Nghiên Cứu Về Những Vấn Đề Lý Luận Liên Quan Đến Khung Đánh Giá An Toàn Vốn Nội Bộ

quốc gia và đặc trưng hoạt động của ngân hàng, phương thức xác định mức vốn cần thiết giữa các ngân hàng sẽ có sự khác biệt. Một số yếu tố ngân hàng có thể xem xét trước khi đưa ra mức đệm vốn là: Nguồn lực của ngân hàng, chất lượng dữ liệu lưu trữ, sự biến động của môi trường kinh doanh, thành phần của vốn và yếu tố khách quan.

Liên quan đến kiểm tra sức chịu đựng, Jones và cộng sự (2004) cho rằng đây là một tập hợp các kỹ năng phân tích được sử dụng để thu hồi kết quả bằng con số cụ thể hoặc thước đo cụ thể về tính nhạy cảm của hệ thống danh mục RR trước cú sốc lớn có thể xảy ra và đây là ước lượng ban đầu về khả năng chịu đựng của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu của IMF (2012) đã nêu bốn mục đích chính của việc kiểm tra sức chịu đựng là: Phát hiện nguồn gốc RR của hệ thống; đánh giá sức khỏe của một ngân hàng; làm căn cứ bổ sung vốn cũng như lên kế hoạch tái cấu trúc; QLRR danh mục. Trong đó, tần suất thực hiện kiểm tra sức chịu đựng vì mục đích làm căn cứ bổ sung vốn cũng như lên kế hoạch tái cấu trúc mang tính đột xuất. Các ngân hàng thực hiện vì các mục đích còn lại thường xuyên hơn.

Nhìn chung, các nghiên cứu này đã đưa tổng hợp quy trình, cách thức triển khai đo lường RR, tính toán và tổng hợp vốn kinh tế theo yêu cầu của Basel II. Trong đó có nghiên cứu đã thực hiện phân tích chuyên sâu về xác định mức vốn cần thiết tại ngân hàng cụ thể.

2.2. Nghiên cứu trong nước

Một số nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu về ICAAP tại Việt Nam đã triển khai nhưng chưa nhiều, có thể phân loại theo xu hướng sau:

2.2.1. Nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ

Nghiên cứu điểm hình nhất trong việc tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến ICAAP là nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và cộng sự (2019). Thành công của nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của ICAAP, tổng hợp kinh nghiệm triển khai ICAAP tại một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, nghiên cứu còn tổng hợp các vấn đề lý luận của đo lường, tính toán vốn và xác định mức vốn cần thiết tại các NHTM và kinh nghiệm triển khai vấn đề này trên thế giới.

Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Lợi (2016), Nguyễn Thùy Dương và Đỗ Thu Hằng (2017), Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Bích Ngân (2018)… cũng nêu ra một số vấn đề lý luận về ICAAP.

2.2.2. Nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro và tính vốn theo Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại

Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và cộng sự (2019) đã có phân tích thực trạng triển khai Quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn kinh tế tại NHTM tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu phân tích quy trình của công tác đo lường và tính toán vốn của các NHTM tại Việt Nam thông qua bảng hỏi khảo sát đối với 19 NHTM tại Việt Nam, bao gồm 9 NHTM đang thí điểm thực hiện Basel II và 10 NHTM không nằm trong nhóm 9 ngân hàng trên. Đồng thời, nhóm tác giả đã nêu được các nguyên tắc cần đảm bảo để xây dựng và thực hiện ICAAP tại NHTM. Từ đó quy trình ICAAP được thực hiện mô phỏng thực tế tại 01 NHTM. Quy trình ICAAP được mô phỏng theo đầy đủ các bước, các cấu phần của ICAAP đó là: Giám sát của HĐQT và BĐH; Xác định RR; Đo lường và kiểm soát RR; Xác định vốn và đánh giá mức độ đủ vốn; Kiểm tra sức chịu đựng về vốn; Lập kế hoạch vốn; Báo cáo về mức độ đủ vốn; Kiểm soát nội bộ về mức độ đủ vốn. Về giải pháp, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 2 nhóm khuyến nghị về ứng dụng ICAAP là khuyến nghị đối với các NHTM tại Việt Nam và khuyến nghị đối với NHNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của Lê Thị Lợi (2016) đã đưa ra 4 giai đoạn mà Ngân hàng TMCP Quân Đội triển khai để xây dựng, hoàn thiện bộ chỉ số liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu, trong đó có giai đoạn trao đổi và đạt được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước, NHNN thông qua việc xây dựng và triển khai quy trình ICAAP. Đồng thời, việc triển khai xây dựng và ứng dụng ICAAP là giải pháp mà tác giả này đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn tại ngân hàng này.

Nghiên cứu của Phan Hữu Việt (2017) đã đánh giá cơ sở triển khai Basel II tại Việt Nam, quá trình triển khai Basel II tại NHNN, trong đó nhấn mạnh NHNN đã triển khai đồng bộ các hành động cụ thể (từ việc thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận giúp việc, xây dựng, ban hành cơ sở pháp lý cần thiết đến việc đào tạo nguồn nhân lực) nhằm hướng dẫn 10 ngân hàng thí điểm Basel II, thực hiện Basel II theo đúng lộ trình của NHNN đề ra, trong đó bao gồm lộ trình triển khai phương pháp tiêu chuẩn SA và phương

Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 4

pháp nâng cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp triển khai Basel II của NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có nội dung nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ để đánh giá độc lập chất lượng ICAAP.

Ở góc độ nghiên cứu khác, Lê Công (2017) đã phân tích, đánh giá triển khai Basel II tại Việt Nam, làm rõ sự cần thiết, những khó khăn, thách thức trong lộ trình áp dụng Basel II, qua đó nêu một số giải pháp và đề xuất kiến nghị trong việc xây dựng hệ thống QLRR, áp dụng thành công Basel II hướng tới sự phát triển bền vững, lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập ngày càng sâu, rộng. Trong đó, tác giả có đề cập đến cơ sở lý luận về ICAAP và cơ sở pháp lý về nội dung này tại Việt Nam. ICAAP thực sự là mối quan tâm của nhiều NHTM hiện nay, thể hiện qua kết quả khảo sát thực tế của tác giả là tại 10 ngân hàng thí điểm áp dụng triển khai Basel thì hầu hết các ngân hàng đã thành lập Ban Quản lý dự án Basel II; thuê đơn vị tư vấn triển khai thực hiện dự án phân tích độ lệch cơ sở dữ liệu (Data Gap), nghiên cứu thực hiện ICAAP, lập kế hoạch triển khai thực hiện Basel II.

Liên quan đến kiểm tra sức chịu đựng, công trình nghiên cứu của Phùng Đức Quyền (2013) tập trung đánh giá về kiểm tra sức chịu đựng của các NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện qua năm bước chính là: Xác định đối tượng khảo sát; xác định yếu tố RR của ngân hàng; xây dựng kịch bản; tính toán tác động kịch bản đến ngân hàng; diễn giải. Thành công của nghiên cứu đã phân tích toàn diện về thực tiễn triển khai kiểm tra sức chịu đựng của các NHTM tại Việt Nam và có các giải pháp khuyến nghị.

3. Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề ra một số khoảng trống nghiên cứu mà nghiên cứu sinh sẽ làm rõ trong luận án nghiên cứu của mình, cụ thể:

Thứ nhất, về kinh nghiệm triển khai ICAAP tại các quốc gia, nhìn chung các nghiên cứu này đã đưa ra nền tảng cơ sở lý luận đầy đủ về ICAAP. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện phân tích chuyên sâu công tác triển khai ICAAP ở một số quốc gia nhất định. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập hợp các kinh nghiệm triển khai ICAAP ở các quốc gia theo các tiêu chí thuộc nội dung ICAAP. Ngoài ra, theo hiểu biết của nghiên

cứu sinh thì chưa có nhiều nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm triển khai ICAAP cho NHTM tại Việt Nam theo tiêu chí của nội dung ICAAP.

Thứ hai, về phương pháp đo lường ICAAP, các nghiên cứu này đã đưa tổng hợp quy trình, cách thức triển khai đo lường RR, tính toán và tổng hợp vốn kinh tế theo yêu cầu của Basel II. Trong đó có nghiên cứu đã thực hiện phân tích chuyên sâu về xác định mức vốn cần thiết tại ngân hàng cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết đối tượng nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trên là các quốc gia, ngân hàng nước ngoài. Chưa có nghiên cứu trong nước thực hiện nghiên cứu về đo lường ICAAP tại một NHTM cụ thể ở Việt Nam.

Thứ ba, về phân tích việc triển khai ICAAP, nghiên cứu đã phân tích thực trạng triển khai tại VietinBank, có đánh giá thành công và hạn chế của công tác triển khai, có xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình triển khai. Chưa có nghiên cứu trong nước thực hiện nghiên cứu về phân tích thực trạng triển khai ICAAP tại một NHTM cụ thể ở Việt Nam.

4. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá thực trạng triển khai ICAAP tại VietinBank, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai ICAAP tại VietinBank. Đồng thời, luận án đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện ICAAP tại VietinBank.

4.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, xác định khoảng trống và câu hỏi cho nghiên cứu, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về ICAAP, bao gồm: khái niệm, cấu phần, điều kiện để triển khai ICAAP tại NHTM; các nội dung triển khai ICAAP tại NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về triển khai ICAAP tại một số NHTW và NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng triển khai ICAAP tại VietinBank trong giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, xác định nguyên nhân của hạn chế. Ngoài ra, nhận diện mức độ đáp ứng trong triển khai ICAAP tại VietinBank so với yêu cầu đề ra theo thông lệ quốc tế Basel II.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai ICAAP tại VietinBank và kết quả khảo sát chuyên sâu đưa ra các giải pháp, khuyến nghị về việc hoàn thiện ICAAP tại VietinBank.

4.3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ “khoảng trống” của các công trình nghiên cứu liên quan, nghiên cứu sinh xác định các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:

Câu hỏi 1: nội dung ICAAP và điều kiện triển khai?

Câu hỏi 2: Thực tiễn triển khai ICAAP tại một số ngân hàng trên thế giới như thế nào? Bài học kinh nghiệm dành cho NHTM tại Việt Nam trong triển khai ICAAP là gì?

Câu hỏi 3: ICAAP đã được triển khai tại VietinBank như thế nào? Kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế là gì? Tại sao tồn tại những mặt hạn chế trong triển khai ICAAP tại VietinBank?

Câu hỏi 4: Các khuyến nghị chính sách, giải pháp cần thiết để hoàn thiện triển khai ICAAP theo những chuẩn mực của Basel II tại VietinBank là gì?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà tác giả nghiên cứu là khung đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) tại NHTM.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chính về nội dung liên quan đến việc triển khai ICAAP tại NHTM dưới ba góc độ gồm: (i) Góc độ của cấp quản lý; (ii) Hồ sơ triển khai; (iii) Điều kiện cần thiết để triển khai ICAAP. Nghiên cứu kết quả triển khai ICAAP tại VietinBank theo 2 khía cạnh gồm: (i) Kết quả đạt được; (ii) Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tại VietinBank.

- Về thời gian nghiên cứu: Viêc thu thập dữ liệu liên quan đến triển khai ICAAP tại các NHTM và VietinBank từ năm 2016 - 2021. Việc thực hiện các phỏng vấn chuyên sâu, khảo sát theo phiếu điều tra được thực hiện trong năm 2020 và 2021. Các khuyến nghị chính sách được xác định theo lộ trình thực hiện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Lý do lựa chọn thời gian nghiên cứu: Cuối năm 2013, VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên chủ động thực hiện Dự án phân tích Gap và xây dựng lộ trình triển khai, ứng dụng Basel II. Đây là bước chuẩn bị quan trọng không thể thiếu của quá trình triển khai Basel II. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2015, Vietinbank thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để chuẩn bị cho triển khai Basel II như khảo sát, lên kế hoạch hành động, phân tích thực trạng và lập kế hoạch… Cho đến năm 2016, nhiều cấu phần liên quan đến ICAAP mới được triển khai rõ nét tại VietinBank. Đến ngày 1/1/2021, VietinBank chính thức đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kể từ ngày 1-1-2021, sau một thời gian nghiên cứu và triển khai các dự án thuộc chương trình Basel II.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp cận nghiên cứu thông qua phương pháp quy nạp. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về ICAAP thông qua chính sách, thông lệ của Basel II; văn bản, quy định của Nhà nước; công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước; bài báo tạp chí, nghiên cứu sinh xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát điều tra kết hợp phỏng vấn chuyên gia. Bằng cách tổng hợp dữ liệu thu thập được kết hợp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu sinh đánh giá thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp thích hợp.

6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

6.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp lấy từ các nguồn: các quy định, khuyến nghị của Ủy ban Basel, NHNN; công trình nghiên cứu khoa học, bài báo nghiên cứu khoa học; sách, tạp chí, báo cáo thông tin đã được đăng trên các kênh truyền thông chính thống… Các dữ liệu này chủ yếu được nghiên cứu sinh sử dụng trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về

ICAAP.

6.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

6.2.2.1. Khảo sát

a. Mục đích của khảo sát

Khảo sát này dùng để thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Đây là những dữ liệu liên quan đến điều kiện và nội dung triển khai ICAAP tại VietinBank. Các số liệu này không có sẵn ở dữ liệu thứ cấp nên bằng cách thực hiện khảo sát, nghiên cứu sinh thu thập thêm các thông tin, dữ liệu cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu của mình.

b. Xây dựng bảng hỏi

Quy trình xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu được thực hiện qua 5 bước sau đây.

Bước 1: Xây dựng bảng hỏi nháp. Căn cứ trên điều kiện triển khai và nội dung triển khai ICAAP, nghiên cứu sinh tổng hợp các câu hỏi thang đo có liên quan từ các tài liệu trong và ngoài nước để lên các câu hỏi của bảng hỏi nháp.

Để xác định thang đo, nghiên cứu sinh kế thừa những thang đo đã được phát triển từ các nghiên cứu trước. Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, thang đo Likert 5 điểm thường được sử dụng, từ mức độ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Đây là loại thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu hành vi - xã hội học.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các câu hỏi đóng đơn giản (Câu dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời); câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều phương án phù hợp; câu hỏi có sự lựa chọn định sẵn nhưng chỉ chọn 1 phương án; câu hỏi có mở; câu hỏi về thông tin khách quan.

Bên cạnh nhóm câu hỏi cơ bản phục vụ cho mô hình nghiên cứu, bảng khảo sát còn bao gồm các câu hỏi gắn với thông tin chung về người trả lời để có thể thống kê, phân loại đối tượng điều tra theo các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, số năm kinh nghiệm liên quan đến ICAAP...).

Bước 2: Hiệu chỉnh thang đo bằng đánh giá chuyên gia. Danh sách các câu hỏi ban đầu tiếp tục được hiệu chỉnh, bổ sung qua phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm. Tác giả lựa chọn 2 chuyên gia là các phó giám đốc khối tại VietinBank tham gia vào quá trình hiệu chỉnh bộ thang đo nghiên cứu. Các chuyên gia tham gia hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu sau khi được giới thiệu về mục đích của nghiên cứu và cách thức đánh

giá thang đo. Đầu tiên nghiên cứu sinh hỏi các chuyên gia về mức độ phù hợp của các chỉ tiêu (câu hỏi) dự kiến sử dụng để đánh giá việc triển khai ICAAP tại VietinBank và đề nghị họ cho điểm mức độ quan trọng/cần thiết đối với từng chỉ tiêu đã xây dựng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã rà soát lại, chỉnh sửa và rút ra những câu hỏi thực sự phù hợp để đưa vào bảng hỏi.

Bước 3: Hiệu chỉnh ngữ nghĩa. Các chỉ tiêu (câu hỏi) giữ lại sau đánh giá chuyên gia tiếp tục được hiệu chỉnh ngữ nghĩa phục vụ cho khảo sát sơ bộ. Tác giả tiến hành hỏi thử bảng câu hỏi nháp này với 5 người để đánh giá mức độ dễ hiểu và cách diễn đạt của các câu hỏi dự kiến. Sau khi nhận phản hồi bảng hỏi được điều chỉnh ở một số câu hỏi trong cách diễn đạt để đảm bảo dễ hiểu và không gây nhầm lẫn với người trả lời.

Bước 4: Điều chỉnh bảng hỏi chính thức. Kết quả sau điều tra và đánh giá sơ bộ cho thấy một số câu hỏi cần điều chỉnh về cách diễn đạt cho dễ hiểu hơn, tránh nhầm lẫn với người trả lời. Bảng câu hỏi tiếp tục được đánh giá qua thảo luận với 02 chuyên gia trước khi phát bảng hỏi chính thức. Kết quả cuối cùng thu được bảng hỏi cho điều tra chính thức (chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Bước 5: Điều tra thử và điều chỉnh. Nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát thử và sau đó hoàn thiện nốt những vấn đề còn tồn tại trước khi thực hiện khảo sát rộng rãi.

c. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát trong đề tài được xác định là các lãnh đạo cấp cao, cấp trung và cán bộ có kinh nghiệm thuộc các bộ phận kinh doanh, QLRR, quản lý tài chính, văn phòng triển khai dự án Basel II, Ban thư ký HĐQT, kiểm toán... trong triển khai ICAAP tại VietinBank. Nghiên cứu sinh lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Theo phương pháp này, toàn thể đối tượng trong tổng thể được liệt kê theo thứ tự trước. Sau đó tùy theo quy mô mẫu và tổng thể mà quyết định khoảng cách các đối tượng được lựa chọn (Nguyễn Văn Thắng, 2014). Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn mẫu là toàn bộ cán bộ có kinh nghiệm về ICAAP tại Trụ sở chính VietinBank, thực hiện khảo sát kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu với số lượng cụ thể như sau: phát ra 50 bảng hỏi, thu về 50 bảng hỏi, trong đó có 50 bảng hỏi được trả lời hợp lệ.

Về phương pháp khảo sát, nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát theo phương pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023