Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 17


đứng ở sông thì bắt lấy, tức là người ta cưới vợ cho mày đó”. Rắn lại gật tỏ ý bằng lòng, và dặn lại cứ gọi thì nó lên.

Về sau, ông lão cưới vợ cho con trai mình. Một hôm cô dâu mới ra sông tắm giặt bỗng mất hút. Ông lão giận lắm, gọi rắn lên định giết chết. Nhưng nhát chém của ông chỉ làm nó đứt khúc đuôi, nên từ đó có tên là ông Cộc (tiếng địa phương là Vằng Khắc). Rắn báo cho ông biết Vua Thuỷ cho nó coi khúc sông này và cám ơn bố nuôi về việc cưới vợ cho nó. Sau đó, một hôm rắn đưa bố nuôi xuống chơi nhà của mình ở dưới sông. Nhà nó cũng có vô số đồ đạc của cải, chẳng khác gì nhà giàu sang ở trên trần. Gặp con dâu ông bảo cô bỏ thuỷ phủ theo ông về trần. Cô không nghe và nói... “Duyên trời đã định rồi đã định rồi, còn về làm gì nữa”. Ba năm sau vào một mùa mưa lũ, nước sông Kỳ Cùng dâng cao ngập hết ruộng nước, và sắp ngập cả bản làng. Dân làng đến cầu xin ông cụ gọi rắn về cứu giúp, ông cụ bèn ra bến sông gọi lớn: “ Vằng Khắc ơi! Vằng Khắc con ơi hãy mau về cứu ta và dân bản”. Một lúc sau sấm chớp nổi lên, mây đen vần vũ, trời tối đen như mực tiếng sóng đánh trên sông ầm ầm như tiếng thác rừng. Vào quá giờ ngọ thì bầu trời trở nên quang đãng, nước sông rút nhanh chóng, xác những con thuỷ quái chết dạt vào bờ nhiều vô kể, dân làng cho rằng rắn thần đã đánh nhau với thuỷ thần, hà bá cứu dân thoát khỏi cơn lũ lớn. Để ghi nhớ ơn sâu nghĩa nặng của rắn Vằng Khắc và đức độ của cụ già họ Đinh, dân làng tôn rắn làm Thành hoàng làng và xây dựng nơi thừa tự gọi là đền (đình) Vằng Khắc, mở hội tế thần vào dịp tháng 4 âm lịch hàng năm.

(Theo tài liệu Lễ hội dân gian xứ Lạng, Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn.2002)

Sự tích lễ hội Phài Lừa Nà Lình

Ngày xửa ngày xưa ở vùng này dân cư thưa thớt, núi rừng hiểm trở hoang sơ; cuộc sống nhân dân quanh vùng khó khăn khổ sở, chưa có lối thoát.


Ngày ấy gia đình họ Hoàng trong thôn có một cô con dâu xinh đẹp, giỏi giang, tốt bụng, thông minh và tháo vát. Cô đã chỉ bảo, giúp đỡ mọi người trong vùng xẻ khe làm ruộng, khai hoang đất bãi ven sông, trồng lúa, trồng mầu, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm...Từ đó bà con trong vùng càng chăm chỉ chịu khó làm ăn, cuộc sống ngày càng khấm khá. Họ đã đủ ăn, đủ mặc, gia súc đầy đàn, ruộng vườn, nương rẫy bội thu. Song bà mẹ chồng cô là ngươì đàn bà gian ác, cay nghiệt. Cô con dâu thường bị mẹ chồng nghen ghét, đối xử tàn tệ, đày đoạ, nhiếc móc, chửi mắng đủ điều.

Một năm nọ cô đẻ con, do ở cữ nên không làm được việc nặng nhọc. Cô muốn giúp gia đình làm những công việc nội trợ trong nhà như :nấu cơm, chăn lợn, chăn gà, đun nước...nhưng thiếu củi để đun, thiếu nước để nấu, lại phải đi lấy xa nên không làm được. Cô rất áy náy, và một hôm cô đã phải nhờ mẹ chồng đi lấy giúp. Không ngờ mẹ chồng lại cho là con dâu đầy đoạ nên kêu gào, chửi bới, trách móc, khấn vái kêu trời hại cô. Lời kêu thấu tới trời, trời biết cô bị đầy đoạ khổ sở, bị mẹ chồng hại, vì thương cô nết na tốt bụng nên liền nổi sấm sét, tạo ra mưa to gió lớn, hoá phép đưa cô cùng đứa con mới đẻ biến mất. Đó là ngày 4 tháng 4 âm lịch

Dân làng ai cũng thương tiếc và nhớ nhung cô. Để tỏ lòng biết ơn công lao dạy bảo của cô, dân làng đã lập đàn cúng tại làng cầu cho linh hồn cô siêu thoát. Linh hồn cô báo mộng xưng thần, thân xác đã an táng tại đỉnh núi Pò Pạo, nếu dân làng ai có điều gì cần phù hộ thì cứ đến đó mà khấn cầu. Nhưng từ làng lên đỉnh Pò Pạo quá xa xôi hiểm trở, vì vậy dân làng lập đàn cầu cúng, xin phép lập miếu thờ tại làng. Linh hồn cô ưng thuận đạp đồng về báo: nếu thấy có một gắp gianh có gắn chiếc kiếm rơi vào chỗ nào thì nơi đó là đất thiêng, lập miếu thờ ở đó. Dân làng xây miếu thờ ở nơi gắp gianh rơi, và chiếc kiếm đã bay ra khỏi gắp gianh, cắm vào phía dưới gò đất ven sông trước mặt tạo thành giếng nước. Miếu xây xong được giao cho nhà họ Hoàng kia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


thờ tự và cúng lễ hàng năm. Miếu đã được Vua(?) phong làm thần, hiện còn bức hoành phi ghi: “Thần độ lưu phương” (vị thần độ lượng để lại tiếng thơm cho đời) và hai câu đối : “Phong điều vũ thuận- Quốc thái dân an”.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 17

Rồi một năm nọ, chủ nhà họ Hoàng ra đoạn sông Thà Bó đánh cá. Ông kéo lưới lên vớt được một quả trứng, không giống trứng gà cũng không giống trứng vịt, ông bèn thả xuống sông. Sau bao lần như vậy, ông vớt lên vẫn thấy quả trứng cũ, ông bèn đem về cho gà ấp. Sau đó trứng nở ra thành một con rắn, ông gọi là Củm. Ông đưa Củm vào chum nuôi nhưng nó lớn nhanh như thổi, ông phải chuyển vào bồ thóc, rồi lớn quá cỡ, rắn bò lên xà nhà làm cho mọi người sợ hãi, ông bèn đem ra đoạn sông trước miếu thả và nói: rắn không được nổi lên làm mọi người sợ hãi, khi nào ta vỗ ba lần thì mày hãy về kỳ lưng cho ta. Từ đó rắn không nổi lên nữa(Hiện giờ thỉnh thoảng đoạn sông đó đục ngầu lên, dân làng cho là rắn về tắm nên nước sông đục). Với mong muốn Thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống ngày cang sung túc nhân dân ven đoạn sông Thà Bó tổ chức đua thuyền từ Pác Hát đến Pò Phiêng. Khi thuyền qua đoạn giữa Thà Bó đều lật ba lần để gọi rắn cùng đua. Dân làng quan niệm rắn là con trai vị thần ở miếu Nà Lình, nên ngày mùng 4 tháng 4 (âm lịch) làm lễ cúng ở miếu, đua thuyền, lật thuyền giữa sông để gọi rắn cùng vui.

(Theo tài liệu Lễ hội dân gian xứ Lạng, Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn.2002)

Truyền thuyết về động Song Tiên và Giếng Tiên

Truyền thuyết 1: Ngày xưa, một năm trời đại hạn, đến nỗi con sông Kỳ Cùng nước cũng cạn kiệt. Đất đai nứt nẻ khiến cỏ cây khô héo, ruộng đồng xác xơ. Dân làng Phia Luông cũng chẳng có nước để dùng. Bữa nọ, một bầy trẻ trăn trâu đang ngồi ở gốc cây ven đồi thì bỗng thấy một cụ già ăn mặc xuềnh xoàng, dáng thiểu não từ xa đi lại. Cụ già gần lũ trẻ, chìa bát gỗ xin ăn.


Lũ trẻ chăn trâu vui vẻ nhường phần cơm ít ỏi của mình cho cụ và thành thực nói rằng: Chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì đã lâu xã làng không có nước”. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên, lũ trẻ than hồ uống và tắm thoả thê. Cụ già bỗng nhiên biến mất, còn dong nước thì cứ chảy mãi không thôi. Từ đó dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Người ta cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng vượt qua cơn đại hạn. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên. Miệng giếng chỉ to bằng chiếc bát lớn nhưng cứ múc hết lại đầy. Dân làng bèn lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi đèo Giang- Văn Vỉ. Cứ vào mùa xuân là mở hội tưng bừng trong khuôn khổ hội làng.

(Theo tài liệu Lễ hội dân gian xứ Lạng, Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn.2002)

Truyền thuyết thứ 2: Có một cặp vợ chồng tiên trên trời giáng xuống hạ giới, đến thăm thành Lạng, sau khi vãng cảnh nhiều nơi, họ đến đây ngồi nghỉ. Trời nắng, khát khô cổ, không tìm đâu ra nước uống. Tiên bà liền dẫm chân lên đá, làm một dòng nước trong lành vọt lên. Chỗ đó hình thành cái giếng bằng bàn chân, người trong vùng gọi đó là giếng Tiên, có người gọi đó là “Giếng Đá”. Giếng Tiên có liên quan đến chùa Tiên, do Tiên đã giáng xuống ở ẩn một thời gian, sống ở trong động, động đó người ta gọi là động Song Tiên, tức là một đôi tiên. Và đôi vợ chồng tiên đó đã tạo ra giếng Tiên đó.

(Theo tài liệu Ai lên xứ Lạng, Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội. 1994).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023