Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 14


Trong chùm truyện “giả cổ tích” và “giả lịch sử” có hai loại không gian được miêu tả tương phản, đối lập, đó là không gian thực - ảo. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: “Thực” là: “cái đang tồn tại trong thực tế”; “ảo” là “những cái có thể cảm nhận bằng giác quan, về tưởng tượng không có trong cuộc sống hằng ngày”. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, không gian thực luôn đi kèm không gian ảo tạo ra sự đối lập: thực đến rợn người ảo đến bàng hoàng kinh dị, ta có thể gặp trong Tâm hồn mẹ, Chảy đi sông ơi, Con gái thuỷ thần, Phẩm tiết, Kiếm sắc

Ở những truyện ngắn này, cấu trúc không gian nghệ thuật dựa trên hai mảng thực ảo, theo tỷ lệ phân phối không đồng đều, xen kẽ, chuyển hoá bất ngờ đột ngột. Đôi khi, tìm hiểu mối quan hệ giữa thực ảo ấy, mà hiểu được những khớp nối trên bề mặt văn bản cũng như ở mạch ngầm theo cơ chế liên hội. Sau đây là một vài chi tiết khá tiêu biểu:

Có những chi tiết vừa thực vừa ảo, chẳng hạn, việc tác giả miêu tả “cái đầu lâu của người chết trôi, từ mái tóc rêu bám như giun đũa đến hàm răng, chân răng ba ngạnh dính đầy những sợi dây chằng bé tí”… đến một không gian thực, quán vằn thắn của lão Trùm Thịnh dùng thịt chuột đánh bả thạch tín. “Bát mì vằn thắn mang cho chó ăn chó chết. Người ăn thịt chó cũng lại chết luôn”. Chủ thể kể giấu mình trong vai một cậu bé mộng mơ, với bao khao khát đầy huyễn hoặc về cái phi phàm, huyền thoại. Từ bỏ sách vở giáo điều, vượt lên nỗi sợ hãi để tự kiếm tìm sự thật, song cái cậu nhận được ở đây toàn là bịp bợm. Huyền thoại là ảo, trong khi ăn cướp, ngoại tình, cờ bạc, giả trá,... lại là hiện thực. Có những chi tiết chuyển hoá từ thực đến ảo, rồi từ ảo đến thực, đó là cảnh bốc mộ Vinh Hoa: “Khi bật nắp quan tài, thấy có một lớp vải lụa hồng. Dưới lớp vải lụa hồng, là một màng trong suốt như thạch, hiện lên hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt tươi tỉnh như người sống...” [110; 158], sau đó tác giả chuyển ngay đến cảnh thực: “Mười phút sau, làn sương


tan hết, trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun…quan tài đầy vụn chè khô” [110; 158].

Có những chi tiết không biết là thực hay ảo giác, chẳng hạn cảnh “đuổi bắt em bé giữa sông khi em xưng là Mẹ Cả cũng là lúc em bé biến mất tăm”, “một rải sương mù buồn toả trên sông, không thể phân biệt ranh giới giữa bến với bờ, giữa đường mặt sông với nền trời nữa”. Như vậy, “cảm giác mang tính cá nhân tạo ra những không gian ảo giác, không gian hoang tưởng tâm linh, của cảm thức tôn giáo, khiến cho người đọc ngỡ ngàng khi tiếp xúc với loại không gian của niềm tin đầy bí ẩn” [110; 137].

Trong Kiếm sắc mạch phát triển của cốt truyện cũng nằm trong trường nghĩa đối lập giữa hai không gian nghệ thuật thực và ảo. Không gian thực là cái chết của cha Lân và hành động giao lại kiếm: “Lân khóc, mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa, người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha” [110; 142], và không gian ảo: “Ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân cư thấy có mưa là biết Ánh vừa đi qua” [110; 141]. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhân vật lịch sử Đặng Phú Lân trong sự tương quan với một nhân vật lịch sử khác: Nguyễn Ánh, tất cả được bao phủ lớp sương huyền ảo. Nếu lấy chữ “Tài” làm hệ quy chiếu cho sự vận động của nhân vật, thì Đặng Phú Lân được coi là nhân vật hành động, đảm nhiệm chức năng tạo dựng cốt truyện, thúc đẩy hoạt động của chính nó cũng như các tuyến nhân vật khác. Không gian mà Đặng Phú Lân xuất hiện và lọt vào mắt Ánh chính là tình huống “một lần thuyền Ánh qua cửa Tiền Giang, có bốn người đi theo, trong đó có Lân”. Thông thường, người kể chuyện sẽ xác lập một tuyến nhân vật hành động, những nhân vật khác, được coi là nhân vật phi hành động, nghĩa là chúng chỉ tồn tại trong không gian phù hợp và không đi ra khỏi không gian đó. Tuy nhiên, sự dịch chuyển không gian của Lân với chức


năng là nhân vật hành động diễn ra trong điều kiện hoàn cảnh khá phức tạp (Lân chỉ là con quan võ nhỏ ở vùng sơn cước mãi tây Bình Thuận).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Các yếu tố thời gian, không gian, vị trí địa lý...nhằm định danh cho môi trường hoạt động của nhân vật lại là những yếu tố lưỡng tính. Nếu là các yếu tố vật chất, chúng có thể tạo ra một không gian có khả năng dung chứa và tạo dựng biến cố cho không chỉ một số phận. Điều đáng nói là, nếu thừa nhận một cấu trúc kép của hai tuyến nhân vật hành động chúng ta có thể nhận thấy trong Kiếm sắc một biến cố tạo ra hai số phận đối lập. Trên con đường đi tìm công danh sự nghiệp của mình, Đặng Phú Lân chủ động tìm đến Nguyễn Ánh. Và Nguyễn Ánh trong những ngày tháng gian nan tạo dựng cơ đồ, việc sử dụng Đặng Phú Lân là hoàn toàn có chủ ý. Đó là kết quả của những kinh nghiệm và sự thẩm định cá nhân trong việc dùng người của Nguyễn Ánh: “Lân gặp Ánh. Ánh thấy Lân khôi ngô, ăn nói khoan hoà mà thủ đoạn táo bạo thì thích lắm, cho ở luôn bên mình”. Sự đối lập biểu hiện ngay trong tính cách của Lân: “vừa khoan hoà vừa táo bạo”. Như thế, cả Lân và Ánh cùng chủ động bước vào một không gian mới – “không gian chính trị”. Ở đấy, nó là lý tưởng để nhân vật Đặng Phú Lân bộc lộ tài năng và phẩm chất. Và trong sự di chuyển liên tục của nhân vật hành động dựa trên trục cơ bản: trên - dưới với sự hiện hữu của hàng loạt các cặp phạm trù đối lập: sống - chết; quân tử - tiểu nhân; cương trực - tầm thường; căn cơ - phóng khoáng... nhân vật xuất hiện với tư cách là kẻ có những hành động phi thường.

Trong rất nhiều không gian nguy nan, cấp bách, tài năng của Đặng Phú Lân đã được Nguyễn Ánh thừa nhận: “Một lần thuyền Ánh qua cửa Tiền Giang…Bấy giờ có con cá sấu rất to cứ bơi theo, đuổi thế nào cũng không được…Ánh trừng mắt hỏi Lân: “Trượng phu quý mạng sống thế à?” Lân chắp tay: "Chúa công đừng giận…Nói rồi nhặt hòn đá ở mạn thuyền ném con vịt giời bay qua…cá sấu thấy vậy vội bỏ thuyền lao đến chỗ vịt giời" [110; 141].

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 14


Lân đi tìm công danh và trở thành một cận thần cương trực, trung thành của Nguyễn Ánh. Mục đích tìm người biết sử dụng tài năng của Lân gần như đã được thoả nguyện. Tất cả các tình huống: Lân không tình nguyện chết khi cá sấu tấn công thuyền của Ánh, can gián Nguyễn Ánh làm việc của kẻ tiểu nhân (ăn mừng khi Nguyễn Huệ chết), ngăn cản Nguyễn Ánh không sa đà vào tửu sắc... đó là những việc khác thường, khó khăn mà những người bình thường không thể làm được. Hàng loạt các tình tiết nhằm tạo dựng không gian với những ranh giới đối lập tôn vinh tài năng của Lân không tạo ra biến cố cho truyện. Nhìn từ cấp độ lớn hơn, thì tính cách và phẩm chất của Lân phù hợp với “không gian môi trường chính trị”. Biến cố của truyện chỉ được tạo ra khi Lân chủ động tạo ra cơ hội bước sang một không gian khác, thực hiện một ý đồ lớn lao muốn giúp Nguyễn Ánh tìm người tài và sử dụng người tài. Ranh giới giữa hai không gian này chính là sự đối lập giữa vinh quang thất bại, tài năng vô tích sự, chết sống, chí khí đê hèn, nhân tài sự cô độc, hơn hết là sự đối lập giữa tài mệnh. Đúng như nhận xét của M. Bakhtin: “cảm quan về thời gian nằm sâu trong chúng ta dần dần được mở rộng và khơi sâu, nó thu hút vào quĩ đạo của mình những hiện tượng xã hội, lịch sử, những hình tượng nghịch dị với mối quan hệ cốt yếu của chúng với những đổi thay thời gian và tính hai chiều đã trở thành một phương tiện nghệ thuật” [10; 182].

Nếu như ở Kiếm sắc, Nguyễn Ánh chỉ xuất hiện trong không gian với tư cách tạo ra môi trường cho nhân vật, thì ở Vàng lửa chức năng của nhân vật này đã thay đổi. Có thể coi Vàng lửa là những vòng xoáy của những tính toán, thủ đoạn và mánh khoé chính trị. Diễn biến cốt truyện phát triển trên cơ sở của những trang hồi ký còn sót lại của người trong cuộc. Tạm thời lược bỏ lời của người kể và đặt những mẩu hồi ký cạnh nhau, chúng ta bắt gặp trong hồi ký của Phăng hàng loạt những đánh giá, những chi tiết, suy nghĩ, hành động đối lập nhau. Các cặp đối lập trải ra liên tục tạo thành một chuỗi vừa tương phản vừa hô


ứng nhằm xác lập một miền giá trị: cái tâm chính trị. Ở đây mối quan hệ giữa chính trị với quyền lực, nhân phẩm, tự do bộc lộ tận đáy tính chất hai mặt của nó. Mô hình tự sự được xác lập dựa trên trục đối lập giữa hiểu, biết không hiểu, không biết. Sự khác biệt giữa hai phạm trù này quy định hành động của con người, là động cơ, nhân tố tiềm ẩn hành động của nhân vật. Trong không gian quần thần Vua Gia Long biết mình “đóng trò rất giỏi” (chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần; trong gia đình là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn; người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường); ông biết mình già, bất lực, quốc gia nghèo đói... Ông nhận ra “Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục”; “Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh”... Và chính sự hiểu biết ấy khiến ông luôn lo sợ bởi quyền lực nắm trong tay “nó lớn ngoài sức chứa của một con người”. Khi đứng trên đỉnh vinh quang nhất, “ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững”. Nhiều khi cái hào quang trên đầu ông đã trở thành “cái vòng kim cô” vô hình. Những hiểu biết quy định hành động của vua Gia Long: “Vua Gia Long không thèm đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình... Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình”. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự không hiểu, không biết của Nguyễn Du về chính trị. Sự tận tuỵ, nhân cách, sự thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những thân phận con người của Nguyễn Du trước vòng xoáy của những mánh khóe và thủ đoạn chính trị đã trở nên non nớt và lạc lõng.

Một loạt các phạm trù đối lập: thời khắc đang sống - quá khứ, đời sống tinh thần - vật chất phù phiếm, xúi xó, túng kiết và hào hoa; xót thân - không biết xót thân; lòng tốt lớn - lòng tốt nhỏ; sự đê tiện, bỉ ổi - vĩ đại; sự va xiết và những hoạt động cù lần; cá nhân, số phận đơn lẻ - cộng đồng... đã tạo ra một chuỗi những không gian đối lập phác hoạ hình ảnh của một nhà chính trị và môi trường dung dưỡng nhân vật chính trị đó. Chính tại đây chữ Tâm với đủ những sắc thái,


cung bậc bị dịch chuyển, giằng xé dữ dội. Như thế, không gian tạo ra chuyển biến trong số phận nhân vật, tạo ra bước ngoặt trong nhận thức về Nguyễn Ánh chính là khuôn khổ những trang nhật ký của Phăng. Chỉ trong giới hạn này, vua Gia Long mới có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ cá nhân, riêng tư, ẩn ức, bất lực và cả sự nhục nhã mà ông cảm thấy của kẻ đang ngồi ngự ngai vàng. Cuộc sống của ông trong cung đình với vô số mặt nạ được tạo ra nhằm đạt tới một mục đích tối thượng: quyền lực. Sức hấp dẫn của quyền lực và những mặt nạ (sự giả tạo) như là một phép trùng lặp nghiệt ngã và lạnh lùng. Trong chính trị, trách nhiệm, lòng tốt (nhân cách), sự tàn bạo, ngộ nhận, nỗi đau khổ, quá khứ, vinh quang và cả sự đớn hèn được xếp ngang hàng. Chúng có thể mâu thuẫn, đối lập với nhau nhưng không loại trừ. Sự đối lập khi đi đến tận cùng không định hướng, xác lập những khái niệm đơn giản: tốt - xấu; đúng - sai; đen - trắng; bụi bặm hay “nguyên liệu vô giá”, “quốc bảo”. Tất cả cùng xuất hiện trong “không gian triều đình” với những gam mầu đối lập. Chúng hiện hữu và tồn tại như một sự thật hiển nhiên, không bị che đậy, khuất lấp. Khái niệm nền chính trị thế giới như “món nộm suồng sã” mà tác giả đưa ra có lẽ chỉ là cái bóng của bức tranh hiện thực đó. Đó không phải là bóng tối, cũng không phải là ánh sáng. Chữ Tâm không nằm trong sự đối lập với sự bất nhân trong nhân tính (một môtip thường thấy trong truyện Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá ở mức độ thoả hiệp).

Nhân tố thứ ba trong cấu trúc tổng thể của ba truyện ngắn này được nhìn nhận trong sự quy chiếu của Ngô Thị Vinh Hoa làm trung tâm của việc xác lập mô hình tự sự. Phẩm tiết tạo ra thế đối lập kép mà nhân vật nữ Vinh Hoa vừa là nhân vật có chức năng bảo tồn, duy trì phẩm giá vừa là điều kiện xác lập những đối kháng. Vinh Hoa chính là biểu tượng của cái đẹp, cái thiện, sự thanh khiết, và với lớp ý nghĩa này nhân vật trở thành nhân vật không hành động, chỉ là một tiêu chí, một phẩm chất nhằm xác lập một sự đối lập khác. Tuy nhiên, nếu đặt Vinh Hoa trong diễn tiến số phận của một con người, một đối tượng ngang hàng


với những lực lượng khác, nhân vật nữ này cũng là một nhân vật hành động, tạo ra những biến cố trong sự phát triển cốt truyện. Ở đây, chúng tôi xác lập mô hình tự sự theo kiểu thứ hai, tức là khảo sát các biến cố không gian trong cuộc đời Vinh Hoa: Vinh Hoa - trong không gian triều đại Quang Trung; Vinh Hoa - trong không gian triều đại Gia Long; và sự khác biệt trong cách ứng xử với cái đẹp của Quang Trung; Gia Long. Ngay từ đầu, Ngô Thị Vinh Hoa có một số phận của nhân vật khá ngẫu nhiên và kỳ lạ. Từ một dân nữ bình thường ở không gian bình dân hạ đẳng mang theo những tiền định huyền hoặc bước chân vào chốn cao sang, Vinh Hoa thoát ra khỏi tất cả mọi sự ràng buộc, nàng không thuộc về ai. Đây là môtip khá quen thuộc trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khi nhân vật nữ luôn là biểu trưng của cái đẹp, “tín sứ” và cái thiện. Đủ bản lĩnh và phẩm chất làm những việc mà không ai có thể làm, tội chết của người cha là ngưỡng cửa buộc Vinh Hoa phải bước vào một không gian khác.

Tuy nhiên, ở trong không gian mới này, con người đời tư của Quang Trung đã thất bại ở khả năng sở hữu thể xác một cô gái. Do đó, hành động trân trọng vẻ đẹp và tôn trọng ý muốn của Vinh Hoa của vua Quang Trung vô tình đồng loã với sự khác người của nàng, tạo ra môi trường phù hợp với tính cách và phẩm chất của nhân vật. Mọi hành động của Vinh Hoa đều không gặp bất cứ cản trở nào. Cái chết của Quang Trung chính là ranh giới khép lại một không gian lưu giữ và nuông chiều phẩm giá của cái đẹp. Từ khi vua Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn lục đục. Gia Long vào thành Thăng Long, Vinh Hoa rơi vào tay viên tướng của Gia Long và được cứu khỏi chốn thô tục, được yêu chiều trong cung vua. Hãy làm một phép so sánh đơn giản về giây phút gặp Vinh Hoa của cả hai ông vua, ta thấy cả hai đều biết đánh giá cái đẹp. Tuy nhiên, cách cư xử với cái đẹp lại hoàn toàn khác nhau: Vua Quang Trung “rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay”, cho rằng: “được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người”; Còn đối với Gia Long? Vẻ


đẹp của Vinh Hoa được cảm nhận trong “không khí đầy nhục cảm”, nó báo hiệu hành động tiếp theo của vua Gia Long là muốn sở hữu nàng “như nuôi con gà, con vịt trong nhà”. Và như vậy, trong một không gian đối lập, với các giá trị đã được thừa nhận và lộ diện, hành động của Gia Long chính là vật cản, là ranh giới buộc Vinh Hoa phải bước qua để bảo tồn phẩm tiết.

Ngoài chùm truyện “lịch sử giả”, trong khi miêu tả bức tranh thiên nhiên của nhà văn, về mặt không gian, chúng ta cũng thấy sự đối lập. Tiêu biểu là không gian dòng sông. Với không gian này, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc hoạ hai cảnh tượng đối lập gắn liền với thuộc tính của nó. Dòng sông vừa là sự chảy trôi vĩnh cửu của dòng đời, nhưng nó cũng lại chính là nỗi ám ảnh về sự nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người, về sự hư ảo, phù du kiếp sống. Không gian “bến đò, cây gạo” năm xưa vẫn đứng cô đơn nơi chốn cũ. Chị Thắm - người lái đò bị cuốn trôi, chị chết mà không ai cứu. Và xa xót hơn, như bao người khác, chị cũng rơi vào vực thẳm của sự lãng quên: “Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm…Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi!”. Chứng kiến không gian đó, ta thấy sự nhỏ nhoi, hữu hạn của con người. Dòng sông mang tính hai mặt đối lập, một mặt, mang lại sự sống cho những người dân chài nghèo, một mặt dòng sông cũng là không gian hiểm hoạ mà con người không ngờ tới. Tính chất lưỡng phân của hai hướng nghĩa đối lập biểu hiện, dòng sông - sự sống và dòng sông - sự chết là như vậy. Ngay trong sự sống mà sông ban tặng đã chất chứa trong lòng nó những hiểm hoạ của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Bên cạnh không gian dòng sông, ta còn thấy không gian biển. Đối lập với không gian biển, là những không gian tù đọng, những bến quen ê chề còn có biểu tượng sự khô cạn: những cánh đồng cằn, đất khô nẻ, lòng suối khô cạn, trái tim khô héo. Nếu như sự khô cạn là biểu tượng cho trạng thái suy kiệt, nghèo nàn của tâm hồn thì biển chính là biểu tượng cho sức mạnh

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí