Tiếp Tục Hoàn Thiện Chính Sách Xuất Nhập Khẩu, Xuất Nhập Cảnh Tại Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu


Duyên Hải và xã Đồng Tuyển thực hiện chức năng Khu thương mại – công nghiệp, cụm công nghiệp và là hạt nhân của Khu hợp tác kinh tế biên giới; 4) Khu vực phường Kim Tân với chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh và thành phố Lào Cai; 5) Khu vực phường Cốc Lếu với chức năng là trung tâm các hoạt động thương mại; 6) Khu vực xã Mường Khương, huyện Mường Khương được gắn với trung tâm huyện lỵ Mường Khương.

Thứ tư, đối với các KTTCK của tỉnh Cao Bằng:

KKTCK của tỉnh Cao Bằng bao gồm địa phận xã Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; tổng diện tích 7.780 ha, dân số đến 2020 khoảng 25.000 người.

Hướng đầu tư tại cửa khẩu Tà Lùng: chợ cửa khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư thị trấn Tà Lùng; cấp điện; cấp nước; đầu tư các tuyến giao thông và các công trình khác tại KKTCK.

Đầu tư tại KKTCK Sóc Giang: đường cửa khẩu Sóc Giang (đoạn từ ngã ba Đôn Chương đến cửa khẩu Sóc Giang); các công trình hạ tầng theo quy hoạch. Đầu tư tại KKTCK Trà Lĩnh: đường 205 (đoạn từ ngã ba Mã Phục đến cửa khẩu Trà Lĩnh); các công trình hạ tầng theo quy hoạch;

Thứ năm, đối với KKTCK Thanh Thuỷ, Hà Giang:

Diện tích KKTCK Thanh Thủy đến năm 2020 dự kiến là 28.781 ha, dân số khoảng 30.000 người. Phát triển KTCK gắn với đô thị tỉnh lỵ Hà Giang.

Hướng phát triển là nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ lên cửa khẩu quốc tế. Đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu với các hạng mục như: Trạm kiểm soát liên ngành, trung tâm thương mại, kè bảo vệ bờ đê sông Lô, hệ thống kho, bãi lưu giữa hàng hoá,... trụ sở làm việc trạm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

kiểm định động thực vật, trạm kiểm dịch y tế, Trạm biên phòng cửa khẩu, trụ sở BQL KKTCK Thanh Thuỷ.

Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng công nghệ thông tin, internet, các dịch vụ công cộng khác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cửa khẩu. Quy hoạch phát triển vùng đệm về sản xuất hàng hoá của tỉnh phục vụ xuất khẩu như: vùng sản xuất chế biến chè, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, gia công lắp ráp... Liên kết phát triển các tour du lịch tuyến Hà Giang - Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc).

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 23

Thứ sáu, đối với KKTCK Ma Lù Thàng, Lai Châu:

KKTCK Ma Lù Thàng gồm 3 xã Ma Ly Pho, Mường So và Huổi Luông thuộc huyện Phong Thổ đến năm 2020 có diện tích 27.763 ha (trong đó khu đầu mối là 43 ha), quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 20.000 người.

Đầu tư nâng cấp cửa khẩu Ma Lù Thàng thành cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu U Ma Tu Khoong thành cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia).

Trong thời gian tới cần ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm cửa khẩu bao gồm: hệ thống chợ, kios, văn phòng cho thuê; bãi tập kết hàng hoá xuất nhập khẩu, bãi đỗ xe; kho ngoại quan; cấp nước sinh hoạt; nhà trẻ mẫu giáo, phòng khám khu vực và hoàn chỉnh các hạng mục công trình còn dở dang.

Thứ bảy, đối với KKTCK Điện Biên:

Hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư tại khu vực trung tâm cửa khẩu và các khu vực phụ trợ thiết yếu phục vụ nhu cầu XNK, XNC và du lịch.


Cuối cùng, trong các KKTCK trên đây cần có sự ưu tiên đầu tư cho các KKTCK có vị trí tầm quan trọng là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như KKTCK Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các khu kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, về chính sách xuất nhập khẩu

Cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu qua biên giới có tính lâu dài ổn định, trong đó phải xây dựng chính sách mặt hàng và cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng khu vực. Trước mắt, triển khai quy chế buôn bán qua biên giới, quy chế buôn bán qua biên giới và quy chế tổ chức quản lý và hoạt động buôn bán trên toàn tuyến phù hợp với từng khu vực. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chính sách chung về xuất nhập khẩu của cả nước còn phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ sản xuất trong nước và đẩy mạnh giao lưu hàng hoá qua biên giới, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đổi mới phương thức hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại khu vực biên giới là điểm mấu chốt quyết định phần lớn giao lưu kinh tế, do vậy cần thực hiện theo hướng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn để xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu cấp thiết. Coi trọng việc tổ chức các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng thương mại.

Để phát triển giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, một mặt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia buôn bán, mặt khác cần phải tổ chức các doanh nghiệp mạnh có tầm cỡ quốc gia để giữ thế chủ động trong việc buôn bán. Ở Trung ương có các Tổng công ty; ở các tỉnh có các công ty. Các


doanh ngiệp này có thể tổ chức dưới hình thức liên doanh với các ngành sản xuất, với các địa phương và các thành phần kinh tế, nếu có điều kiện có thể hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài.

Về xuất khẩu: khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, quý hiếm. Đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu dịch vụ như: vận tải, du lịch, kho ngoại quan, dịch vụ cảng…

Về nhập khẩu: cần nhập khẩu các thiết bị đồng bộ, với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn. Tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu cần cho sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghệ chế biến.

Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại: Cần có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, làm lành mạnh hoá quan hệ trao đổi giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:

- Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì (chủ yếu sử dụng bộ máy của Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong nội bộ các lực lượng có chức năng chống buôn lậu.


- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục Hải quan, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách thuế và các kẽ hở trong chính sách đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển.

- Tổ chức tốt hơn công tác thông tin, có nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các Chi cục, đặc biệt là trên tuyến biên giới.

- Đẩy mạnh và nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá, nhà nước cần quy định nghiêm các doanh nghiệp sản xuất trong nước áp dụng quy chế ghi nhãn hiệu hàng hoá.

- Việt Nam và các nước láng giềng cần thường xuyên thông báo cho nhau về những thay đổi trong các chính sách mới nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả cho phía bên kia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thua lỗ.

Thứ hai, về chính sách xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, tạm trú ở KKTCK

Cần tổ chức thực hiện tốt các quy định như Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như những quy định đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK và các thành viên gia đình của họ khi XNC để làm việc, cư trú, tạm trú tại KKTCK ở Việt Nam; các quy định vể xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của công dân địa phương nước láng giềng có biên giới đối diện với KKTCK qua lại KKTCK; các quy định về phương tiện vận tải hàng hoá và người điều khiển phương tiện của nước láng giềng và nước thứ ba được vào KKTCK theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam; các quy định đối với chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh tế với đối tác nước láng


giềng được phép theo hàng hoá và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá; các quy định về đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại KKTCK để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước; các quy định đối với công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có KKTCK được phép sang Trung Quốc.

3.3.3. Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế tại các khu kinh tế cửa khẩu Một trong những giải pháp có tính cấp bách và lâu dài cần sớm thực

hiện là xây dựng kết cấu hạ tầng đến các KKTCK. Mục tiêu này phải được

nhà nước Việt Nam, các địa phương và nước láng giềng quan tâm bằng cách triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng có sự phối hợp thống nhất giữa các bên.

Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KKTCK là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, do vậy cần đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước bằng nguồn ngân sách (mang tính chất mồi), cần huy động, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ODA, tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO, PPP…để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKTCK.

Việc phát triển và đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong KKTCK được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê, thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để cho thuê lại đất. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài các KKTCK như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin


liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Vì thế, cần chú trọng quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các KKTCK với nội địa và với các cửa khẩu và KKTCK của Trung Quốc để thúc đẩy phát triển và liên kết với các KKTCK trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKTCK theo quy hoạch, ưu tiên một số KKTCK có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của các địa phương, của cả vùng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ quyền quốc gia và an ninh biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất , văn hóa của nhân dân.

Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài các KKTCK cũng cần phát triển đồng bộ để tạo điều kiện cho phát triển các KKTCK. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các công trình hạ tầng ngoài KKTCK: đầu tư cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, công ty kinh doanh nước và ngành bưu chính viễn thông…

Xây dựng và triển khai chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đối với các KKTCK, cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai như nhà ở, các công trình công cộng…hướng tới hệ thống công trình cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của các khu đô thị cửa khẩu trong tương lai. Đồng thời với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nối nội địa với các cửa khẩu, cần chú ý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông giữa các huyện trong tỉnh với KKTCK để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gắn với lợi thế cửa khẩu của địa phương.


Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội là trách nhiệm của nhà nước và của các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi.

3.3.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, về tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Ban quản lý các KKTCK, chính quyền địa phương và các trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan phối hợp vận động xúc tiến đầu tư. Các Ban quản lý KKTCK có sự phối hợp và phân công luân phiên chủ trì xúc tiến đầu tư vào KKTCK. Phối hợp với các Bộ ngành xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và quy chế thực hiện.

Công tác xúc tiến đầu tư vào các KKTCK cần tập trung làm nổi bật hình ảnh hấp dẫn của các KKTCK, trên cơ sở quảng bá, giới thiệu gắn liền với kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các KKTCK, tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong KKTCK… Bên cạnh các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tập trung thu hút các dự án lớn tạo hiệu ứng đầu tàu và lan toả, có tác động ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của cả KKTCK.

Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí