su 27% và chè tăng 23%.

Qua 4 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã chứng kiến sự giảm sút xuất khẩu sang Mỹ, cụ thể là xuất khẩu sang nước này đã giảm gần 5% so với cùng kì năm 2008 (http://www.atpvietnam.com/vn , ngày 5-5-2009). Trong đó, mặt hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2009 vào thị trường

này chỉ đạt 1,06 tỷ USD, giảm 2,9%. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ đạt 203 triệu USD, giảm 10%. Hàng hải sản đạt 111 triệu USD, giảm 2,2% so với cùng kì năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ngân hàng có điều kiện cấp tín dụng với nhà nhập khẩu đã siết chặt việc cho doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn. Điều này dẫn đến các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ không thể nhập hàng với số lượng lớn, thời hạn dài để bán cho các siêu thị. Doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang mua số lượng ít, với những hợp đồng ngắn hạn. Điều này dẫn đến việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm sút. (Nguồn: Việc nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp- Bộ Công Thương, năm 2008).


Để hiểu rõ hơn về tác động của cuộc khủng hoảng, luận văn phân tích tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ:


2.2.1. Dệt may


Hoa Kỳ đang là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung ứng khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm, nước này vẫn phải nhập hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD.

Hiện Hội đồng Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đang xếp Việt Nam nằm trong số 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, mặc dù trong thời gian gần đây, thị trường dệt may thế giới có nhiều biến động, song ngành dệt may Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2008 là 5.116 triệu USD, tăng 14,5 %. Kim ngạch này đưa Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc (6,1 tỷ USD).

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2006-

2008


Đơn vị: triệu USD



Thị trường

2006

2007

2008

Mỹ

3044

4465

5116


Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2008

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ năm 2008 vẫn cao hơn so với năm 2007, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 (tăng 14,5% so với năm 2007) lại giảm mạnh so năm 2007 (tăng 47% so với năm 2006). Lý giải cho điều này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết: “Thị trường Hoa Kỳ chiếm 54 - 55% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, trong khi Hoa Kỳ vẫn áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường nước này. Ngoài ra, biến động giá cả thị trường thế giới, USD mất giá khiến thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước”. Đến hết quý 3/2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng từ quý 4/2008, đơn hàng từ Mỹ đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, hàng hóa dư thừa của các nước sản xuất lớn như trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh lấn sang Việt Nam.

Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ quý I/2009

Đơn vị: USD



Thị trường


Tháng 3/09

So với

T2/09 (%)

So với T3/08 (%)


Quí I/2009

So với 2008 (%)

Mỹ

356,453,269

18.63

-1.48

1058262014

-4.46

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2009

Những tháng đầu năm 2009, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam mới thực sự thấy được ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là đối với Mỹ- nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may giảm 23% (Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2009).


Chỉ có một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có quan hệ truyền thống với khách hàng lớn mới có đủ đơn hàng, thậm chí có doanh nghiệp còn đơn hàng đến tháng 4/2009 như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè. Đơn hàng bị giảm từ 20%-50% và đơn giá đựơc khách hàng yêu cầu là giảm thêm 20-30% gía hợp đồng. Theo dự báo, một số doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường hoặc giảm bớt năng lực, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam sử dụng lao động để xuất hàng đi Mỹ và Châu Âu. Điều quan trọng nhất bây giờ là giữ được thị trường truyền thống vì phải mất thời gian khá lâu mới có được hợp đồng ở các thị trường mới. đàm phán về giá với khách hàng truyền thống, cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất để đơn hàng có giá tốt nhất.


Trước mắt, để ngành dệt may tạm thời thoát khỏi tình trạng khó khăn, Vinatex (Tập đoàn dệt may Việt Nam) đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các DN của ngành thông qua 3 gói hỗ trợ. Theo đó, gói đầu tiên sẽ dành cho người lao động, cấp cho DN dựa trên thành tích xuất khẩu. Gói này sẽ trích 1% kim ngạch xuất khẩu để giải quyết tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp dệt may đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa. Gói thứ hai trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng, dành hỗ trợ DN bằng cách bù lãi suất vay ngân hàng và gói thứ ba khoảng 50 tỷ đồng dùng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại ở những thị trường mới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022