Cơ Sở Lý Luận Về Khung Đánh Giá An Toàn Vốn Nội Bộ Tại Ngân Hàng Thương Mại

gửi/nhận email phiếu điều tra khảo sát. Người được khảo sát sẽ hoàn thiện bảng hỏi do nghiên cứu sinh cung cấp thông qua email và hoàn trả kết quả khảo sát qua email.

d. Mô tả đối tượng khảo sát

Thống kê sơ bộ cho thấy đối với khảo sát, có 2 người tham gia khảo sát là Phó Giám đốc Khối, 2 người là Trưởng phòng, 13 Phó phòng, 3 tổ trưởng, 9 chuyên viên cao cấp, 10 chuyên viên chính và 11 chuyên viên tại Trụ sở chính VietinBank. Cấu trúc và đặc điểm của số liệu được mô tả trong bảng sau:

STT

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ

1

Giới tính



-

Nữ

27

54%

-

Nam

23

46%

2

Độ tuổi



-

22 – 30

6

12%

-

31- 40

41

82%

-

41-50

3

6%

-

51-60



3

Trình độ học vấn



-

Đại học

18

36%

-

Sau đại học

32

64%

4

Nghiệp vụ chính từ công tác tại ngân hàng1



-

Tín dụng

35

70%

-

Kinh doanh vốn

17

34%

-

Kế toán

25

50%

-

Tài trợ thương mại

11

22%

-

Quản lý rủi ro

47

94%

-

Kiểm tra kiểm soát

31

62%

-

Khác

20

40%

5

Số năm kinh nghiệm có liên quan đến ICAAP



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


1 Mỗi đáp viên có thể trải qua nhiều nghiệp vụ chính khác nhau tại ngân hàng.


STT

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ


trong nghiệp vụ đảm nhiệm



-

Dưới 1 năm



-

Từ 1 năm đến dưới 5 năm

14

28%

-

Từ 5 năm trở lên

36

72%

Bảng 1. Mô tả dữ liệu khảo sát

Đặc biệt, có 36 người tham gia khảo sát có kinh nghiệm trên 5 năm liên quan đến ICAAP (chiếm tỉ lệ 72%), 14 người có từ 1 năm đến 5 năm kinh nghiệm liên quan đến ICAAP (chiếm 28%), và 0 người dưới 1 năm kinh nghiệm. Trong đó, có 94% người được khảo sát có kinh nghiệm về QLRR, 70% có kinh nghiệm về tín dụng, 62% có kinh nghiệm về kiểm tra kiểm soát. Điều này cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát không chỉ có kinh nghiệm liên quan đến ICAAP mà đã từng đảm nhiệm các nghiệp vụ chính tại ngân hàng.

Có thể thấy rằng, đáp viên là nữ chiếm tỷ trọng nhiều hơn (chiếm 54%). Độ tuổi chủ yếu của người tham gia khảo sát là 31 đến 40 tuổi (chiếm 82%). Về trình độ học vấn, có 64% người được khảo sát có trình độ sau đại học.

6.2.2.2. Phỏng vấn

a. Mục đích của phỏng vấn

Mục đích của phỏng vấn nhằm khám phá quan điểm, suy nghĩ của những chuyên gia liên quan đến việc triển khai ICAAP tại VietinBank. Từ đó, nghiên cứu sinh có thể thu thập nhiều nhất các dữ liệu liên quan đến bản chất, khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai ICAAP VietinBank.

b. Quy trình phỏng vấn

Quy trình phỏng vấn được thực hiện theo 4 bước như sau:

- Chuẩn bị:

+ Nghiên cứu sinh chuẩn bị 8 câu hỏi liên quan đến đánh giá, quan điểm của người được phỏng vấn đến các bước trong triển khai ICAAP như nguồn vốn tiếp cận, việc sử dụng vốn, phương pháp tính tỷ lệ an toàn vốn, công tác kiểm soát sau; những nội dung mà VietinBank cần sự hỗ trợ của NHNN; sự khác biệt giữa thực tiễn triển khai ICAAP tại VietinBank so với yêu cầu của Basel II; giải pháp hoàn thiện quản lý an toàn vốn tại

VietinBank; kiến nghị với cơ quan quản lý để thúc đẩy việc hoàn thiện ICAAP tại VietinBank.

+ Nghiên cứu sinh thiết lập cuộc hẹn trực tiếp với các chuyên gia để phỏng vấn.

Thời gian phỏng vấn mỗi chuyên gia giao động từ 2 giờ đến 4 giờ.

- Giới thiệu: Nghiên cứu sinh giới thiệu mục đích của phỏng vấn, nội dung phỏng vấn và thời gian dự kiến phỏng vấn.

- Phỏng vấn: Nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn theo tuần tự câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

- Ghi chép: Buổi phỏng vấn được nghiên cứu sinh ghi chép lại đầy đủ, rõ ràng.

c. Chọn mẫu

Trong 50 đối tượng khảo sát, nghiên cứu sinh chọn ra 10 đối tượng phỏng vấn. Đây là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại VietinBank, có kinh nghiệm trong triển khai ICAAP, cụ thể: có 2 người tham gia phỏng vấn là Phó Giám đốc Khối, 2 người là Trưởng phòng và 6 người là Phó phòng. 90% những người phỏng vấn có trình độ sau đại học, 100% người được phỏng vấn có kinh nghiệm nghiệp vụ liên quan đến ICAAP trên 5 năm.

6.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập, nghiên cứu sinh thực hiện tổng hợp, phân tích số liệu như

sau:

- Thống kê mô tả: Mẫu nghiên cứu được mô tả về những đặc điểm của các quan

sát bằng các chỉ số thống kê như tần suất, tỷ lệ, số trung bình…

- Phân tích sự khác biệt (GAP): So sánh kết quả khảo sát được với yêu cầu của thông lệ quốc tế Basel II. Từ đó đánh giá mức độ đáp ứng của việc triển khai ICAAP tại VietinBank so với yêu cầu của thông lệ quốc tế Basel II.

- Phương pháp tổng hợp: kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các dữ liệu đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về triển khai ICAAP tại VietinBank.

- Phân tích số liệu: Kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế. Bằng phương pháp lượng hóa RR, nghiên cứu sinh thực hiện tính vốn và đánh giá công tác triển khai ICAAP tại VietinBank, từ đó đề xuất các giải pháp.

7. Những đóng góp của luận án

7.1. Về mặt lý luận

Luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về RR và vốn cần thiết để phòng ngừa RR, các cấu phần chính của ICAAP, điều kiện cần thiết để triển khai. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản về ICAAP.

Thứ hai, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nội dung triển khai ICAAP dưới các góc độ gồm: (i) Nhận diện, đánh giá RR trọng yếu và xác định KVRR; (ii) Lượng hóa và tổng hợp RR và vốn; (iii) Lập kế hoạch và quản lý đảm bảo mức đầy đủ vốn; (iv) Đo lường hiệu quả trên cơ sở điều chỉnh RR; (v) Chế độ giám sát và báo cáo về RR và vốn; (vi) Kiểm soát sau; (vii) Hồ sơ ICAAP của Ngân hàng.

Thứ ba, tổng hợp kinh nghiệm triển khai ICAAP tại NHTM của một số quốc gia trên thế giới như ngân hàng Gazprombank, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ, NHTM ở Châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam.

7.2. Về mặt thực tiễn

Luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã thống kê các văn bản, chính sách liên quan đến công tác triển khai ICAAP của cơ quan quản lý nhà nước, VietinBank và của Basel II.

Thứ hai, dựa trên khảo sát, nghiên cứu này đánh giá toàn diện công tác triển khai ICAAP tại VietinBank ở cấp HĐQT và BĐH theo các nội dung: chiến lược; nhận diện, đánh giá RR trọng yếu; quy trình triển khai; các xác định phương pháp đo lường RR. Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách tổng thể các nội dung triển khai ICAAP tại NHTM ở Việt Nam.

Thứ ba, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai ICAAP của NHTM. Thứ tư, nghiên cứu sẽ phân tích mức độ đáp ứng của việc triển khai ICAAP tại

VietinBank so với yêu cầu của thông lệ quốc tế Basel II. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp định hướng về cách phân tích mức độ đáp ứng của việc triển khai ICAAP tại NHTM so với yêu cầu của thông lệ quốc tế.

Thứ năm, nghiên cứu phân tích việc xây dựng hồ sơ ICAAP tại NHTM theo 2 mục tiêu: (i) là văn bản truyền thông trong ngân hàng, hỗ trợ và minh chứng cho sự tham gia

của HĐQT và BĐH trong quá trình rà soát và phê duyệt đánh giá vốn nội bộ; (ii) là văn bản đệ trình lên cơ quan quản lý về đánh giá vốn nội bộ của ngân hàng. Đây là nội dung mới và chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam phân tích chuyên sâu.

Thứ sáu, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng triển khai ICAAP tại VietinBank, kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và phiếu khảo sát điều tra, nghiên cứu sẽ đề ra các giải pháp cho Cơ quan quản lý và VietinBank trong việc triển khai ICAAP.

8. Kết cấu Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận án gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ tại Ngân hàng Thương mại

Chương 2. Thực trạng Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ theo chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ

1.1.1. Khái quát về Basel II và Khung Quản lý rủi ro tổng thể tại Ngân hàng Thương mại

1.1.1.1. Khái quát về Basel II

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision

- BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các NHTW và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80.

Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.

Vào năm 1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường RRTD với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004,

bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Mục tiêu của Basel II nhằm nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì sự bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực QLRR.

Để có một khung quản trị bền vững trong hoạt động ngân hàng, Hiệp ước Basel II đã đưa ra “Ba trụ cột” được thiết kế để tăng cường hiệu quả tương hỗ lẫn nhau, được miêu tả cụ thể tại hình 1.1.

Trong đó Hình 1 1 Ba trụ cột của Hiệp ước Basel II Nguồn Tổng hợp từ BCBS 1



Trong đó:

Hình 1.1: Ba trụ cột của Hiệp ước Basel II

Nguồn: Tổng hợp từ BCBS (2006)

Trụ cột 1 - Yêu cầu vốn tối thiểu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho 03 loại RR chính ngân hàng phải đối mặt: RRTD, RRTT và RRHĐ.

Trụ cột 2 - Xem xét và giám sát quá trình đánh giá nội bộ và mức độ an toàn vốn

của tổ chức tài chính, tín dụng.

Theo văn bản tư vấn (Consultative Document) của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel về trụ cột 2 ban hành tháng 1/2001, trụ cột 2 nhấn mạnh 04 nguyên tắc liên quan đến công tác rà soát giám sát vốn của ngân hàng tương ứng với RR trong đó 01 nguyên tắc với ngân hàng và 03 nguyên tắc với cơ quan giám sát:

- Nguyên tắc 1 - Ngân hàng nên xây dựng khung đánh giá mức độ phù hợp vốn tổng thể phù hợp với đặc trưng RR (Risk Profile) và đề ra chiến lược đúng đắn để duy trì mức vốn đó (ICAAP).

- Nguyên tắc 2 - Cơ quan giám sát nên rà soát và đánh giá hệ thống xác định vốn kinh tế và chiến lược vốn của ngân hàng, cũng như khả năng ngân hàng kiểm soát và bảo đảm tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Cơ quan giám sát áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp khi không hài lòng với kết quả thực hiện của ngân hàng.

- Nguyên tắc 3 - Cơ quan giám sát nên khuyến nghị ngân hàng duy trì lượng vốn cao hơn mức an toàn tối thiểu theo quy định.

- Nguyên tắc 4 - Cơ quan giám sát nên có biện pháp can thiệp từ giai đoạn đầu nhằm ngăn chặn vốn giảm xuống dưới mức an toàn tối thiểu để chống đỡ RR có thể xảy ra, đồng thời yêu cầu ngân hàng áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời để đưa lượng vốn về mức an toàn.

Trụ cột 3 - Công bố thông tin làm lành mạnh kỷ luật thị trường. Hiệp ước Basel II đưa ra danh sách yêu cầu công bố thông tin đối với ngân hàng, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng đối với RRTD, RRTT, RRHĐ và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại RR này.

1.1.1.2. Khung Quản lý rủi ro (Integrated Risk Management)

Ngân hàng cần xây dựng khung QLRR tổng thể đảm bảo quản lý được đầy đủ các RR trọng yếu thuộc trụ cột 1 và các RR khác thuộc trụ cột 2. Theo đó, các RR được đề cập đến tại trụ cột 1 nhưng trụ cột 1 không đưa ra được cách giải quyết hoàn toàn đầy đủ (ví dụ: RR tín dụng tập trung); những yếu tố không được tính đến trong trụ cột 1 như RRLS trong sổ ngân hàng, RR về mặt chiến lược và kinh doanh… sẽ được giải quyết ở trụ cột 2 (BCSC, 2006). Khung QLRR tổng thể đưa ra cơ cấu QLRR của ngân hàng, thống nhất các nguyên tắc cơ bản về QLRR và yêu cầu đối với quy trình QLRR của ngân hàng

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí