Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 16


42. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán của người Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

43. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Duy Phách (1993), Văn hoá truyền thống Tày, Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

44. Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh (2002), Lễ hội dân gian Lạng Sơn, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn.

45. V.IA. Propp (2003), Tuyển tập V.Ia. Propp, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

46. G.N.Psopelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Hà Đình Thành (1997), Văn hoá dân gian Tày, Nùng diễn trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra, Tạp chí văn hoá, số 3.

48. Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

49. Nguyễn Trường Thanh, Xứ Lạng- một vùng văn hoá, Tạp chí văn học, số 11, 1996.

50. Mai Thu Thuỷ (2005), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội.

51. Lương Anh Thiết (2003), Khảo sát so sánh một số tip truyện kể dân gian Tày- Việt, Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên.

52. Đỗ Bình Trị (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

53. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, Đại học sư phạm Hà Nội.

54. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

55. Vũ Anh Tuấn (2000), Truyện cổ Bắc Kạn, Tập 1+2, Sở văn hoá thể thao Bắc Kạn.


56. Vũ Anh Tuấn (2001), Truyện cổ Bắc Kạn, Tập 1+2, Sở văn hoá thể thao Bắc Kạn.

57. Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

58. Vũ Anh Tuấn (1991), Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi dưới góc độ loại hình, Tạp chí văn học, số 4.

59. PTS. Nguyễn Ngọc Tuấn (chủ biên), Phạm Nguyên Long, PTS. Lâm Mai Lan, PTS. Nguyễn Thế Hoa, PTS. Lưu Bách Dũng. Ths. Nguyễn Bích Hà (1999) , Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Hoàng Tiến Tựu (1988), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

61. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

62. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

63. Trần Quốc Vượng (1996), Xứ Lạng: một cái nhìn địa- văn hoá- xã hội,

Tạp chí văn học, số 11.

64. Thái Vân (1996), Bước đầu tìm hiểu thơ ca dân gian của người Tày, Nùng xứ Lạng, Tạp chí văn học, số 11.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng khảo sát thống kê phân loại truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng


Stt

Tên truyện

Thể loại

Xuất xứ

1

Công việc bỏ dở của Thần Nông

Thần thoại

Truyện cổ xứ Lạng

2

Sự tích vũng nước Bủng Kham

Thần thoại

Lễ hội dân gian xứ Lạng

3

Sự tích hội Bưa Lừa

Truyền thuyết

Truyện cổ xứ Lạng

4

Kỳ Lừa

Truyền thuyết

Truyện cổ xứ Lạng

5

Tềnh Tổng

Truyền thuyết

Truyện cổ xứ Lạng

6

Câu chuyện về ngõ Thề

Truyền thuyết

Ai lên xứ Lạng

7

Truyền thuyết về cửa Quỷ, núi Quỷ

Truyền thuyết

Ai lên xứ Lạng

8

Sự tích lễ hội đình Vằng Khắc

Truyền thuyết

Lễ hội dân gian xứ Lạng

9

Sự tích lễ hội Phài Lừa Nà Lình

Truyền thuyết

Lễ hội dân gian xứ Lạng

10

Truyền thuyết về động Song Tiên và

Giếng Tiên

Truyền thuyết

Lễ hội dân gian xứ Lạng

11

Thỏ làm chúa tể sơn lâm

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

12

Hổ không ăn thịt mèo

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

13

Hổ có mùi măng chua

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

14

Hổ ơn người

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

15

Hổ, người và Gà gô

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

16

Lợn ăn ngập nanh, chó ăn một bát

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

17

Chim phàng náo

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

18

Thàng Cao Chúa

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

19

Tài Xì Phoòng

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

20

Hai anh em và ba con yêu tinh

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

21

Cô bé chăn vịt

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

22

Nàng tiên trứng

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 16



23

Õpjạ (Chàng mồ côi)

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

24

Chạ giết Dà Dìn

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

25

Sự tích hoa Bích đào

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

26

Người đàn bà đoan chính

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

27

Cá bống nuốt cá chê

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

28

Lão trưởng giả vừa thọt vừa mù

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

29

Tình bạn

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

30

Tiểu bợm đại bợm

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

31

Đá trông chồng

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

32

Chàng ngốc đi học

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

33

Hai tên ăn trộm

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

34

Chuyện bố con

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

35

Trả thù

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

36

Tiếng chim gọi vịt

Truyện cổ tích

Truyện cố xứ Lạng

37

Chim khẳm khang, khẳm khắc

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

38

Người nghèo lấy được con gái vua

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

39

Chàng rể lười

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

40

Con chim tu hú

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

41

Cái miếu

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng

42

Hò Kính Thán

Truyện cổ tích

Truyện cổ xứ Lạng


Phụ lục 2: Truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng sưu tầm qua một số tài liệu.

1. Thần thoại

Sự tích vũng nước Bủng Kham

Ngày xửa ngày xưa, có bẩy nàng tiên đã trốn Ngọc Hoàng xuống hạ giới ngao du. Khi bay qua vùng Cẩu Pung thấy phong cảnh sơn thuỷ hữu tình nơi đây tuyệt đẹp, bèn dừng chân ngắm cảnh và tắm mình trong dòng nước trong xanh mát rượi. Vì quá mải vui, các nàng tiên quên cả về trời. Lâu không thấy các nàng về, Ngọc Hoàng phái thiên thần đi tìm. Nghe tiếng Thiên thần gọi, các nàng giật mình biết quá mải vui mà phạm lệnh Thiên đình nên vội vàng xiêm áo bay về trời, quên cả bảy dải lụa xanh ở Cẩu Pung. Bảy dải lụa xanh ấy tự nhiên biến thành bảy dòng suối lớn trong xanh mát rượi, tưới cả cho cánh đồng rộng lớn. Đó là các con suối Nặm Ăn, Khuổi Nộc, Pác Chác, Khuổi Ngìn, Khuổi Sao, Khuổi Mịt, Thâm Luông. Từ ấy cánh đồng có tên gọi là Thất Khê, tức là bảy con suối. Trong số bẩy con suối đó thì suối Nặm Ăn là lớn nhất, nước trong xanh nhất, mát nhất, có phong cảnh đẹp nhất mà Nàng tiên chọn tắm, đó là vũng nước xoáy Bủng Kham ở thôn Nà Phái, xã Đại Đồng. Những khi gió mát trăng thanh, đêm khuya vắng lặng, Nàng tiên cả thường gọi các em đến tắm dòng nước mát và đã khoét xuống gò đá hai bàn “chét” cho các em cùng chơi. Đánh “chét ô ăn quan” là một trò chơi giải trí thú vị và phổ biến ngày xưa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Gò đá Bủng Kham là nơi lạnh lùng khác thường, ngày xưa những lúc vắng lặng hoặc lúc hoàng hôn buông xuống, ít ai dám đi qua, và Bủng Kham trở thành đất thiêng từ đó.

(Theo tài liệu Lễ hội dân gian xứ Lạng, Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn.2002)


1. Truyền thuyết

Câu chuyện về ngõ Thề (Chi Lăng)

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược từ những thế kỷ trước, nơi này là một cửa ngõ quan trọng để chặn giặc tiến cũng như khi rút. Có một chàng trai nghĩa binh người dân tộc tại địa phương được cử làm trạm trưởng trạm gác ở cửa ngõ này. Gia đình đã hỏi vợ cho anh và đã sắp đến ngày cưới. Nhưng lúc đó giặc đã tràn đến xâm lược nước ta. Chàng trai xin cha mẹ hoãn cưới để lo chống giặc, giữ quê hương. Người con gái của quê hương, người vợ chưa cưới của chàng thanh niên yêu nước ấy cũng tình nguyện ra theo chàng ở trạm gác để phục vụ người yêu và các chiến sĩ do chàng chỉ huy. Trong một đêm trăng sáng đẹp, để tỏ lòng chung thuỷ và quyết tâm bảo vệ quê hương, tại cạnh trạm gác nơi chàng đang làm nhiệm vụ, đôi bạn trẻ đã cùng nhau cắt máu ăn thề: đánh giặc xong sẽ tổ chức cưới nhau, nếu chẳng may một trong hai người bị chết thì người còn sống cứ tiếp tục đánh giặc để trả thù cho người mình yêu.

Thế rồi giặc tràn ồ ạt như thác lũ. Để cản bước tiến của giặc, cả đội dưới sự chỉ huy của chàng thanh niên dũng cảm đã chiến đấu rất quyết liệt. Xác giặc chất đầy cửa ngõ. Nhưng thế của giặc đông và mạnh, cả đội lần lượt hy sinh. Đôi trai gái ấy cũng đã hy sinh oanh liệt. Khi còn sống họ chiến đấu bên nhau, khi chết họ cũng luôn bên cạnh nhau. Dân làng đau xót và cảm động trước những tấm gương kiên cường dũng cảm của họ, đã làm lễ an táng cho các chiến sĩ rất chu đáo ngay tại cửa ngõ. Và họ cũng đã thề trước mộ đôi trai gái, trước mộ các chiến sĩ sẽ tiếp tục chiến đấu để bảo vệ quê hương. Ngõ Thề được mang tên từ đó.

(Theo tài liệu Ai lên xứ Lạng, Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội. 1994).


Truyền thuyết về cửa Quỷ, núi Quỷ (Chi Lăng)

Ở vách đá của dãy núi Kai Kinh về phía Nam của ải Chi Lăng có một hình thù tự nhiên kì dị trông rất giống đầu một con khổng lồ đang từ trên cao lao xuống. Tại đây có chuyện kể rằng, mỗi lần quân giặc đi qua đây đều bị quân ta mai phục từ trên núi bắn tên nỏ, bẫy đá lăn xuống tới tấp như mưa, tiến cũng khó, rút cũng khốn, thiệt hại rất nhiều. Bọn giặc cho rằng tại cái hình thù kỳ dị ở vách đá kia mà chúng cho là mặt quỷ. Ở phía bên kia suối có một dãy núi đá sừng sững nhấp nhô những ngọn núi liên tiếp khá đều nhau, nằm theo hướng Bắc- Nam. Ai làm chủ được ngọn núi này thì tạo được một thế chủ động làm chủ cả đoạn thung lũng này. Ông cha ta xưa kia đã không bỏ qua địa thế hiểm yếu này trong việc chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Ở đây có chuyện kể rằng, để bảo vệ đất nước, quê hương, bảy chàng trai người dân tộc ở Chi Lăng đã tình nguyện vào đội cảm tử. Họ đã ngày đêm luyện tập nên đã trở thành những người đánh giặc rất giỏi, có tài xuất quỷ nhập thần. Họ đã dựa vào địa hình núi non hiểm trở để chặn bước tiến của giặc, làm cho bọn chúng phải khiếp sợ. Bọn chúng càng tin ở những núi này có quỷ. Để vượt qua được nơi đây, quân giặc đã dùng một lực lượng đông để bao vây núi nhằm tiêu diệt đội cảm tử. Vì giặc đông nên dù dũng cảm và tài giỏi nhưng các chiến sĩ cảm tử đã lần lượt hy sinh sau khi bắt nhiều tên địch phải đền tội. Đêm đến, trời nổi mưa bão rất to. Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi nổi lên bẩy ngọn đều nhau. Đó chính là bảy chàng dũng sĩ đã hoá thành bẩy ngọn núi án ngữ quân giặc, sống mãi với quê hương làng bản.

Về sau, cứ mỗi lần qua đây, quân giặc đều rất lo sợ, và lần nào cũng bị ta đánh từ khắp các ngả làm cho chúng tổn thất nặng nề. Chúng muốn tránh qua cửa ải này nhưng không còn con đường nào khác, nên chúng vẫn phải đi qua cửa ải này. Từ nỗi sợ hãi đó, chúng đã thốt lên: “ Quỷ môn quan, quỷ môn quan, thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Cái tên cửa Quỷ, núi mặt Quỷ có lẽ do quân giặc xuất phát từ nỗi khiếp sợ của chúng mà gọi như vậy.


(Theo tài liệu Ai lên xứ Lạng, Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội. 1994).

Sự tích lễ hội đình Vằng Khắc với truyền thuyết về ông Cộc

Ngày xưa ở vùng Vân Mộng, đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt, nơi đây có con sông Kỳ Cùng chảy qua. Cứ đến mùa mưa lũ, nước sông từ thượng nguồn kéo về đỏ ngầu, phù sa cuộn chảy từ một con rồng nước khổng lồ. Mỗi mùa lũ nó đã gieo biết bao nỗi kinh hoàng cho nhân dân trong vùng. Tại vùng này có ột gia đình họ Đinh sống lẻ loi trong một túp lều ven sông. Cụ ông sống bằng nghề đi đánh cá. Một hôm ông vớt được một quả trứng màu xanh, ông bèn thả xuống nước. Lần thứ hai kéo vó lên, ông lại thấy quả trứng này, ông cầm ra thả xuống nước. Lần thứ ba cũng vậy ông bèn nhặt trứng cho vào trong giỏ đem về cho gà ấp, ít lâu sau trứng nở ra một con rắn có màu đỏ. Khi còn nhỏ rắn thường theo đàn gà vịt trong nhà đi ăn giun... Ông lão coi nó như con, rắn quen với người và ngày mỗi lớn cho nó ăn bao nhiêu cũng không đủ. Vào một năm trời đại hạn cây lúa, cây ngô không đủ nước lá úa cây khô cằn. Cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn bữa đói, bữa no. Ông lão bèn đem rắn ra vực Duống ở sông Kỳ Cùng thả xuống và nói rằng: “Rắn ơi, năm nay trời làm đói kém con có thương ta thì ra sông tự kiếm cá tự nuôi thân, ta đã già yếu lắm không nuôi con được nữa rồi”. Nói đoạn ông gạt nước mắt trở về. Song con rắn cứ lẽo đẽo theo sau, ông lão hỏi tại sao, nó nói rằng: Vực Duống chỉ nông đến mắt cá chân thôi (Vằng Duổng tảy kha pu). Ông lão lại đem con rắn ra vực Lù thả xuống, nhưng nó lại tiếp tục quay về và nói rằng “Vực Lù chỉ đến đùi” (Vằng Lù tẩy bấm cảo). Lần thứ ba ông thả rắn xuống vực Khắc nó mới chịu ở đấy “ Vực sâu đến mắt” (Vằng Khắc tảy mắc tha). Ông lão nói với nó “ Thôi thì cứ ở ngoài sông, lúc nào nhớ ông thì hẵng về thăm”. Sau này có lần ra sông gặp rắn thấy nó đã lớn ông lão hỏi đùa: “ Có muốn lấy vợ không?” Rắn gật “Khi nào con thấy người đàn bà mặc áo đỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023