Cà phê là mặt hàng đứng thứ chín, chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, lớn thứ ba trên thế giới về thị phần (4%), sau Braxin (17%), Colombia (10%). Tốc độ tăng bình quân năm đạt 27,3%. Hiện có khoảng 70 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam, đứng đầu là EU (52%), tiếp theo là Mỹ (15%), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Than là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ mười, chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 49,5%, cao nhất trong các mặt hàng. Các thị trường lớn gồm có: Nhật Bản 32%, Trung Quốc 27%, Thái Lan 11%, Hàn Quốc 9%, Hà Lan 8%. Tuy nhiên, cũng tương tự như dầu thô, đây cũng là mặt hàng nằm trong kế hoạch tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của Chính phủ. Dự kiến giá trị xuất khẩu than đá trong giai đoạn 2010 chỉ còn 325 triệu USD.
Dây điện và dây cáp điện là nhóm hàng đứng thứ mười một trong nhóm, chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy là nhóm hàng mới nhưng tốc độ tăng bình quân năm khá cao (32,2%). Thị trường chính là Nhật Bản (90% thị phần), tiếp theo là Hàn Quốc, Australia.
Hạt điều là mặt hàng có kim ngạch đứng cuối trong nhóm mười hai nhóm hàng và mặt hàng chủ lực xuất khẩu của nước ta, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Braxin. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 24,6%. Thị trường nhập khẩu hạt điều có khoảng trên dưới 40 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Mỹ 34%, Trung Quốc 18%, Australia 12%, Hà Lan 11%, Anh 5%
Về cơ cấu thị trường
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 theo thứ tự gồm có: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Cũng trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm đều tăng khá mạnh. Cụ thể: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật Bản tăng 2,3 lần và ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 1065,3 triệu USD [14a], thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,75 tỷ USD [9], tăng xấp xỉ gần 10 lần so với năm 2001. Kết quả này có được là nhờ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ kí kết năm 2000, và có hiệu lực vào 11/12/2002. Mỹ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF. WTO, WB, ADB,…, nên việc ký hiệp định thương mại song phương đã tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên thế giới với nền kinh tế Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của thương mại nước ta với thế giới. Dưới ảnh hưởng của hiệp định, hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và thương mại của Việt Nam đã thay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung của quốc tế từ đó tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển. Thống kê đến hết năm 2007, hàng hóa của Việt Nam đã xuất sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất chiếm đến 97% tổng giá trị xuất khẩu và 20 thị trường lớn nhất chiếm 90% giá trị xuất khẩu [10]
Tình hình nhập khẩu:
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001 – 2007 lần lượt là 17,4%; 25,4% và 19,3% [4, tr4]. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi dần theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu; giảm tỷ trọng hai nhóm hàng là máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.
Các đối tác nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất thuộc khu vực Đông Á gồm: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, các đối tác trên chiếm đến 73,7% giá trị hàng hóa nhập khẩu vào nước ta, đến năm 2007 là 76,3%. Trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2010, định hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia Châu Á (xuống còn 55% năm 2010), và tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật Bản (đạt 40% năm 2010) [2]
2. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong khủng hoảng tài chính Mỹ
Năm 2008 được coi là năm chính thức bắt đầu của suy thoái toàn cầu. Không giống như các thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng và chứng khoán, thị trường xuất
nhập khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính này, đặc biệt ở lĩnh vực xuất khẩu. Do hàng xuất khẩu Việt Nam phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm. Sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu Việt Nam đang giảm đi. Những khó khăn được chứng minh qua những tháng cuối năm 2008 và vẫn đang tiếp diễn ở những tháng đầu năm 2009.
2.1. Tình hình xuất khẩu
Về tổng quan, theo thống kê của Bộ Công Thương, tình hình xuất khẩu Việt Nam trong năm 2008 tăng khá; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 28,7% so với năm 2007, vượt 5,6% so với kế hoạch năm. Đây cũng là năm có mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,2 tỷ USD, tăng 23,5%; các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước đạt gần 28 tỷ USD, tăng 32,6% so với năm 2007 [12a].
Về thị trường xuất khẩu; do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tác động trực tiếp đến những quốc gia đang phát triển như Mỹ, EU,… nên cơ cấu xuất khẩu của nước ta cũng có những điều chỉnh rõ rệt theo hướng: tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Á, tăng chậm đối với Châu Âu và Châu Mỹ. Cụ thể: [16]
- Châu Á: kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này ước đạt hơn 30 tỷ USD, tăng khoảng 36% so với năm 2007. Tỷ trọng trong tổng số xuất khẩu đạt 47,7% (năm 2007 là 46%). Các mặt hàng chủ lực hướng vào khu vực này gồm: dầu thô, gạo, cao su, than đá, thủy sản, linh kiện điện tử, dệt may, giày dép,… Trong đó, xuất khẩu sang khu vực các nước ASEAN đạt hơn 10,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2007.
- Châu Âu: kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 13 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2007. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 20,7% trên tổng số xuất khẩu (năm 2007 là 21%). Trong đó xuất khẩu sang các nước EU đạt gần 11,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007.
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam năm 2008 Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Đại Dương |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Thế Giới
- Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Nền Kinh Tế Việt Nam
- Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- Kim Ngạch Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Trong 2 Tháng Đầu Năm 2009
- Thu Hút Và Thực Hiện Vốn Fdi Giai Đoạn 2001 - 2008
- Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam Trong Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Về cơ cấu xuất khẩu; cơ cấu xuất khẩu tiếp tục chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Năm 2008, nhóm hàng nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm 20%; và nhóm hàng chế biến, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ chiếm hơn 60% [12a].
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2007. Đến hết năm 2008, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
Bảng 2.2: Danh sách 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2008
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 2007 | Năm 2008 | % 2008/2007 | |
Dầu thô | 8,4 | 10,5 | 22,5 |
Dệt may | 7,75 | 9,04 | 16,7 |
Giày dép | 3,99 | 4,69 | 17,6 |
Thủy sản | 3,76 | 4,56 | 21,2 |
Gạo | 1,49 | 2,90 | 94,8 |
Sản phẩm gỗ | 2,40 | 2,77 | 15,6 |
Điện tử máy tính | 2,15 | 2,70 | 25,5 |
Cà phê | 1,91 | 2,15 | 2,1 |
Cao su | 1,39 | 1,59 | 14,6 |
Than đá | 1,00 | 1,44 | 44,3 |
Nguồn: Bộ Công Thương
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 tăng cao chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm tăng mạnh (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007) do có sự tăng cao kim ngạch của các nhóm hàng chủ lực. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự biến động mạnh của giá cả hàng hóa thế giới. Giá cả hàng xuất khẩu tăng nhanh tập trung chủ yếu vào những tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 7/2008. Từ tháng 8 trở đi, giá các mặt hàng lại có xu hướng giảm làm cho xuất khẩu khó khăn. Tuy vậy, tính bình quân cho cả năm 2008, giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng vẫn tăng cao so với năm 2007: giá than đá tăng bình quân 134%; giá dầu thô tăng 33,3%; giá gạo tăng 88%; giá cà phê tăng 29,5%; hạt điều tăng 28,3%; cao su tăng 27% và chè tăng 23% [13]. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam vẫn tăng nhanh trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nếu loại trừ trị giá tái xuất một số mặt hàng như kim loại quý, phân bón, sắt thép và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2007.
Kể từ tháng 9/2008, những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu cộng với những khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát ở trong nước đã khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu từ tháng 9 giảm mạnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm trung bình 4,75% từ tháng 9 đến tháng 11, đến tháng 12 tăng nhẹ, sau đó giảm nhanh trong tháng đầu của năm 2009. Trong 2 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh của xuất khẩu trong tháng 01/2009 , giảm 25,8% so với cùng kì năm trước và giảm 21% so với số liệu đã ước tính [10].
Hình 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009
7 6.4 6.5
6
5 4.9
4
3
2
1
0
3.4
4.6 5
5.9
6
5.3 5.1 4.84.9
3.8 4.3
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/09 T2/09
Kim ngạch xuất khẩu qua các tháng (tỷ USD)
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Nguyên nhân của hiện tượng "xoay chiều" này là do giá của dầu thô trên thế giới liên tục giảm mạnh khiến giá của các mặt hàng xuất khẩu cũng giảm theo. Như đã phân tích ở trên, tình hình khả quan của xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm là do giá các mặt hàng xuất khẩu trên thế giới tăng dẫn đến kim ngạch của các mặt hàng chủ lực của nước ta tăng nhanh. Tuy nhiên, theo những biến động của thế giới, đến tháng 10/2008, giá các mặt hàng này lại có xu hướng đi xuống. Cụ thể so với quý III/2008, trong quý IV/2008, giá gạo giảm khoảng 10%, cà phê giảm 20%, cao su giảm 30%, dầu thô giảm 54%, giày dép giảm 20%, đá quý và kim loại quý giảm 68,67%, … [13]. Hậu quả là kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm chỉ đạt khoảng 15,7 tỷ USD, trung
bình mỗi tháng chỉ đạt hơn 5 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 6 tỷ USD so với những tháng giữa năm. Sự sụt giảm vẫn kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2009. Theo số liệu thống kê, ngoại trừ 3 mặt hàng có kim ngạch tăng là đá quý, than đá và gạo, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có xu hướng giảm
Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009
Đơn vị : triệu USD
Trị giá kim ngạch | % /cùng kỳ năm 2008 | |
Đá quý và kim loại quý | 1440 | 2552 |
Dệt may | 1300 | -3,1 |
Dầu thô | 936 | -43,6 |
Giày dép | 654,7 | -7,6 |
Gạo | 470 | 151 |
Hải sản | 444 | -9,2 |
Cà phê | 444 | -8,7 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 357 | -19,5 |
Máy tính và linh kiện máy tính | 315,6 | -11,3 |
Than đá | 166,6 | 14,3 |
Cao su | 101,8 | -50,2 |
Hạt điều | 92,7 | -5,8 |
Nguồn: Báo cáo Tổng cục Hải quan 2 tháng đầu năm 2009
2.2. Tình hình nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2008 đạt 79,9 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2007, vượt 1,9% so với mục tiêu đề ra. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,45 tỷ USD, tăng 31%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt gần 51,45 tỷ USD, tăng 25,6% so với năm 2007. Trong các thị trường nhập khẩu, đứng đầu là khu vực ASEAN (19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007);
tiếp theo là Trung Quốc 15,4 tỷ USD (tăng 23,2%); thị trường EU 5,2 tỷ USD (tăng 1,7%); Đài Loan 8,4 tỷ USD (tăng 21,8%); Nhật Bản 8,3 tỷ USD (tăng 37,7%) [12a].
Giống như xuất khẩu, chịu tác động của biến động giá cả trên thế giới cùng với những khó khăn trong nội tại những nước xuất khẩu, kim ngach nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 từ đầu năm đến tháng 8 liên tục đạt mức cao (trung bình 7 – 8 tỷ USD/tháng), sau đó giảm dần từ tháng 9 trở đi (trung bình 6 tỷ USD/tháng). Với mức tăng kỉ lục trong tháng 4 (8,3 tỷ USD), giá trị nhập khẩu giảm nhanh chóng qua các tháng, tuy có sự tăng nhẹ trong tháng 7, 10, 12 nhưng không đáng kể. Thống kê trong 2 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 7,7 tỷ USD, giảm 43,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, tháng 01/2009 là tháng có mức kim ngạch thấp kỉ lục 3,33 tỷ USD, giảm 55,2% so với cùng kỳ và giảm 18,8% so với số liệu dự đoán [10].
Hình 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009
10
8
7.2
6
4
2
0
6.2
8.1 8.3 7.67
6.93
7.3
6.28
5.51
5.8
4.65 5.1
4.19
3.33
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/09 T2/09
Giá trị kim ngạch (tỷ USD)
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu giảm ngoài yếu tố giá cũng cho thấy nhu cầu trong nước, nhất là nhu cầu cho sản xuất đang giảm mạnh. Cơ cấu nhập khẩu năm 2008 cũng cho thấy dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất do nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất có xu hướng giảm. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng lại có xu hướng tăng, gây sức ép lớn cho hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.