Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Cá Lóc Nuôi

Bảng 4.36: Phân tích tổng hợp lợi ích của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi

Diễn giải Hộ nuôi Vựa thu

mua

Chế biến

Bán lẻ Tổng

Kênh 3: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Sản lượng/hộ/năm (tấn)

14,1

728,2

6,0


Lợi nhuận/kg (đồng)

4.400

1.200

9.700

15.300

Tổng LN/hộ/năm (trđ)

62,0

873,8

58,2


% GTGT thuần/hộ/năm

6,2

87,9

5,9

100,0

Kênh 5: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Sản lượng/hộ/năm (tấn)

14,1

728,2

8,7

1,6


Lợi nhuận/kg (đồng)

4.400

1.200

1.300

7.500

14.400

Tổng LN/hộ/năm (trđ)

62,0

873,8

11,3

12,0


% GTGT thuần/hộ/năm

6,5

91,1

1,2

1,3

100,0

Kênh 9: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> TP HCM

Sản lượng/hộ/năm (tấn)

14,1

728,2


Lợi nhuận/kg (đồng)

4.400

1.200

5.600

Tổng LN/hộ/năm (trđ)

62,0

873,8


% GTGT thuần/hộ/năm

6,6

93,4

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 12

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá lóc nuôi

4.4.1 Mô hình hồi qui đa biến

Kết quả phân tích đa biến cho thấy, có 5 biến độc lập đồng thời cùng lúc có ý nghĩa ở mức 5% đến năng suất cá lóc nuôi, đó là: (i) Tự sản xuất giống; (ii) Có ương giống; (iii) Cá lóc bông; (iv) Mật độ giống thả; và (v) Chi phí thuốc phòng trị. Tất cả các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất đều tỷ lệ thuận với năng suất cá lóc nuôi, trừ biến SXG (tỷ lệ nghịch với năng suất).

Bảng 4.37: Mô hình hồi qui giữa năng suất và các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng B Sai số chuẩn

t Ý nghĩa

Hằng số

23.74

13.97

1.70

0.09

X1. Kinh nghiệm nuôi (năm)

0.81

0.47

1.72

0.09

X2. Tự sản xuất giống (1=có, 0=không)

-30.48

14.20

-2.15

0.03

X3. Có ương giống (1=có, 0=không)

23.74

8.83

2.69

0.01

X4. Độ sâu mực nước khi nuôi (cm)

-0.03

0.03

-1.10

0.27

X5. Loài cá nuôi (1=Cá lóc bông; 0=khác)

48.67

7.05

6.91

0.00

X6. Mật độ thả (con/m3)

0.16

0.02

7.51

0.00

X7. CP thuốc phòng trị/m3/vụ (1000 đ)

0.20

0.04

4.62

0.00

X8. Hệ số thức ăn-FCR (lần)

-4.48

3.27

-1.37

0.17

X9. Vèo sông (1=có, 0=khác)

1.35

6.20

0.22

0.83

R R2 F Ý nghĩa

Hệ số tương quan và mức ý nghĩa

0.774

0.599

34.349

0.000

Phương trình hồi qui đa biến được viết như sau:


Y = 23,74 + 0,81X1 – 30,48X2 + 23,74X3 – 0,03X4 + 48,67X5 + 0,16X6 + 0,20X7

– 4,48X8 + 1,35X9

Trong đó: Y = Năng suất cá lóc nuôi/m3/vụ (kg)


4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất cá lóc nuôi


Kết quả phân tích hồi qui đơn biến các yếu tố tác động có ý nghĩa cho thấy, mật độ giống thả tăng lên thì chi phí sản xuất và năng suất cũng tăng theo. Các hộ thả với mật độ từ 90 con/m3 trở xuống có chi phí sản xuất khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Khi nuôi cá lóc với mật độ trên 150 con/m3 thì có chi phí cao hơn rất nhiều so với các nhóm mật độ còn lại và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lợi nhuận cũng tăng lên khi tăng mật độ nuôi nhưng thả với mật độ 120-150 con/m3 sẽ có hiệu quả kinh kế cao nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm mật độ từ 60 con/m3 trở xuống. Tuy nhiên, để đầu từ vốn có hiệu quả hơn thì cần nuôi với mật độ từ 60- 90 con/m3 và sự khác biệt này không có ý nghĩa ở mức 5%.

Chi phí thuốc phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi, hiện vẫn có thể tăng thêm so với mức bình quân chung để tăng năng suất tuy nhiên mức độ 28-35 ngàn đồng/m3/vụ có thể cho lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, thuốc phòng trị chỉ được sử dụng khi cá bị bệnh nên sử dụng ít thuốc phòng trị sẽ góp phần làm giảm chi phí

sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư hơn. Nếu chi phí thuốc phòng trị nhỏ hơn 7.000 đ/m3/vụ thì có hiệu quả đầu tư vốn là cao nhất nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê.


Với các hộ tự SXG thì chi phí sản xuất và năng suất cá lóc nuôi đều thấp hơn các hộ không có SXG nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê. Tuy nhiên, khi tính lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thì nhóm hộ không có SXG cao hơn rất nhiều so với hộ tự SXG và sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). Ngược lại, nhóm hộ có ương giống đều có chi phi và năng suất cao hơn nhóm không ương giống và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Với loài cá nuôi thì hộ nuôi cá lóc bông có chi phí đầu tư và năng suất cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các loài cá lóc còn lại (p<0,05). Trong khi đó, lợi nhuận đạt khi nuôi cá lóc bông cũng cao hơn 2 loài cá lóc còn lại và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá lóc đầu nhím nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá lóc đầu vuông. Hộ nuôi cá lóc đầu

vuông có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hộ nuôi các loài cá lóc còn lại nhưng sự khác

biệt này không có ý nghĩa thông kê.

Bảng 4.38: Các yếu tố ảnh hưởng mạnh lên năng suất cá lóc

Chỉ tiêu n

Chi phí

(1000 đ/m3/vụ)

Năng suất

(kg/m3/vụ)

Lợi nhuận

(1000 đ/m3/vụ)

Tỷ suất LN

(%/vụ)

1. Mật độ giống thả

- Nhỏ hơn 30 con/m3


54


146.2a


5.9 a


31.9 a


86.0 a

- Từ 30-60 con/m3

35

550.6ab

19.7 ab

50.1 a

79.6 a

- Từ 60-90 con/m3

32

844.9ab

33.8 bc

154.1 ab

201.9 a

- Từ 90-120 con/m3

28

1022.2bc

45.7 c

310.6 ab

93.4 a

- Từ 120-150 con/m3

16

1702.4cd

78.0 d

508.4 b

84.9 a

- Lớn hơn 150 con/m3

53

2071.4d

85.2 d

428.8 ab

95.0 a

2. Thuốc phòng trị bệnh

- Nhỏ hơn 7 ngàn đ/m3/vụ


67


479.4 a


18.0 a


79.1 a


150.0 a

- Từ 7-14 ngàn đ/m3/vụ

30

607.7 ab

26.0 a

125.0 a

94.2 a

- Từ 14-21 ngàn đ/m3/vụ

23

906.8 ab

39.1 a

244.3 a

90.3 a

- Từ 21-28 ngàn đ/m3/vụ

21

900.3 ab

38.4 a

257.3 a

78.3 a

- Từ 28-35 ngàn đ/m3/vụ

28

1387.8 b

64.2 b

420.2 a

74.1 a

- Lớn hơn 35 ngàn đ/m3/vụ

49

1854.6 b

74.2 b

329.2 a

86.4 a

3. Sản xuất giống

- Không SXG


209


1027.1 a


42.8 a


228.7 a


108.9 a

- Có SXG

9

575.7 a

20.4 a

19.5 b

16.8 b

4. Ương giống

- Không ương giống


194


943.2 a


40.9 a


246.6 a


116.7 a

- Có ương giống

24

1536.3 a

49.4 a

5.5 a

11.1 b

5. Đối tượng nuôi






- Lóc bông

41

2434.4 a

90.1 a

435.5 a

77.3 a

- Lóc đầu vuông

102

649.7 b

34.4 b

245.0 a

135.2 a

- Lóc đầu nhím

75

716.9 b

25.7 b

68.3 b

79.3 a


4.5 Phân tích ma trận SWOT

Hiện nay, phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh do có nhiều thuận lợi về nguồn thức ăn cho cá lóc tương đối phong phú, thích hợp nhiều mô hình nuôi khác nhau và nhiều thủy vực khác nhau (ao, sông và đồng ruộng), tận dụng lao động nhàn rỗi mùa lũ,… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Các vấn đề này sẽ được làm rò trong phân tích SWOT dưới đây, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất/giải pháp cho sự phát triển của ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL.

Điểm mạnh (S-Strengths)


S.1- Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL phong phú, trong đó có nhiều loài cá tạp nước ngọt là nguồn cung cấp thức ăn tốt cho cá lóc nuôi, đặc biệt ốc bươu vàng và cua đồng cũng có thể tận dụng để nuôi cá lóc.

S.2- Vào mùa nước lũ hằng năm có thể tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi để

nuôi cá lóc nhằm tăng thêm thu nhập.


S.3- Vào mùa lũ, một số nơi ở ĐBSCL có mực nước trên ruộng tăng khá cao, có

thể lên đến 1-2 m, đây là điều kiện thuận lợi để nuôi cá lóc trong mùng vèo.


S.4- Cá lóc là loài ăn động vật nên có thể sử dụng nhiều loại thức ăn tươi sống sẵn có tại địa phương như cá tạp nước ngọt, ốc bươu vàng, cua đồng hoặc một số loại thức ăn khác như cá tạp biển, đầu xương cá tra, phế phẩm từ chế biến cá mè và thức ăn viên.

S.5- Cá lóc có thể thả nuôi quảng canh kết hợp với ruộng lúa hoặc nuôi thâm canh với mật độ rất cao như mô hình nuôi trên ao nổi (ao lót bạt hoặc ao xi măng).

S.6- Hiện nay, cá lóc được lai tạo với nhiều ưu điểm vượt trội và có nhiều con lai có tốc độ tăng trưởng tốt và được nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Cá lóc lai có thể nuôi được nhiều mô hình khác nhau như nuôi ao đất, ao nuôi, mùng vèo.

S.7- Cá lóc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và có thể chế biến được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao như khô cá lóc, mắm cá lóc, cá lóc chà bông, đông lạnh xuất khẩu.


Cơ hội (O-Opportunities)


O.1- Hiện nay, dịch bệnh lây lan qua người gia tăng ở các nhóm thực phẩm như bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm,… nên người tiêu dùng đã hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này và gia tăng sử dụng sản phẩm thủy sản. Đây là cơ hội tốt cho các sản phẩm thủy sản tăng về sản lượng, trong đó có cá lóc nuôi.

O.2- Thực phẩm được chế biến từ cá lóc là món ăn truyền thống của người Việt Nam nên được nhiều người biết đến và ưa thích.

O.3- Nhiều công ty cung cấp thức ăn thủy sản đã thử nghiệm thành công thức ăn viên cho cá lóc nuôi và đạt kết quả khả quan.

O.4- Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu bắt đầu quan tâm và tìm đầu ra cho cá lóc nuôi. Một số sản phẩm từ cá lóc cũng được xuất khẩu như khô cá lóc, mắm cá lóc, sản phẩm đông lạnh (philê, làm sạch nguyên con, cắt khúc,..) và các sản phẩm giá trị gia tăng khác.

O.5- Được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành địa phương, viện nghiên cứu và trường đại học.

Điểm yếu (W-Weaknesses)


W.1- Kỹ thuật nuôi còn hạn chế do người nuôi chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật. Nguồn cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi còn rất ít, chưa có lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lóc riêng biệt.

W.2- Các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị cá lóc đều thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhóm hộ nuôi do mức thu nhập ở nông thôn tương đối thấp.

W.3- Tuy phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh mẻ nhưng còn nhỏ lẻ, chưa liên kết được trong sản xuất cũng như tiêu thụ. Đây là điểm yếu chung của các sản phẩm thủy sản nói chung, vấn đề về liên kết trong sản xuất đã được thảo luận nhiều nhưng chưa có kết quả khả quan.

W.4- Cá lóc nuôi phụ thuộc nhiều vào thức ăn tươi sống nên khi lượng cá tạp nước ngọt giảm mạnh đã gây nhiều khó khăn cho các hộ nuôi cá lóc thương phẩm.

W.5- Do cá lóc có khả năng nuôi với mật độ cao nên nhiều bệnh phức tạp xuất hiện và cho đến nay một số bệnh vẫn chưa có thuốc trị. Mặt khác, thuốc chuyên sử dụng cho cá lóc còn hạn chế nên các hộ nuôi sử dụng thuốc của các loài cá khác để sử dụng cho cá lóc, do đó hiệu quả điều trị còn hạn chế.

W.6- Cá lóc chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa nên giá cá lóc thương phẩm phụ thuộc nhiều vào các loại thực phẩm trong nước. Giá cá lóc giảm mạnh khi sản lượng cá nước ngọt khai thác tự nhiên nhiều vào mùa lũ.

Đe dọa/thách thức (T-Threats)


T.1- Thức ăn nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu sử dụng thức ăn tươi sống nên môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm nặng do thức ăn dư thừa dẫn đến dịch bệnh gia tăng khó quản lý.

T.2- Nguồn thức ăn cá tạp nước ngọt ngày càng khan hiếm và giá tăng khá cao

nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất.


T.3- Chất lượng thịt cá lóc nuôi thấp hơn cá lóc đồng ngoài tự nhiên nên việc tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng e ngại.

T.4- Giá con giống, thức ăn, thuốc và nguyên liệu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng theo ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

T.5- Do việc tăng mức độ thâm canh và địa điểm nuôi không thuận lợi nên dịch bệnh ngày càng tăng.

T.6- Cá lóc là loài ăn động vật nên đặc tính tự ăn nhau khá cao, do đó kích cỡ cá không đồng đều gây khó khăn trong tiêu thụ.

T.7- Hiện nay ở một số địa phương thương lái thu mua cá lóc nguyên liệu khá ít dẫn đến tính độc quyền trong thu mua cá nguyên liệu. Hiện tượng ép giá, ép kích cỡ xãy ra khá nhiều nhưng người nuôi không có sự chọn lựa nào khác.

Các giải pháp cho phát triển ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL

Trên cơ sở phân tích SWOT về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất cụ thể để ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới, cụ thể:

(1)- Các hộ nuôi cần tận dụng điều kiện sẵn có của gia đình để nuôi cá lóc nhằm

giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

(2)- Nghiên cứu và khuyến khích nuôi thâm canh cá lóc kết hợp với sử dụng thức ăn viên nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng thức ăn tươi sống gây ra. Việc sử dụng thức ăn viên sẽ giảm áp lực lên họat động khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở địa phương và giúp bảo tồn nguồn lợi thủy sản nước ngọt tốt hơn. Sử dụng thức ăn viên sẽ giúp giảm chi phí sản xuất như hệ số thức ăn thấp, giảm được chi phí lao động và công vận chuyển.

(3)- Tùy theo điểu kiện sẵn có ở mỗi địa phương mà phát triển nuôi cá lóc với nhiều mô hình khác nhau.

(4)- Xem xét chính sách hỗ trợ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu cá lóc nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu muốn phát triển tăng sản lượng cá lóc nuôi thì thị trường tiêu thụ là rất quan trọng do hiện nay sản lượng cá lóc đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cần hướng đến xuất khẩu cá

lóc để gia tăng sản lượng nhằm tăng thêm đối tượng kinh tế cho vùng và giảm rủi ro cho ngành thủy sản nói chung.

(5)- Tăng cường hoạt động khuyến ngư, mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi

cá lóc nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

(6)- Thông tin về quan trắc môi trường nước cần được phổ biến rộng rãi và đảm bảo cho người nuôi có thể cập nhật được dễ dàng nhằm quản lý tốt dịch bệnh bùng phát. Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dòi tình hình sức khỏe cá nuôi để phát hiện sớm và kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát nặng hơn.

(7)- Cần xây dựng nơi xử lý nguồn nước thải để hạn chế ô nhiễm và lây lan dịch bệnh trên cá nuôi. Cần có chính sách chế tài đối với các trường hợp xả nước thải không qua xử lý ra ngoài kênh rạch công cộng.

(8)- Cần áp dụng biện pháp phân cỡ cá giống và quản lý tốt lượng thức ăn để đàn cá thu hoạch có kích cỡ đồng đều hơn.

(9)- Cần có hợp đồng ràng buộc giữa người nuôi và thương lái nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm và an tâm trong sản xuất.

(10)- Để đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn cho cá lóc nuôi ổn định thì cần phải có hợp đồng mua bán giữa người cung cấp đầu vào (thức ăn) với người nuôi nhằm hạn chế việc thiếu hụt nguồn thức ăn và giá đầu vào biến động.

(11)- Cần có chính sách quản lý các hộ thu mua cá nguyên liệu nhằm hạn chế hiện tượng ép giá. Cần qui định mức giá sàn nhằm đảm bảo lợi nhuận phân phối đồng đều giữa các nhóm tác nhân tham gia vào ngành hàng.

(12)- Cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất như cho vay với lãi suất thấp hoặc tăng mức cho vay trong sản xuất cá lóc. Các thủ tục vay vốn cần phải thông thoáng, giúp người nuôi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay này.

(13)- Qui hoạch lại vùng sản xuất cá lóc nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu. Hiện nay, diện tích mặt nước tiềm năng có thể nuôi được cá lóc còn khá nhiều do đó có thể gia tăng thêm diện tích và sản lượng.

(14)- Cần có qui định cụ thể về thời gian cấm khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt trong năm và có chế tài mạnh khi vi phạm. Kết hợp với tuyên truyền tăng cường ý thức của người dân nhằm bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản nước ngọt.

(15)- Tăng cường liên kết trong sản xuất, thành lập các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hay câu lạc bộ nuôi cá lóc nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất và tìm đầu ra sản phẩm tốt hơn.

Bảng 4.39: Ma trận SWOT và giải pháp phát triển ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL


(O): Cơ hội

(T): Đe dọa

- Nhu cầu sản phẩm thủy sản

- Ô nhiễm môi trường do sử dụng

ngày càng tăng.

thức ăn tươi sống.

- Được nhiều người biết đến và

- Nguồn thức ăn cá tạp nước ngọt

ưa thích.

ngày càng khan hiếm.

- Thử nghiệm thành công thức

- Chất lượng thịt cá lóc nuôi không

ăn viên cho cá lóc.

đảm bảo.

- Nhiều nhà máy chế biến quan

- Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.

tâm xuất khẩu.

- Dịch bệnh ngày càng tăng.

- Được sự quan tâm của các

- Kích cỡ cá không đồng đều.

ban ngành chức năng.

- Giá đầu ra không ổn định.

- Nhiều nghiên cứu về cá lóc

- Độc quyền trong thu mua cá

được các viện nghiên cứu,

nguyên liệu

trường đại học thực hiện.


( S ): Điểm mạnh

Các chiến lược SO

Các chiến lược ST

- Mùa lũ lượng cá mồi nhiều.

- Tận dụng điều kiện sẵn có

- Quản lý bệnh dịch, phát hiện sớm

- Tận dụng lao động nhàn rỗi

của gia đình.

nhằm hạn chế bệnh nặng hơn.

mùa lũ.

- Phát triển nuôi thâm canh kết

- Xử lý nguồn nước thải để hạn chế

- Tận dụng diện tích mặt nước.

hợp với sử dụng thức ăn viên.

ô nhiễm.

- Có khả năng sử dụng nhiều loại

- Đa dạng mô hình nuôi tùy

- Phân cỡ cá giống và quản lý cho

thức ăn khác nhau.

vào đối tượng.

ăn để đàn cá thu hoạch có kích cỡ

- Có khả năng tăng mức độ thâm

- Tăng cường chế biến xuất

đồng đều.

canh.

khẩu.

- Ký hợp đồng tiêu thụ cá ổn định.

- Nhiều loài cá lóc thích hợp với

- Trạm thủy sản của địa

- Ký hợp đồng cung cấp thức ăn cá

nhiều mô hình nuôi khác nhau.

phương tăng cường hỗ trợ kỹ

tạp ổn định.

- Chế biến được nhiều sản phẩm

thuật cho người nuôi.

- Xây dựng trạm thu mua của nhà

giá trị gia tăng (mắm, khô, chà


nước nhằm hạn chế thương lái ép

bông).


giá.

(W): Điểm yếu

Các chiến lược WO

Các chiến lược WT

- Kỹ thuật nuôi còn hạn chế.

- Quản lý ngành cần tập huấn

- Khai thác cá tạp đúng con nước

- Thiếu vốn sản xuất.

kỹ thuật cho người nuôi cá lóc.

và mùa vụ, tăng khai thác nhưng

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

- Cho cá ăn phù hợp theo giai

trong quy định của nhà nước.

- Phụ thuộc nhiều vào thức ăn

đoạn tăng trưởng .

- Kết hợp liên ngành và các địa

tươi sống.

- Vay vốn phát triển từ các

phương trong việc tìm nguồn đầu ra

- Nhiều bệnh phức tạp, chưa có

ngân hàng nhà nước.

và nguồn cung cấp thức ăn cá tạp

thuốc trị.

- Nghiên cứu và khuyến khích

ổn định.

- Giá đầu ra không ổn định.

nuôi cá lóc sử dụng thức ăn

- Tăng cương ý thúc bảo vệ môi

- Phụ thuộc nhiều vào thị trường

viên.

trường và bảo vệ nguồn lợi thủy

nội địa.

- Tạo nguồn nguyên liệu ổn

sản.


định cho xuất khẩu.


Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí