Cơ Sở Lý Luận Về  Lợi Nhuận  Của Ngân Hàng Thương Mại

Phân loại danh mục cho vay theo thời hạn cấp tín dụng giúp ngân hàng quản lý được nguồn vốn để đáp ứng qua đó nhằm đảm bảo khả năng thanh toán bởi vốn dĩ ngân hàng còn phải đối mặt với rủi ro do sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

2.1.2.2         Phân loại theo tài sản đảm bảo tiền vay

Khi phân loại danh mục cho vay theo tiêu thức là tình trạng bảo đảm tiền vay thì danh mục cho vay có thể được phân thành 2 nhóm là không có tài sản bảo đảm và có tài sản bảo đảm.

Cho vay không có tài sản bảo đảm: ở các khoản vay không có tài sản bảo đảm, ngân hàng chỉ dựa vào nguồn thu nợ thứ nhất là dòng tiền từ chính phương án kinh doanh của khách hàng. Những khách hàng được vay không cần tài sản đảm bảo thường là khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và phương án kinh doanh thực sự hiệu quả.

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản Bên cạnh nguồn thu nợ thứ nhất từ dòng 1

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Bên cạnh nguồn thu nợ thứ nhất từ dòng tiền của phương án vay vốn, ngân hàng còn bổ sung nguồn thu nợ thứ hai là từ tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hay tài sản của bên thứ ba bảo lãnh. Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm đối với khách hàng khi còn nghi ngờ về thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ từ phương án kinh doanh. Bên cạnh đó yêu cầu tài sản đảm bảo còn là cách để hạn chế rủi ro đạo đức (moral hazard) và sự lựa chọn bất lợi (adverse selection), (Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, 2008).

2.1.2.3         Phân loại theo lĩnh vực đầu tư

Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư thường được chia thành hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất. Trong đó mỗi lĩnh vực lại chia nhỏ thành nhiều loại, trong sản xuất thì có ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại¼trong phi sản xuất thì có cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng. Đây là cách thiết kế danh mục nhằm định hướng đầu tư cho vay theo những lĩnh vực lớn, phù hợp với sự phát triển trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật pháp.

2.1.2.4         Danh mục cho vay theo loại tiền tệ

Danh mục cho vay theo loại tiền tệ không những thể hiện quan điểm, định hướng của ngân hàng trong việc tìm kiếm thị trường mục tiêu trong – ngoài nước, mà còn giúp ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn khi có sự biến động của đồng ngoại tệ so với nội tệ. (Bùi Diệu Anh, 2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

2.1.2.5         Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng

Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau ( về cơ cấu tổ chức, về năng lực chiu trách nhiệm trước pháp luật¼) vì vậy để định hướng cho việc đầu tư an toàn và hiệu quả, các ngân hàng luôn có sự phân chia hợp lý tỷ trọng các khoản mục cho vay theo đối tượng khách hàng, đảm bảo sự an toàn cần thiết ở góc độ toàn danh mục. (Bùi Diệu Anh, 2010).

2.1.2.6         Danh mục cho vay theo khu vực địa lý

Việc xây dựng tỷ trọng khoản mục cho vay theo khu vực địa lý thể hiện quan điểm của ngân hàng trong việc hình thành thị trường mục tiêu, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động cũng như năng lực kiểm soát của đội ngũ nhân viên cho vay. Trong quá trình giám sát danh mục cho vay theo khu vực địa lý, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả đầu tư của từng khu vực trong tương quan so sánh với các khu vực khác, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp, đảm bảo mục tiêu đã hoạch định.

2.1.2.7         Danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Danh mục cho vay theo tiêu thức này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, kể cả khâu hoạch định kế hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế hình thành một định hướng cần thiết cho quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng. Những ngành nào cần tập trung, mở rộng, những ngành nào cần tiết giảm¼ sẽ được thể hiện thông qua tỷ trọng xác định của từng ngành trong tổng thể dư nợ của danh mục. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế bộc lộ rõ quan điểm của ngân hàng: tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chuyên môn hóa hay là đa dạng hóa cho vay.

2.1.3 Thước đo mức độ tập trung

2.1.3.1         Thước đo khoảng cách

Định lượng khoảng cách giữa các danh mục cho vay một nhóm các ngân hàng và danh mục cho vay của thị trường. Biện pháp đo lường khoảng cách định lượng sự phân kỳ giữa tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với từng ngành kinh tế (r) và điểm chuẩn (x) của các danh mục cho vay. Trong trường hợp này, thành phần công nghiệp của danh mục cho vay thị trường của nền kinh tế được sử dụng như một điểm chuẩn của đa dạng hóa. Vì vậy, tỷ trọng cho vay của ngân hàng (ri) càng gần điểm chuẩn xi cho mỗi ngành i thì NH càng được đa dạng hóa. Tính toán khoảng cách tuyệt đối Da và tương đối Dr, như sau:

Da(r, x)bt = ½              |rbti – xbti|

Dr(r, x)bt = 1/n

Có nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng thước đo khoảng cách này như Pfingsten và Rudolph (2002), Andreas Kamp, Danek Prath (2005), Benjamin M.Tabak, Dimas M. Fazio and Daniel O. Cajueiro (2010). Pfingsten và Rudolph (2002) là một trong những người đầu tiên sử dụng các phương pháp đo lường khoảng cách để đo lường mức độ tập trung. Họ cho rằng các phương pháp đo lường khoảng cách có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp đo lường truyền thống, một trong các ưu điểm đó là sự khác nhau về quy mô của từng ngành. Chúng ta có thể dễ dàng tính toán và không cần thu thập thêm dữ liệu bổ sung.

2.1.3.2         Thước đo SE (Shannon Entropy)

Shannon Entropy là một công cụ hiệu quả để chỉ ra các cách phân phối khác nhau tại một thời điểm nhất định, và cũng được sử dụng để đo lường sự tập trung công nghiệp. Entropy này được tính như sau:

SEbt= –              b ti.. ln(1/rbti )

Nếu SE = 0, danh mục cho vay là cực kỳ tập trung (chỉ cho một khách hàng vay). Ta có đa dạng hóa hoàn hảo khi SE bằng -ln(n).

2.1.3.3         Chỉ số Hirschman-Herfindahl Index (HHI)

Chỉ số HHI được tính được tính bằng tổng bình phương của các tỷ trọng cho vay.

HHI của ngân hàng tại thời điểm t có thể được tính như sau:

HHI bt =              2 bt

Với tỷ trọng cho vay của ngân hàng tại thời điểm t cho từng ngành kinh tế i (rbti) như sau:

Rbti = Dư nợ cho vay của ngành i / Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tại thời điểm t

Lưu ý giới hạn dưới của HHI là 1/n, thể hiện một danh mục được đa dạng hóa hoàn hảo, có nghĩa là tỷ lệ rủi ro là như nhau với từng lĩnh vực. Mặt khác, nếu HHI bằng 1, thì tất cả các khoản vay chỉ được trao cho một ngành, tức là chuyên môn hóa hoàn hảo. Một ưu điểm của chỉ số này là giá trị càng cao thì mức độ tập trung càng cao.

Chỉ số HHI được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường mức độ tập trung của một danh mục cho vay như Andreas Kamp, Danek Prath (2005), Benjamin M.Tabak, Dimas M. Fazio and Daniel O. Cajueiro (2010), Acharya (2004), Elyasiani và Deng (2004). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Andreas Kamp, Danek Prath , Pfingsten (2005) cho rằng biện pháp khoảng cách là một phương pháp tốt để định lượng đa dạng hóa hơn so với chỉ số HHI bởi vì có sự so sánh giữa danh mục cho vay của ngân hàng so với danh mục cho vay của thị trường.

2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng thương mại

2.2.1            Khái niệm

Lợi nhuận của ngân hàng thuơng mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.

Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.

Lợi nhuận gộp =ådoanh thu – å chi phí

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập

2.2.1.1         Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ròng của ngân hàng

Mức lợi nhuận tuyệt đối

Mức lợi nhuận tuyệt đối gồm

– Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay

– Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

– Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (hay còn gọi là lợi nhuận ròng)

Tuy nhiên, khi so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối ít được sử dụng, mà nhà quản trị tài chính thường quan tâm hơn tới chỉ tiêu về mức lợi nhuận tương đối (chính là tỷ suất lợi nhuận ).

2.2.1.2         Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity)

ROE được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.

Số liệu về lợi nhuận ròng được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROE thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu ROE cho biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng, do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư.

ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu (Vốn tự có bình quân)

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản (Tài sản có bình quân)

2.2.2.2         Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return on asset)

ROA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng trên bình quân tổng tài sản. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

2.3 Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ – một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch / hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể của ngân hàng. – Trong các loại rủi ro của kinh doanh ngân hàng, rủi ro của hoạt động cho vay được xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng như trong nguồn lợi nhuận thu được từ cho vay. – Về cấu trúc thành phần, rủi ro của hoạt động cho vay có thể được chia thành hai loại căn bản: rủi ro giao dịch cho vay và rủi ro danh mục cho vay. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện hữu của ngân hàng thương mại. Rủi ro danh mục bao gồm hai thành phần là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung như phân tích dưới đây:

2.3.1 Rủi ro nội tại

Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Chẳng hạn cho vay ngành nông nghiệp có thể gặp phải rủi ro xuất phát từ thiên tai bất khả kháng, cho vay ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa bán không được … Có thể nói rủi ro nội tại rất đa dạng phong phú và có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng mà ngân hàng đầu tư. Các biện pháp của ngân hàng chỉ có thể giúp kiểm soát từ đó hạn chế nó mà thôi. Việc thẩm định kỹ lưỡng, quyết định cho vay chính xác, tránh cho vay đối với những chủ thể /ngành/ hình thức cho vay có độ rủi ro nội tại cao, quan đồng tài sản được sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

2.3 Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

–     Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ – một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch / hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể của ngân hàng.

–     Trong các loại rủi ro của kinh doanh ngân hàng, rủi ro của hoạt động cho vay được xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng như trong nguồn lợi nhuận thu được từ cho vay.

–     Về cấu trúc thành phần, rủi ro của hoạt động cho vay có thể được chia thành hai loại căn bản: rủi ro giao dịch cho vay và rủi ro danh mục cho vay. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện hữu của ngân hàng thương mại. Rủi ro danh mục bao gồm hai thành phần là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung như phân tích dưới đây:

2.3.1            Rủi ro nội tại

Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Chẳng hạn cho vay ngành nông nghiệp có thể gặp phải rủi ro xuất phát từ thiên tai bất khả kháng, cho vay ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa bán không được … Có thể nói rủi ro nội tại rất đa dạng phong phú và có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng mà ngân hàng đầu tư. Các biện pháp của ngân hàng chỉ có thể giúp kiểm soát từ đó hạn chế nó mà thôi. Việc thẩm định kỹ lưỡng, quyết định cho vay chính xác, tránh cho vay đối với những chủ thể /ngành/ hình thức cho vay có độ rủi ro nội tại cao, quan tâm cho vay nhiều hơn với những đối tượng có độ rủi ro nội tại thấp, có thể giúp ngân hàng tăng mức độ an toàn cho danh mục cho vay của mình.

2.3.2            Rủi ro tập trung

Đây là loại rủi ro xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay của ngân hàng, đi ngược lại nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Đánh giá về tầm quan trọng của rủi ro tập trung, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) nhận định.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí