KẾT LUẬN
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. Nền văn học dân tộc cũng có sự thay đổi để phù hợp với nhận thức của con người và yêu cầu của thời đại. Tiểu thuyết của Lê Lựu được đánh giá cao và dần khẳng định được giá trị của mình. Tác phẩm Thời xa vắng không chỉ khắc hoa bức tranh sống động về một thời kì lịch sử mà còn đó còn là trang viết mang đậm giá trị hiện thực nói lên những đau khổ, bất hạnh, những bi kịch mà con người phải gánh chịu.
Đi sâu vào đề tài hôn nhân và gia đình Lê Lựu đã phản ánh những bi kịch giằng xé trong tâm hồn con người, giúp người đọc hình dung những vấn đề của thời đại, những nỗi đau, bất hạnh mà nhân vật phải gánh chịu. Ông diễn tả nỗi đau đớn mà con người phải gánh chịu trên các phương diện: sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân, hôn nhân vênh lệch giữa hai con người, đến những cô đơn, bất hạnh vẫn đè nặng lên đôi vai của họ vẫn đè nặng lên đôi vai của họ. Đó là những con người cả đời chỉ biết sống theo ý của người khác luôn cam chịu, nhẫn nhục không dám đấu tranh, lên tiếng để đòi quyền hạnh phúc cho chính bản thân mình và rồi cuối cùng họ cũng bị cuộc sống xã hội nhẫn chìm.
Trong tác phẩm Thời xa vắng Lê Lựu đã đi vào khai thác số phận, cuộc đời nhân vật chủ yếu ở góc độ đời tư thông qua các phương diện nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật. Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật này tính cách nhân vật hiện lên một cách rõ nét, chân thực và sinh động nhất.
Với những sáng tác của mình nói chung và đặc biệt là tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng Lê Lựu đã có những góp không nhỏ cho kho tàng văn học dân tộc đồng thời giúp Lê Lựu có một vị thế vững chắc trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam. Từ đây, bộ mặt của nền văn học dân tộc cũng có sự thay
đổi. Với những trang viết của mình Lê Lựu đã xây dựng được hình ảnh của ông trong mắt người đọc, đó là hình ảnh một nhà văn xông xáo, từng trải, am hiểu sâu sắc cuộc sống của những người dân quê mà bất kì ai khi đọc cũng thấy bóng dáng của mình ở trong đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Chí Điệp (2014), Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
3. Lê Thu Hà (2016), Bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết Lê Lựu, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2
- Một Số Phương Diện Nội Dung Thể Hiện Vấn Đề Hôn Nhân Và Gia Đình Trong Tiểu Thuyết Thời Xa Vắng Của Lê Lựu
- Gia Đình Với Những Hệ Lụy, Tàn Dư Xã Hội Phong Kiến
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 5
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 6
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
4. Nguyễn Hoà (2002), Suy tư từ một thời xa vắng, Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hóa thông tin.
5. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6. Trần Đăng Khoa (2002), Lê Lựu: Chân dung văn học, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Công Khanh (2007), Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975, Tạp chí khoa học.
8. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Lựu (2002), Về Thời xa vắng, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Lê Lựu (1998), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn.
11. Lê Lựu (2006), Hai nhà, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Lê Hồng Lâm (2002), Nhà văn Lê Lựu: Đi đến tận cùng tính cách nhân vật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Hoàng Phê (2017), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Văn Lang.
15. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
16. Đinh Quang Tốn (2002), Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
17. Ngô Thảo (2003), Về truyện ngắn Lê Lựu, Văn học về người lính, Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam.
18. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.