180
160
Số lượng (kg/m2/vụ)
140
120
100
80
60
40
20
0
Phụ phẩm cá tra/basa Cá tạp biển Cá tạp nước ngọt
Hình 4.9: Lượng các loại thức ăn sử dụng/m2/vụ trong nuôi cá Lóc
Giá của thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chi phí đầu tư cho vụ nuôi, nhưng giá của các loại thức ăn có sự chênh lệch khá lớn. TACN có hàm lượng các chất cân đối và là thức ăn khô nên giá của loại thức ăn này cao nhất. Giá của các loại thức ăn còn lại có sự biến động theo mùa vụ. Qua Bảng 4.4 cho thấy giá cao nhất là TACN; giá trung bình 1 kg TACN nuôi tôm là 12.500 (±2.130) đồng, còn đối với TACN nuôi cá Tra là 5.970 (±420) đồng, kế đến là giá của cá tạp biển 4030 (±1.300) đồng/kg, giá cá tạp nước ngọt 3.140 (±640), giá phụ phẩm cá Tra, Basa là 3.130 (±640) đồng/kg và thấp nhất là giá OBV: 610 (±190) đồng/kg.
Bảng 4.4: Giá trung bình của các loại thức ăn trong các mô hình nuôi
Khoản mục Đvt TACN TATC Phụ phẩm
từ cá Tra
Cá tạp biển
Cá tạp nước ngọt
OBV
n | 32 | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
- Trung bình | 1000 đ/kg | 5,97 | 4,21 | ||||
- Độ lệch chuẩn | 1000 đ/kg | 0,42 | 0,41 | ||||
Cá Lóc | n | 0 | 0 | 8 | 30 | 24 | 0 |
- Trung bình | 1000 đ/kg | 3,14 | 4,08 | 3,21 | |||
- Độ lệch chuẩn | 1000 đ/kg | 0,32 | 0,47 | 0,53 | |||
TCX | n | 45 | 0 | 0 | 5 | 12 | 34 |
- Trung bình | 1000 đ/kg | 12,5 | 3,7 | 2,98 | 0,61 | ||
- Độ lệch chuẩn | 1000 đ/kg | 2,13 | 1,3 | 0,82 | 0,19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang, Đồng Tháp Và Cần Thơ
- Danh Mục Các Biến Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Thông Tin Kinh Tế - Kỹ Thuật Của Các Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 8
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
4.3.3. Nguồn cung cấp của các loại thức ăn Đối với thức ăn công nghiệp
Hình 4.10a cho thấy, tỷ lệ nguồn cung cấp TACN trong nuôi TCX và cá Tra hoàn toàn khác nhau, đặc thù của mô hình nuôi cá Tra là vốn đầu tư rất lớn
song trong cơ cấu chi phí thức ăn lại chiếm tỉ lệ cao nhất. Do đó để giảm bớt chi phí giá thành sản phẩm hộ nuôi đã chọn giải pháp là mua thức ăn tại Công ty hay nhà máy chế biến thức ăn. Vì thế tỷ lệ các nguồn cung cấp TACN trên là hoàn toàn trái ngược nhau. Nguồn trực tiếp cung cấp từ NMCB thức ăn cho nuôi là thấp nhất (4,44%) và cao nhất là nguồn cung cấp qua Đại lý cấp 2. Trong nuôi cá Tra thì nguồn cung cấp từ NMCB thức ăn lại chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%) và thấp nhất là nguồn cung cấp từ Đại lý cấp 2.
Cty/NM CB
Đại lý cấp 1
Đại lý cấp 1
(4,44%)
(33,3%)
(31,3,%
)
Đại lý cấp 2
(6,25%)
Đại lý cấp 2
(63,2%)
Cty/NM CB
Hình 4.10: Tỷ lệ theo nguồn cung cấp của TACN trong nuôi TCX (a) và cá Tra (b)
Đối với thức ăn là OBV
Đối với thức ăn là OBV thì có 2 nguồn cung cấp chính là người khai thác và người mua bán trung gian (Hình 4.11). OBV được người nuôi TCX mua từ những người bắt ốc xung quanh chiếm tỷ lệ cao hơn là mua của những người thu gom và bán lại cho hộ nuôi (chiếm 58,1% so với 41,9%).
Người mua bán trung gian (41,9%)
Người khai thác (58,1%)
Hình 4.11: Tỷ lệ theo nguồn cung cấp OBV cho tôm càng xanh
Đối với thức ăn là cá tạp biển và cá tạp nước ngọt
Trong nuôi tôm cá sử dụng TACN người nuôi còn sử dụng thức ăn tươi sống. Thức ăn tươi sống điển hình là cá tạp biển và cá tạp nước ngọt.
Đối với thức ăn là cá tạp biển và cá tạp nước ngọt có 3 hình thức cung cấp chủ yếu: tàu cá/người khai thác, vựa cá và người mua bán trung gian. Qua hình trên cho thấy do đặc thù của loại thức ăn mà nguồn cung cấp cá tạp biển và cá tạp nước ngọt là hoàn toàn khác nhau. Đối với thức ăn là cá tạp nước ngọt: do vùng nuôi chủ yếu là vùng nội địa lại ngập lũ nên nguồn cung cấp loại thức ăn này chủ yếu do người khai thác ở địa phương (chiếm tỷ lệ 62,9%) kế đến là nguồn cung cấp từ người mua bán trung gian (chiếm 25,7%) và thấp nhất là được cung cấp thông qua các vựa cá (11,4%). Đối với thức ăn là cá tạp từ biển thì hoàn toàn ngược lại, nguồn cung cấp là vựa cá lại chiếm tỷ lệ cao nhất (52,9%) và người mua bán trung gian chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nguyên nhân là do loại thức ăn này được đánh bắt từ biển và cung cấp trực tiếp cho người nuôi hoặc là thông qua vựa cá vì thế hình thức mua bán thông qua người trung gian chiếm tỷ lệ thấp.
Người mua bán trung gian (25,7%)
Vựa cá (11,4%)
Tàu cá/ người khai thác (62,9%)
Người mua bán trung gian (11,8%)
Vựa cá (52,9%)
Tàu cá/ người khai thác (35,3%)
Hình 4.12: Tỷ lệ theo nguồn cung cấp cá tạp biển (a) và cá tạp nước ngọt (b)
Đối với thức ăn là phụ phẩm cá Tra, Basa
Khác với các loại thức ăn khác, thức ăn là phụ phẩm cá Tra không có hình thức được cung cấp từ người khai thác. Người nuôi thủy sản tận dụng loại thức ăn này từ các nhà máy chế biến thủy sản. Qua khảo sát thì có 8 hộ sử dụng loại thức ăn này và đều là những hộ nuôi cá Lóc, có 75% số hộ sử dụng loại thức ăn này thông qua người bán trung gian, những người này mua cá từ nhà máy chế biến và về bán lại cho người nuôi số còn lại (25%) chủ yếu là do nhà máy chế biến thủy sản chở đến tận nơi giao cho hộ nuôi.
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Việc quản lý thức ăn trong quá trình nuôi là rất quan trọng, sử dụng thức ăn tốt sẽ giảm được hệ số FCR, giảm được chi phí thức ăn trong quá trình nuôi và đem lại lợi nhuận cao. Qua Bảng 4.5 cho thấy, mô hình nuôi cá Tra có hệ số
tiêu tốn thức ăn thấp nhất (1.75±072), kế đến là mô hình nuôi cá Lóc (3.49±0.65) và mô hình TCX tiêu tốn thức ăn nhiều nhất (12.53±11.10). Do mô hình nuôi cá Tra sử dụng chủ yếu là TACN nên hệ số FCR thấp, còn 2 mô hình cá Lóc và TCX sử dụng TATS và TATC nên hệ số FCR cao. Với mô hình TCX, người nuôi sử dụng TATS là OBV (tính cả vỏ và thịt) nên hệ số FCR rất lớn. Tuy nhiên, giá OBV rất rẻ bình quân khoảng 610 đồng/kg nên chi phí thức ăn cho TCX còn thấp, người nuôi vẫn đảm bảo có lời trong khi góp phần làm giảm tác hại của OBV cho cộng đồng.
Bảng 4.5: Hệ số tiêu tốn thức ăn trong các mô hình nuôi
Đvt | Cá Lóc | Cá Tra | TCX | |
Số mẫu | n | 46 | 33 | 45 |
Trung bình | lần | 3,49 | 1,75 | 12,53 |
Độ lệch chuẩn | lần | 0,65 | 0,72 | 11,10 |
Nhỏ nhất | lần | 2,00 | 1,26 | 1,52 |
Lớn nhất | lần | 4.50 | 4.93 | 38.53 |
4.4. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi
Bảng 4.6 cho thấy, nuôi cá Tra thâm canh cần vốn rất lớn, trung bình 1 ha nuôi cá Tra cần gần 4 tỷ đồng/ha/vụ. Đây là một số tiền rất lớn so với những người nuôi thủy sản bình thường, là một hạn chế rất lớn so với những mô hình nuôi thủy sản khác. Tuy nhiên, mô hình này có lợi nhuận thu được rất lớn (khoảng 1,15 tỷ) tuy tỷ suất lợi nhuận thu được là thấp (28.0%). Trong khi để đầu tư 1 ha nuôi TCX người nuôi tôm đầu tư khoảng 69,7±21,8 triệu đồng/vụ, hộ đầu tư nhỏ nhất là 27,8 triệu và lớn nhất là 135 triệu. Đây là một khoản tiền tương đối lớn đối với những hộ có tiền vốn còn hạn hẹp, vì thế qua khảo sát 45 hộ thì có tới 27 hộ nuôi tôm có vay vốn (chiếm tỉ lệ 60%). Nếu như ở mô hình nuôi cá Tra và TCX cần số vốn lớn thì ở mô hình nuôi cá Lóc trong mùng, người
nuôi cần đầu tư số vốn trung bình khoảng 725.000 (±726.000) đồng/m2 mùng
nuôi/vụ (7,25 tỷ đồng/ha/vụ).
Bảng 4.6: Cơ cấu chi phí của các mô hình nuôi thủy sản
Cá Tra (1000 đ/ha) | TCX (1000 đ/ha) | Cá Lóc (1000 đ/m2) | |
Chi phí cố định/vụ (TFC) | 52.208±32.444 | 4.884±3.835 | 18,7±25,2 |
Chi phí biến đổi/vụ (TVC) | 3.904.810±1613.843 | 64.784±20.212 | 706±719 |
Tổng chi phí/vụ (TC) | 3.957.018±1.620.408 | 69.668±21.755 | 725±726 |
Tổng thu nhập/vụ (TR) | 5.111.701±2.285.248 | 115.340±53.720 | 962±958 |
Lợi nhuận/vụ | 1.154.683±1.042.400 | 45.672±47.638 | 237±399 |
Tỷ suất lợi nhuận (%) | 28 | 66 | 33 |
Tỉ lệ TFC và TVC của 3 mô hình là có sự khác nhau, nhưng sự chênh lệch này không lớn lắm. Ở mô hình nuôi cá Tra trong ao thì tỷ lệ TFC trong TC là nhỏ nhất, kế đến là mô hình nuôi cá Lóc và cuối cùng là mô hình nuôi TCX. Trong nuôi TCX thì tỉ lệ TFC và TVC là 7,0% và 93,0%, trong khi ở mô hình cá Lóc là 3,6% và 97,4% còn ở mô hình nuôi cá Tra là 1,32% và 98,7%. Nguyên nhân là do trong mô hình TCX thì chi phí đầu tư công trình, trang thiết bị cao trong khi tổng chi phí không lớn lắm nên dẫn đến TFC cao.
TFC
(1,32%) TFC
(7,0%)
TFC (2,58%)
TVC (98,7%)
TVC (93,0%)
TVC (97,4%)
Hình 4.14: Cơ cấu tổng chi phí của mô hình nuôi cá Tra (a), TCX (b) và cá Lóc (c)
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của các mô hình
4.5.1. Tương quan đa biến về năng suất và lợi nhuận của mô hình TCX
Qua các phân tích ở trên cho thấy nuôi TCX có thể mang lại lợi nhuận cho người nuôi nhưng cũng có nhiều rủi ro (qua khảo sát có 11,1% số hộ nuôi bị lỗ) để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong nuôi tôm càng xanh cần xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi cũng như lợi nhuận của hộ nuôi TCX. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi tôm, tuy nhiên quá trình điều tra, tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu rút ra được một số yếu tố mà có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất, lợi nhuận của hộ nuôi TCX. Kết quả phân tích cho thấy, với năng suất có 5 yếu tố ảnh hưởng mạnh, đó là: (1) trình độ văn hoá, (2) kinh nghiệm nuôi, (3) tần suất thay nước, (4) mật độ thả giống, (5) lượng cá tạp biển sử dụng (Bảng 4.7). Với lợi nhuận có 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh, đó là: (1) thời gian ương, (2) mật độ thả, và (3) chi phí cải tạo ao đầm (Bảng 4.8).
Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TCX
Các biến ảnh hưởng | B | Std. Er | t | Sig.t | ||
(Hằng số) | -149,54 | 499,88 | -0,30 | 0,77 | ||
X1 : Tuổi | 10,05 | 6,40 | 1,57 | 0,13 | ||
X2 : Trình độ văn hóa | 258,58 | 59,20 | 4,37 | 0,00 | ||
X3 : Số LĐ của hộ tham gia nuôi TCX (người) | -54,08 | 31,45 | -1,72 | 0,09 | ||
X4 : Kinh nghiệm nuôi TCX (năm) | 65,53 | 31,86 | 2,06 | 0,05 | ||
X5: Tháng thả giống TCX (ÂL) | -57,69 | 41,45 | -1,39 | 0,17 | ||
X6 : Tần suất thay nước (ngày/lần) | -41,70 | 13,86 | -3,01 | 0,01 | ||
X7 : Tỷ lệ thay nước bình quân (%/ lần) | 7,38 | 3,76 | 1,96 | 0,06 | ||
X8 : Mật độ thả TCX (con/m2) | 80,89 | 17,07 | 4,74 | 0,00 | ||
X9 : Lượng thức ăn tươi sống/ha/vụ (kg) | 0,38 | 0,17 | 2,25 | 0,03 |
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của mô hình
R R2 F-value F-sig.
tương quan đa biến 0,839 0,704 8,704 0,000
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TCX
Các biến ảnh hưởng | B | Std. Error | t | Sig.t |
Hằng số | 40.379,58 | 33.132,51 | 1,22 | 0,23 |
X1: Số LĐ của hộ tham gia nuôi TCX (người) | -6.006,51 | 3.612,17 | -1,66 | 0,11 |
X2: Kinh nghiệm nuôi TCX (năm) | 3.641,14 | 3.792,80 | 0,96 | 0,34 |
X3: Thời gian ương TCX (ngày) | -2.025,79 | 745,20 | -2,72 | 0,01 |
X4: Tần suất thay nước (ngày/lần) | -2.008,80 | 1.682,03 | -1,19 | 0,24 |
X5 : Mật độ thả TCX (con/m2) | 9.339,55 | 2.252,78 | 4,15 | 0,00 |
X6: Chi phí cải tạo ao (000đ/ha) | -4,24 | 1,84 | -2,31 | 0,03 |
X7: Lượng thức ăn tươi sống/ha/vụ (kg) | 27,52 | 19,95 | 1,38 | 0,18 |
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của mô hình
R R2 F-value F-sig.
tương quan đa biến 0,709 0,503 5,054 0,000
Ảnh hưởng của mật độ thả và lượng thức ăn tươi sống
Qua mô hình tương quan đa biến trên, mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi TCX. Mật độ thả từ 8 - 10 con/m2 thì năng suất và lợi nhuận đạt cao nhất, khi tăng mật độ lên đến 12 con/m2 thì năng suất và lợi nhuận giảm xuống (Hình 4.15a). Điều này rất quan trọng khi qui hoạch vùng nuôi, với mô hình TCX hiện tại chỉ nên phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích), không nên phát triển mô hình theo chiều sâu (tăng mức thâm canh) do không mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật và kinh tế.
Trong nuôi TCX ngoài việc sử dụng TACN người nuôi còn sử dung thức ăn tươi sống để cho tôm ăn và điều này đã ảnh hưởng đến năng suất của tôm nuôi. Hình 4.15b cho thấy, tỷ lệ TATS từ 60 - 90% tổng lượng thức ăn thì đem lại hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật, khi tăng tỷ lệ TATS thì không ảnh hưởng nhiều đến năng suất nhưng ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận, lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, do đó không có hiệu quả về mặt kinh tế.
6 10
5
8
4
6
3
4
2
1
0
< 8 con/m2
8-10 con/m2
10-12 con/m2
>12 con/m2
NS/vu (tan/ha) LN/vu (10 tr.d/ha)
2
0
< 30%
30-60%
60-90%
90-95%
> 95%
NS/vu (tan/ha) LN/vu (10 tr.d/ha)
Hình 4.15a;b: Ảnh hưởng của mật độ và % lượng TA tươi sống lên năng suất và lợi nhuận của TCX
4.5.2. Tương quan đa biến về năng suất và lợi nhuận của mô hình cá Tra
Kết quả phân tích tương quan đa biến cho thấy, với năng suất có 4 yếu tố ảnh hưởng mạnh (Bảng 4.9) và 4 yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra (Bảng 4.10). Trong đó, có các yếu tố ảnh hưởng đồng thời đến năng suất và lợi nhuận của mô hình bao gồm: lượng TACN sử dụng, cỡ giống cá thả, mật độ giống thả nuôi và thời gian thu hoạch.
Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cá Tra
B | Std. Err | Beta | t-value | Sig.t | |
(Hằng số) | 319,98 | 186,34 | 1,71 | 0,09 | |
X1: TACN/ha/vụ (tấn) | 0,45 | 0,07 | 0,81 | 6,17 | 0,00 |
X2: Kinh nghiệm nuôi (năm) | -6,86 | 4,30 | -0,17 | -1,59 | 0,12 |
X3: Thời gian thu hoạch (ngày) | -1,38 | 0,88 | -0,18 | -1,56 | 0,13 |
X4: Kích cỡ giống bình quân (cm/con) | 42,86 | 24,70 | 0,21 | 1,73 | 0,09 |
X5: D (1=TACN; 0=TACN&TATC) | -124,44 | 54,83 | -0,27 | -2,26 | 0,03 |
X6: Mật độ thả (con/m2) | 1,55 | 0,75 | 0,24 | 2,05 | 0,05 |
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của | R | R2 | R2 h. chỉnh | F-value | F-sig. |
mô hình tương quan đa biến | 0,86 | 0,747 | 0,68 | 12,30 | 0,00 |
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra
Các biến | B | Std. Error | Beta | t-value | Sig. t |
(Hằng số) | 119,95 | 390,01 | -1,13 | 0,00 | |
X1: Thời gian thu hoạch (ngày) | -27,53 | 18,03 | -0,27 | -1,52 | 0,01 |
X2: Giá bán bình quân (1000đ/kg) | 802,19 | 294,76 | 0,52 | 2,72 | 0,00 |
X3: TACN/ha/vụ (tấn) | 78,52 | 14,94 | 0,10 | 1,52 | 0,01 |
X4: Kích cỡ giống bình quân (cm/con) | -504,12 | 495,89 | -0,18 | -1,01 | 0,21 |
X5: Kinh nghiệm nuôi (năm) | 39,22 | 80,61 | 0,08 | 1,48 | 0,04 |
X6: Mật độ thả (con/m2) | 7,69 | 15,86 | 0,09 | 1,28 | 0,16 |
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của
R R2 R2 h. chỉnh F-value sig. F
mô hình tương quan đa biến 0,74 0,61 0,57 5,99 0,00
Ảnh hưởng của kích cỡ giống và mật độ thả giống
Kích cỡ cá Tra giống không ảnh hưởng nhiều đến năng suất nhưng ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra. Khi thả các giống có kích cỡ càng lớn thì lợi nhuận càng giảm, trong khi đó năng suất không thay đổi nhiều (Hình 4.19). Hiện nay, người nuôi có xu hướng mua cá giống từ cá nhỏ (1 cm) về ương đến cá lỡ (2,5-3 cm) mới chuyển qua ao nuôi thịt, điều này giúp người nuôi giảm chi phí mua giống và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hình 4.20 cho thấy, ảnh hưởng mật độ cá nuôi ảnh hưởng mạnh đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra, với mật độ từ 50-70 con/m2 thì đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất và khi tăng mật độ nuôi lên trên 70 con/m2 thì cả năng suất và lợi nhuận đều có xu hướng giảm xuống. Do mô hình nuôi cá Tra sử dụng rất nhiều thức ăn trong suốt quá trình nuôi, khi tăng mức độ thâm canh lên thì lượng thức ăn sử dụng càng nhiều hơn, việc quản lý càng khó khăn hơn nên dịch bệnh xãy ra nhiều hơn là vấn đề không tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng nhiều đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi, do đó cần nuôi với mật độ hợp lý nhằm đem lại năng suất và lợi nhuận cao đối với mô hình nuôi cá Tra hiện nay.
2000
1000
2000
1000
0
1-1.5 cm
1.6-2.0 cm
2.5-3.0 cm
NS/vu (tan/ha) LN/vu (tr.d/ha)
0
< 30 con/m2
30-50 con/m2 50-70 con/m2
>70 con/m2
NS/vu (tan/ha) LN/vu (tr.d/ha)
Hình 4.16a;b: Kích cỡ giống và Mật độ giống ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận mô hình cá Tra
Ảnh hưởng của lượng TACN và thời gian thu hoạch
Hình 4.17a cho thấy, lượng TACN tỷ lệ thuận với năng suất của mô hình nuôi cá Tra, tuy nhiên lượng TACN từ 500 - 650 tấn/ha/vụ thì đạt được lợi nhuận cao nhất. Trong nuôi cá Tra thức ăn và cách cho ăn là rất quan trọng, chi phí thức ăn cũng cao nhất so với tổng chi phí, do đó việc quản lý chặt chẽ khâu cho ăn, tránh bị dư thừa thức ăn là rất quan trọng. Việc cho ăn quá mức sẽ không có lợi về mặt kinh tế và thua lỗ khi giá cá thấp. Tại thời điểm khảo sát,