Về Điều Kiện Xã Hội Và Lịch Sử Tộc Người Tày- Nùng Xứ Lạng 97843


khi kiên cố. Ngày nay, tộc người này đã định canh định cư dần ổn định cuộc sống và có nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa. Bên cạnh việc trồng cây nông nghiệp, họ còn chăn nuôi và làm nghề thủ công, như nghề dệt vải, đan lát, rèn, chạm bạc, làm đồ trang sức. Trang phục người Dao rất độc đáo, được thêu thùa đẹp, màu sắc đậm, tươi sáng và có trang trí nhiều đồ trang sức. Người phụ nữ Dao thường mặc quần chẹt. Về đời sống tinh thần, người Dao có nền văn hoá dân gian khá phong phú, đó là các truyện kể dân gian, truyện thơ, dân ca, tục ngữ, ca dao đều rất sâu sắc.

Dân tộc Sán Chay: Xứ Lạng không phải là địa bàn cư trú chính của dân tộc Sán Chay, theo số liệu thống kê thì đây là dân tộc đứng thứ năm trong tỉnh. Dân tộc Sán Chay còn gọi là Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận. Người Sán Chay có hai nhóm phân biệt với nhau về ngôn ngữ đó là: Nhóm nói tiếng Cao Lan gần gũi với tiếng Tày, Nùng và nhóm nói tiếng Sán chỉ gần với thổ ngữ Hán. Tuy phân thành hai nhóm nhưng người Sán Chay vẫn có nhiều gắn bó chặt chẽ với nhau về phong tục tập quán, giống nhau về đặc điểm văn hoá. Trong các bản làng của người Sán Chay dân cư sống tập trung đông đúc. Trước năm 1954, họ chủ yếu ở nhà sàn, trong căn nhà truyền thống luôn có hình ảnh con trâu nước, đó là một biểu tượng của họ. Trong đời sống tinh thần, người Sán Chay có những đặc điểm riêng, họ có mảng truyện cổ phong phú kể về sáng tạo vũ trụ, nguồn gốc loài người và hình tượng các nhân vật anh hùng chinh phục thiên nhiên. Họ có hình thức dân ca Sinh ca xuất hiện từ lâu đời, trong đó hội tụ rất nhiều các tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Hàng năm vào ngày mồng sáu tháng giêng họ lại tổ chức hội vào xuân, trong hội có các trò chơi dân gian và múa hát rất độc đáo. Đến và định cư ở xứ Lạng, người Sán Chay đã đưa văn hoá của mình vào sống chung với văn hoá xứ Lạng làm nên bản sắc văn hoá Việt.

Dân tộc Hoa cũng là một dân tộc thiểu số ở xứ Lạng. Ở Việt Nam, người Hoa có nhiều tên gọi khác nhau như người Quảng Đông, Hải Nam, Liêm


Châu, Triều Châu, Phúc Kiến... Nhưng đến nay Hoa hay Hán là tên gọi phổ biến hơn cả. Sự có mặt của người Hoa trên đất nước ta là kết quả của nhiều đợt di cư và các quá trình phát triển lâu dài, phức tạp. Trước đây ở xứ Lạng, người Hoa khá đông đứng vị trí thứ tư sau dân tộc Tày và Nùng, Kinh. Đến nay thì người Hoa ở xứ Lạng chỉ còn chiếm vị trí thứ 6. Họ là một dân tộc có truyền thống nông nghiệp, ngư nghiệp và trồng cây công nghiệp. Người Hoa ở thành các làng đông đúc, họ sống tập trung theo dòng họ. Trong đời sống xã hội của người Hoa có sự phân hoá sâu sắc, trong gia đình người đàn ông có quyền cao nhất, trong dòng họ, thờ người tộc trưởng quyền thế. Người Hoa có tinh thần đoàn kết rất cao. Trong nhân dân lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn.

Người Hoa vốn có một nền văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất là các làn điệu dân ca. Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa chuộng... Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững giống nòi.

Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước. Từ bao đời nay, người Hoa đã tự nguyện gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn bó lợi ích của mình với vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt ở xứ Lạng, người Hoa đã mang lại cho nơi đây các yếu tố văn hóa Hán làm cho mảng mầu văn hóa xứ Lạng thêm sinh động.

Dân tộc H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H'mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H'mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang và họ tập trung định cư nhiều ở các vùng núi cao. Người H’mông có nguồn gốc huyết tộc chung với người Dao nên được xếp chung vào ngữ hệ Mèo- Dao, khoảng thế kỷ IX sau công nguyên mới tách thành hai dân tộc Mèo và Dao. Sau khi tách khỏi, người H’mông lại phân chia thành bốn nhóm khác nhau theo màu sắc y phục và ngôn ngữ. Đó là H’mông trắng, H’mông đỏ, H’mông đen và H’mông hán. Người H’mông ở xứ Lạng thuộc nhóm H’mông đen. Họ tự gọi mình là Na Miểu- Na Miểu Sa

Với tinh thần lao động cần cù và đầu óc sáng tạo, người H’mông đã biến nhiều vùng cao miền Bắc nước ta thành nơi dân cư đông đúc, phát huy nội lực chứa đựng những tiềm năng kinh tế dồi dào. Văn học nghệ thuật dân gian của người Hmông cũng rất phong phú đa dạng, phản ánh sinh hoạt tinh thần, lao động sáng tạo, những nhận biết về lịch sử và hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Bằng nhiều câu chuyện kể dân gian hấp đẫn, nhiều câu đố vui khá phổ biến ở nhiều vùng, nội dung miêu tả những sự việc khá cụ thể rõ ràng, trong văn học dân gian thì dân ca chiếm vị trí đáng kể, được phân ra nhiều loại dùng để cúng ma, tình yêu, cưới xin, làm dâu, mồ côi...nội dung tư tưởng tốt, nhẹ nhàng và sâu lắng.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 4

Văn hóa của đồng bào Mông là văn hóa đậm chất núi đồi, du canh du cư thể hiện những bản sắc độc đáo, tinh thần cộng đồng và ý thức dân tộc rất cao, hòa vào dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc anh em tạo nên sự đa dạng, mang đậm đà bản sắc Việt Nam.

1.1.3.2. Về điều kiện xã hội và lịch sử tộc người Tày- Nùng xứ Lạng

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Tày và Nùng nói chung và Tày, Nùng ở xứ Lạng nói riêng là hai dân tộc sống bên cạnh nhau, cùng nói chung một ngôn ngữ, cùng một nguồn gốc lịch sử nằm trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam sống trên lãnh thổ một quốc gia thống nhất.


Hai tộc người Tày, Nùng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, và là các tộc người có dân số đông nhất so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam (Dân tộc Tày đứng hàng thứ hai, dân tộc Nùng đứng hàng thứ bẩy trong tổng số 54 dân tộc anh em). Địa bàn cư trú chủ yếu của người Tày, Nùng tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên... nơi tụ cư chính là ở các thung lũng. Đặc trưng sinh thái của tộc người này đã hình thành từ hàng nghìn năm, tạo nên truyền thống ứng xử môi trường và những tri thức bản địa hết sức phong phú và đa dạng.

Xứ Lạng với các dãy núi đá vôi cao ở mức trung bình và thấp, xen vào đó là các thung lũng hẹp khí hậu ít nhiều mang tính á nhiệt đới, chịu ảnh hưởng gió mùa, có mùa đông lạnh, giới sinh vật khá phong phú về chủng loại. Có thể nói đây là nơi khá lý tưởng cho cuộc sống của hai tộc người này và vì vậy mà xứ Lạng cũng là nơi có đông người Tày, Nùng sinh sống nhất và cũng là nơi duy nhất có tỷ lệ người Tày, Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Theo tài liệu thống kê năm 1995, dân số người Nùng chiếm 43,9% còn dân số người Tày chiếm 35,6% trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Điều này cho thấy ở xứ Lạng, người Tày, Nùng chính là chủ thể quan trọng của văn hóa xứ Lạng. Đã có rất nhiều các công trình khoa học của nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử tộc người Tày, Nùng góp phần rất quan trọng cho người quan tâm khi đi tìm hiểu lịch sử tộc người Tày, Nùng để có những nhận thức, lý giải cụ thể cho đề tài của mình.

Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như Tai, Táy, Thai... đều có nghĩa là “người”. Người Tày còn có tên gọi khác là người Thổ có nghĩa là người bản địa.


Trong công trình Văn hóa dân gian Tày, Nùng của nhóm tác giả Hà Đình Thành, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Kính... đã chỉ ra rằng: Người Tày có truyền thuyết Pú Lương Quân nói về người thủy tổ xa xưa là Pú Luông và Gìa Cải sinh sống lâu đời ở vùng Ngườm Ngả (Cao Bằng) trên đất Việt Nam, hai khổng lồ đã sinh ra một trăm người con và dạy họ săn bắn, chăn nuôi, tìm ra lửa để nấu chín thức ăn. Ở người Tày có biểu tượng Cây đa thần với 30 rễ chống và 90 cành vươn khắp một vùng rộng lớn, phía Nam giáp với vùng Việt, Mường; phía Bắc giáp với Trung Quốc

Còn theo cuốn Địa chí Lạng Sơn các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: nghiên cứu lịch sử tộc người Tày qua những truyền thuyết Cẩu Chủa Cheng Vùa đã cho thấy vua Thục Phán người sáng lập ra quốc gia Âu Lạc là người Tày cổ, giả thuyết đó cũng cho thấy sự hình thành của tộc người Tày có thể có trước đây khá lâu. Địa bàn cư trú của người Tày xưa rộng hơn ngày nay rất nhiều (nhiều tên gọi chỉ các bộ phận của thành Cổ Loa có nguồn gốc từ ngôn ngữ Tày). Mặc dù quốc gia Âu Lạc tồn tại không bao lâu, nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành cộng đồng người Tày và cũng là bước khởi đầu tốt đẹp của việc hình thành các mối liên minh ngày càng vững chắc giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.

Năm 1964 học giả Đào Duy Anh căn cứ vào một truyền thuyết bằng thơ về nguồn gốc các bộ lạc Tày ở Cao Bằng kết hợp với sự phân tích thông tuệ của ông qua nhiều tác phẩm cổ Trung Quốc và Việt Nam và ước đoán: Người Tày ở Việt Nam nói chung và người Tày ở xứ Lạng nói riêng ngày nay có cùng tổ tiên với người Choang. Như vậy người Tày chính là hậu duệ của người Tây Âu xưa cũng như của người Việt Nam ngày nay bao gồm người Mường là hậu duệ của người Lạc Việt.


Đến năm 1966 các học giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn có những kiến giải xác đác hơn. Căn cứ của hai ông không chỉ dựa vào các truyền thuyết Tày đứng đầu là Chín chúa tranh vua, Báo Luông Sao Cải, Nùng Trí Cao và tài liệu cổ sử Trung Quốc và Việt Nam mà còn phân tích hàng loạt các tài liệu có liên quan của phương Tây và Liên Xô. Công trình này đã được đưa đến phác thảo rằng tổ tiên người Tày là một trong các bộ tộc thuộc thành phần Mônggôlôit phương Nam đã hình thành và sinh tụ ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Đông Dương. Những dân tộc này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa có nhiều nét đặc sắc thường gọi là Văn hóa phương Nam. Nền văn hóa này khác với nền văn hóa cổ xưa của các dân tộc hình thành và sinh tụ ở lưu vực sông Hoàng Hà mà đại biểu là tổ tiên người Hán. Nó cũng khác với nền văn hóa của những người du mục cổ đại phía Tây sinh sống ở miền Trung á và cực Tây Trung Quốc mà đại biểu là tổ tiên người Tạng...Sự đan xen của các nhóm ngôn ngữ hệ Việt- Mường và ngữ hệ Tày- Thái đã từng diễn ra mạnh mẽ những cuộc thiên di rộng lớn của tổ tiên các dân tộc Miên, Di, Bạch (mà sử Trung Quốc gọi là Khương Nhung) và tổ tiên người Hán xuống miền Nam và Tây Nam Trung Quốc hoặc miền đầu nguồn các con sông lớn chảy vào Đông Dương. Kết quả là các dân tộc vùng này bị biến động phải thiên di xuống phía Nam hoặc dạt vào các miền rừng núi. Sự hỗn nhập nhân chủng và văn hóa lại một lần nữa diễn ra làm thay đổi cục diện của người Tày cổ. Đối chiếu với truyền thuyết Lạc Việt đây cũng là thời kỳ miền đất cổ Phong Châu diễn ra quá trình hình thành nước Văn Lang. Hai cuộc thiên di lớn theo hướng Nam và Tây Nam nửa cuối thế kỷ I trước công nguyên và đầu thế kỷ II sau công nguyên đã làm cho dân tộc Tày ổn định. Người Tày trở nên đông đảo và giữ vai trò làm chủ thể của vùng Việt Bắc trong đó có xứ Lạng nơi mà người Tày cư trú đông nhất. Với trình độ phát triển tương đối hoàn thiện, họ làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn. Vì vậy không phải ngẫu nhiên, nhiều nơi của


