Thu Hút Và Thực Hiện Vốn Fdi Giai Đoạn 2001 - 2008

[10], sau đó hầu như liên tục giảm mạnh, nhưng tỷ lệ nhập siêu của cả năm vẫn cao mức kỉ lục trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây.

Tóm lại, có thể khẳng định, tỷ lệ nhập siêu tăng cao là do nhiều yếu tố quyết định, nhưng trong đó sự biến động đặc biệt của tình hình giá cả trên thế giới dẫn đến những động thái xoay chiều trong xuất nhập khẩu là nguyên nhân đặc biệt quan trọng.

Các hành vi bảo hộ thương mại trên các thị trường lớn

Khi nền kinh tế phải chịu sức ép từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng đồng nghĩa với việc chính phủ các nước cũng phải nhanh chóng thực hiện các chính sách, đạo luật thắt chặt hơn để bảo vệ thị trường trong nước. Tuy nhiên, điều này lại làm giảm quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, năm 2009 là năm hết sức khó khăn của hoạt động xuất nhập khẩu khi xuất hiện những chính sách, quy định mới của Mỹ và EU đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào hai thị trường này. Các biện pháp bảo hộ như chống bán phá giá, trợ cấp tự vệ cũng lần lượt được thiết lập và ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ - gồm dệt may, đồ gỗ và thủy sản – là những trường hợp đầu tiên bị áp dụng.

Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008): "Đạo luật về thức ăn, bảo tồn và năng lượng năm 2008" – của Hoa Kỳ được Quốc Hội Mỹ thông qua vào ngày 18/6/2008. Nội dung của đạo luật quy định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và các chương trình khác của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho tới năm 2012. Phạm vi điều chỉnh của đạo luật này rất rộng, trong đó có điều khoản hạn chế nhập khẩu cá tra của Việt Nam và đưa cá tra vào danh sách do USDA quản lý. Quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng cũng nghiêm ngặt hơn. Theo đó, tất cả các loại cá da trơn catfish nhập khẩu từ nước ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến. Quy trình sản xuất, chế độ kiểm tra chất lượng phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ mà Bộ Nông nghiệp đang áp dụng. Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu thủy sản vào Mỹ khoảng 12 tỷ USD/ năm và xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ chiếm 5 – 6%. Nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của nước ta nên mọi động thái về hàng rào kỹ thuật của Mỹ đều có ảnh hưởng không ít đến ngành. Đối với gỗ và các sản phẩm gỗ, Farm Bill 2008 có quy định ngăn ngừa hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp. Cụ thể, mục 8204 quy định:

Trong thương mại giữa các bang và với nước ngoài, cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, mua bán bất kỳ thực vật nào được đốn hạ, thu hoạch, sở hữu, vận chuyển, hoặc mua bán trái với bất kỳ luật hoặc quy định của bất kỳ bang nào hoặc bất kỳ luật pháp nước ngoài nào về bảo vệ, quản lý thực vật hoặc về các loại thuế và phí liên quan đến việc khai thác thực vật”. Điều khoản này cũng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu xuất khẩu, cũng như trị giá xuất khẩu, giấy tờ khác có liên quan đến sản phẩm của các doanh nghiệp cung cấp cho các nhà nhập khẩu. Ngoài ra, Farm Bill 2008 cũng quy định về việc sử dụng lao động trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vào Mỹ. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không đảm bảo lao động và sử dụng lao động vi phạm quy định quốc tế về sử dụng lao động trẻ em hay lao động bị cưỡng bức thì hàng hóa đó cũng không được nhập khẩu vào quốc gia này.

Đạo luật Lacey tại Mỹ ra đời năm 1900, được bổ sung ngày 22/05/2008, quy định về việc thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc của các sản phẩm gỗ và hiệp định "Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ" – FLEGT tại EU quy định tất cả chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Như vậy, nếu cuộc khủng hoảng tại Mỹ bắt đầu từ thị trường bất động sản làm nhu cầu về đồ gỗ nội thất tại các thị trường này sụt giảm nghiêm trọng (kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam qua Mỹ giảm 300 triệu USD/ tháng); thì trong thời gian tới, rào cản thắt chặt hơn về chất lượng này sẽ khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Rào cản thương mại tại thị trường dệt may Mỹ: trong năm 2009, ngành dệt may Hoa Kỳ đã đề nghị Chính Phủ mở rộng chương trình giám sát hàng dệt may sang Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Mỹ trong tương lai gần. Cụ thể là Cơ chế giám sát hàng dệt may Hoa Kỳ áp dụng tại Việt Nam có khả năng bị gia hạn thêm sau 2 năm thực hiện (từ 31/12/2006 đến 31/12/2008). Mặc dù kết quả giám sát trong hai năm qua không có bằng chứng hàng dệt may Việt Nam bán phá giá vào thị trường Mỹ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong

nước. Nhưng các nhà sản xuất nội địa cho rằng có được kết quả này là nhờ Cơ chế giám sát đã hoạt động hiệu quả và nên tiếp tục duy trì. Mặt khác, nếu Hoa Kỳ kiện chống bán giá hàng dệt may Trung Quốc thì dệt may Việt Nam rất có khả năng sẽ bị liên đới, tức là bị đưa vào danh sách bị đơn cùng với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ đã được xóa bỏ hạn ngạch theo cam kết WTO vào ngày 1/1/2009. Theo đó, hàng dệt may Trung Quốc sẽ có cơ hội tiến sâu và chiếm lĩnh thị trường này trong thời gian tới.

Từ sau khi suy thoái toàn cầu nổ ra, trên thế giới đã có khoảng trên dưới 47 quốc gia ủng hộ việc thực thi những bảo hộ thương mại để bảo vệ kinh tế nội địa, chống hàng nhập khẩu. Bên cạnh Mỹ và EU, các trường hợp điển hình như: Ấn Độ tăng thuế suất nhập khẩu dầu đậu nành lên 20% để bảo vệ nông dân trong nước khi giá dầu ăn trên thế giới đang giảm mạnh. Indonesia hạn chế nhập khẩu ít nhất 500 mặt hàng, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy phép đặc biệt và phải nộp một khoản lệ phí mới. Nga tăng thuế suất nhập khẩu xe hơi, thịt heo, thịt gia cầm và đang có kế hoạch tăng thuế nhập khẩu thiết bị nông nghiệp. Ở Nam Mỹ, thuế suất các mặt hàng nhập khẩu rượu vang, dệt may, hàng da giày, trái cây,… cũng đã được điều chỉnh tăng lên tại Argentina và Braxin.

Mặc dù quy mô của những động thái bảo hộ này tương đối hẹp, và phần lớn các biện pháp bảo hộ nội địa mà các nước đưa ra vẫn nằm trong giới hạn của các điều luật thương mại quốc tế. Nhưng xu thế chung hướng về chủ nghĩa bảo hộ có thể làm xói mòn những thành quả của tự do thương mại trong chủ nghĩa toàn cầu hóa và gây ra không ít khó khăn cho các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam.

Một số khó khăn khác trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang bị thu hẹp mạnh. Các đơn đặt hàng xuất khẩu (dệt may, hạt điều, đồ gỗ…) vào Mỹ và EU đã giảm xuống từ 20 – 30%; trong đó có những hợp đồng đã ký bị hoãn xuất hoặc dừng hẳn.

- Quyết định thắt chặt tín dụng của ngân hàng Nhà nước trong năm 2008 đã gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu. Năm 2008, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lam phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã

hội. Tính đến hết năm, Ngân hàng Nhà nước 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn , lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương tự. Cơ chế điều hành tỷ giá ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/- 0,75% lên +/- 3% [23]. Có thể khẳng định, đây là một bước đi cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế về lâu dài của Việt Nam. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc lãi suất huy động của ngân hàng tăng sẽ làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng. Khi doanh nghiệp không thể chuyển phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới thua lỗ, phải giảm quy mô kinh doanh, hoặc mất dần khả năng thanh khoản.

- Vấn đề vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối với mặt hàng nông sản, thủy sản. Năm 2008, lãi suất vốn vay tuy đã giảm những vẫn ở mức cao 17 -18%/năm. Điều này làm chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Trong tình hình khó khăn chung của thế giới, với mức lãi suất cao như hiện nay sẽ làm các doanh nghiệp không chắc về khả năng sinh lời của mình. Trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải giảm quy mô sản xuất, thậm chí phải ngưng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã vay tiền với lãi suất cao để thu mua nông sản chế biến xuất khẩu nhưng không đủ khả năng cầm cự với khó khăn của thị trường nên phải bán tháo hàng xuất khẩu với giá rẻ để thu tiền trả nợ ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn do điều kiện khách quan, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn có những thuận lợi sau:

Năm 2008, Việt Nam đứng thứ năm trong số 20 thị trường mới nổi về tính hấp dẫn đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào nước ta là 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007; trong đó lượng vốn thực hiện được là 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 [12b]

Bảng 2.7: Thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị: Tỷ USD



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Thu hút FDI

3,14

3

3,2

4,5

6,8

12

21,3

64

Thực hiện

1,98

2,27

2,47

2,64

3,2

4,1

8,0

11,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 9

Nguồn: Thông tin Thương mại Việt Nam [12b]

Đây sẽ là lợi thế và cơ hội để xuất khẩu Việt Nam thoát khỏi khó khăn trước mắt. Về trực tiếp, FDI góp phần tăng tổng vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngân sách và ổn định kinh tế quốc gia. Về gián tiếp, FDI sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam qua bốn kênh chính; tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới đầu tư công nghệ; lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm.

Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, các mặt hàng nông, lâm sản và hàng thiết yếu có giá trị thấp. Các nhóm hàng này không bị ảnh hưởng nhiều khi cầu giảm xuống như các nhóm hàng khác. Tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính làm nhu cầu tiêu dùng giảm đồng nghĩa với người dân sẽ tiết kiệm chi tiêu ở các mặt hàng xa xỉ và nhu cầu sử dụng các mặt hàng trung bình tăng lên. Do đó, xuất khẩu của nước ta không phải là hoàn toàn khó khăn bởi những hãng phân phối lớn của Mỹ bắt đầu có những đơn hàng hoặc nhu cầu nhập khẩu lớn để cung cấp cho những cửa hàng trung bình. Ví dụ, với mặt hàng thủy sản, trước đây hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thường là tôm sú, nhưng nay, người dân chuyển thói quen từ dùng tôm sú sang tôm chân trắng do giá rẻ hơn. Với diễn biến như vậy, tùy từng ngành hàng, các doanh nghiệp vẫn có thể phát huy được thế mạnh của mình kết hợp với việc chuyển hướng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, lợi thế ổn định về chính trị - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ mức lạc quan, và những biện pháp can thiệp hỗ trợ chủ động của Chính Phủ đối với các doanh nghiệp cũng là những lợi thế quan trọng giúp xuất khẩu từng bước thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ‌‌


I. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

Để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong khủng hoảng tài chính Mỹ, khóa luận căn cứ vào thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu đã được đề cập trong chương II, những dự báo về tình hình kinh tế nước ta và những định hướng cho xuất nhập khẩu từ nay đến năm 2010.

1. Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010

Từ năm 2008, đã có rất nhiều những dự báo được đưa ra về tình hình và khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2009 – 2010. Mặc dù có những khác nhau về con số nhưng các báo cáo đều có một điểm chung khi dự đoán về sự suy giảm mạnh của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này.

Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm. Theo đó, sản lượng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 3 – 3,5% trong năm 2009 và chỉ có khả năng tăng trưởng 0 – 0,5% trong năm 2010. Kinh tế Nhật Bản dự báo suy giảm mạnh nhất (giảm 5,8%), tiếp theo là khu vực đồng Euro (giảm 3,2%) và Mỹ (giảm 2,6%). Các quốc gia đang phát triển và mới nổi dự báo tăng trưởng chỉ 1,5 – 2,5% trong năm 2009.

Với Việt Nam, theo Báo cáo của Triển vọng phát triển Châu Á 2009 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), mức tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 4,5% trong năm 2009 và 6,5% trong năm 2010. Đây là mức dự báo thứ hai của ADB về Việt Nam và giảm so với mức dự báo 6,5% trong năm 2009 trước đó. Tuy nhiên, so với mức dự báo chung cho khu vực Đông Nam Á là 0,7% - mức thấp nhất so với các khu vực khác; thì 4,5% năm 2009 vẫn là một dự báo khả quan. Dự báo cho các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia lần lượt là -5%, -2%, -0,4%, -0,2%. Dự báo 6,5% trong năm 2010 là mức tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN.


Bảng 3.1: Dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009




ADB

IMF

WB

Dự báo lần 1

6,5%

5%

6,5%

Dự báo lần 2

4,5%

4,75%

5,5%

Nguồn: Phòng Thông tin Thương mại Việt Nam

Bảng 3.1 cho thấy các số liệu dự báo sau đều thấp hơn các dự báo trước đó do những hậu quả của khủng hoảng tài chính vẫn chưa lường hết được cho đến thời điểm này. Mức độ và thời gian suy thoái là không rõ ràng, nên rất khó để xác định được những tác động của nó đến các nền kinh tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng quốc gia, khi Chính phủ các nước quyết định đưa ra các gói kích thích bổ sung, cũng như các biện pháp khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng, thì những con số này vẫn có thể cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào hiệu quả nhiều hay ít của những biện pháp này.

Cũng theo ADB nhận định, lạm phát bình quân năm 2009 của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 4% do giá cả hàng hóa thế giới dự kiến thấp hơn nhiều năm 2008. Con số này sẽ tăng lên mức 5% vào năm 2010 do chính sách tiền tệ nới lỏng, giá cả hàng hóa thế giới tăng nhẹ cùng sự phục hồi tăng trưởng. Thâm hụt tài khóa tăng lên 9,8% GDP do sự suy giảm nguồn thu từ dầu mỏ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng trưởng chậm lại và đặc biệt là các khoản tăng chi từ ngân sách của các biện pháp kích thích tài chính. Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tăng 11,5% GDP trong năm 2009. Tuy nhiên, về trung hạn, Việt Nam sẽ có sự phục hồi khá với sự tăng trưởng ở mức 7 – 7,5% do dòng vốn FDI chảy vào mạnh. Báo cáo cũng khẳng định, thách thức trong ngắn hạn đối với Việt Nam là phải hạn chế sự tăng trưởng chậm, trong khi vẫn kiểm soát được thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai. Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh các cải cách kinh tế và mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo các cam kết với WTO, nhằm đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư và công chúng. Những chính sách này sẽ đảm bảo dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chảy vào Việt Nam.

Tóm lại, với những biện pháp tích cực để cứu các quốc gia ra khỏi khủng hoảng, năm 2010 được dự báo là năm kinh tế sẽ đi vào quỹ đạo của sự phục hồi. Thời gian phục hồi nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào từng quốc gia cũng như mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng lên quốc gia đó. Riêng với Việt Nam, quốc gia được IMF xếp trong số những nền kinh tế mới nổi trong nhóm ASEAN - 5 (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam) nên ít chịu tác động hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,23%, tuy là mức thấp nhất so với mức tăng trưởng trên 8% trong hơn thập kỷ qua, nhưng vẫn được đánh giá ở mức cao và không phải đáng bi quan trong xu thế chung của toàn cầu. Mặc dù năm 2009 những khó khăn được dự báo như sự sụt giảm lớn của xuất khẩu, lạm phát từ 5 – 6%, và các rủi ro bất ổn về kinh tế vĩ mô trong bối cảnh suy thoái toàn cầu; nhưng từ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn suy giảm kinh tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến,…- như gói kích cầu 6 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, … Với những lợi thế này, nền kinh tế của nước ta hoàn toàn có khả năng sẽ phục hồi vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Đây là dự báo với thời gian phục hồi sớm nhất trong khu vực Đông Á.

2. Mục tiêu và định hướng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ nay đến năm 2010

Năm 2009 được dự báo là năm rất khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Giá hàng hóa sẽ giảm, trong khi giá nguyên liệu sản xuất không giảm; cạnh tranh gay gắt về thị phần toàn cầu và nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa không xuất khẩu được sang các thị trường khác do Trung Quốc và các nước Asean sản xuất sẽ trở thành những yếu tố không những làm xuất khẩu gặp thách thức lớn mà còn làm tỷ lệ nhập siêu tăng mạnh. Chính vì vậy, sự can thiệp của Chính Phủ nhằm điều tiết lại thị trường là nhiệm vụ trọng yếu để giúp kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng trụ vững trong bối cảnh suy thoái toàn cầu.

Báo cáo của Bộ Công Thương về phương hướng và mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2009 – 2010 đã nêu rõ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022