Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

tới nay. Malaysia (14,9 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng vốn đăng ký), Đài Loan (8,6 tỷ USD, chiếm 14,3%), Nhật Bản (7,3 tỷ USD, chiếm 12,1%), Singapo (4,5 tỷ USD, chiếm 7,4%), Brunay (4,4 tỷ USD, chiếm 7,3%) là danh sách 5 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong năm này. Trong đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đứng thứ 11 trong bảng danh sách này với tổng vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD [9]

Như vậy, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam là không quá lớn. Một số ảnh hưởng được dự báo - như các nhà đầu tư có thể không thu xếp đủ vốn để theo đuổi các dự án đầu tư đã cam kết ở Việt Nam trong thời gian tới hoặc nhiều dự án có khả năng giãn tiến độ, thu hẹp quy mô,… do những hạn chế về vốn tác động đến chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ mang tính tạm thời. Nếu chính phủ Việt Nam đưa ra được các chính sách kinh tế rõ ràng, nhất quán, đưa nền kinh tế tiến tới nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững thì sự giảm sút của các luồng vốn đầu tư sẽ được khống chế.

5. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

Đây là thị trường sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi khủng hoảng diễn ra. Cùng với sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 gặp rất nhiều khó khăn do thị trường nhập khẩu bị thu hẹp, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh khi giá cả nguyên liệu trên thế giới đi xuống. Tuy nhiên, đối với nhập khẩu, việc giảm giá các nguyên liệu cơ bản (xăng, dầu, sắt thép,…), các nguyên liệu chế biến (chất dẻo, hóa chất, giấy,….), và các sản phẩm chế tạo (máy móc, thiết bị, phụ tùng,…) lại là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư công nghệ thiết bị hoặc tái đầu tư sản xuất. Phần này sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung sau của chương.

Khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy những ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán Việt Nam là không đáng kể do bản thân các thị trường này chưa thực sự là "bình thông nhau" với các thị trường trên toàn thế giới, các ảnh hưởng nếu có phần nhiều là do các ảnh hưởng gián tiếp, do tâm lý "thông nhau" của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng cũng không thể phủ nhận nền kinh tế Việt Nam

cũng đang gặp phải những khó khăn với những biến động phức tạp khó lường song hành cùng với nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm 2008 kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước. Giá tiêu dùng tăng cao ngay từ quý I/2008; liên tục tăng trong quý II,III; tuy có sự sụt giảm nhẹ vào những quý IV; nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm vẫn tăng 22,97%. Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao dẫn đến sức mua trong tiêu dùng giảm đáng kể, sản phẩm phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,6% so với năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 17,1% của năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 4,64%, tức là vào khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Trong đó, tỷ lệ không có việc ở nông thôn là 6,1% và ở thành thị là 2,3% [9]. Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp nhất mà nền kinh tế đang gánh chịu chính là sự sụt giảm của thị trường xuất nhập khẩu một khi nền kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản - những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam đang gặp suy thoái. Như vậy, cho dù là khủng hoảng ảnh hưởng ít hay chưa ảnh hưởng đến nền kinh tế, Việt Nam cũng cần tận dụng tốt lợi thế này để chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, hoàn thiện hơn về chính sách, và rút ra được những bài học để ứng phó chủ động hơn với những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.‌


II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trước khủng hoảng tài chính Mỹ

1.1. Tổng quan chung về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam

Cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng nhanh của nền kinh tế, xuất nhập khẩu Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Sự phát triển của xuất nhập khẩu không chỉ đem lại lợi ích to lớn trong tăng trưởng kinh tế, ổn định đất nước mà còn là công cụ để thể hiện quan điểm chính trị ngoại giao của Việt Nam "đặt quan hệ thương mại đa phương hóa, đa dạng hóa với các quốc gia trên thế giới"

Tính từ năm 1986 đến năm 2007, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân của Việt Nam là 20,7 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng qua các thời kỳ rất cao. Cụ thể, thời kỳ 1996 -2000 tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17,2%); thời kỳ 2001 – 2007 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, ước đạt 300 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân là 20,5%) [7, tr7].Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu trước năm 1990, hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương thực hiện, nhưng đến nay tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tham gia. Năm 1985 có 40 đơn vị trực tiếp xuất nhập khẩu, năm 1990 là 270 thì đến năm 2007 con số này là khoảng hơn 2000 doanh nghiệp. Không chỉ bó hẹp trong các thành phần doanh nghiệp trong nước, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng: giai đoạn 1990 – 1995 là 17,1%; giai đoạn 1996 – 2000 là 31,5%; giai

đoạn 2001 – 2007 là 44,3% [7, tr10].

Về xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm với kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD (năm 1986) lên đến 10,3 tỷ USD (năm 2007) [7, tr8]. Giá trị xuất khẩu cũng tăng nhanh chóng. Tính đến hết năm 2007, Việt Nam đã có 25 mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ yếu. Có 18 mặt hàng đã đạt kim ngạch trên 100 triệu USD gồm: dệt may; giày dép; thủy sản; gỗ và các sản phẩm gỗ; điện tử; máy tính; gạo; cao su; cà phê; than; dây điện và dây cáp điện; hạt điều; sản phẩm nhựa; sản phẩm gốm sứ; rau quả; sản phẩm mây tre, cói, thảm; hạt tiêu; xe đạp và phụ tùng xe đạp. Có 12 mặt hàng xuất khẩu trên 500 triệu USD, chiếm đến gần 80% tổng kim ngach xuất khẩu của cả nước. Bao gồm: dầu thô; dệt may; thủy sản; giày dép; hàng điện tử - linh kiện máy tính; sản phẩm gỗ; gạo; than; dây điện và cáp điện; cao su; hạt điều.

Cơ cấu thị trường có sự thay đổi rõ nét qua các giai đoạn. Xuất khẩu sang Châu Âu giảm dần, tăng xuất khẩu sang Châu Á và Châu Mỹ. Giai đoạn 1986 – 1990, thị trường châu Âu chiếm 51,7%, sau giảm còn 15,6%; 23,9%; 19,8% trong các giai đoạn sau. Tương ứng, tỷ trọng xuất khẩu sang Châu Á tăng từ 30,4% lên đến 50,9% trong giai

đoạn 2001 -2007. Châu Mỹ tăng từ 1% lên 8,4% và Châu Phi tăng từ 0,1% lên 1,4% [7, tr17]

Cơ cấu mặt hàng phát triển theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm tỷ trọng hàng thô và mới sơ chế. Tuy xuất khẩu hàng thô và sơ chế vẫn khá cao, nhưng xu hướng trên vẫn được thể hiện khá rõ nét qua các giai đoạn phát triển. Cụ thể: giai đoạn 1990 – 1995, tỷ trọng mặt hàng này là 74,6% phản ánh sức cạnh tranh của Việt Nam còn khá yếu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tập trung vào các nhu cầu nguyên nhiện liệu dạng thô của thế giới. Giai đoạn 1996 – 2000, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này là 54,8% và giai đoạn 2001 – 2007 chỉ còn 45,3% [7, tr15]. Nếu xét cơ cấu mặt hàng theo phân ngành kinh tế quốc dân, các mặt hàng xuất khẩu được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm nhiên liệu và nguyên liệu; nhóm nông, lâm, thủy sản; và nhóm chế biến, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Trong đó, nhóm nông lâm nghiệp giữ vị trí cao nhất trong giai đoạn 1986 – 1990 (35,7%), sau đó giảm dần và dừng ở mức 15,3% trong giai đoạn 2001

– 2007. Nhóm công nghiệp khai thác liên tục tăng từ 16% giai đoạn 1986 – 1990 đến 33,1% giai đoạn 2001 – 2007. Nhóm công nghiệp chế biến cũng tăng hơn 1,5 lần so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của các nhóm hàng từ năm 1986 đến 2005 được thống kê như sau: Nhóm công nghiệp khai thác 29,4%; nhóm công nghiệp chế biến 22,2%; thủy sản 19,1%; nông lâm sản 15,1%; lâm sản 11,9% [7, tr15]. Đây là hướng đi đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh cần có sự hỗ trợ tích cực của sản xuất công nghiệp cho sản xuất nông, lâm, thủy sản tạo đầu ra cho sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động rất dồi dào của xã hội.

Về nhập khẩu; nhập khẩu Việt Nam với mục tiêu chủ yếu là hướng về xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất, tiêu dùng trong nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,1%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng gần 30 lần từ 2,1 tỷ USD năm 1986 lên 60,3 tỷ USD năm 2007 [7, tr8]. Tính đến năm 2007, hàng hóa Việt Nam được nhập khẩu từ khoảng hơn 200 nước. So với 30 thị trường nhập khẩu trước khi mở cửa, tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á tăng nhanh chóng, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, các nước Asean luôn chiếm vị trí quan trọng. Giai đoạn 1986 – 1990, thị trường Châu Á chỉ chiếm 15,6

lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì đến giai đoạn 2001 – 2007, con số này là 80,3%

[7, tr21].

Cơ cấu hàng nhập khẩu có sự chuyển đổi rõ ràng: tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất, kiểm soát nhập khẩu tiêu dùng. Tỷ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu là 12,7% đã xuống còn 6,4% giai đoạn 2001 – 2007; và 70% là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc [7, tr19]. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam gồm có: xăng dầu, sắt thép, xe máy, ô tô, tơ sợi các loại, phân bón, …

Về nhập siêu; Tỷ lệ nhập siêu trung bình là 21,6%/năm [7, tr22]. Với mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến nhập siêu, đặc biệt đối với một quốc gia đang trên con đường phát triển hội nhập như Việt Nam, khi quy mô xuất khẩu chưa lớn, và sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm. Trong giai đoạn tới, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nhưng với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu vẫn sẽ tăng. Vì vậy, kiềm chế nhập siêu luôn là nhiệm vụ quan trọng nhưng không phải là mục tiêu có thể hoàn thành trong ngắn hạn.

1.2. Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007

Trong giai đoạn 2001 – 2007, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình hình kinh tế - chính trị thế giới có biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002 và bứt phá vào năm 2004 – 2005. Sau khi suy giảm nhẹ năm 2005, tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất kể từ năm 1986. Tuy có sự chững lại ở những năm đầu nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giai đoạn này vẫn đạt 20,5% (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 1996 – 2000). Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt

109.217 triệu USD, gấp 3,5 lần so với 31.247 triệu USD của năm 2001 [9].

Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2001

15.029

16.218

31.247

2002

16.706

19.746

36.452

2003

20.149

25.256

45.405

2004

26.503

32.075

58.578

2005

32.223

36.881

69.104

2006

39.605

44.410

84.015

2007

103.134

60.83

109.217

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 6

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương

Tình hình xuất khẩu

Về cơ cấu mặt hàng

Tốc độ tăng trưởng bình quân nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản lần lượt là 18,4%; 22,2%; 15,2% [4, tr4]. Như vậy có thể thấy nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cơ cấu xuất khẩu của quốc gia. Vai trò của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm đáng kể. Trong đó, 12 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: [14b]

Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ xuất khẩu tăng bình quân 16,1%/năm. Trung bình một năm Việt Nam xuất khẩu 14 triệu tấn dầu thô, với kim ngạch xuất khẩu tăng dần: 3,47 tỷ USD, 3,5 tỷ USD, 4,1 tỷ USD, 5,6 tỷ USD, 6 tỷ USD tương ứng với các năm 2000 – 2007. Là quốc gia đứng thứ ba trong Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, thị trường nhập khẩu của Việt Nam có khoảng hơn 10 nước, trong đó chủ yếu là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Australia (30% thị phần); Trung Quốc (20%), Singapore (20%), Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản,…Tuy nhiên, nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng mạnh chủ yếu trong giai đoạn 2000 – 2004, từ năm 2005 đến nay

có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong đề án xuất khẩu 2006 – 2010, Bộ Thương mại đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010; trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô là 6,1 tỷ USD.

Dệt may là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ hai sau dầu thô, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 23%. Hiện có khoảng 170 nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam; trong đó các thị trường chính chủ lực là Mỹ (chiếm 55%), EU (19%), Nhật Bản (13%), Đài Loan (4%). Ngành có lợi thế phát triển cao, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ tại Việt Nam. Nhưng hạn chế của ngành chính là phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nước ngoài và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, …, đặc biệt là Trung Quốc – nước có kim ngạch xuất khẩu tới 40 tỷ USD, chiếm tới 20% thị phần xuất khẩu dệt may thế giới.

Giày dép là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ ba, chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 15,3%. Thị trường nhập khẩu mặt hàng này khá lớn, khoảng 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó lớn nhất là EU (60%), Mỹ (20%), Nhật Bản (3%),… Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới, chiếm khoảng 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Đây là mặt hàng có tiềm lực lớn, nhưng cũng có một số hạn chế và thách thức như ngành dệt may – nguyên liệu trong nước chất lượng chưa cao, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; công tác quảng cáo, tiếp thị còn yếu, phải bán qua trung gian; các doanh nghiệp chưa đủ kiến thức thương mại nên thường gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá …

Thủy sản là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong các mặt hàng, chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 14,2%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001 – 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng lên gấp 3 lần. Trong những năm 2001 – 2003, do phải chịu những biến động của kinh tế thế giới, nhu cầu về thủy sản giảm, làm giảm giá hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những năm tiếp theo, theo đà phát triển của kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng rất nhanh. Hiện có khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu thủy

sản nước ta, trong đó các thị trường đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm hàng đứng thứ năm, chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 38,1%. Trong giai đoạn 2001 – 2007, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này đã tăng gấp 7 lần. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng kỉ lục là 81%, đưa nhóm hàng lên danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ của Việt Nam là các quốc gia phát triển như EU (28%), Nhật Bản (24%), Mỹ (20%); Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,… cũng là những thị trường lớn của nhóm hàng này.

Hàng điện tử, máy tính và linh kiện máy tính có kim ngạch đứng thứ sáu trong các mặt hàng, chiếm 4,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Là mặt hàng mới được xuất khẩu nhưng đang càng ngày có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 12,6%, chỉ bằng một nửa tốc độ tăng bình quân 21,5%/năm của giai đoạn 1996 – 2000. Nguyên nhân của sự sụt giảm này do những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới (năm 2001, kim ngạch giảm 10%; năm 2002 giảm 14,7%). Giá trị kim ngạch bắt đầu ổn định và tăng nhanh vào năm 2003. Nếu tính giai đoạn 2003 – 2007, tốc độ tăng bình quân của nhóm hàng này là 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực.

Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ bảy, chiếm gần 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng bình quân năm đạt. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo, sau Thái Lan. Các thị trường chủ yếu gồm có: Iraq, Philippines, Malaysia, Singapore và các nước Châu Phi.

Cao su là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tám, chiếm gần 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng bình quân năm đạt 39,1%. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam đứng thứ tư, chiếm 6 – 7% thị phần xuất khẩu của thế giới. Có khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cao su của Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (40%), Đức (20%), Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Malaysia.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí