Cơ Chế Tác Động Của Khủng Hoảng Tới Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu :


hoảng tài chính tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần”, với hậu quả thực sự nặng nề thậm chí có thể tương đương với qui mô so với đại khủng hoảng 1929-1933 đã kéo lùi nền kinh tế thế giới thụt lùi khoảng 40 năm. Tính sơ bộ từ mùa hè năm 2007 đến cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng đã thiêu rụi khoảng 35.000 tỷ USD vốn liếng của loài người. Xem xét giải pháp của các nước đưa ra ta thấy qui mô cũng chưa từng có. Chẳng hạn Mỹ cho đến nay đã chi 1.300 tỷ USD (9,3%GDP), EU chi số tiền

200 tỷ Euro (chiếm 1,5%GDP), Trung Quốc bỏ ra 585 tỷ USD (chiếm 20%GDP)…để cứu vãn tình hình kinh tế. Tuy nhiên, những số tiền này cũng chỉ như “muối bỏ biển” vì tỉ lệ nợ xấu của thế giới có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ USD. Các gói giải pháp cứu hộ nêu trên thực tế cũng chưa đụng đến được nguyên nhân sâu sa của khủng hoảng là vấn đề thể chế (tài chính, tiền tệ…) và kết cấu kinh tế… Với ảnh hưởng sâu, rộng và đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu cho thấy sự chấm dứt, chắc chắn cuộc khủng hoảng còn gây những tác động mạnh mang tính tàn phá đối với nền kinh tế thế giới và xã hội loài người.

1.3. Cơ chế tác động của khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩu:

Để phân tích cơ chế ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới xuất khẩu trước hết chúng ta hãy xem xét 2 vấn đề đó là chu kỳ kinh tế và các yếu tố tác động tới xuất khẩu:

Chu kỳ kinh tế bao gồm 3 giai đoạn : suy thoái. phục hồi, hưng thịnh

Hình 1: Chu kì kinh tế

Nguồn Wikipedia Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi ở Mỹ và 1

(Nguồn: Wikipedia)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

- Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.

- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

Trước đây, theo lý thuyết của Mác, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa.


Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

Nguyên nhân

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.

- Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. Hình 2 minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (lạm phát giảm).

- Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả. Hình 3 minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).

Một số lý thuyết chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là:

- Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton


Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ 1981- 1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát.

- Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.

- Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michal Kalecki,... Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.

- Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.

- Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles Prosser,...

Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.

Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng. Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã được chế ngự


Hình 2 Kinh tế suy thoái do giảm tổng cầu đó là Hình 3 Kinh tế suy thoái do 2

Hình 2- Kinh tế suy thoái do giảm tổng cầu


đó là

Hình 3: Kinh tế suy thoái do giảm tổng cung

(Nguồn:Wikipedia)

Các yếu tố tác động tới xuất khẩu: có 4 yếu tố chính tác động tới xuất khẩu


- Tỉ giá hối đoái

- Yếu tố cung cầu

- Hàng rào thuế quan, phi thuế quan

- Cạnh tranh trên thị trường quốc tế (dựa vào lợi thế so sánh tương đối, chất

lượng hàng hóa…)

Xét về yếu tố cung cầu thì lại chia ra nhiều tác nhân nhỏ hơn, đó là Về phía cung (người xuất khẩu)

- Giá cả hàng xuất khẩu

- Chất lượng hàng xuất khẩu

Ngoài ra còn có những yếu tố khác như các ưu đãi thương mại mà người xuất khẩu dành cho người nhập khẩu, mối quan hệ đối tác lâu dài, hiệp định thương mại tự do kí kết giữa các chính phủ … Tuy nhiên giá cả và chất lượng hàng hóa vẫn là những nhân tố chủ đạo


Về phía cầu (người nhập khẩu)

- Thu nhập và xu hướng nhập khẩu cận biên MPM (MPM cho biết khi tăng thêm một đồng thu nhập thì người tiêu dùng dành bao nhiêu trong đó để mua hàng nhập khẩu)

- Giá cả hàng hóa trong nước

- Thị hiếu của người tiêu dùng

Ngoài ra còn có những yếu tố khác như vị trí địa lý, ưu đãi thương mại nhân được từ phía người xuất khẩu, các quy định quản lý ngoại hối, tác động phi kinh tế (vì sức khỏe thế giới tẩy chay không dùng đồ Trung Quốc)…

Như đã trình bày ở trên về đặc điểm của pha suy thoái (GDP giảm) và những nhân tố tác động đến xuất khẩu, ta có thể thấy cơ chế tác động của suy thoái lên xuất khẩu như sau:

* Suy thoái kinh tế GDP nước nhập khẩu giảm → Thu nhập người dân nước nhập khẩu giảm (MPM có thể giảm đi) → lượng cầu hàng nhập khẩu giảm →giảm xuất khẩu của nước xuất khẩu

* Suy thoái kinh tế → giá cả trong nước giảm → giá hàng nhập khẩu cao tương đối so với giá hàng hóa trong nước → giảm xuất khẩu của nước xuất khẩu

* Suy thoái kinh tế → thu nhập của người dân giảm →chuyển chi tiêu sang loại hàng nhập khẩu cùng chủng loại nhưng giá cả cạnh tranh hơn → giảm xuất khẩu của nước xuất khẩu

* Suy thoái kinh tế → bảo hộ sản xuất trong nước dựng lên hàng rào thuế quan phi thuế quan cản trở nhập khẩu → giảm xuất khẩu của nước xuất khẩu.

(Với việc hầu hết các nước đều là thành viên của tổ chức WTO thì việc dựng hàng rào thương mại tức là vi phạm cam kết của WTO đi ngược lại xu hướng tự do hóa thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ và chỉ xuất hiện ở các nước lớn như Mĩ, Nhật, EU…)

* Suy thoái kinh tế→nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng từ suy thoái (các quốc gia phát triển) bị ngừng trệ →nhu cầu đầu tư ra nước ngoài (tại các nước kém và đang phát triển) sẽ giảm đi→thu hút đầu tư nước ngoài tại các quốc gia nhận đầu tư sẽ giảm đi→ giảm xuất khẩu của nước xuất khẩu.

Các nhân tố khác như tỉ giá hối đoái cũng như giá cả chất lượng hàng hóa của người xuất khẩu ít có tác động tới lượng xuất khẩu trong thời gian này bởi với một chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát như hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới thì chính phủ luôn cố gắng duy trì một tỉ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu,


còn về mặt chất lượng giá cả hàng hóa xuất khẩu nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề kỹ thuật, công nghệ (chất lượng) và các yếu tố thị trường thế giới (đầu cơ, quy định của hiệp hội cartel…) là các yếu tố hoặc dài hạn hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

1.4 Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới xuất nhập khẩu của một số nền kinh tế lớn trên thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và hiện đang diễn biến rất phức tạp.

Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước. Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn được coi là góc an toàn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng cho hoạt động đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn khi người dân ồ ạt rút tiền do những quan ngại về sự đổ vỡ tiếp theo.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10, công bố ngày 6-11-2008, IMF dự đoán nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm 0,7% trong năm 2009 thay vì mức dự báo tăng 0,1% trước đây. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực sử dụng đồng Euro được dự báo sẽ giảm 0,5% trong năm 2009 so với tăng 0,2% theo dự báo hồi tháng 10. Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 0,2% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo tăng 0,5% hồi tháng trước.

Cũng trong báo cáo này, IMF đã hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 của các nước đang phát triển từ 6,1% (đưa ra hồi tháng 10-08) xuống còn 5,1%. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á, IMF dự báo tăng trưởng năm 2009 sẽ là 7,1%, thấp hơn 0,6% so với dự đoán trước đó.

1.4.1 Mỹ

Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 12/2008 giảm 4% xuống 39,9 tỷ USD%, so với mức thâm hụt 41,6 tỷ USD tháng 11/2008. Đây là con số đã được điều chỉnh, trước đó mức thâm hụt tháng 11 được công bố là 40,6 tỷ USD.

Tính cả năm 2008, thâm hụt thương mại của Mỹ đã giảm xuống 677,1 tỷ USD từ mức 700,3 tỷ USD năm 2007.


Đây là tháng thứ 5 liên tiếp xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ đều giảm.

Tháng 12/2008, giá trị nhập khẩu giảm 5,5% từ 183,9 tỷ USD xuống 173,7 tỷ USD, thấp nhất từ tháng 9/2005, chủ yếu là do nhu cầu mua ô tô của người Mỹ sụt giảm và giá dầu xuống thấp.

Giá dầu nhập khẩu trung bình tháng 12 của Mỹ đã giảm xuống 49,93 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 3 năm.

Nhập khẩu các mặt hàng quần áo, nội thất và đồ tiêu dùng cũng giảm.

Sức nhập khẩu của Mỹ giảm đã tác động mạnh đến nhiều nước khác. Cán cân thương mại của Canada, vốn là nước chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường nhập khẩu dầu và khí đốt của Mỹ, đã thâm hụt lần đầu tiên trong 3 thập kỷ.

Tháng 12/2008 xuất khẩu giảm 6% xuống 133,8 tỷ USD. Doanh số tại thị trường quốc tế của các mặt hàng ô tô, các phụ kiện và động cơ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 11/2004.

Cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc, Canada và EU đã giảm xuống lần lượt là 19,9 tỷ USD, 2,8 tỷ USD và 7 tỷ USD.

GDP của Mỹ được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong quý này. Quý 4/2008, kinh tế đã giảm 3,8% so với cùng kỳ 2007, nhiều nhất từ 1982.

Nhiều nhà kinh tế đã chỉ trích những điều khoản “Buy American” trong kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Obama sẽ khơi mào cho sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ. Điều khoản này bắt buộc các doanh nghiệp Mỹ phải sử dụng các nguồn nguyên liệu chính sản xuất trong nước trong các dự án của họ.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Mỹ đã phải chịu tác động ngược. Do các nước khác đã có những hành động đáp trả để bảo vệ các doanh nghiệp của mình.

1.4.2. Nhật bản

Bộ Kinh tế Nhật Bản cho biết, xuất khẩu nước này trong tháng 12/2008 đã sụt giảm với tốc độ kỷ lục 35% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 26,7% trong tháng 11.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ, Trung Quốc và châu Âu - các thị trường chính đối với những mặt hàng chủ lực của Nhật như xe hơi và hàng điện tử - giảm mạnh chưa từng có. Trong đó, xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc giảm 35,5%; xuất khẩu sang Mỹ giảm 36,9% và xuất khẩu sang châu Âu giảm 41,8%.

Xuất khẩu của Nhật sang châu Á, thị trường chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đã giảm tới 36,4%.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí