Tiếp Tục Triển Khai Các Biện Pháp Hỗ Trợ Xuất Khẩu

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để đối phó với những rào cản và khó khăn mà thị trường này mang lại. Trung Đông được đánh giá là khu vực không chịu tác động nhiều của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, nền kinh tế của các nước trong khu vực vẫn ở mức tăng trưởng cao năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề phát triển quá nóng lại là nguy cơ đe dọa nền kinh tế của khu vực. Từ năm 2009, sức ép về lạm phát tăng cao, đặc biệt là với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa. Giá dầu mỏ xuống thấp là nguyên nhân khiến cho nguồn thặng dư ngoại tệ ở các nước xuất khẩu dầu mỏ giảm đáng kể. Điều này sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Dự báo tăng trưởng GDP của Trung Đông sẽ giảm từ 6,2% trong năm 2008 xuống còn 5,9% trong năm 2009 và con số này có khả năng giảm hơn nữa nếu tình hình giá dầu vẫn tiếp diễn. Do đó, khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu của khu vực này sẽ bị tác động gián tiếp và suy giảm đáng kể. Ngoài ra, với những thuận lợi - như khu vực có sức tăng trưởng kinh tế nhanh (trung bình khoảng 6 -14%), chính sách thuế giống nhau, thuế ở mức thấp, hàng hóa các nước trong khu vưc lưu thông dễ dàng - Trung Đông không chỉ là thị trường tiềm năng của Việt Nam mà còn là điểm đến hấp dẫn của thế giới. Khó khăn thứ hai của doanh nghiệp xuất khẩu chính là tính cạnh tranh rất cao của hàng hóa. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam không hiểu rõ những thông tin về dung lượng thị trường của từng mặt hàng, tập quán kinh doanh, pháp luật,…và những bất ổn chính trị thường xuyên ở một số khu vực cũng là những trở ngại cần giải quyết. Cụ thể như sự khác nhau về tập quán kinh doanh ngay trong các quốc gia của khu vực. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thanh toán chủ yếu theo hình thức trả chậm (D/P), nhưng với UAE, việc thanh toán hoàn toàn theo L/C. Các doanh nghiệp Iran sử dụng Euro trong thanh toán, không sử dụng USD. Hay những khác biệt khi xuất khẩu mặt hàng gia cầm giết mổ sang Ả rập, các doanh nghiệp cũng cần phải tuân theo những quy trình chế biến rất đặc biệt tại quốc gia này.

Về thị trường Châu Phi:

Châu Phi nằm phía Tây Nam đại lục Á – Âu, nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, nối Châu Á với Châu Âu và Châu Mỹ. Châu Phi gồm 53 quốc gia với dân số trên 967 triệu người. Theo nhận định của IMF, đây tuy là châu lục nghèo nhất thế giới nhưng

hiện đang trên đà tăng trưởng mạnh. Năm 2009, dự báo nền kinh tế Châu lục này đạt 4,9% so với mức tăng bình quân 6% những năm trước. Đây là mức dự báo khả quan so với sự sụt giảm mạnh của các nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, thị trường Châu Phi với dân số lớn, các quốc gia Châu Phi đều là những nước đang chậm phát triển nên nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi rất lớn gần 200 tỷ USD/năm.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao 48/53 nước Châu Phi và có quan hệ ngoại giao với 13/53 nước, mở cơ quan đại diện ngoại giao tại Ai Cập, An-giê-ri, Libi, Ang-go-la, Nam Phi, Tan-dan-ia, Maroc, Ni-giê-ria và 5 thương vụ tại Ai Cập, An-giê-ri, Nam Phi, Maroc, Ni-giê-ria. Trong đó, các hoạt động xúc tiến hợp tác kinh tế thương mại 2 chiều diễn ra thường xuyên như: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Phi (năm 2004), Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Châu Phi và Viện Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông đã được thành lập (năm 2004). Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam và Châu Phi còn được mở rộng trên cả lĩnh vực hợp tác đầu tư, và sản xuất công nghiệp. Như Việt Nam đang tiến hàng triển khai hợp tác đầu tư khai thác dầu khí ở An-giê-ri; xúc tiến các dự án tham dò dầu khi ở Tuy-nuy-di, Ai Cập,…Một số nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh tự do hóa thương mại, mở rộng hợp tác với EU, Mỹ và Trung Đông. Do vậy, với một số mặt hàng như dệt may, ta có thể xúc tiến hợp tác đầu tư với Châu Phi để một mặt tận dụng được nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp, mặt khác thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ, EU để hưởng miễn hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu.

Về kim ngạch buôn bán Việt Nam – Châu Phi, năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Châu Phi 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007 [3]. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là linh kiện – điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy, thuốc lá điếu, rau quả,…Thị trường xuất khẩu cũng phát triển theo hướng tích cực. Nếu năm 1991, hàng Việt Nam chỉ xuất sang 3 nước thì nay là 53 nước, trong đó, thị trường xuất khẩu hàng đầu là Nam Phi, Ai Cập, Angieri, Anggola,…Về nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sắt thép, điều thô, bông, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá; tuy nhiên nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu vẫn còn hạn chế cả về kim ngạch lẫn số lượng.

Thị trường có nhu cầu lớn về gạo nhập khẩu

Đây là thị trường có nhu cầu lớn, đặc biệt về lượng gạo nhập khẩu. Theo Oryza, trang thông tin chuyên về gạo toàn cầu, lượng gạo nhập khẩu vào Châu Phi hàng năm đã lên đến 9 triệu tấn trong tổng nhu cầu tiêu thụ là 16 tấn và con số này không ngừng tăng lên hàng năm. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng khu vực Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó gạo phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn/năm. Tại khu vực Nam Phi không sản xuất gạo, toàn bộ lượng tiêu dùng phải nhập khẩu, khối lượng trung bình khoảng 500 – 600 ngàn tấn/năm. Mức tiêu thụ gạo tại CEMAC (Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Châu Phi) với 35 triệu dân cũng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2004, với tổng giá trị nhập khẩu hằng năm khoảng 180 triệu USD. Dự kiến trong năm 2009, lượng gạo tiêu thụ tại thị trường này sẽ đạt 550.000 tấn [24]. Đặc biệt các thị trường này đều có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ, phù hợp với giống gạo mà Việt Nam đang canh tác. Bên cạnh đó, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Châu Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may, máy nông nghiệp. Trong khi đó, tại Châu lục này, hàng hóa rất thiếu thốn. Thực tế là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết các mặt hàng có thế mạnh của mình trên thị trường đầy tiềm năng này.

Trên thực tế, Việt Nam chỉ đứng thứ năm trong số các quốc gia xuất khẩu vào khu vực này. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Châu Phi hiện nay vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có của hai bên do còn những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Việt Nam vẫn chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở cho các hoạt động thương mại Châu Phi. Hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây. Đặc biệt, chưa có một chiến lược của Chính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với các nước Châu Phi bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ,…Về mặt khách quan, tình hình chính trị, an ninh tại một số nước Châu Phi chưa thực sự ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thương mại như hệ thống

ngân hàng, tài chính, bảo hiểm chưa phát triển, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp khá cao tại một quốc gia trong khu vực,…

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 11

- Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Châu Phi phần lớn theo hình thức trung gian qua Châu Âu, do các nhà xuất khẩu này có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh. Do đó, giá gạo Việt Nam vào thị trường Châu Phi bị đẩy lên rất cao, bình quân 800 USD/tấn, trong khi giá gạo Việt Nam nếu xuất khẩu trực tiếp chỉ trên dưới 500 USD/tấn.

- Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Châu Phi còn nhiều hạn chế, chủ yếu là phương thức thanh toán trả chậm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận xuất khẩu qua trung gian vì hệ thống ngân hàng của các nước Châu Phi chưa thật sự đủ tin cậy để bảo lãnh cho nhà nhập khẩu mở L/C, mua bán trực tiếp.

- Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Cụ thể, gạo của Việt Nam chỉ chiếm 14% thị trường, thấp hơn nhiều so với 36% thị trường của gạo Thái Lan; và hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc luôn có giá rẻ hơn hàng Việt Nam từ 1,5 – 2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng Châu Phi.

Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường lớn bị suy giảm, Trung Đông và Châu Phi chính là một trong những lối mở để các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam cần tiếp cận, xúc tiến thương mại, để nguồn hàng trong nước được lưu thông, kim ngạch xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng trưởng.

1.2. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại

Chính Phủ và Bộ Công thương cần nghiên cứu hoàn thiện việc ký kết các thoả thuận, cũng như các hiệp định ở cấp Chính Phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường mới. Tiếp tục củng cố hoạt động của các thương vụ Việt Nam tại các nước nhằm chủ động xây dựng kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường sở tại; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin cần thiết về thị trường, mặt hàng, rào cản thương mại và biện

pháp khắc phục (nếu có) cho các doanh nghiệp hai nước; nắm chắc nhu cầu của thị trường để cung cấp thông tin kịp thời và tư vấn cho doanh nghiệp cách thức thâm nhập vào các kênh phân phối hoặc cách thức để đưa hàng nhập khẩu vào thị trường một cách hiệu quả hoặc sớm cảnh báo những rủi ro cho các doanh nghiệp, nghiên cứu lập các trung tâm thương mại, lập kho ngoại quan tại các khu vực trọng điểm để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu và trao đổi thương mại; đa dạng hóa và mở rộng hợp tác với các thị trường này trên nhiều mặt như đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước. Các thương vụ cũng cần tăng cường phối hợp với Đại sứ quán hoặc các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp các nước sở tại để khuyến khích tổ chức các đoàn thương mại sang Việt Nam cũng như tổ chức nhiều hội chợ ra nước ngoài ở những thị trường xuất khẩu lớn để lấy lại uy tín sản phẩm, thương hiệu Việt Nam trên thương thương trường quốc tế và mang lại các cơ hội hợp tác kinh doanh lâu dài.

1.3. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

Khôi phục và đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp đầu tiên trong 5 nhóm giải pháp được Chính phủ Việt Nam đặt ra để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đây được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, vì xuất khẩu liên quan đến dân sinh, lao động, nông nghiệp,…; ổn định được xuất khẩu sẽ là tiền đề để có sự ổn định chung. Do đó, ngay từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, Chính Phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp tích cực nhằm tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây nên. Bên cạnh gói kích cầu 1 tỷ USD trong gói 6 tỷ USD để kích cầu đầu tư, nhằm hỗ trợ chủ yếu cho các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số doanh nghiệp khác duy trì sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu; chính phủ cũng đang hoàn thành đề án hỗ trợ cho nhóm 12 mặt hàng xuất khẩu được dự báo sẽ gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ trong năm 2009. Với mức hỗ trợ 40 đồng/USD cho dệt may và 20 USD cho các mặt hàng khác (thủy sản, rau quả, giày dép, túi xách, điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm cơ khí …), dự kiến mức hỗ trợ dựa trên kim ngạch xuất khẩu là 890 tỷ đồng, trong đó, riêng mặt hàng dệt may là 420 tỷ đồng. Ngoài ra, các nghị quyết, quyết định quan trọng về việc hỗ trợ nguồn vốn, giảm,

hoãn hoặc lùi thuế cho các doanh nghiệp cũng được đánh giá là những giải pháp rất hiệu quả để hạn chế những hậu quả trước mắt:

Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Chính phủ xác định: trong năm 2009, cần phải tâp trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính Phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện các giải pháp tháo gõ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất, có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động, …

Quy định các chính sách giảm hoặc giãn thuế cho các doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp đáp ứng một trong hai điều kiện:

- Có vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hiện có hiệu lực trước ngày 01/01/2009 không quá 10 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01/01/2009 thì vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu tư không quá 10 tỷ đồng.

- Có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV năm 2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng. Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 1/10/2008 thì số lao động được trả lương, trả công của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) không quá 300 người.

Theo đó, các doanh nghiệp đáp ứng một trong hai điều kiện trên sẽ được hưởng các quy định về miễn hoặc giảm thuế như: giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) phải nộp của quý IV năm 2008 và năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; giãn thời hạn thời hạn nộp TTNDN trong thời gian 9 tháng đối với TTNDN phải nộp năm 2009 đối với các doanh nghiệp nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán; giãn thời gian ân

hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kì sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí,…); thực hiện chính sách về ân hạn thời gian nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu,…

Quyết định 131/QĐ - TTg về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh

Quyết định quy đinh về việc thực hiện giảm lãi suất cho vay giúp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Theo đó, mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%/năm, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến ngày 31/2/2009.

Quyết định 291/QĐ – BTC về công bố lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư (có hiệu lực ngày 5/12/2008): Quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 6,9%/năm

Quyết định 14/2009/QĐ – TTg về quy chế bảo lãnh vay vốn theo hướng mở rộng thêm đối tượng doanh nghiệp

Nhằm mở rộng phạm vi doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn sau nghị quyết 30/2008 NQ – CP khi chỉ hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 300 lao động), quyết định 14/2009 quy định, Ngân hàng phát triển Việt Nam bảo lãnh cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có vốn điều lệ tối đa là 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động với mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh. Doanh nghiệp chỉ cần có dự án kinh doanh và không có lãi suất quá hạn tại các ngân hàng là được xem xét bảo lãnh vay vốn, không cần tài sản thế chấp.

Các nghị quyết, quyết định hỗ trợ cho xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là rất hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất, điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay xuất khẩu với lãi suất ưu đãi thông qua việc giảm lãi suất tái cấp vốn, hỗ trợ lãi suất và các hình thức hỗ trợ

khác; không tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng là đầu vào sản xuất nói chung và xuất khẩu nói riêng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội giảm giá do suy thoái tạo một mặt bằng chung với thị trường thế giới và kích thích sản xuất tiêu dùng; xem xét tạm thời không áp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu với các mặt hàng như nhựa, nguyên liệu thủy sản, sơ sợi,… tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị, với mặt hàng tôm, điều nguyên liệu, sơ sợi được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% và xem xét lùi thời hạn thu thuế xuất khẩu với sản phẩm gỗ xuất khẩu được sản xuất từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu, cuối cùng tiến tới loại bỏ loại thuế này. Bên cạnh đó, xem xét việc phát triển một gói kích cầu đầu tư mới có thời hạn 1 – 2 năm giúp doanh nghiệp có cơ hội nhập khẩu máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng – phát triển sản phẩm,…Gói kích cầu này sẽ là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, tạo sức bật cho doanh nghiệp do công nghệ đang có mức giá rẻ, tận dụng ngắn hạn để giải quyết vấn đề chiến lược trung – dài hạn.

1.4. Tăng cường công cụ ngân hàng để hỗ trợ bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp

Cùng với những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Từ ngày 1/2/2009, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm; lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm. Trong tháng 2/2009, các ngân hàng thương mại đã liên tục giảm lãi suất cho vay từ các ngân hàng nhằm giải ngân tối đa nguồn vốn. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam công bố lãi suất cho vay tối đa VNĐ là 10,5%/năm. Đối với thời hạn cho vay kì hạn 3 tháng, lãi suất là 9%/năm, trên 3 tháng là từ 9% đến 10%/năm. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng công bố giảm lãi suất cho vay ưu đãi VNĐ còn 8,5%/năm, lãi suất cho vay thông thường là 10%/năm. Những ngân hàng cổ phần khác như ACB, Sacombank, Techcombank, VIB cũng điều chỉnh lãi suất cho vay theo hướng giảm để phù hợp với tình hình thị trường [38].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022