Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Xuất Khẩu Của Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân


ABSTRACT

The thesis has identified and analyzed each part and relationships of parts on Tran Han Co., Ltd’s supply chain. The thesis has znalyze the current situation of the supply chain, the business activities of the company and doing the forecasting to know the development trend of international market and trend of business in company, the solutions are proposed to improve the performance of the supply chain, promote supply chain management at the company to meet the increasingly stringent requirements of the market, make plan for the expansion and development process and perfecting the company's supply chain in domestic and international markets. The purposes of thesis are solving problem on relationship of parts on company’s supply chain, forecasting the development trend of the pangasius market, complete the forecasting and make perfect processing plan. However, the thesis also has limitations on time and confidentiality in business, the thesis cannot mention deeply about the company's customers due to security regulations as well as business cost data.


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề


Trong thực tế suốt những năm qua, sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, gọi tắt là VASEP, đưa ra thống kê nói rằng sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm lĩnh gần như toàn phần thị trường thế giới.

Ngoài việc nuôi cá bằng các nhà bè trên sông, gần đây nhiều người dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đào ao hay hầm để nuôi cá. Những ao hầm đó nằm ở vị trí ven kênh rạch hay gần sông lớn để tiện đưa nước sông vào nuôi cá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Cục Nuôi trồng Thủy sản thuộc Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra ý kiến để có thể phát triển bền vững ngành này thì trong năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay. Cá tra và tôm nước lợ được cho là hai đối tượng nuôi chủ lực, ngành thủy sản Việt Nam đề nghị cần theo tuân theo đúng lịch thời vụ và cải tạo ao đầm, phát triển sản xuất giống ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để giải quyết vấn đề giống. Đặc biệt phải tạo mối liên kết chặt chẽ, công bằng giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ với những thỏa thuận về vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, cũng như tuân thủ các qui định kiều kiện sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo tổng hợp từ một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục với việc hình thành nên các vùng nuôi tập trung lớn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... với tổng diện tích lên đến hơn 5 nghìn ha. Nếu năm 2001 sản lượng cả vùng mới đạt khoảng hơn 100 nghìn tấn thì năm 2009 đã lên tới trên 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 1.4 tỷ USD. VASEP cho hay, như vậy, từ những "bước đi" tự phát của một số hộ nuôi nhỏ lẻ

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 3


và những cơ sở sản xuất thô sơ, cá tra Việt Nam bắt đầu "lớn" lên thành ngành sản xuất quy mô công nghiệp.

Chính vì thế, công tác tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi cung ứng sản xuất sẽ là cách để liên kết chặt chẽ với các khâu từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu và các công đoạn khác liên quan đến chuỗi. Đây là một giải pháp mang tính cấp thiết cho ngành sản xuất cá tra, cá basa tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Tại công ty TNHH MTV Trần Hân, cá tra là mặt hàng sản xuất chủ lực cho toàn bộ hoạt động của công ty, con cá tra, cá basa là nguồn gốc, là cốt lõi cho sự phát triển của công ty. Không nằm ngoài những khó khăn mà ngành và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra gặp phải, những vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hay cách vận hành chưa đồng bộ trong các khâu liên quan nhiều lúc làm cho hoạt động của công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp công ty bị khách hàng phàn nàn về chậm tiến độ, chất lượng chưa thật sự ổn định khi khâu kết nối tại các mắc xích chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến việc thiếu thông tin, truyền thông tin chưa chính xác hay không kiểm soát tốt các hoạt động trong từng mắc xích. Đây là một vấn đề mà công ty đang cân nhắc trong việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, chặt chẽ hóa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân là một vấn đề cấp thiết. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đề tài này tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động trong chuỗi cung ứng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng tại công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng khắc nghiệt của thị trường và tối ưu hóa hoạt động của công ty.


2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung

Đề tài nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, các thành phần cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Dựa trên những nền tảng chung, tác giả vận dụng nghiên cứu vào chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Qua những nghiên cứu này, tác giả có thể thấy rõ mặt mạnh cũng như những hạn chế trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân.

Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường để hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững của chuỗi.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể


- Nhận định được các vấn đề đã và đang xảy ra trong từng mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra tại công ty. Phân tích thực trạng, sự kết nối trong nội bộ từng mắc xích và giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng.

- Phân tích ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra hiện tại tại công ty và của ngành cá tra nói chung.

- Đánh giá và xây dựng các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cá tra.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu thành phẩm cũng như công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trân Hân. Cụ thể:

- Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng.


- Mối liên kết giữa các khâu


Trong thực tế, chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân khá rộng, trải dài từ khâu nuôi trồng, sản xuất thức ăn đến khâu xuất khẩu thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, đề tài sẽ giới hạn phân tích từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng để có thể làm rõ hơn các mắc xích nền tảng, đang được tập trung trong chuỗi.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Trần Hân Địa chỉ: 41 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện: DV2, Hà Đô Villas, 766 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh

Nhà máy chế biến: ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Thời gian thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.


Tính mới của đề tài


Đề tài nghiên cứu những hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Trần Hân và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những lỗ hỏng trong chuỗi cung ứng và hoàn thiện hóa chuỗi cung ứng tại công ty. Mục tiêu của các giải pháp đưa ra được áp dụng cho kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2019-2021 tại công ty.

Về cơ sở lý thuyết, đề tài sử dụng nguồn cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ những nghiên cứu về chuỗi cung ứng, các thành phần của chuỗi cung ứng cũng như vai trò của các yếu tố tác động đến sự vận hành của chuỗi cung ứng.

Đề tài sử dụng số liệu về kim ngạch xuất khẩu, dựa trên phương pháp dự báo để đánh giá xu hướng phát triển của ngành và của thị trường mục tiêu phục vụ cho việc đánh


giá thị trường và đưa ra các kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo, tận dụng tối đa những yếu tố có sẵn tại công ty để khai thác tối đa thị trường.

Về thực tiễn, ngành cá tra, cá basa là một trong những ngành trọng điểm luôn được quan tâm và đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Thời gian gần đây, ngành này lại có những bước tiến khá mạnh mẽ khi nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng, giá xuất khẩu cũng tốt hơn. Hòa chung với sự phát triển của ngành hàng, công ty đã đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình để tối ưu hóa các hoạt động cũng như có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh cũng là một động lực để công ty mở rộng phát triển, đầu tư toàn diện và đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng khép kín cho riêng mình. Tuy nhiên, hoạt động trong chuỗi cung ứng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục và tối ưu hóa các hoạt động chưa thực sự tối ưu. Chính vì điều này, đề tài phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược trong giai đoạn tiếp theo (2019-2021).

4. Phương pháp nghiên cứu


Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là:


- Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo chuyên ngành về cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo tháng, quý, năm, các bản tin về thông tin xuất khẩu cá tra của VASEP, website Tổng cục Hải quan, bảng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm đánh giá tình hình chung.

- Phương pháp phân tích xu hướng phát triển của ngành cá tra theo thị trường.


Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nhiều phương pháp dự báo, phân tích số liệu để xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty giai đoạn tiếp theo 2019-2021, góp phần tối ưu


hóa chuỗi cung ứng, khắc phục những điểm yếu đang hiện diện trên chuỗi cung ứng, khai thác tối đa nguồn lực trong chuỗi để phát triển bền vững.

Thiết kế nghiên cứu


(a) Đề tài điều tra về sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân và sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ VASEP, nội bộ tại công ty.

(b) Thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát: theo phụ lục 2

(c) Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với 20 khách hàng hiện tại tại công ty TNHH MTV Trần Hân.

Câu hỏi nghiên cứu


Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:

(i) Thế nào là chuỗi cung ứng?

(ii) Cấu trúc của chuỗi cung ứng?

(iii) Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng hiện nay?

(iv) Mô hình chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân như thế nào?

(v) Mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng như thế nào?

(vi) Ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân?

(vii) Những giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân?

5. Bố cục đề tài


Nội dung chính của đề tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau:


Phần mở đầu


Phần này sẽ trình bày tổng quan về đề tài, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu


Chương 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng


Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, lịch sử hình thành và phát triển, các thành phần trong chuỗi cung ứng, các mô hình chuỗi cung ứng cơ bản, vài trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế và các yếu tố tác động đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng và trình bày thực trạng ngành cá tra của Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân

Chương này phân tích cụ thể chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân, đánh giá chuỗi cung ứng tại công ty để xác định điểm mạnh và mặt hạn chế của chuỗi cung ứng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra của công ty TNHH MTV Trần Hân

Chương này dự báo xu hướng phát triển của ngành cá tra, cá basa Việt Nam, tại công ty TNHH MTV Trần Hân và dự báo xu hướng tại thị trường mục tiêu ASEAN, đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ những đánh giá thực tế về chuỗi cung ứng hiện tại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022