cụ bổ sung và hoàn thiện cho các mô hình thống kê truyền thống như Value at Risk (VaR) trong QLRR.
Ở góc độ nghiên cứu khác, việc xây dựng ICAAP giữa các ngân hàng được xác định là có thể khác nhau do chịu ảnh hưởng của văn hóa và chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, ICAAP của các ngân hàng phải có đánh giá thường xuyên về các khía cạnh bao gồm độ lớn, các loại và phân bổ vốn đủ để trang trải mức độ và bản chất của những RR mà các ngân hàng này phải đối mặt hoặc có thể đối mặt. Thông qua ICAAP, nhà quản trị ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện về các vấn đề khó khăn mà ngân hàng đang và sẽ đối mặt, từ đó có giải pháp cụ thể (The World Bank Group, 2018). Tương đồng với quan điểm trên, Sonja (2011) có nhận định ICAAP giúp ngân hàng phân bổ vốn cho từng loại RR hiệu quả, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng mình đối với các ngân hàng khác.
Đối với quá trình triển khai ICAAP, nghiên cứu của Oesterreichische Nationalbank (2006) xác định hai nội dung quan trọng mà ngân hàng cần chuẩn bị là: Cụ thể hóa các mục tiêu mà ngân hàng hướng đến; phân tích Gap giữa thực trạng hiện tại của ngân hàng và mục tiêu đề ra. Phân tích Gap cần được đặt ở vị trí ưu tiên, trước nhất trong lộ trình triển khai ICAAP của ngân hàng. Trong quá trình triển khai ICAAP, dựa vào quy định của quốc gia, nguồn lực và mục tiêu chiến lược của ngân hàng mà ngân hàng sẽ có những cách triển khai khác nhau. Toàn bộ các nội dung về triển khai ICAAP phải được văn bản hóa đầy đủ. Để triển khai ICAAP thành công, ngân hàng cần chuẩn bị hai nội dung sau: Cụ thể hóa các mục tiêu mà ngân hàng hướng đến; Phân tích sự khác biệt (GAP) giữa thực trạng hiện tại của ngân hàng và mục tiêu đề ra.
Phân tích Gap là quá trình ngân hàng so sánh giữa thực trạng hiện tại và mục tiêu tương lai mà ngân hàng hướng đến, từ đó tạo ra chuỗi các hành động, giải pháp để kết nối khoảng cách đã được xác lập giữa hiện tại và tương lai (Banks of the Republic of Kosovo, 2016). Thực tế triển khai ICAAP tại một số quốc gia như Áo, Nigeria, Slovakia... cho thấy, việc triển khai ICAAP theo Basel II cần phải được các nhà quản lý thay đổi nhận thức về QLRR một cách tích cực và chủ động, không mang tính đối phó với cơ quan quản lý. Phân tích Gap là giải pháp giúp ngân hàng hiểu rõ thực trạng triển
khai ICAAP tại ngân hàng mình và kịp thời có biện pháp phù hợp để xóa bỏ khoảng cách với yêu cầu của Basel II.
Tương đồng với quan điểm trên, nghiên cứu của Deloitte Malta (2016) xác định trong ba giai đoạn triển khai ICAAP là kế hoạch và nguồn vốn của ngân hàng; đo lường RR và tính toán vốn; báo cáo thì phân tích Gap được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đầu của triển khai ICAAP. Andrea Resti (2008) cũng cho rằng phân tích Gap là cơ hội để rút ngắn khoản cách giữa ICAAP của ngân hàng và những yêu cầu do Basel II đề ra, hướng đến chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
Ở khía cạnh khác, Blaha và cộng sự (2008) xác định các nội dung cần chuẩn bị và triển khai trong phân tích Gap tại ngân hàng bao gồm: Rà soát các văn bản, chính sách có liên quan đến thực tiễn triển khai ICAAP tại ngân hàng; xác định kinh phí dành cho việc triển khai phương pháp Gap; xây dựng bảng hỏi/khảo sát; thực hiện khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu; tổng hợp tài liệu về đo lường Gap; phân tích mục tiêu và chiến lược của ngân hàng. Kết quả là ngân hàng sẽ có được bộ mô tả khoảng cách giữa thực trạng triển khai ICAAP với so yêu cầu mà Basel II đề ra. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ có giải pháp, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.
2.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng trong triển khai Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ
Nghiên cứu của BCBS (2006) đã chỉ ra rằng một quy trình QLRR phù hợp chính là nền tảng cho việc đánh giá một cách hiệu quả mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng phải có trách nhiệm hiểu được bản chất và mức RR mà ngân hàng đang phải đối mặt và mối liên hệ giữa các RR đó với mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Đồng thời, Ban lãnh đạo cũng phải đảm bảo rằng hình thức và mức độ chi tiết của các quy trình QLRR phù hợp với các đặc điểm về RR và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh quy trình, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò của kế hoạch chiến lược. Theo đó, kế hoạch chiến lược cần thể hiện rõ nhu cầu vốn của ngân hàng, dự tính chi phí vốn, mức vốn mong muốn và nguồn vốn từ bên ngoài. BĐH và HĐQT cần phải coi việc xây dựng kế hoạch về vốn là một yếu tố không thể thiếu để đạt được các mục tiêu chiến lược mong muốn.
Trong triển khai ICAAP, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của triển khai ICAAP (BCBS, 2006). Nadler (1970) cho rằng phát triển nguồn nhân lực là một loạt các hoạt động có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định và được thiết kế để tạo ra sự thay đổi trong hành vi. Ở khía cạnh nghiên cứu khác, McLagan và Suhadolnik (1989) định nghĩa phát triển nguồn nhân lực là một cách sử dụng kết hợp đào tạo với phát triển sự nghiệp để cải thiện tính hiệu quả ở từng cá nhân và tổ chức.
Có thể bạn quan tâm!
- Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 1
- Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 2
- Nghiên Cứu Về Những Vấn Đề Lý Luận Liên Quan Đến Khung Đánh Giá An Toàn Vốn Nội Bộ
- Cơ Sở Lý Luận Về Khung Đánh Giá An Toàn Vốn Nội Bộ Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Khái Niệm, Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Của Khung Đánh Giá An Toàn Vốn Nội Bộ
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Triển khai ICAAP đòi hỏi ngân hàng cần có những hệ thống CNTT phù hợp để xử lý khối lượng dữ liệu lớn (Big Data) cũng như những thuật toán phức tạp áp dụng trong QLRR. Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được (theo Kevin Taylor-Sakyi, 2016; Mashooque A. Memon và cộng sự, 2017).
Ở khía cạnh nghiên cứu khác, nghiên cứu của Driscoll và Morris (2001) cho rằng kết nối văn hóa doanh nghiệp như là một hệ thống các giá trị và lòng tin được nắm bắt bởi các thành viên của tổ chức đó. Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp đều bao gồm tư duy và thái độ của cán bộ doanh nghiệp về việc họ làm. Điều này thể hiện cách cán bộ đó làm việc, giao tiếp với khách hàng nội bộ và bên ngoài là nhận định trong nghiên cứu của Shane Green (2017).
2.1.1.5. Kinh nghiệm triển khai Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ tại một số quốc gia
Liên quan đến kinh nghiệm triển khai ICAAP tại các ngân hàng trên thế giới hiện nay, nghiên cứu của Rosaria và Michele (2012) về triển khai ICAAP tại các ngân hàng hợp tác ở vùng Campania, Italia cho thấy các ngân hàng này ít nhất đã tuân thủ được 04 nội dung cơ bản: (i) Nhận diện được các loại RR có liên quan, ít nhất là các loại RR trọng yếu; (ii) Đo lường và đánh giá RR và vốn kinh tế thông qua tính toán vốn tối thiểu và thuật toán do NHTW Italia đưa ra cho các RR tại trụ cột 2; (iii) Xác định yêu cầu vốn kinh tế bằng cách tổng hợp vốn của từng loại RR; (iv) So sánh vốn kinh tế và yêu cầu vốn tối thiểu để đánh giá tính thích hợp trong QLRR.
Ở góc độ NHTM, nghiên cứu của Gazprombank (2015) đã trình bày kinh nghiệm triển khai ICAAP tại ngân hàng này. Theo đó, từ năm 2014, ngân hàng này đã triển khai thực hiện ICAAP nhằm đảm bảo mức độ đủ vốn trong việc quản lý các RR trọng yếu
thuộc trụ cột 1 và các RR khác thuộc trụ cột 2 theo yêu cầu Basel II. Việc xác định vốn tổng thể được ngân hàng này xác định dựa trên tổng các mức vốn cho từng loại RR cụ thể. Đồng thời, ngân hàng đề ra chiến lược, định hướng để duy trì mức vốn tối thiểu đó. Quy trình ICAAP được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển và chính sách tài chính của ngân hàng.
Triển khai hệ thống QLRR để quản lý các RR trọng yếu của ngân hàng nhằm đáp ứng đồng thời yêu cầu của cơ quan giám sát và yêu cầu mà Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra là một quá trình lâu dài, trong đó có rất nhiều vấn đề mở cần được giải quyết (Oralce 2009). Tại Slovakia, nghiên cứu của Pilková và Králik (2011) cho thấy các ngân hàng thực hiện đánh giá RR để xác định vốn kinh tế theo quý, có một số ít ngân hàng thậm chí theo tháng. 70% các ngân hàng công bố kết quả của ICAAP trong báo cáo thường niên. Nghiên cứu này đánh giá những thách thức và cơ hội của các NHTM trong hệ thống ngân hàng Slovakia, khi các NHTM tại Slovakia bắt đầu thực hiện triển khai ICAAP, mặc dù còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của ICAAP thông qua các đánh giá về nhận diện, lượng hóa và tổng hợp RR; nguồn lực tài chính; kiểm tra sức chịu đựng; ứng dụng (tích hợp ICAAP vào quá trình vận hành và kinh doanh); công bố thông tin; văn bản hóa; nhận thức về QLRR. Khoảng 70% ngân hàng tại Slovakia sử dụng kết quả của kiểm tra sức chịu đựng cho ICAAP.
Bàn về KVRR, kinh nghiệm triển khai ICAAP đối với cơ quan quản lý tại Hungary cho thấy một yếu tố quan trọng trong xây dựng ICAAP là ngân hàng cần xác định KVRR của mình. KVRR là mức độ sẵn sàng chấp nhận RR của ngân hàng thông qua việc xác định, đánh giá những RR có thể xảy ra. KVRR là nền tảng để thiết lập giới hạn RR cho ngân hàng. Trong khuôn khổ ICAAP, KVRR phải giải quyết được các vấn đề sau: Mức độ RR và loại RR ngân hàng đang phải đối diện; sự hiểu biết của ngân ngân hàng về những loại RR này; mức độ RR ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và lợi nhuận mà ngân hàng kỳ vọng có được; lợi thế cạnh tranh của ngân hàng; lượng vốn cần thiết để bù đắp RR liên quan (Hungarian Financial Supervisory Authority, 2007).
Một trường hợp điển hình phải kể đến là kinh nghiệm triển khai ICAAP tại Đức. Nghiên cứu của Edgar (2005) xác định hai vấn đề mà cơ quan quản lý tại Đức phải giải quyết khi triển khai ICAAP là: (i) Mọi TCTD, bất kể quy mô, đều phải thiết lập một quy
trình đánh giá an toàn vốn kinh tế; (ii) Thị trường Đức có rất nhiều các ngân hàng nhỏ và vừa, không có nguồn lực dồi dào. Cơ quan quản lý cần phải đưa ra những luật lệ đủ linh hoạt để bắt buộc các ngân hàng lớn thiết lập những mô hình và quy trình QLRR tiên tiến, phức tạp nhằm nâng cao khả năng đo lường và tính toán vốn mà không gây khó khăn cho các ngân hàng có quy mô nhỏ và trình độ quản trị ở mức độ đơn giản hơn...
Tại Singapore, báo cáo của Monetary Authority of Singapore (2017) cho thấy các cơ quan quản lý thực hiện rà soát quy trình ICAAP của ngân hàng tại quốc gia này nhằm đánh giá tính chính xác của việc tính toán vốn cần thiết bù đắp RR. Các ngân hàng phải đưa ra mục tiêu đạt được mức vốn cần nắm giữ; đánh giá sự khác biệt giữa mục tiêu vốn dài hạn và mục tiêu vốn ngắn hạn; mức vốn để bù đắp những sự cố RR không dự đoán được và đưa ra kế hoạch nhằm gia tăng bổ sung vốn trong trường hợp bất ngờ xảy ra, mối liên hệ giữa phương pháp tính toán vốn có gắn kết với RR.
Về kinh nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quá trình triển khai ICAAP tại 37 NHTM Châu Âu được nêu trong nghiên cứu của European central bank (2020). Theo đó, hầu hết các ngân hàng ở Châu Âu đều có chương trình kiểm tra sức chịu đựng với mức độ căng thẳng khác nhau. Các quan điểm này được xây dựng dựa trên tiêu chí: Điều kiện kinh tế vĩ mô; Lịch sử hoạt động của ngân hàng và ngành ngân hàng; Hành lang pháp lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý về hoạt động ngân hàng; Hoạt động nội tại của ngân hàng. Trên cơ sở thiết kế quy trình kiểm tra sức chịu đựng, thực hiện kiểm tra sức chịu đựng, thực hiện đánh giá và lượng hóa xác suất đổ vỡ, ngân hàng sẽ xác định được những thành công cũng như hạn chế của mình trong công tác triển khai ICAAP, đảm bảo vốn kinh tế cho hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu của Nedbank Group (2020) đã trình bày một số kinh nghiệm của ngân hàng này khi sử dụng phân tích Gap để đánh giá ICAAP. Công tác phân tích Gap được thực hiện định kỳ tại ngân hàng này và do một đơn vị chuyên môn phụ trách. Kết quả báo cáo sẽ được trình ban lãnh đạo theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu. HĐQT của ngân hàng luôn dành sự ưu tiên triển khai các giải pháp khác nhau để rút ngắn khoảng cách giữa thực tiễn triển khai ICAAP của ngân hàng và yêu cầu của Basel. Điều mà ngân hàng này hướng đến là nguồn vốn kinh tế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
liên tục và hiệu quả cao. Các giải pháp này được xây dựng thì nhiều nguồn khác nhau, trong đó có việc tiếp thu các ý tưởng, sáng kiến mới của các cán bộ trong ngân hàng, nhất là những cán bộ làm ở đơn vị liên quan ICAAP, cán bộ có kinh nghiệm trong triển khai ICAAP. Nghiên cứu còn cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến ICAAP trước và sau khi thực hiện phân tích Gap. Thành công của nghiên cứu là đã nêu được hướng dẫn chi tiết trong việc phân tích Gap của quá trình triển khai ICAAP tại ngân hàng này.
2.1.2. Nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro và tính vốn theo Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại
Nghiên cứu của Woschnagg (2008) cho thấy rằng việc nhận diện đầy đủ về các loại RR ngân hàng đang và có thể đối mặt trong môi trường, thị trường đang hoạt động, theo quy mô và đặc điểm riêng có của ngân hàng là việc làm cần thiết của ngân hàng. Liên quan đến đo lường RR được bù đắp bởi ICAAP, quy định của BCBS (2006) yêu cầu ICAAP cần đưa ra kế hoạch quản lý và phân bổ vốn bao gồm RRTD, RRTT, RRHĐ trong trụ cột 1 và RR tập trung, RRTK, RRLS trên sổ ngân hàng, RR chiến lược và RR danh tiếng… trong trụ cột 2. Theo đó, từng loại RR cần được đo lường và đánh giá theo phương pháp phù hợp với hoạt động thực tiễn cũng như điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.
Đối với RRTD, trong khuôn khổ ICAAP, BCBS (2006) đã đưa ra ba phương pháp đo lường gồm phương pháp tiêu chuẩn hóa, phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản và phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao. Theo kết quả nghiên cứu của Thomas P. Fitch (2006), RRTD được xem là loại RR xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ… Ở khía cạnh nghiên cứu khác, Joël Bessis (2015) đã nêu ra phương pháp đo lường RRTD thông qua tính toán giá trị VaR dựa trên mức độ tin cậy. Lúc này, VaR sử dụng để tính toán xác suất giá trị tài sản bị mất đi với một khoảng tin cậy xác định trước khi các sự kiện bất ngờ ở phần đuôi phân phối xác suất xảy ra. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã đề xuất mô hình đo lường RR như nghiên cứu với cách tiếp cận mô hình xác suất ví dụ: Mô hình Probit (Gray và cộng sự, 2006) và mô hình phân tích phân biệt (Galvao và ctg, 2004). Liên quan đến quản lý, đo lường RRTD, BCBS (2006) đã đề ra Bộ 17 nguyên tắc cơ bản
trong quản lý RRTD với nội dung chính là thiết lập một hệ thống quản lý thường xuyên các danh mục có nguy cơ phát sinh RRTD trong ngân hàng. Trong đó, khuyến khích các ngân hàng phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ RRTD. Đồng thời, ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để quản lý việc đo lường RRTD ở tất cả các hoạt động nội và ngoại bảng. Khi đánh giá RRTD phải xem xét, đánh giá đúng mức sự tác động của những biến động trong tương lai của nền kinh tế và nên đánh giá với các kịch bản căng thẳng khác nhau của nền kinh tế.
Đối với RRTT, quy định của BCBS (2006) đã nêu hai phương pháp đo lường trong khuôn khổ ICAAP là phương pháp đo lường tiêu chuẩn và phương pháp mô hình nội bộ. Ngoài ra, nghiên cứu của Hennie và Sonja (2003) đã đề xuất phương pháp đo lường RRTT bằng kỹ thuật tính toán VAR. Theo đó, các phương pháp tính VaR gồm: Phương pháp phân tích quá khứ (Historical simulation approach), phương pháp phương sai, hiệp phương sai (delta-normal or variance/covariance methodology) và phương pháp mô phỏng (Monte Carlo). Một số nghiên cứu khác có đề cập đến đo lường RRTT phải kể đến như nghiên cứu của Moix, Pierre Yves (2001) hoặc R.S Raghavan (2006).
Đối với RRHĐ, nghiên cứu của De Koker (2006) đã xác định QLRR hoạt động là một phần của QLRR nói chung trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và là loại hình RR có tính tiềm ẩn cao, khó xác định hoặc dự đoán trước những dấu hiệu của nó vì loại RR này không định lượng được bằng chỉ số tài chính cụ thể như RRTD hay RRTT. Đồng tình với quan điểm trên, Marshall (2001) cho rằng khác với RRTD và RRTT, RRHĐ không thể định lượng theo phương pháp thông thường. Quản lý RRHĐ cần được tiếp cận theo hướng chung, khái quát vì bản chất của RRHĐ là tính đa chiều. BCBS (2006) đã nêu bốn phương pháp đo lường RRHĐ trong khuôn khổ ICAAP là phương pháp hệ số cơ bản, phương pháp tiêu chuẩn hóa, phương pháp tiêu chuẩn hóa lựa chọn và phương pháp đo lường nâng cao. Phương pháp đo lường RRHĐ càng phức tạp, yêu cầu vốn cho RRHĐ càng thấp là kết luận tại nghiên cứu của Chapelle và các cộng sự (2005).
Quy định của BCBS (2006) cũng đề ra các phương pháp đo lường đối với các RR thuộc trụ cột 2 và khuyến khích các ngân hàng thực hiện. Nghiên cứu của Anna Pilková và Peter Králik (2011) xác định rằng những mô hình đo lường vốn truyền thống
đều gặp những vấn đề trong việc xác định mức độ RR từ hoạt động kinh doanh, thị trường, khách hàng và thường kém nhạy cảm với RR.
Liên quan đến vốn kinh tế, BCBS (2006) định nghĩa vốn kinh tế là vốn ngân hàng cần thiết để bù đắp tất cả tổn thất có thể. Đồng quan điểm trên, Kristian (2010) đã nêu vai trò cơ bản của vốn là đảm bảo hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, hạn chế những RR không mong muốn và củng cố niềm tin của khách hàng. Việc tổng hợp vốn kinh tế có hai phương pháp tiếp cận là phương pháp tiếp cận cơ bản (cộng gộp đơn giản) và phương pháp tiếp cận nâng cao (cộng gộp tổng quan). Đối với phương pháp tiếp cận cơ bản (cộng gộp đơn giản), nghiên cứu của ngân hàng Slovenia (2010) cho thấy, các ngân hàng thường sử dụng phương pháp tiếp cận cơ bản để đo lường, tính toán RR và cộng gộp các loại RR để tính ra mức RR tổng thể và vốn kinh tế của ngân hàng. Điều này làm tăng mức vốn dự trữ của ngân hàng lên so với phương pháp tiếp cận nâng cao có tính tới mối tương quan giữa các RR mà vẫn không làm giảm đi tính thận trọng của ngân hàng trong tính toán RR và vốn kinh tế.
Đối với phương pháp tiếp cận nâng cao (cộng gộp tổng quan), Woschnagg (2008) cho thấy phương pháp này cho phép đánh giá các RR trọng yếu theo các phương pháp đo lường nội bộ/nâng cao, dựa trên một kịch bản chung thống nhất với cơ sở dữ liệu, thời gian và độ tin cậy…, có tính toán các yếu tố đa dạng hóa khi tính toán RR và vốn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương pháp ước lượng chuyên gia (expert estimation) được sử dụng để đánh giá năng lực chống đỡ các loại RR và tấm đệm vốn sẽ được tạo ra cho phần RR còn lại. Vì bản chất phương pháp chuyên gia xuất phát từ ý chí chủ quan của người đánh giá nên các loại RR bao hàm sẽ khác nhau tuỳ từng tổ chức và theo đó mức vốn dự trữ sẽ khác nhau.
Đối với vấn đề xác định mức vốn cần thiết, nghiên cứu của Aas và Puccetti (2014) đã đưa ra hai phương pháp phổ biến trong xác định vốn cần thiết là phương pháp tổng hợp từ dưới lên bottom-up và phương pháp đo lường từ trên xuống top-down. Nghiên cứu của David (2005) xác định vai trò của xác định mức vốn cần thiết nhằm giúp ngân hàng khắc phục những RR có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục của ngân hàng. Tương ứng với KVRR khác nhau, quy định của cơ quan nhà nước tại mỗi