Việt Bắc, người Tày mang họ Nông được coi là những người khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, tạo lập bản Mường. Họ là những cư dân sinh sống chính bằng kinh tế nông nghiệp ruộng nước, địa bàn cư trú của họ đa phần ở các thung lũng, có nhiều đồng ruộng. Ở xứ Lạng địa bàn định cư lâu đời của người Tày là các cánh đồng lớn nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn, Bình Gia... Đồng bào thường sống quần tụ thành từng bản, ít thì vài chục nóc nhà, nhiều gồm hơn 100 nhà. Bản của người Tày phổ biến được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, trong đó có một hoặc hai dòng họ chiếm ưu thế, có uy tín và ảnh hưởng lớn đến các quan hệ xã hội trong bản. Đa phần những dòng họ đó thường là những dòng họ có công khai phá đất đai, thành lập bản.

Tộc người Nùng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, là dân tộc đứng thứ sáu trong các dân tộc ít người cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam sau người Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ me. Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây- Trung Quốc, trong quá trình phát triển đã trở thành tên gọi dân tộc. Tên gọi tộc người Nùng(Nồng) đã xuất hiện ở Việt Nam lâu đời. Những người Nùng sống ở Việt Nam trước kia đã hòa vào người Tày, còn những người Nùng đang sinh sống hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay.

Xứ Lạng là nơi có đông người Nùng sinh sống nhất Việt Nam và cũng là nơi mà người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các tộc người của tỉnh. Người Nùng đã sinh sống ở xứ Lạng từ rất lâu đời, một phần thuộc lớp dân cư bản địa, một phần di cư từ nam Trung Quốc sang. Xứ Lạng là một trung tâm cư trú của người Nùng từ thời các vua Hùng dựng nước và là vùng đất địa đầu của lãnh thổ Văn Lang, tất nhiên là quê hương của người Nùng.

Là cư dân nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với ruộng nước, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang. Người Nùng định cư, định canh ở hầu khắp các địa bàn ở xứ Lạng. Họ tập trung thành bản làng dưới chân hoặc


lưng chừng núi. Mỗi bản đều có tên gọi riêng gắn liền với địa danh cụ thể gọi theo một truyền thuyết hay một sự kiện lịch sử của địa phương. Ở mỗi bản đều có ranh giới của bản mình mà mốc là những ngọn núi, con suối, sông hay những cánh đồng mang dấu ấn đặc trưng của vùng vúi xứ Lạng. Ở các thôn bản đều có miếu thờ thần bảo vệ mùa màng, gia súc và dân bản, mọi hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các nghi lễ, lễ hội thường được tổ chức hàng năm tại các miếu thờ thần. Mỗi chòm xóm lại có miếu thờ thổ công thờ thần thổ địa.

Người Tày, Nùng có cùng nguồn gốc xa xưa, trong quá trình phát triển đã tách thành hai tộc người riêng. Nhưng giữa hai tộc người này có rất nhiều điểm chung, họ cùng chung sống xen cài ở vùng Việt Bắc, nên đã và đang diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng qua lại. Không kể những bộ phận người Nùng hóa Tày hay ngược lại. Hôn nhân hỗn hợp giữa người Tày và người Nùng ngày càng trở nên phổ biến và tương đối cùng với xu hướng một bộ phận người Nùng xích lại gần các nhóm Tày kế cận đã là những nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập giữa hai cộng đồng Tày, Nùng. Để từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung Tày và Nùng thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, văn học nghệ thuật. Chính vì có nhiều nét tương đồng như vậy nên chúng ta thường gọi chung là nền văn hóa Tày- Nùng (chúng tôi sẽ đề cập cụ thể ở phần sau).

Có thể nói xứ Lạng là nơi quần cư đầm ấm, hòa thuận, gắn bó, đùm bọc của nhiều dân tộc anh em. “Có dân tộc đông tới hàng trăm ngàn người và cũng có dân tộc chỉ mấy chục người. Từ bộ tộc nguyên thủy Bắc Sơn xa xưa đến cộng đồng cư dân Lạng Sơn ngày nay là một dòng chảy lịch sử dài dằng dặc đầy thác ghềnh ấy, các dân tộc xứ Lạng đã nắm tay, kề vai, đồng lòng chung sức, vui buồn, no đói, sống chết có nhau như anh em một nhà. Cộng đồng các tộc người ở xứ Lạng như một khối đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn như sắc đỏ của hoa đào mỗi độ xuân về, thủy chung như nàng Tô Thị,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí