Truyện Kể Dân Gian Tày- Nùng Xứ Lạng Với Tín Ngưỡng Và Lễ Hội


sinh được hai con, một trai, một gái. Ngày ngày hai vợ chồng lên nương rẫy, hai anh em vẫn chơi với nhau rồi một hôm anh trai cùng em ra rẫy mía, dùng dao chặt ngọn. Từ cao bổ xuống, lưỡi dao vô ý sa trúng đầu em gái đang đứng cạnh, máu tuôn lênh láng. Sợ quá, anh bỏ em gái đang bất tỉnh trốn biệt, lang bạt nhiều nơi cuối cùng làm con nuôi cho một gia đình làng chài ở Bình Định. Hằng ngày, chàng vẫn phụ giúp cha nuôi, cùng ra khơi đánh cá. Mấy năm sau, chàng kết duyên cùng một người con gái trong làng. Vợ thạo nghề đan lưới, chăm chỉ giúp chồng mỗi khi thuyền về bãi...Nhiều năm qua, hai vợ chồng sống đầm ấm cùng đứa con nhỏ...rồi một hôm, biển động, chồng nghỉ đi khơi, ở nhà vá lưới, vợ trải tóc bên hiên nhà; ngạc nhiên làm sao, chàng thấy một vết sẹo dài trên đầu vợ, hỏi ra mới biết định mệnh trớ trêu đã đưa chính em gái của mình đến làm con nuôi ngay trong ngôi làng chàng tìm đến tá túc. Trong nỗi đau như xé ruột gan, chàng lẳng lặng lên thuyền ra khơi. Chuyến đi biển cuối cùng trong đời, thuyền chìm trong bão tố. Nhiều ngày sau vẫn không thấy chồng trở về, người vợ bồng con lên ngọn núi bên cửa biển đăm đăm trông mãi về biển xa mịt mù. Ngày lại qua ngày, cả hai mẹ con cùng hoá thành tượng đá. Người dân ở Bình Định vẫn gọi đây là đá Vọng Phu.

Có thể thấy, nhiều núi Vọng Phu, nhiều huyền thoại, mỗi truyện một sắc mầu hợp với từng tâm tư, thực tế cuộc sống từng nơi. Người chinh phụ ở Thanh Hoá vỡ tan hạnh phúc do loạn lạc, chiến tranh. Những cuộc chiến triền miên khiến những chàng trai phải giã biệt vợ con để ra đi. Chẳng biết chồng mình đang trấn thủ, lưu đồn nơi nao hay đã vùi thây trên chiến địa mà biệt âm vô tín...Còn người thiếu phụ chờ chồng ở Lạng Sơn, Bình Định lại do định mệnh trớ trêu...Tuy có khác nhau về tình tiết nhưng các truyện đều gặp gỡ nhau ở một điểm là những thiếu phụ trẻ chờ mãi, chờ mãi đến mòn mỏi...để đến khi kết thúc câu chuyện thì mẹ và con đều hoá đá. Những câu chuyện đó đều mang đậm truyền thống của con người Việt Nam. Người Việt Nam từ xưa


vẫn giữ một nét ý thức đáng quý: sự thuỷ chung, tình yêu trước sau không đổi, ý chí và khả năng chịu đựng phi thường. Ý thức này xuất phát từ luân lý truyền thống của mấy ngàn năm trước và đã đem lại cho dân tộc một giường mối chắc chắn và đẹp đẽ. Để từ đó đá Vọng Phu trở thành một hình tượng tiêu biểu về người phụ nữ Việt Nam.

Nói như Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hảo, Hoàng Trường trong Giai thoại xứ Lạngthì sự có mặt của truyện đá trông chồng- đá vọng phu trên đất nước ta còn là “ Dấu vết của tục thờ đá ngày xưa. Chuyện anh em(hay chị em) lấy lầm nhau, cũng là dấu vết của loại truyện hôn nhân anh em ruột, sự loạn luân ngoài ý muốn. Theo cách nhìn của lối văn học dân gian thông tục thì đây là những câu chuyện nhằm giải thích địa hình địa vật theo cảm quan huyền thoại của người xưa. Những chi tiết khác nhau ở nơi này hay nơi khác là do ảnh hưởng sinh hoạt, môi trường sống của từng nơi, không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chuyện ở Bình Định phải có cây mía. Chuyện ở Lạng Sơn phải có việc buôn bán giao lưu với người phương Bắc. Ở một mặt khác, đá trông chồng tự nó là một kỳ quan. Sự tình cờ của thiên nhiên đã cho ta một thắng cảnh. Niềm tự hào về thiên nhiên về cảnh vật đồng thời là niềm tự hào về đất nước con người. Khối đá hiên ngang giữa giông bão gió sương, là biểu tượng của một sự kiên cường bất tử. Đặt sự kiên cường ấy vào tấm lòng chung thuỷ là đề cao đạo đức của con người, đồng thời là tính cách dân tộc. Nhân dân ta mặc nhiên cảm nhận bài học ấy từ một kỳ công của tạo vật nên đã chiêm ngưỡng và trân trọng hòn đá vọng phu” [26, 96-97]

Sở dĩ có hiện tượng đồng dạng như vậy ở truyện kể dân tộc Tày- Nùng xứ Lạng với truyện kể của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam là bởi điều kiện tự nhiên có phần giống nhau đã góp phần tạo nên nếp sống và tư duy gần nhau giữa các địa phương. Những ấn tượng về cuộc sống con người, những tâm tư tình cảm tương đối giống nhau đã sinh ra những biểu tượng


truyện kể tương đối giống nhau. Rồi những biểu tượng đó lại được nhân dân gửi gắm vào đó những nhân sinh thế sự về cuộc sống của con người, những tâm tư tình cảm của một thời kỳ xã hội. Cùng phản ánh cuộc sống và hoàn cảnh có phần giống nhau nên một số truyện kể dân gian của các tộc người trên đất nước ta có nhiều điểm tương đồng. Một điều nữa mà chúng tôi nhận thấy là Phật giáo đã du nhập vào đời sống của Việt Nam nói chung, của hai tộc người Tày- Nùng nói riêng từ rất lâu đời và ảnh hưởng rất sâu rộng. Sự ảnh hưởng của cùng một tư tưởng văn hoá cũng là nguyên nhân khiến cho văn hóa của tộc người Tày- Nùng có nhiều nét tương đồng với các tộc người khác. Nói tóm lại, sự cùng nguồn nhân chủng, những điều kiện tự nhiên thiên tạo, điều kiện xã hội tương đồng, các yếu tố văn hoá tương tự... là những nguyên nhân tạo ra sự giống nhau của các cốt truyện và môtíp trong kho tàng truyện kể dân gian của các tộc người Việt.

Sự đồng dạng trong những truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với truyện kể dân gian của các dân tộc khác trên dải đất Việt Nam đã thể hiện sự vận động của tác phẩm văn học dân gian ở địa phương nhất định có chịu ảnh hưởng của những đặc điểm địa phương về các mặt địa lý, lịch sử, xã hội... Đây cũng là một trong những lý do khiến cho diện mạo văn học dân gian vùng miền trở nên giàu có, phong phú hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

3.2.2. Tính dị biệt

Trong truyện kể dân gian của người Tày, Nùng xứ Lạng, tính dị biệt được thể hiện ở cùng một địa danh, một di tích, dấu tích lưu lại nhưng lại có nhiều cách giải thích khác nhau bằng những chi tiết, nhân vật, motif, cốt truyện khác hẳn nhau. Hiện tượng này không phải hiếm trong truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng và cũng ẩn chứa những điều rất lý thú.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 13

Tạo nên nét khác biệt hấp dẫn trong truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng là hiện tượng cùng một dấu tích, một địa danh nhưng ngay ở một địa


phương đã có cách lý giải rất khác nhau. Sự khác nhau ấy có thể chỉ ở các chi tiết như trong các dị bản kể về sự có mặt của núi đá Vọng Phu. Ở xứ Lạng có nhiều cách kể về câu chuyện nên thơ và đẫm nước mắt này.

Đồng bào Nùng trong truyện Đá trông chồng kể rằng: Có hai anh em mồ côi rất yêu thương nhau chuyên sống bằng nghề đốn củi. Một buổi nọ, hai anh em vào rừng hái củi, người anh nhỡ tay khi chặt dây nho để lấy nước cho em uống đỡ khát đã lia dao mạnh quá vào đầu cô gái. Cô ngã xuống và ngất xỉu. Sợ quá, tưởng mình đã giết chết em, anh liền bỏ nhà trốn đi biền biệt đến một làng ở vùng biên giới để làm con nuôi một ông lang thuốc. Sau khi cha mẹ nuôi lần lượt qua đời. Anh chỉ còn lại một mình. Một ngày tìm thuê nhà ra ở hẳn phố chợ để bán thuốc. Sau một thời gian mối manh, anh cưới cô con gái của một nhà bác trồng rau ở cuối phố kém anh hai tuổi. Không bao lâu họ sinh hạ đứa con trai đầu lòng. Từ đó họ càng chăm chỉ làm ăn, yêu thương nhau. Người chồng thường về phương Bắc lấy hàng sang bán, mỗi chuyến đi cũng phải hàng tháng. Người vợ ở nhà vừa trông hàng vừa nuôi con. Một ngày đẹp trời, hai vợ chồng sum họp trong cảnh đầm ấm...Người vợ gội đầu. Khi vợ xoã tóc ra, anh trông thấy trên đầu vợ có vết sẹo. Anh hỏi tại sao? Người vợ kể lại hồi nhỏ đi kiếm củi bị người anh ruột nhỡ tay chém phải may được người cứu chữa khỏi và nhận làm con nuôi, nên suốt đời cô mang vết sẹo này.

Nghe vợ kể, người anh nhận ra đó chính là em gái mình. Anh rất đau lòng nhưng đành cắn răng chịu đựng không hé một lời cho cô em biết. Rồi thu xếp vốn liếng để lại nhà, lấy cớ đi xa mua hàng, anh ra đi mãi không trở lại.

Người em gái không hề hay gì về người chồng đó lại chính là anh mình, chỉ một lòng mong chồng mau trở lại. Mỏi mắt và khắc khoải chờ mong người thương, ngày ngày nàng bồng con thơ lên núi đá hướng về phương Bắc xem có thấy bóng dáng chồng? Rồi một đêm đông trông chồng, gió, móc,


tuyết, sương đã làm cho chị và đứa con hoá thành đá trên đỉnh non cao. Ngày nay, hình chị bồng con đang còn mãi mãi ở trên đỉnh ngọn núi Tam Thanh, thị xã Lạng Sơn. Người ta gọi đó là hòn đá trông chồng.

Cũng có người kể khác về nàng Tô Thị một vài chi tiết: “Có hai vợ chồng nhà họ Tô, sinh được một trai một gái. Hai anh em Tô Văn và Tô Thị còn nhỏ rất thương nhau. Lúc cha mẹ vắng nhà, anh dùng đá ném con gà hàng xóm sang tranh ăn thóc với gà nhà, vừa lúc Tô Thị chạy ra đuổi, chẳng may trúng đầu em. Máu chảy ra nhiều, tưởng em chết, người anh sợ quá bỏ nhà ra đi. Bố mẹ Tô Văn, Tô Thị thương con quá sinh bệnh chết. Người hàng xóm thương tình đem Tô Thị về nuôi. Lớn lên Tô Thị rất xinh đẹp nết na, chăm làm. Cửa hàng nhà họ đông khách, ngày càng khá giả. Đã lâu ngày, Tô Văn về qua và xin ngủ trọ tại nhà nọ. Thấy cô con gái chủ nhà đẹp nết, đẹp người, Tô Văn ngỏ ý được cưới nàng làm vợ. Hai người yêu nhau và thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái. Họ yêu nhau tha thiết. Rồi một hôm đẹp trời, chồng bế con nhìn vợ gội đầu, phát hiện dưới làn tóc đen mượt của vợ một vết sẹo. Chàng bỗng nghĩ đến chuyện xa xưa nhưng chưa nói gì. Tối đến, chàng hỏi vợ về nguyên nhân vết sẹo trên đầu. Nàng kể lại truyện ngày trước người anh nhỡ tay ném phải. Biết vợ chính là em gái mình, chàng đau xót nhưng cố không tiết lộ cho nàng biết. Hôm sau thấy có người người của nhà vua gọi loa kêu gọi trai tráng đi lính để chống giặc ngoại xâm, chàng quyết định ra đi và dặn vợ ở nhà nuôi con. Hết năm này qua năm khác, không thấy chồng về, nàng ngày ngày ẵm con nhìn về phương Bắc, lâu ngày hoá đá” [48,23].

Có một dị bản khác ở xứ Lạng, lại hoàn toàn không theo kết cấu anh em ruột lấy lầm nhau như những truyện kể trên. “Cô gái ở đây là con một gia đình, quê ở tận miền Trung, không rõ tỉnh nào không biết tên họ. Người cha ra Bắc lâu không về. Bà mẹ cõng con đi theo, dọc đường mẹ ốm nặng chết. Một ông quan trong triều- không rõ thời nào- tên là Tô Văn đưa cô gái về


nuôi, nàng được học nghề thêu thùa, rất thạo về nghề rệt gấm. Khi trưởng thành, nàng kết duyên với một chàng trai tên là Nguyễn Khiêm, Khiêm đi lính mãi không thấy về. Nàng liền dệt một tấm gấm trên có thêu mấy dòng chữ rất đẹp, đại ý nói là xin nhà vua cho chồng tôi được sớm trở về. Tấm gấm dâng lên vua, vua rất cảm động, liền cho phép Tô Thi được ra Bắc, tìm lên biên giới xem chồng đóng ở đâu, thì cho phép gia đình đoàn tụ. Nhưng người chồng bặt vô âm tín, biên giới mênh mông biết ngả nào mà đi. Nàng Tô Thị tìm đến Lạng Sơn, vào lễ chùa, cầu xin thần phật phù hộ, rồi lên núi nhìn ra khoảng trống bao la để định hướng tìm chồng. Ngày tháng cứ trôi đi, nàng vẫn không biết đâu là nơi sở cứ. Nàng đứng mãi trên đỉnh núi, cả thân hình hoá đá mà không hay. Có câu ca dao làm chứng cho dị bản này:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Em là Tô Thị lễ chùa Tam Thanh”[26,,95].

Một tượng đá thiên tạo trông giống một người đàn bà ôm con ngóng trông về phương xa cùng trí tưởng tượng bay bổng đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng cũng đã tạo dệt lên huyền thoại tuyệt vời, lãng mạn thể hiện rất rõ niềm tự hào của người dân nơi đây về vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, của tình cảm vợ chồng sắt son, chung thuỷ. Câu chuyện Đá trông chồng không riêng gì Lạng Sơn mới có, nhưng không đâu bằng Lạng Sơn do cách kể lâm li, ai nghe cũng não lòng, nhìn ngắm hình ảnh hai mẹ con nàng Tô Thị ở xứ Lạng, nét mặt hằn lên sự mỏi mòn lo lắng của người vợ hướng nơi trời xa ngóng tìm chồng. Bên hông nàng là đứa con nhỏ, gương mặt trẻ thơ ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Vì lẽ đó nên nàng Tô Thị với núi vọng Phu ở xứ Lạng đã trở thành một biểu tượng của lòng sắt son, đã là nguồn thi hứng của bao danh nhân nho sĩ lỗi lạc. Và chung quanh các bản kể đó là sự ca ngợi về một biểu tượng lòng chung thuỷ của người phụ nữ Việt Nam, một đức tính cao đẹp được truyền lại cho muôn đời mãi mãi về sau.


Ở phía Nam thành phố Lạng Sơn, từ Mai Pha đi lên đến phố Thổ, ai cũng thấy một cảnh kỳ vĩ, giữa những đồi núi đất thấp, nổi lên một núi đá cao trong đó có chùa Tiên. Chùa Tiên có Giếng Tiên, đây là giếng tự nhiên, bề mặt chỉ bằng bàn chân người lớn, hình thành trên một mỏm đá xanh, nước trong vắt và mát. Điều kỳ thú là múc đến đâu nước lại đùn lên ngang mặt giếng, không bao giờ cạn. Ở xứ Lạng có nhiều truyền thuyết liên quan để giải thích cho dấu tích này ở xứ Lạng. Chùa Tiên gắn với truyền thuyết tiên ông giúp dân làng nguồn nước sinh hoạt. Câu chuyện kể lại “Ngày xưa, một năm trời đại hạn, đến nỗi con sông Kỳ Cùng nước cũng cạn kiệt. Đất đai nứt nẻ khiến cỏ cây khô héo, ruộng đồng xác xơ. Dân làng Phia Luông cũng chẳng có nước để dùng. Bữa nọ, một bầy trẻ chăn trâu đang ngồi ở gốc cây ven đồi thì bỗng thấy một cụ già ăn mặc xuềnh xoàng, dáng thiểu não từ xa đi lại. Cụ già gần lũ trẻ, chìa bát gỗ xin ăn. Lũ trẻ chăn trâu vui vẻ nhường phần cơm ít ỏi của mình cho cụ và thành thực nói rằng: Chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì đã lâu xã làng không có nước”. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên, lũ trẻ than hồ uống và tắm thoả thê. Cụ già bỗng nhiên biến mất, còn dòng nước thì cứ chảy mãi không thôi. Từ đó dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Người ta cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng vượt qua cơn đại hạn. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên. Miệng giếng chỉ to bằng chiếc bát lớn nhưng cứ múc hết lại đầy. Dân làng bèn lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi đèo Giang- Văn Vỉ. Cứ vào mùa xuân là mở hội tưng bừng trong khuôn khổ hội làng”[44, 171-172 ].

Người khác lại kể rằng không phải là ông cụ ăn mày mà là: “Có một cặp vợ chồng tiên trên trời giáng xuống hạ giới, đến thăm thành Lạng, sau khi vãng cảnh nhiều nơi, họ đến đây ngồi nghỉ. Trời nắng, khát khô cổ, không


tìm đâu ra nước uống. Tiên bà liền dẫm chân lên đá, làm một dòng nước trong lành vọt lên. Chỗ đó hình thành cái giếng bằng bàn chân, người trong vùng gọi đó là giếng Tiên, có người gọi đó là “Giếng Đá”. Giếng Tiên có liên quan đến chùa Tiên, do Tiên đã giáng xuống ở ẩn một thời gian, sống ở trong động, động đó người ta gọi là động Song Tiên, tức là một đôi tiên. Và đôi vợ chồng tiên đó đã tạo ra giếng Tiên đó” [44, 26]

Lòng yêu mến và ngưỡng mộ thiên nhiên, con người hoà với thiên nhiên làm một nên đã dựng lên những truyền thuyết để lý giải về lai lịch cảnh đẹp thiên nhiên, lại còn tôn tạo thành danh thắng lưu giữ lâu đời. Mỗi cách giải thích mang một sắc thái khác nhau nhưng đều hướng vào việc trả lời câu hỏi vì sao có địa danh, dấu tích, lễ hội... này và vì sao địa danh, dấu tích, lễ hội...lại mang tên như vậy. Cách giải thích của đồng bào có lúc mang niềm tin thơ ngây của nhân dân một thời đã xa của lịch sử nhưng cũng có lúc lại hàm chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu xa. Sự xuất hiện của những bản kể trên với sự khác biệt về chi tiết, nhân vật, motif, cốt truyện...chứng tỏ sự phong phú trong tư duy, trong xúc cảm dân gian và cả tình yêu đặc biệt của đồng bào Tày, Nùng dành cho sông núi, bản làng mình. Là những sáng tác tập thể, truyền miệng nên truyện kể dân gian xứ Lạng nói riêng, văn học dân gian nói chung hiển nhiên thường không tồn tại với một văn bản duy nhất, một văn bản chính thức. Trong quá trình tìm hiểu các bản kể đó đều trở nên rất đáng quý, đáng được xem xét. Có thể khẳng định, một tác phẩm văn học dân gian sẽ không thể nhìn nhận thấu đáo nếu chúng ta chỉ dựa vào một văn bản.

3.3. Truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với tín ngưỡng và lễ hội

Trong đời sống của mình, đồng bào Tày, Nùng có thể kể rất nhiều truyện kể dân gian khác nhau. Người Tày, Nùng từ già đến trẻ đều biết và kể được. Lối kể này, đồng bào gọi là Chảng cỏ xiền, Chảng cỏ mừa đía (nói chuyện đời xưa). Những câu chuyện đó luôn gắn liền với đời sống văn hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023