Các Hình Thức Tín Dụng Đầu Tư Của Ngân Hàng Phát Triển


sức quan trọng và khác biệt so với tín dụng của các NHTM.

- Ưu đãi về mức vốn, thời hạn và lãi suất

Về khối lượng vay vốn: Các dự án đầu tư thuộc đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển có thể được Nhà nước cho vay một số lượng vốn rất lớn theo ý chí của Nhà nước, không bị ràng buộc bởi cả giới hạn về tỷ lệ an toàn như trong tín dụng của NHTM. Mức vốn TDĐT bằng 70% tổng mức vốn đầu tư dự án.

Về thời hạn vay vốn: Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT thường được hưởng thời gian vay vốn dài, nhưng không quá 12 năm; riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay tối đa là 15 năm; thời gian ân hạn đối với cả dự án cũng thường dài hơn so với tín dụng tại NHTM. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của các dự án ĐTPT là có thời gian thực hiện và thu hồi vốn kéo dài và cũng chính do đặc điểm này nên hoạt động cho vay tại NHPT có mức độ rủi ro cao.

Về lãi suất vay vốn: ưu đãi cho các chủ đầu tư, Nhà nước thường quy định lãi suất TDĐT luôn thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích phi lợi nhuận của tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Hơn nữa, do Nhà nước có thể huy động vốn của các chủ thể khác trong xã hội với lãi suất thấp nên có thể cho vay với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, xu thế các nước trên thế giới hiện nay không lấy lãi suất làm công cụ ưu đãi, ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất TDĐT và lãi suất tín dụng thương mại nhằm giảm cấp bù của Nhà nước cũng như giảm gánh nặng ngân sách.

-Tính giới hạn về đối tượng và hình thức thực hiện

Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của NHPT thường bị giới hạn trong phạm vi hẹp và có thể thay đổi qua các thời kỳ khác nhau tùy theo điều kiện thực tế của nền kinh tế, khả năng của Nhà nước và mục tiêu phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. Đối tượng vay vốn TDĐT chỉ là những ngành, những


vùng, những thành phần kinh tế, hoặc thậm chí là loại hình doanh nghiệp… Nhà nước khuyến khích phát triển. Như vậy hoạt động TDĐT chỉ tập trung vào các dự án phát triển được Nhà nước khuyến khích, trong khi các hoạt động tín dụng khác có thể đáp ứng mọi hoạt động của khách hàng, mọi dự án thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Đối tượng huy động vốn cũng giới hạn trong phạm vi hẹp, chỉ có một số loại hình chủ thể nhất định được Nhà nước huy động vốn để thực hiện TDĐT.

Tín dụng đầu tư của NHPT chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn cao, có hiệu quả KT-XH, phù hợp với quy hoạch và các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ.

-Bảo đảm tiền vay: nhằm bảo đảm an toàn vốn, chủ đầu tư sử dụng vốn vay TDĐT phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Để tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể sử dụng vốn vay TDĐT, Nhà nước thường quy định mức bảo đảm tiền vay thấp hơn so với tín dụng thương mại. Ở Việt Nam, hầu hết các dự án khi vay vốn hoặc nhận bảo lãnh đều được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo. Đây là điểm ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích các chủ đầu tư đầu tư dự án.

1.1.3.Các hình thức tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

Tín dụng đầu tư ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sang hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu.Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác, tín dụng đầu tư không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các hình thức TDĐT của NHPT bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

Cho vay đầu tư các dự án đầu tư trong nước theo Danh mục các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước; cho vay dự án theo Hiệp định của Chính


phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo chỉ định của Chính phủ với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn, mức vay.

Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Nhà nước (Ở đây Ngân hàng Phát triển là tổ chức được ủy thác thực hiện tín dụng đầu tư) với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay. Trong đó, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ có duy nhất tại Việt Nam.

Bảng 1.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước


STT

NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC

GIỚI HẠN

QUY MÔ

I

KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệt địa bàn

đầu tư)

1

Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản

xuất và sinh hoạt.

Nhóm A, B

và C


2

Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại

các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp, làng nghề.


Nhóm A, B

3

Dự án đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội theo quy định

của pháp luật

Nhóm A, B

và C

4

Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ,

khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Nhóm A, B

5

Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng bệnh viện công

Nhóm A, B

và C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 4



II

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn đầu tư)


1

Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản sử dụng công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ


Nhóm A, B

2

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất muối công nghiệp.

Nhóm A, B

3

Dự án giết mổ gia súc và gia cầm tập trung

Nhóm A, B

III

CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)


1

Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc

xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.


Nhóm A, B


2

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: Gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học, điện sinh khối và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo; Dự án sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc

quyền giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật.


Nhóm A, B

3

Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B

và C


4

Dự án đầu tư sản xuất phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô

sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Nhóm A, B và C

5

Dự án đầu tư thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B

và C

6

Dự án đầu tư, sản xuất các sản phẩm phục vụ cơ giới hóa nông

nghiệp, nông thôn

Nhóm A, B

7

Dự án đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ

Nhóm A, B



sạch; Dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân

thiện với môi trường.

và C


8

Dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo danh mục công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và

công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.


Nhóm A, B

9

Dự án đầu tư thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia

theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B


IV

Các dự án đầu tư tổ chức thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang (không bao gồm dự án nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt

và cầu đường sắt).


V

Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ; các dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ.

Nhóm A, B


1.1.4.Vai trò của hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

Tín dụng đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển, điều này thể hiện ở các điểm như sau:

Thứ nhất, TDĐT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Đây là một công cụ quan trọng để Nhà nước tài trợ cho dự án đầu tư phát triển và thực hiện mục tiêu chiến lược chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Vốn tín dụng của NHPT đã có những bước chuyển biến căn bản và mạnh mẽ về cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực ngành nghề, theo


hướng tăng nhanh tỷ trọng vốn dành cho đầu tư phát triển các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn và công nghiệp nhẹ, trong đó có chú trọng đến công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT thực hiện trong thời gian qua đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng nhanh, duy trì mức bình quân hơn 70% dư nợ; tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT luôn cao hơn tỷ lệ vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội trong lĩnh vực này, thu hút các nguồn vốn khác trên thị trường cùng cho vay các dự án đầu tư các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.

Thứ hai, TDĐT là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Đối với một quốc gia, có rất nhiều mục tiêu và quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô Nhà nước hướng tới như mục tiêu về sản lượng, việc làm, lạm phát, lãi suất, cân đối tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu…Để đạt được những mục tiêu và quan hệ cân đối này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau trong đó chủ yếu là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, TDĐT có tác động rất lớn đến việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế như sau:

Thông qua việc huy động vốn và cho vay đối với các dự án,TDĐT tác động đến cung - cầu trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và mặt bằng lãi suất của nền kinh tế.

Thông qua việc đầu tư cho các dự án phục vụ đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), TDĐT còn góp phần điều chỉnh quan hệ cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, đồng thời tác động đến trạng thái cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Thông qua lãi suất huy động vốn, TDĐT góp phần điều tiết tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng của dân cư; đồng thời, thông qua việc quy định đối


tượng và điều kiện được hưởng ưu đãi, TDĐT góp phần định hướng đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế vào các ngành, các vùng và lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích phát triển.

Thứ ba, TDĐT đã cung ứng một lượng vốn tín dụng tương đối lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế

TDĐT cung cấp một lượng vốn cho việc đầu tư phát triển các dự án ở các khu vực,vùng,ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định tình hình chung của quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển.Thông qua hệ thống tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tạo thêm một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy còn những định chế ràng buộc nhưng là một định chế tài chính Nhà nước nên dễ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính tiền tệ này.

Thứ tư, TDĐT góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính

Thông qua việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh để đáp ứng nguồn vốn TDĐT, TDĐT đã góp phần thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.Trở thành công cụ nợ quan trọng trên thị trường vốn, góp phần đa dạng hóa công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn.

Bên cạnh hoạt động cho vay, các hình thức hỗ trợ gián tiếp khác như hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thêm các kênh vốn thương mại, thúc đẩy huy động nguồn lực xã hội dành cho dự án phát triển, góp phần tăng trưởng tín dụng trên GDP hằng năm của nền kinh tế.

Thứ năm, TDĐT góp phần giải quyết các vấn đề xã hội:việc làm cho người lao động, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội…


Trong bối cảnh hiện nay, việc giải quyết công ăn việc làm là vấn đề hết sức quan trọng.Tín dụng đầu tư với mục đích là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, các lĩnh vực mà không có sự ưu đãi đầu tư của Nhà nước thì sẽ không phát triển được, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ít có hiệu quả kinh tế trực tiếp. Do đó, khi thực hiện ĐTPT sản xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hôi đặc biệt khó khăn như: các tỉnh miền núi, biên giớ hải đảo, vùng sâu vùng xa hoặc hoặc các ngành nghề thuộc diện khuyến khích ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế là thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế… nó cũng góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội.

Thứ sáu, TDĐT góp phần nâng cao vị thế của quốc gia, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng mạnh mẽ, nguồn vốn đầu tư quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, thì nhu cầu của các nước nghèo được vay vốn của các nước giàu hơn đang được đặt ra một cách bức thiết và nghiêm túc. Trong bối cảnh đó, nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho vay đối với các quốc gia kém phát triển hơn.Các khoản cho vay của Nhà nước đối với các quốc gia khác có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó phổ biến là các khoản cho vay ODA với thời hạn cho vay dài, lãi suất cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH.

Thông qua các khoản ODA này, nước cho vay có thể tăng cường ảnh hưởng của mình đối với nước đi vay, đồng thời nâng cao vị thế trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế.Điều đó có nghĩa là TDĐT đã góp phần nâng cao vị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023