động thuê mướn lao động và mở rộng diện tích. Trung bình các hộ này thuê mướn 2,13 (±0,99) lao động/hộ (Bảng 4.1).
Kinh nghiệm với mô hình nuôi
Do mô hình nuôi TCX trên ruộng lúa chỉ mới phát triển gần đây nên hầu hết các hộ đều có kinh nghiệm nuôi TCX từ 2 - 3 năm. Hộ nuôi lâu nhất cũng chỉ mới được 7 năm. Ngược lại phong trào nuôi cá Lóc xuất hiện cách đây cũng tương đối lâu, có hộ nuôi đã được 15 năm, trung bình là 4,8 (±2,9) năm (Bảng 4.1). Vì thế kinh nghiệm mà người nuôi cá tích lũy được cũng tương đối nhiều. Nhiều nông dân đã gắn bó với nghề nuôi cá Lóc và ngoài nuôi cá Lóc ra hộ không biết nên nuôi loài cá nào để thu thêm lợi nhuận cho gia đình. Với mô hình nuôi cá Tra, vì chỉ mới được phát triển mạnh gần đây nên số năm kinh nghiệm mà hộ nuôi đã trải qua là tương đối ít, trung bình là khoảng 4 (±3,5) năm (Phụ lục A.5).
Bảng 4.1. Bảng thông tin chung về hộ NTTS
Cá Tra | Cá Lóc | TCX | |
Số LĐ của gia đình tham gia NTTS (người) | 2,2±1,2 | 2,2±1,04 | 2,8±1,6 |
Số LĐ thuê mướn thường xuyên (người) | 4,1±5,6 | 2,1±0,9 | 2,7±2,6 |
Số vụ nuôi/năm | 2,00±0,00 | 2,00±0,80 | 1,0±0,00 |
Kinh nghiệm với mô hình nuôi (năm) | 4,3±3,4 | 4,8±2,9 | 2,6±1,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 3
- Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang, Đồng Tháp Và Cần Thơ
- Danh Mục Các Biến Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Nguồn Cung Cấp Của Các Loại Thức Ăn Đối Với Thức Ăn Công Nghiệp
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 8
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
4.2.2. Thông tin về con giống Mật độ giống thả
Mật độ thả là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất nuôi. Khi mật độ thả tăng thì năng suất thường tăng theo nhưng đồng thời yếu tố rủi ro cũng càng cao. Các hộ nuôi TCX có mật độ thả từ 5 - 10 con/m2 chiếm tới 66,7%, từ 10 - 15 con/m2 chiếm 14,4%, còn lại là số hộ có mật độ thả nhỏ hơn 5 con/m2. Qua đó cho thấy các hộ nuôi đã có được thông tin kỹ thuật về việc chọn mật độ thả nuôi cho phù hợp (Phụ lục A.6).
Trong mô hình nuôi cá Tra có mật độ thả trung bình của các hộ là 51,2 (±27,8) con/m2, hộ thả mật độ cao nhất 120 con/m2 và thấp nhất 6,43 con/m2. Đối với mô hình cá Lóc mật độ thả nuôi qua khảo sát biến động rất lớn, trung bình 132 (±130) con/m2. Đặc biệt có hộ thả nuôi lên đến mật độ 600 con/m2 nhưng cũng có hộ thả mật độ chỉ vài chục con/m2 (Phụ lục A.5).
Cỡ giống thả
Cỡ giống cá thả cũng là một yếu tố quan trọng mà người nuôi quan tâm. Qua khảo sát thì đa số các hộ nuôi cá Tra đều thả giống cỡ trong giới hạn 1 - 2,5 phân. Trong đó các hộ thả cỡ giống từ 1 - 1,5 phân chiếm tỉ lệ cao nhất 36,4%
còn lại là các hộ thả cá từ 1,5 - 2, 2 - 2,5 phân, không có hộ nào thả với cỡ giống nhỏ hơn 1 phân hay lớn hơn 2,5 phân. Đối với những hộ nuôi TCX thì 100% số hộ đều thả giống là Post 15. Trong khi cá Lóc giống thường thả với kích cỡ cá lồng 6 hay lồng 8 (chiều cao thân bằng 6 mm hay 8 mm). Ở đây kích cỡ cá giống được người nuôi gọi theo đơn vị là lồng (mm), đây là đặc điểm khác hơn so với các loài cá khác. Qua khảo sát thì cỡ cá giống lồng 8 chiếm tỉ lệ cao nhất (46,7%), kế đến là cá có kích cỡ lồng 10 (20%) còn lại là cá giống có kích cỡ lồng 5, 6, 7 (Phụ lục A.6). Nhìn chung về kích cỡ cá giống người nuôi cá chủ yếu là nhìn bằng mắt thường hoặc được người bán cá giống cho biết về kích cỡ cá.
Nguồn giống cho NTTS
Mô hình nuôi cá Tra phát triển mạnh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, vì vậy nơi đây cũng là nơi cung cấp giống chính cho các hộ nuôi. Qua khảo sát có 54,5% số hộ thả giống có nguồn trong tỉnh, số còn lại là số hộ thả giống có nguồn là tỉnh khác thuộc ĐBSCL (Phụ lục A.6).
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 77,8% số hộ nuôi TCX thả giống có nguồn gốc trong tỉnh. Đối với những hộ nuôi cá Lóc thì có tới 68,9% số hộ nuôi sử dụng nguồn giống trong tỉnh, các hộ còn lại sử dụng nguồn giống ngoài tỉnh chiếm 31,1% (Phụ lục A.6).
Giá giống bình quân
Con giống cho nhu cầu nuôi là rất cần thiết, nhất là khi vào lúc chính vụ vì thời điểm này thường thiếu con giống vì thế giá con giống được nâng lên. Qua khảo sát thì 100% số hộ đều cho rằng kích cỡ giống mà hộ thả là Post 15, giá trung bình cho 1 con post là 111 (±8,7) đồng. Vào thời điểm chính vụ giá con giống lên đến 130 đồng/con, ngược lại đến lúc đầu vụ hay cuối vụ thì giá con giống chỉ có 90 đồng/con (Phụ lục A.5).
Đối với mô hình nuôi cá Lóc, giá mua con giống phụ thuộc vào kích cỡ con giống, con giống càng lớn thì giá càng cao và ngược lại. Con giống có chất lượng tốt thì giá cao nhưng giá cả con giống cũng còn phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất. Qua khảo sát 45 hộ thì giá con giống trung bình mà các hộ mua là 321 (±144) đồng/con. Giá con giống thấp nhất là 160 đồng/con và cao nhất là
1.000 đồng/con (Phụ lục A.5).
Đối với mô hình nuôi cá Tra giá con giống trung bình là 1.126 (±987) đồng/con. Giá con giống thấp nhất là 150 đồng và cao nhất là 4.634 đồng. Giá con giống có sự chênh lệch lớn như vậy là do các hộ nuôi thực hiện việc thả giống có kích cỡ khác nhau và biến động lớn.
Thời gian ương giống
Để tỉ lệ sống của TCX cao và tôm dễ quản lý trong tháng đầu, người nuôi tôm đã ương tôm trong một diện tích nhỏ sau khoảng 1 tháng, trung bình 29 (± 9,38) ngày thì bắt đầu cho tôm ra ao nuôi và nuôi đến khi thu hoạch (Phụ lục A.5).
Đối với cá Lóc con giống mua về có kích cỡ rất nhỏ do đó phải trải qua một thời gian ương. Thông thường tháng đầu người nuôi ương cá trong mùng có kích cỡ nhỏ (thường là lưới mùng) sau khoảng 1 tháng thì chuyển sang mùng có kích cỡ mắt lưới khoảng 2,50 cm (2a = 2,50 cm) và nuôi đến khi thu hoạch. Qua khảo sát thì các hộ nuôi cá có thời gian ương cá trung bình là 28,8 (±8,65) ngày (Phụ lục A.5).Thời gian ương ngắn hay dài là tùy thuộc vào kích cỡ cá giống thả ban đầu. Hộ có thời gian ương lâu nhất là 60 ngày và ngắn nhất là 15 ngày.
4.2.3. Thông tin kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản
Mô hình nuôi cá Tra thâm canh có diện tích bình quân không lớn do mô hình này cần vốn đầu tư rất lớn. Qua khảo sát thì diện tích trung bình mỗi hộ nuôi cá Tra là 11.900 (±10.548) m2. Với diện tích mỗi ao trung bình khoảng 0,5 - 1 ha và mỗi hộ có 1 - 2 ao nuôi cá Tra (Bảng 4.2)
Do lợi nhuận từ nuôi TCX khá cao và chủ yếu là trên nền đất ruộng (nuôi luân canh và làm lúa) nên nhiều người đã mở rộng diện tích nuôi, trung bình mỗi hộ nuôi có diện tích là 1,8 (±2,1) ha. Đặc biệt có hộ nuôi diện tích lên đến 12 ha ở Đồng Tháp và được trang bị các thiết bị máy móc cũng như đầu tư công trình rất hoàn chỉnh, thuê mướn tới 10 lao động thường xuyên để phục vụ cho
nuôi tôm càng xanh. Nhưng ngược lại cũng có hộ nuôi chỉ với diện tích 2.000 m2 do vốn lúc đầu còn hạn hẹp và diện tích đất của hộ ít.
Mô hình nuôi cá Lóc trong mùng không cần diện tích lớn lắm, người nuôi cá có thể tận dụng ao sẵn có của nhà hay đào một ao mới từ vài trăm đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Khi đã có ao rồi người nuôi cá chỉ cần mua thêm lưới và tận dụng cây cối sẵn có của nhà để dựng mùng nuôi cá. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nuôi cá Lóc của các hộ trung bình là 151 (±120) m2. Hộ nuôi có diện tích lớn nhất là 500 m2 và hộ nuôi có diện tích nhỏ nhất là 7m 2 (Phụ lục A.5). Mỗi hộ có thể có từ 1 đến vài mùng nuôi, diện tích mỗi mùng biến động rất lớn.
Chế độ thay nước của các mô hình nuôi
Trung bình sau 16,5 (±14,1) ngày thì người nuôi tôm bắt đầu bơm nước vào ao. Sau đó khoảng 6 - 7 ngày thì bắt đầu thay nước 1 lần và lượng nước thay mỗi lần trung bình khoảng 30% (±16,1%) (Bảng 4.2). Việc thay nước được thực hiện bằng cách bơm hay thủy triều hoặc bơm kết hợp với thủy triều. Qua khảo sát thì 100% số hộ đều sử dụng máy bơm để bơm nước vào ao nuôi, 31,1% số hộ có lợi dụng thủy triều để thay nước (Phụ lục A.6). Qua khảo sát 45 hộ thì có 1 hộ không thay nước trong suốt quá trình nuôi do mùng nuôi cá đặt ngay trong kênh dẫn bị đắp lại. Đối với các hộ thay nước thì trung bình sau 9,25 (±5,90) ngày thì người nuôi bắt đầu thay nước và tần suất thay nước trung bình là 5,36 (±6,52) ngày/lần. Mỗi lần thay nước tỉ lệ khoảng 37,7 (±19,9) % (Bảng 4.2). Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi có tần suất thay nước trung bình là khoảng 4 ngày/lần và lượng nước mỗi lần thay là khoảng 28 % tổng lượng nước trong ao (Bảng 4.2).
Thời gian thu hoạch
Do cá Lóc có sự tăng trưởng nhanh và kích cỡ thương phẩm tương đối nhỏ nên thời gian thu hoạch của đối tượng này là tương đối ngắn, các hộ nuôi cá Lóc trung bình khoảng 125 (±17,0) ngày thì thu hoạch cá. Thời gian thu hoạch của cá Tra và TCX khoảng 6 tháng nuôi (Bảng 4.2). Cá Tra và cá Lóc được các hộ nuôi thu hoạch toàn bộ 1 lần trong khi các hộ hộ nuôi TCX lại áp dụng hình thức thu tỉa nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận. Kết quả khảo sát cho thấy có 33,3% số hộ thực hiện thu tỉa, từ sau 3 tháng nuôi.
Năng suất TCX (ha/vụ) và năng suất cá Lóc (m2/vụ)
Năng suất cá Tra nuôi thường là rất lớn, trung bình 1 ha nuôi cá Tra người nuôi thu được khoảng 338±144 tấn. Đây là một lượng cá rất lớn và việc thu hoạch cũng như vận chuyển tiêu thụ cần nhiều nhân công.
Hiện nay nuôi TCX trên ruộng lúa năng suất dao động rất lớn từ vài trăm kg/ha/vụ đến vài tấn/ha/vụ. Theo Lê Xuân Sinh và ctv., (2006) thì nuôi TCX luân canh trong ruộng lúa năng suất bình quân có thể đạt 686 kg/ha/vụ. Năng suất tôm nuôi phụ thuộc rất lớn vào mật độ nuôi và cách quản lý cho ăn. Qua khảo sát thực tế 45 hộ thì năng suất trung bình mà các hộ nuôi tôm đạt được là
1.351 (± 493) kg/ha/vụ (Bảng 4.2). Năng suất cao nhất mà hộ nuôi có thể đạt là 3.100 kg/ha/vụ và thấp nhất là 600 kg/ha/vụ (Phụ lục A.5). Từ kết quả đó cho thấy năng suất nuôi TCX trên ruộng lúa biến động rất lớn.
Năng suất cá Lóc nuôi mùng phụ thuộc rất lớn vào mật độ cá nuôi, thời gian nuôi, tỉ lệ sống,... Với mật độ thả trung bình như đã trình bày ở trên thì năng
suất bình quân mà các hộ nuôi cá Lóc đã đạt được là 51,7 (± 50,0) kg/m2/vụ (Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Các yếu tố kỹ thuật của các mô hình nuôi
Cá Tra | Cá Lóc | Tôm càng xanh | |
Diện tích NTTS (m2) | 11.900±10.548 | 17.845±21.267 | |
Mực nước bình quân khi nuôi (m) | 3,79±0,76 | 2,15±0,69 | 1,33±0,45 |
Tần suất thay nước (ngày/lần) | 3,61±10.4 | 5,36±6,52 | 6,70±3,76 |
Tỷ lệ thay nước bình quân (%/lần) | 27,7±8,11 | 37,7±19,9 | 31,0±16,1 |
Thời gian thu hoạch (ngày) | 173±16,5 | 125±17,0 | 165±31,4 |
Năng suất bình quân (*) | 337.880±144.417 | 51,7±50 | 1.351±492 |
Ghi chú: * tính tấn/ha đối với cá Tra và TCX;,kg /m2 đối với cá Lóc.
4.3. Thông tin về thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản
4.3.1. Các loại thức ăn được sử dụng phổ biến trong các mô hình nuôi Thức ăn trong nuôi cá Tra ao
Khảo sát 33 hộ nuôi cá Tra thì có 1 hộ (chiếm 3% tổng số hộ) cho an hoàn toàn bằng TATC, 5 hộ (chiếm 15,2% tổng số hộ) vừa cho ăn thức ăn tự chế vừa cho ăn TACN còn lại 27 hộ (chiếm 81,8%) cho cá Tra ăn TACN (Phụ lục A.7).
Mỹ Tường (3,1%)
Việt Thắng (6,3%)
Mater (3,1%) Uni-President
(34,4%)
Afiex (12,5%)
Sông Tiền (6,3%)
Cargill (6,3%)
Con Cò (9,4%)
Mekong (6,3%)
Hình 4.4: Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá Tra
Qua kết quả khảo sát 33 hộ nuôi cá Tra có 9 loại thức ăn được các hộ nuôi sử dụng, trong đó thức ăn Uni-president được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất (chiếm 34,4%), kế đến là thức ăn của Công ty Afiex chiếm 12,5% (Hình 4.4). Các loại thức ăn khác chiếm tỉ lệ thấp. Qua kết quả trên cho thấy thức ăn Uni- president đang được đa số các hộ nuôi cá Tra sử dụng.
Thức ăn trong mô hình nuôi TCX
TACN cho tôm ăn là một yếu tố quan trọng đầu tiên khi quyết định nuôi tôm. Khảo sát 45 hộ nuôi tôm thì có tổng cộng 17 loại thức ăn của các Công ty khác nhau được sử dụng (phụ lục A.6). Trong đó các loại thức ăn được sử dụng phổ biến là Uni-president, Tây Đô, Mega, KP (Đà Nẵng), Grobest,…Thức ăn được hộ nuôi sử dụng nhiều nhất là thức ăn mang nhãn hiệu Uni-president (chiếm 17,8% số hộ khảo sát), kế đến là thức ăn Tây Đô và Mega (mỗi loại chiếm 15,6%), các loại Grobest, KP (Đà Nẵng) mỗi loại chiếm 13,3% (Hình 4.5).
Khánh Hưng (8,9%)
Khác (15,5%) Uni-President
(17,8%)
Tây Đô (15,6%)
Grobest (13,3%)
KP Đà Nẵng (13,3%)
Mega (15,6%)
Hình 4.5: Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi TCX
Nuôi TCX thì 100% số hộ sử dụng TACN cho tôm ăn, ngoài ra các hộ còn cho
ăn thức ăn bổ sung là Ốc bưu vàng (OBV), cá tạp biển và cá tạp nước ngọt.
Sử dụng OBV làm TA cho TCX là một thuận lợi cho ngành nuôi thủy sản bởi có thể tận dụng được loại thủy sản gây hại này để làm thức ăn cho tôm nuôi. Hình 4.6 cho thấy OBV là loại thức ăn được đa số các hộ nuôi tôm sử dụng (chiếm 75,6%), trong khi cá tạp biển chỉ được 5 hộ sử dụng (chiếm 11,1% ) và cá tạp nước ngọt thì được 26,7% số hộ sử dụng. Điều này phản ánh được các loại thức ăn tươi sống chủ yếu ở các tỉnh từ nguồn lợi thủy sản nội địa.
120
100
80
Tỷlệ%
60
40
20
0
OBV Cá tạp biển Cá tạp nước ngọt
% số hộ không có sử dụng
% số hộ có sử dụng
Hình 4.6: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi TCX
Thức ăn trong mô hình nuôi cá Lóc
Mô hình nuôi cá Lóc nông hộ sử dụng hoàn toàn là thức ăn tươi sống cho cá ăn. Có 3 loại thức ăn được các hộ nuôi sử dụng phổ biến đó là: phụ phẩm cá Tra, Basa, cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn này được thể hiện qua Hình 4.7.
Thức ăn là cá tạp biển được đa số các hộ nuôi sử dụng (chiếm 66,7%) số hộ khảo sát, kế đến là cá tạp nước ngọt (chiếm 53,3%) và số hộ sử dụng phụ phẩm cá Tra, Basa là ít nhất (chiếm 26,7%). Tuy nhiên, cũng có 1 số ít hộ vừa cho ăn loại cá tạp biển và cá tạp nước ngọt trong cùng 1 vụ nuôi do nguồn cung cấp thức ăn không ổn định. Qua đó cho thấy trong nuôi cá Lóc còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn cá tạp biển trong khi cá tạp nước ngọt thì mang tính mùa vụ rất cao và phụ phẩm cá Tra, Basa thì chỉ được một số ít hộ nuôi cá Lóc biết đến và chỉ sử dụng ở lần nuôi đầu tiên.
120
100
80
Tỷ lệ %
60
% số hộ không có sử dụng
40
% số hộ có sử
20 dụng
0
OBV Cá tạp biển Cá tạp nước ngọt
Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi cá Lóc
4.3.2. Lượng thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ
Trong nuôi cá Tra người nuôi đã sử dụng trung bình khoảng 409 (±268) tấn TACN (phụ lục A.7). Trong thời gian khảo sát do giá cá tăng cao và yêu cầu về chất lượng cá xuất khẩu nên đa số các hộ nuôi chuyển từ sử dụng TATC sang sử dụng TACN. Những hộ sử dụng TATC thì đầu tư khá đầy đủ trang thiết bị để chế biến thức ăn. Các loại nguyên liệu được người nuôi phối trộn như: cá tạp biển, cám, tấm, bột cá, bột đậu nành,… Với tỷ lệ phối trộn thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cá.
Bảng 4.3: Lượng các loại thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ
biển | ngọt | Tra/Basa | ||||
Cá Tra | Tấn/ha/vụ | 409±268 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TCX | Kg/ha/vụ | 2.020±1017 | 21.366±26022 | 80±294 | 364±1.146 | 0 |
Cá Lóc | Kg/m2/vụ | 0 | 0 | 115±159 | 126±116 | 166±120 |
Mô hình Đvt TACN OBV Cá tạp
Cá tạp nước
Phụ phẩm cá
Trong nuôi TCX các hộ sử dụng các loại thức ăn rất khác nhau, các loại thức ăn được các hộ nuôi sử dụng phổ biến là: TACN, OBV, cá tạp biển, cá tạp nước ngọt, và các loại khoai củ như: khoai lang, khoai mì,…Trung bình 1 ha nuôi TCX người nuôi tôm đã sử dụng khoảng 23.830 kg thức ăn, trong đó TACN khoảng 2.020 kg (chiếm 8,5%), cá tạp nước ngọt 364 kg (chiếm 1,5%), cá tạp biển 80 kg (chiếm 0,3%) và nhiều nhất là OBV: 21.366 kg (chiếm khoảng 89,7%) (Hình 4.8)
TACN (8,5%)
Cá tạp biển
(0,3%)Cá tạp nước ngọt (1,5%)
OBV (89,7%)
Hình 4.8: Tỷ lệ % lượng các loại thức ăn trong nuôi TCX
Khác với nuôi TCX, mô hình nuôi cá Lóc người nuôi chỉ sử dụng cá tạp biển, cá tạp nước ngọt và phụ phẩm cá Tra, Basa từ các xí nghiệp chế biến thủy sản làm thức ăn cho cá. Hình 4.9 cho thấy nếu người nuôi cá Lóc cho ăn bằng thức ăn là phụ phẩm cá Tra, Basa tốn nhiều lượng hơn trên cùng một đơn vị diện tích so với cho ăn bằng cá tạp biển và cá tạp nước ngọt. Thức ăn cá tạp biển có lượng cho ăn ít nhất hay hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất so với 2 loại thức ăn còn lại. Để nuôi 1m2 cá Lóc trong mùng (mật độ khoảng 132 con/m2) thì người nuôi cá phải sử dụng khoảng 166 (±120) kg phụ phẩm cá Tra, Basa/m2/vụ, đối với cá tạp biển là 115 (±159) kg/ m2/vụ và đối với cá tạp nước ngọt là 126 (± 116) kg/vụ. (Hình 4.9)