Lễ Hội Phài Lừa (Bưa Lừa) Ở Nà Lình, Tràng Định


của họ. Bởi lẽ, truyện kể dân gian ra đời từ nhu cầu giải thích những hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người cụ thể là những tên làng, tên đất, phong tục tập quán, đời sống ...của con người. Vì vậy, nó gắn bó chặt chẽ với thực tại đời sống của nhân dân, nó mang sức nặng của cả một gia tài văn hoá được trải nghiệm qua không gian, thời gian, được bảo lưu, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua những truyện kể dân gian ta sẽ được khám phá những nét độc đáo về tín ngưỡng, về phong tục tập quán, bản sắc văn hoá nói chung của tộc người, vùng miền sản sinh ra nó. Và ngược lại qua những dấu tích, tín ngưỡng, nghi lễ đó truyện kể dân gian sẽ được diễn xướng, được bảo lưu.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh đã từng khẳng định: “Truyện kể dân gian không phải là những tác phẩm nghệ thuật thuần tuý, tách khỏi mục đích thực dụng, nó còn gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, tín ngưỡng” [23, 70]. Trên cơ sở khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy, truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng đã để lại dấu ấn ở vùng đất xứ Lạng qua các tín ngưỡng, qua các sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào. Truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng cũng là nơi lưu giữ rất nhiều những nét văn hoá đặc sắc của tộc người trong suốt quá trình sinh sống, xây dựng bản làng. Có cả những tàn dư tín ngưỡng sơ khai bản địa và cả những quan niệm, hình thức tôn giáo, tín ngưỡng được hình thành, cố định trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Tam giáo, nhất là Đạo giáo trong xã hội xưa. Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu tất cả những dấu tích, những dấu vết tín ngưỡng, tôn giáo để lại trong câu chuyện mà chỉ trình bày sơ lược, khái quát dấu ấn địa phương qua một vài hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tiêu biểu đã để lại dấu ấn đậm nét hơn cả trong truyện kể dân gian và hiện ít nhiều vẫn đang tồn tại trong đời sống sinh hoạt, văn hoá, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng. Đó là những ghi lễ, tín ngưỡng, lễ hội, liên quan trực tiếp đến điều kiện sinh sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của đồng bào.


3.3.1. Tín ngưỡng tiêu biểu.

Truyện kể dân gian xứ Lạng lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được người dân kể lại. Trong quá trình lưu truyền, nó không chỉ gắn với những địa danh, những vùng đất cụ thể của xứ Lạng mà còn gắn với sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng trong các tục thờ cúng và trong các lễ hội

Trong số các tín ngưỡng thờ thần ở đất nước ta, nổi bật nhất là tục thờ thần Nước, còn gọi là tục thờ Thuỷ thần. Từ xa xưa, trong tâm thức của mình, người dân vùng sông nước coi Thuỷ phủ là nơi vua Thuỷ Tề, Long Vương, Nam Hải Đại Vương hoặc Hà Bá ngự trị và cai quản. Thế giới thuỷ phủ nằm dưới biển cả sâu thẳm, dưới những dòng sông, con suối và mặt hồ nước mênh mông. Thế giới ấy đầy bí ẩn và huyền ảo, con người không thể đến được, còn các loài vật dưới đó mang biểu tượng sức mạnh của thần linh. Với quan niệm như vậy, các truyện kể, truyền thuyết và lễ tục về những linh vật sinh tồn dưới Thuỷ phủ có sự liên quan đến tục thờ thần Nước.

Trong đời sống tín ngưỡng dân gian xứ Lạng, dấu tích thờ cúng thần Nước được biểu hiện dưới lớp vỏ bọc là một biểu tượng linh vật thuộc về nước đó là tục thờ Rắn. Loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức và sự biểu hiện khác nhau. Mỗi loài đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, tập tục, lối sống hay đặc tính của một dân tộc, vùng miền. Nhưng, có lẽ, không có loài vật nào mà ý nghĩa biểu trưng phong phú như loài rắn. Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, tình yêu, nhục dục và tội lỗi...Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có


sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy tục thờ rắn ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Kỳ Cùng... và qua các di tích, lễ hội...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần nên ở xứ Lạng dọc theo dòng sông Kỳ Cùng và các bản làng xuất hiện khá phổ biến tục thờ về linh vật này, đó là các truyền thuyết tín ngưỡng về thần Rắn, ông Dài, ông Cộc. Trong không gian văn hoá xứ Lạng, tục thờ thần Rắn diễn ra khá phổ biến. Truyền thuyết về Rắn gắn liền việc giải thích nguồn gốc các lễ hội, dấu tích đình, đền như: Lễ hội đình Vằng Khắc, lễ hội Phài Lừa Nà Lình, lễ hội Bưa Lừa Văn Mịch...

Truyền thuyết về rắn gắn liền với ngôi miếu thôn Nà Lình và khu vực đoạn sông Thà Bó từ Pác Hát đến Pò Phiêng (đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua). Người dân nơi đây kể rằng “một chủ nhà họ Hoàng ra đoạn sông Thà Bó đánh cá. Ông kéo lưới lên vớt được một quả trứng, không giống trứng gà cũng không giống trứng vịt, ông bèn thả xuống sông. Sau bao lần như vậy, ông vớt lên vẫn thấy quả trứng cũ, ông bèn đem về cho gà ấp. Sau đó trứng nở ra thành một con rắn, ông gọi là Củm. Ông đưa Củm vào chum nuôi nhưng nó lớn nhanh như thổi làm cho mọi người sợ hãi, ông bèn đem ra đoạn sông trước miếu thả và nói: rắn không được nổi lên làm mọi người sợ hãi, khi nào ta vỗ ba lần thì mày hãy về kỳ lưng cho ta. Từ đó rắn không nổi lên nữa(Hiện giờ thỉnh thoảng đoạn sông đó đục ngầu lên, dân làng cho là rắn về tắm nên nước sông đục). Với mong muốn Thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống ngày càng sung túc nhân dân ven đoạn sông Thà Bó tổ chức đua thuyền từ Pác Hát đến Pò Phiêng. Khi thuyền qua đoạn giữa Thà Bó đều lật ba lần để gọi rắn cùng đua. Dân làng quan niệm rắn là con trai vị thần ở miếu Nà Lình, nên ngày mùng 4 tháng 4 (âm lịch) làm lễ cúng ở miếu, đua thuyền, lật thuyền giữa sông để gọi rắn cùng vui” [44, 65] .

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 14

Lễ hội đình Vằng Khắc – Nà Lừa- Lộc Bình liên quan đến truyền thuyết về ông Cộc: “Tại sông Kỳ Cùng có một ông lão nhà nghèo làm nghề chài


lưới, có một đứa con trai. Một hôm, ông lão bắt được một quả trứng lạ rất lớn, đem về giấu ở thúng trấu rồi quên bẵng đi mấy ngày, không ngờ trứng đã nở ra một con có màu đỏ. Rắn quen với người và mỗi ngày một lớn. Ông lão mang rắn để thả sông. Về sau ông lão cưới vợ cho con trai mình. Một hôm cô dâu mới ra sông tắm giặt bỗng mất hút. Ông lão giận lắm, gọi rắn lên định giết chết, nhưng nhát chém của ông chỉ làm nó đứt khúc đuôi, nên từ đó có tên là ông Cộc (tiếng địa phương là Vằng Khắc). Rắn báo cho ông biết: Vua Thủy cho hắn coi khúc sông này và cám ơn bố nuôi về việc cưới vợ cho nó. Ba năm sau vào một mùa mưa lũ, nước sông Kỳ Cùng dâng cao ngập hết ruộng nước, và sắp ngập cả bản làng. Dân làng đến cầu xin ông cụ gọi rắn về cứu giúp, ông cụ bèn ra bến sông gọi lớn: “ Vằng Khắc ơi! Vằng Khắc con ơi hãy mau về cứu ta và dân bản”. Một lúc sau sấm chớp nổi lên, mây đen vần vũ, trời tối đen như mực tiếng sóng đánh trên sông ầm ầm như tiếng thác rừng. Vào quá giờ ngọ thì bầu trời trở nên quang đãng, nước sông rút nhanh chóng, xác những con thuỷ quái chết dạt vào bờ nhiều vô kể, dân làng cho rằng rắn thần đã đánh nhau với thuỷ thần, hà bá cứu dân thoát khỏi cơn lũ lớn. Để ghi nhớ ơn sâu nghĩa nặng của rắn Vằng Khắc và đức độ của cụ già họ Đinh, dân làng tôn rắn làm Thành hoàng làng và xây dựng nơi thừa tự gọi là đền (đình) Vằng Khắc, mở hội tế thần vào dịp tháng 4 âm lịch hàng năm. Tại đình Vằng Khắc, đồng bào Tày, Nùng từ bao đời hương khói trong niềm tin tưởng cầu phúc, lộc, khang, mùa màng tươi tốt cho mình và bản làng. Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ ơn đức của ông lão đã nuôi ông cộc và phù hộ cho dân làng yên ổn, sau nữa là rước ông ra đình Vằng Khắc cùng với ông Cộc- vị Thành hoàng làng” [44, 83-85]

Sự tích hội Bưa Lừa gắn với lễ hội Bưa Lừa ở Văn Mịch Bình Gia được tổ chức cứ 3 năm một lần (vào năm nhuận) vào ngày 4/4 âm lịch để đón Thần Thuồng luồng trở về Văn Mịch thăm bố mẹ cùng bà con dân bản, để luôn nhớ tới công ơn và thán phục cái sức mạnh phi thường của thuông luồng xưa, có


một sức mạnh vô biên cùng với ý chí, quyết tâm cao độ đã dũng mãnh tiêu diệt toàn bộ lũ thuồng luồng độc ác đem lại cuộc sống bình yên cho dân bản.

Bên cạnh đó tín ngưỡng thờ nước còn được thể hiện ở lễ hội chùa Tiên - một trong những sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng đặc sắc ở xứ Lạng được tổ chức vào đầu năm mới gắn với truyền thuyết về Giếng Tiên kể về một ông Tiên đã giú p dân nguồ n nướ c chố ng hạ n năm nào . Trong bối cảnh là một địa bàn cư trú là cư dân nông nghiệp ở vùng thung lũng rẻo cao thì lễ hội Chùa Tiên đã phần nào phản ánh ước vọng về nguồn nước no đủ cho việc sản xuất nông nghiệp. Yếu tố tự nhiên này có ảnh hưởng đặc biệt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng.

Đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng sống ở vùng địa hình hiểm trở, hoang vu, nơi xen lẫn giữa núi non, đèo thác với sông suối nên việc coi trọng, tôn sùng những con vật thiêng cũng là cách để đồng bào cầu mong sự bình yên, phúc lành cho cuộc sống của họ. Những nét tâm lý, tín ngưỡng đó hiện còn tồn di, để lại dấu vết trong những câu chuyện cổ cũng là điều dễ hiểu. Tín ngưỡng thờ rắn ở xứ Lạng cũng bắt nguồn từ những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần và đi vào tâm thức dân gian từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên.

3.3.2. Một số lễ hội liên quan.

3.3.2.1. Lễ hội Phài Lừa (Bưa Lừa) ở Nà Lình, Tràng Định

Lễ hộ i Phà i Lừ a hay còn gọi là lễ hội bơi bè Lễ hội Phài Lừa ở Nà Lình , Tràng Định được tổ chức theo chu kỳ 2 năm một lần vào ngày 4 tháng 4 âm lịch tại miếu thôn Nà Lình và khu vực đoạn sông Thà Bó, từ Pác Hát đến Pò Phiêng (đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua). Lễ hội được tổ chức với mong muốn Thần phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, ngô lúa đầy đồng, gia cầm, gia súc đầy đàn, cuộc sống ngày càng sung túc, nhân dân ven sông đoạn Thà Bó tổ chức đua thuyền từ Pác Hát đến Pò Phiêng. Khi thuyền qua đoạn giữa Thà Bó đều


lật ba lần để gọi rắn cùng đua. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm rắn là con trai vị thần ở miếu Nà Lình, nên ngày 4/4 âm lịch làm lễ cúng ở miếu, đua thuyền, lật thuyền giữa sông để gọi rắn cùng vui. Lễ hội diễn ra liên tục cả ngày với nghi lễ trang nghiêm, các trò chơi hấp dẫn, các cuộc đua ngoạn mục, không khí tưng bừng, náo nhiệt và tiếng hò reo vang vọng cả núi rừng. Sau phần lễ do chủ lễ họ Hoàng chủ trì cầu khấn thần về dự hội và phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên thịnh vượng. Sau đó, mọi người thắp hương cầu khấn. Tiếp đó là các trò chơi dân gian quen thuộc với đồng bào diễn ra sôi nổi, hào hứng như: kéo co, tung còn, bắn nỏ, đi cà kheo... Phần chính của lễ hội diễn ra vào buổi chiều là bơi tự do và đua bè. Trước giờ đua, ban tổ chức, các vận động viên cùng vào miếu làm lễ thắp hương, sau đó đến địa điểm tập trung. Các bè được kết bằng cây tre dài, đầu bè cắm cờ hiệu riêng theo quy định. Mỗi bè có ba vận động viên. Điểm xuất phát là bến sông Pác Hát đến điểm quay lại là Pò Phiêng. Cuộc đua có từ 15 đến 20 bè tham gia, được chia thành từng đợt. Mỗi bè phải vòng từ Pác Hát đến Pò Phiêng ba vòng, vòng thứ ba phải lật ba lần ở đoạn giữa trước cửa miếu Nà Lình. Trước giờ đua, các bè cùng nối đuôi nhau lượn ba lần ở đoạn sông trước miếu để làm lễ trình thần và chào khán giả cổ vũ cuộc đua, sau đó cuộc đua mới bắt đầu. Bè thắng cuộc là bè có thời gian bơi ba vòng ít nhất, bè nào phạm quy sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Cuộc đua được tiến hành theo sự điều khiển của tổ trọng tài cùng tiếng trống giục rộn rã liên hồi và tiếng hò reo vang dội của khán giả. Sau cuôc đua thuyền là cuộc thi bơi tự do. Các vận động viên đầu quấn khăn theo màu sắc riêng, bơi một lượt từ Pác Hát đến Pò Phiêng rồi quay lại Pác Hát theo sự điều khiển của các trọng tài. Cuộc thi này gồm 3 giải nhất, nhì, ba và có phần thưởng cho các đội tham gia. Đến xế chiều, các trò chơi dân gian kết thúc. Chủ lễ làm lễ tạ thần, sau đó các vận động viên vào đền lễ thần, chủ lễ chia lễ, một phần cho khách dự hội ăn uống tại chỗ, một nửa đem về nhà tạ tổ tiên. Ban tổ chức, các vận động viên, khách dự hội tập


trung dự lễ phát thưởng và kết thúc lễ hội. Mọi người được mời vào các gia đình trong thôn Nà Lình cùng ăn uống vui vẻ, hò hát thâu đêm.

3.3.2.2. Lễ hội Phài Lừa (Bưa Lừa) ở Văn Mịch, Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa ở Văn Mịch lại tổ chức cứ 3 năm một lần (năm nhuận) vào ngày 4/4 âm lịch để đón Thần Thuồng Luồng về thăm bố mẹ nuôi cùng dân bản và để ghi nhớ công ơn diệt trừ hiểm hoạ cho nhân dân của Thuồng luồng. Đua thuyền chính là để chào đón, tưởng nhớ ngày rắn xuống sông đánh nhau với thuồng luồng giữ yên cuộc sống cho dân bản. Trước ngày đua thuyền, các thôn bản chuẩn bị việc chọn thuyền, chọn các tay đua thuyền là nam giới, không phân biệt tuổi tác, có sức khoẻ tốt, có kinh nghiệm bơi thuyền và điều quan trọng nhất là người đó không làm những việc xấu, việc trái với thuần phong mỹ tục của dân bản. Vào ngày lễ hội, nhân dân vùng ven sông Văn Mịch và các làng bản lân cận đến tập trung ở Đình Ông. Đồ tế lễ gồm bàn thờ tế, một chiếc kiệu trong có tượng rắn (làm bằng các vật liệu tượng trưng), có thịt lợn, gà, xôi, rượu. Pú Mo làm lễ tế thần Rắn mời thần Rắn về dự hội, về thăm bố mẹ nuôi và dân bản và phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh bình an, cho mùa màng bội thu, chăn nuôi trâu bò, lợn gà được đầy đàn, đầy lũ.

Sau lễ tế là đến nghi lễ rước kiệu tượng rắn, bàn thờ tế từ Đình xuống khu bãi cát bên bờ sông (nơi cậu bé bị bắt, nơi rắn từ đó ra đi và cũng là nơi sẽ tổ chức đua thuyền). Trống, chiêng, thanh la được gõ đều đều theo nhịp đi của đoàn người khiêng kiệu. Khi đến bãi cát, kiệu tượng rắn, bàn thờ tế được hạ xuống, một mâm cỗ gồm thịt lợn, gà, xôi, rượu được sắp ra. Pú Mo tiếp tục làm lễ cầu khấn Thần rắn cho dân bản tổ chức các trò chơi, vui khoẻ nhân ngày đón Thần rắn và mời Thần Rắn cùng vui chơi với dân bản. Sau phần lễ là hội đua thuyền. Dân bản kéo xuống tập trung hai bên bờ sông để chứng kiến cuộc đua tài và cổ vũ cho thuyền mà mình hâm mộ. Đoạn đường của cuộc đua từ điểm xuất phát và đích là hai mô đá ở đầu và cuối đoạn sông Văn


Mịch. Ở hai điểm đều có cắm cờ đuôi nhéo. Giữa mỗi chặng đua đòi hỏi tài nghệ của các tay đua phải lật thuyền ba lần (việc lật thuyền này là tưởng nhớ về cách vặn mình của rắn xưa trước lúc đi tiêu diệt lũ Thuồng luồng dưới sông). Các thuyền phải làm sao lật nhanh, người đua không bị ướt áo. Khi đã lật đủ ba lần các thuyền lại tiếp tục lao về phía trước. Thuyền nào lao về đích giành được lá cờ trước tiên là giành giải nhất trong cuộc đua, còn các thuyền về sau lần lượt giành giải nhì, ba...Sau cuộc đua, ban tổ chức và Pú Mo trao giải thưởng. Phần thưởng là tiền gói vào giấy đỏ đồng bào Tày, Nùng ở đây gọi là “phong pao”. Các tay đua của thuyền về nhất được dân bản rất ngưỡng mộ, vị nể và tôn làm những người con của thần rắn.

Lễ hội Phài Lừa (Bưa Lừa) ở xứ Lạng là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết , tín ngưỡng văn hoá và tình thần thể thao , thượng võ. Thự c chấ t củ a lễ hội Phài Lừa là những cuộc đua thuyền , bè trên sông với ý nghĩa đón thần rắn , thầ n thuồ ng luồ ng. Đây là lễ hộ i tưở ng nhớ công ơn và thán phục sức mạnh phi thường của hai vị thần , diệ t trừ cá c con vậ t gian á c chuyên hạ i ngườ i, giữ yên cuộ c số ng cho dân bả n.

Tiểu kết

Những đặc điểm khảo khát trên đã cho chúng ta thấy thêm một số đặc điểm của truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng trên một số phương diện: nhân vật và mô típ, sự đồng dạng và tính dị biệt, truyện kể dân gian xứ Lạng với tín ngưỡng và lễ hội. Nhân vật trong truyện cổ tích Tày, Nùng xứ Lạng khá phong phú, đa dạng ở cả ba thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Trong đó thế giới nhân vật phong phú nhất là truyện cổ tích. Truyện cổ tích Tày- Nùng xứ Lạng cũng rất phong phú các motif của truyện kể dân gian. Bên cạnh đó những phương diện khác của truyện kể dân gian xứ Lạng như: sự đồng dạng, tính dị biệt, quan hệ giữa truyện kể với lễ hội... có thể xem là những đặc trưng của truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng làm nên mảng mầu riêng của truyện kể Tày, Nùng xứ Lạng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí