Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 3

bắt xa bờ nên sản lượng khai thác tăng lên đáng kể (34%), tiếp đến từ năm 2002 sản lượng đánh bắt tăng lên không đáng kể. Nếu lấy mốc năm 2000 sản lượng khai thác đạt 1.280 ngàn tấn thì năm 2001 sản lượng nhảy vọt lên 1.724 ngàn tấn điều này cho thấy việc đầu tư đánh bắt xa bờ có hiệu quả, đưa sản lượng khai thác tăng lên đáng kể, nhưng từ năm 2002 sản lượng khai thác tăng lên 1.802,6 ngàn tấn (tăng 4,6%), năm 2003 là 1.856,1 ngàn tấn (tăng 2,9%),

năm 2004 là 1.923,5 ngàn tấn (tăng 3,7%), năm 2005 là 1.940 ngàn tấn (tăng

0,8%), năm 2006 là 2.000 tấn (tăng 3,1%) và ước lượng vào năm 2010 là 2 triệu tấn, tính trung bình giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 sản lượng hàng năm tăng 3%. Qua đây có nhận định rằng sản lượng khai thác đã đạt đến mức bảo hòa và sau năm 2010 sản lượng khai thác có thể sụt giảm nếu không có giải pháp quản lý ngành khai thác và phát triển NTTS một cách hợp lý ở (Hình 2.1).

Nuôi trồng thủy sản năm 2001 khi nghề nuôi cá Tra phát triển thì sản lượng hàng năm tăng lên đáng kể nhưng từ năm 2002 sản lượng khai thác tăng lên 1.802,6 ngàn tấn (tăng 2%), năm 2003 là 1.856,1 ngàn tấn (tăng 2,9%), năm

2004 là 1.923,5 ngàn tấn (tăng 3,7%), năm 2005 là 1.940 ngàn tấn (tăng 0,8%), năm 2006 là 2 triệu tấn (tăng 3,1%) và ước lượng vào năm 2010 vẫn là 2 triệu tấn, tính trung bình giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 sản lượng hàng năm tăng 3% và sản lượng nuôi ước đạt vào năm 2010 là 2 triệu tấn tương đương với sản lượng khai thác (Bộ Thủy sản, 2006). Điều này cho thấy việc khai thác đã đạt đến đỉnh điểm, sản lượng không tăng được nữa, và có thể sản lượng thấp hơn sản lượng nuôi từ sau năm 2010, qua đây cũng cho thấy sản lượng sau này sẽ phụ thuộc vảo sản lượng nuôi là chính.


1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0


2001 2002 2003 2004 2005 2006


Sản lượng (1.000 tấn) Diện tích (1.000 ha)


Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2006)

Sản lượng nuôi tăng nhanh đồng nghĩa với việc tăng diện tích nuôi, năm 2001 diện tích nuôi 755 ngàn ha, năm 2002 tăng lên 797,7 ngàn ha, năm 2003 tăng lên 867,6 ngàn ha, năm 2004 tăng lên 920 ngàn ha, năm 2005 là 959,9 ngàn ha, năm 2006 là gần 1 triệu ha (975,5 ngàn ha). Từ năm 2003 năng suất nuôi trung bình trên 1 tấn/ha. Điều này cho thấy mức độ thâm canh hóa ngày càng cao.

Theo Trần Minh Phú & Nguyễn Thanh Phương (2007) cho rằng sản lượng cá Tra trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, từ năm 2004 sản lượng cá Tra là 315 ngàn tấn, năm 2006 là 800 ngàn tấn tăng lên hơn 485 ngàn tấn (tăng 154%). Nhận thấy sản lượng năm 2006 tăng gấp 2,54 lần sản lượng năm 2004. Nếu nhìn nhận từ góc độ diện tích thi năm 2004 là 1.202,5 ngàn ha thì năm 2005 là 1.437,3 ngàn ha tăng lên 234,8 ngàn ha (tăng 19,5%) và năm 2006 là 1.617 ha tăng lên 179,9 ngàn ha (tăng 12,5%). Như vậy sau hai năm diện tích nuôi cá Tra tăng lên 34,5% (414,5 ngàn ha) tăng gấp 1,35 lần, trong khi đó sản lượng cá Tra tăng gấp 2,54 lần (Bộ Thủy sản, 2006). Điều này có thể nhận định rằng năng suất cá Tra nuôi được nâng cao hay thâm canh hóa nhanh hơn so với mở rộng diện tích.

2.3. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL

Sản lượng nuôi trồng ở Việt Nam cho thấy được phần lớn tập trung ở ĐBSCL chiếm 67,1%, Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 15,6%, cho thấy sản lượng còn lại không đáng kể phân bố rải rác ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải (Bộ Thủy Sản, 2005).

Bảng 2.1: Tỉ lệ diện tích nuôi trồng Thủy Sản ở từng vùng trên cả nước


Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản

Tỷ lệ (%)

Bắc Bộ

4,40

Đông Bắc Bộ

3,30

Tây Bắc Bộ

0,40

Duyên Hải

1,90

Tây Nguyên

0,80

ĐBSH (Đồng Bằng Sông Hồng)

15,6

Đông Nam Bộ

6,50

ĐBSCL (Đồng Bằng Sông Cửu Long)

67,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 3

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2005)

Diện tích nuôi thủy sản của ĐBSCL năm 2003 cả vùng có 610.773 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (chiếm 67,8 % cả nước), trong đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 123.276 ha đạt sản lượng 363.359 tấn (Bộ Thủy sản, 2004).

Năm 2003, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả vùng đạt trên 1,28 tỷ USD, chiếm trên 57% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từng bước trở thành một nghề sản xuất quan trọng (Bộ Thủy Sản, 2003). Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng cho phát triển nền kinh tế - xã hội. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao đòi hỏi hàng hóa sản phẩm phải có chất lượng cao, sản lượng lớn, ổn định để đáp ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Môi trường trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề có tầm quan trọng cần phải được quan tâm trong xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp hóa và bền vững thân thiện với môi trường (Sở NN&PTNT An Giang, 2004).

Theo thống kê từ các tỉnh, năm 1999 ở ĐBSCL có trên 6.000 ha nuôi TCX,

đạt sản lượng 2.500 tấn (Bộ Thủy sản, 2000) đến năm 2002 TCX cả nước đạt

10.000 tấn nhưng chủ yếu là từ các tỉnh ĐBSCL (Bộ Thủy sản, 2003). Diện tích nuôi thủy sản của thành phố Cần Thơ năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500 ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha). Trong đó cá nuôi ở ao 3.031 ha, cá Tra 797,8 ha, tôm càng xanh 376,2 ha. Sản lượng thu hoạch 154.778,1 tấn. An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và một số tỉnh khác có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

TCX là đối tượng có giá trị kinh tế cao và được tập trung phát triển vào những năm gần đây, năng suất đạt trung bình là 592 kg/ha/vụ (Nguyễn Anh Tuấn, 2006). Nuôi TCX với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi tôm kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi tôm đăng quầng trên sông đạt bình quân 5,22 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004). TCX được nuôi kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi tôm luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi trong ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi đăng quầng trên sông đạt bình quân 4,12 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương, 2004). TCX được nuôi ở hầu hết các tỉnh, phổ biến là ở An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.

Sản lượng cá nuôi nước ngọt của vùng ĐBSCL năm 2004 đạt gần 350.000 tấn, gồm nhiều đối tượng nuôi thủy sản tương đối đa dạng gồm các loài cá bản địa (Rô đồng, Lóc, Bống tượng, Tra, Basa,…) và cá nhập nội như Rô phi, nhóm cá Chép. Trong các loài nuôi mạnh nhất thuộc nhóm cá da trơn, đặc biệt cá Basa (Pangasius bocourti) và cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là được thả nuôi nhiều nhất.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc, sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt của toàn vùng đạt 363.359 tấn, chiếm 61,7% sản lượng thủy sản nước ngọt của cả nước (Bộ Thủy sản,

2003). Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng không chỉ về diện tích, mức độ thâm canh đáng chú ý là sản lượng cá da trơn (tra và Basa). Sản lượng hai loài này đạt 200.000 tấn năm 2002 (Bộ Thủy sản, 2003). Riêng tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp là 339.400 tấn, trong đó cá Tra 289.900 tấn, cá khác 42.500 tấn, tôm

7.000 tấn (Sở NN&PTNN Đồng Tháp, 2006). Cá là nghề nuôi truyền thống của vùng ĐBSCL, trong đó các đối tượng nuôi chính là cá Basa, cá Tra, cá Lóc (Nguyễn Thanh Phương, 1998).

Cá Lóc là loài nuôi quan trọng sau cá Tra và Basa, theo báo cáo của Sở NN & PTNT(2004) An Giang (2004) thì sản lượng cá Lóc nói chung (cá Lóc) khoảng 5.294 tấn. Sản lượng nuôi trồng 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn chiếm 80,3%, các loại khác 35.698 tấn chiếm 19,7% và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ (Sở Thủy sản An Giang, 2006).

Năm 1985 khi kỹ thuật sinh sản nhân tạo hai loài cá Basa và tra thành công, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra nhanh chóng được hoàn thiện thì đến đầu năm 2000 nghề nuôi cá Tra phát triển ở diện rộng trong bè trên sông, trong ao và đăng quầng, sản lượng cá Tra và Basa của ĐBSCL năm 2003 được ước tính là 200.000 tấn. Năm 2004 thì ĐBSCL có thể sản xuất đến 430.000 tấn cá da trơn (Bộ Thủy sản, 2005). Như vậy tiềm năng sản xuất cá da trơn ở ĐBSCL hiện rất lớn và có có thể tiếp tục tăng trong những năm tới.

Thành phố Cần Thơ là một trong những vùng nuôi cá Tra ao trọng điểm của ĐBSCL mặc dù xuất phát chậm hơn các tỉnh khác như An Giang và Đồng Tháp. Theo Sở NN &PTNT Cần thơ (2004) thì tính đến ngày 15/08/2004 toàn tỉnh có 630 ha nuôi với sản lượng hơn 63.000 tấn. Các ao nuôi tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn và Quận Ninh Kiều.

Đặc biệt là cá Tra đã có bước nhảy vọt đáng kể, năng suất nuôi tăng vọt và có thể đạt sản lượng khoảng 166 kg/m3 (nuôi bè), 345 tấn/ha (nuôi đăng quầng) (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004) và 212 tấn/ha (nuôi ao) (Dương Nhựt Long và ct.,. 2004). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) thì hệ số tiêu tốn thức ăn tự chế (FCR) trong nuôi cá Tra dao động từ 3,2 - 3,6 và điều này cho thấy cứ 1 tấn cá được sản xuất ra thì dùng đến 3,2 - 3,6 tấn thức ăn được

sử dụng và thức ăn dư thừa thải ra môi trường là khá lớn và đáng quan tâm. Hiện tại, việc mở rộng quá nhanh diện tích nuôi cá da trơn ở các tỉnh nước ngọt ĐBSCL đang đặt ra một vấn đề lớn là quản lý môi trường ao nuôi và vùng nuôi để đảm bảo sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở các vùng nuôi tập trung thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hệ thống nuôi cá da

trơn ngày càng trở nên nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rũi ro cho sự phát triển bền vững.

Cá Tra có những đặc điểm rất có lợi cho nghề nuôi như kích thước lớn, tăng trưởng nhanh, sử dụng được nhiều loại thức ăn. Không những có những đặc điểm này mà cá Tra còn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường oxy thấp, nước dơ bẩn, mật độ nuôi cao…Với nững ưu điểm này cá Tra được xem là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu, được nuôi phổ biến ở ĐBSCL.



Hình 2.4: Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL

Ở khu vực miền Tây Nam Bộ hệ thống nuôi cá da trơn đặc trưng là nuôi bè, nuôi ao, hồ ở vùng sông Hậu tỉnh An Giang, Cần Thơ và Ðồng Tháp. Ðiều kiện tự nhiên ở vùng ÐBSCL là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi, cá Tra và cá ba sa trung bình từ 120 - 150kg cá trên một mét vuông mặt nước, vì vậy trung bình một bè cá nhỏ sẽ cho 30 tấn/vụ nuôi. Trong khi đó bè cá lớn đạt 50 - 60 tấn/vụ nuôi. Thời tiết ấm vùng đồng bằng châu thổ này thích hợp cho sự phát triển của cá, một vụ nuôi có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng. Một vụ nuôi 6 - 8 tháng cá Tra đạt được trung bình từ 0,75 - 1kg/con và có thể đạt đến 1 - 1,3kg/con và cá Basa đạt 1,3 - 1,5kg/con.

Hàng năm, sản lượng ước khoảng 20.000 tấn (Cacot, 1998) và theo Nguyễn Thanh Phương (1998) sản lượng cá Tra nuôi ao ở An Giang là cao nhất, tiếp đến là Cần thơ và Đồng tháp. Theo Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang tính đến năm 2002 có khoảng 3.400 bè và 1.430 ao nuôi cá được chính thức ký kết với các Công ty sản xuất thực phẩm và đi vào hoạt động. Diện tích nuôi tùy thuộc vào mỗi nông hộ và vấn đề thị trường cá da trơn năm 2003 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của ngư dân vùng này.

Tình hình nuôi cá Tra ở An Giang theo (Trần Văn Nhì, 2005), trong những năm gần đây tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh, do việc chủ động được nguồn cá giống từ sinh sản nhân tạo, cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến và thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ cá Tra phi lê được mở rộng. An Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi và kim ngạch xuất khẩu

sản phẩm cá nước ngọt lớn nhất cả nước. Tỉnh An Giang đã khẳng định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2004 đạt 128,7 triệu USD chiếm 49,5% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá Tra phi lê. Sản lượng thủy sản nuôi đạt 152.800 tấn (Sở NN&PTNT An Giang, 2004), trong đó cá Tra nuôi chiếm chủ yếu trong tổng sản lượng thủy sản nuôi của tỉnh.

Kết quả điều tra thủy sản của Trần Văn Nhì (2005) cho thấy, sản lượng cá Tra chiếm 85,6% tổng sản lượng thủy sản nuôi, trong đó sản lượng cá Tra nuôi trong ao và đăng quầng chiếm 48% và sản lượng cá Tra nuôi bè chiếm 37,6%. Diện tích ao nuôi phổ biến từ 1.000 - 3.000 m2 chiếm 53,3%, ao có diện tích lớn hơn 3.000 m2 chiếm 30% và ao nhỏ có diện tích từ 350 - 1.000 m2 chiếm 16,7% (Trần Văn Nhì, 2005).

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình nuôi cá Tra ở An Giang


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

Tổng diện tích nuôi cá Tra

ha

947,6

Ao nuôi cá Tra

ha

916,9

Đăng quầng nuôi cá Tra

ha

30,7

Sản lượng cá Tra nuôi ao, quầng

tấn

42.630

Tổng sản lượng cá Tra nuôi

tấn

75.925

(Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang, 2005)

Tôm càng xanh được nuôi tập trung ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An và Tiền Giang. Nghề nuôi tôm càng xanh phổ biến với các hình thức nuôi như nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao, nuôi đăng quầng đặc biệt là nuôi luân canh trên ruộng trồng lúa. Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau như phương thức canh tác 1 vụ lúa đông xuân và nuôi 1 vụ tôm càng xanh hay phương thức trồng 2 vụ lúa (lúa Đông - Xuân và Hè - Thu) và nuôi 1 vụ tôm càng xanh (Dương Nhựt Long, 2003). Nguồn giống tôm chủ yếu sinh sản nhân tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trong vùng (Lê Xuân Sinh và ctv., 2006).

Các nghiên cứu nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ao và ruộng lúa đã bắt đầu từ những năm 1990. Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Thủy sản 2 và một số địa phương như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ đã thực hiện một số mô hình nuôi thực nghiệm trong mươn vườn, trong ao và ruộng lúa. Các nghiên cứu cho thấy năng suất nuôi có sự khác nhau khá lớn theo mô hình nuôi và vùng nuôi, năng suất nuôi tôm đơn có thể đạt 600 -

1.000 kg/ha/vụ và nuôi trong ruộng lúa có thể đạt 280 - 300 kg/ha/vụ (Nguyễn

Thanh Phương và ctv., 2004). Năng suất tôm nuôi đạt từ 100 - 300 kg/ha/vụ đối với nuôi luân canh trên ruộng lúa, 500 - 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi ao và

1.200 - 5000 kg/ha/vụ đối với nuôi đăng quầng (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Theo Dương Nhựt Long (2003) thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đạt năng suất 3,2 tấn/ha.



Hình 2.5: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL

Theo Dương Tấn Lộc (2001) thì trong nuôi đăng quầng tôm được thả với cỡ giống 150 - 250 con/kg và mật độ 10 - 20 con/m2, thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống có bổ sung thức ăn công nghiệp, chế độ nước lên xuống theo triều. Năm 1999 thì nuôi tôm trong đăng quầng với mật độ 10 - 30 con/m2 đạt năng suất dao động từ 1,2 - 5 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm càng xanh đăng quầng tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp. Tuy vậy, năng suất và hiệu quả của mô hình này không ổn định vì tuỳ thuộc vào nước lũ hằng năm.

Năng suất bình quân của mô hình nuôi tôm xen canh với trồng lúa ở ba tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long đạt 154 kg/ha/vụ (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Theo Nguyễn Thị Dung (2000) thì nếu không làm lúa hè thu mà nuôi tôm thì năng suất có thể đạt 752 kg/ha/vụ.

Nuôi tôm trên ruộng lúa bằng giống tự nhiên (5 - 10 g/con), mật độ 0,5 - 2 con/m2 đạt năng suất 100 - 200 kg/ha ở Phụng Hiệp và 268 kg/ha ở Thốt Nốt (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998).

Năm 2004 diện tích nuôi là 500 ha, mật độ nuôi 5 - 10 con/m2, thời gian nuôi 6 - 7 tháng và đạt năng suất từ 800 - 1.500 kg/ha (Sở NN&PTNT An Giang, 2004). Theo Trần Tấn Huy và ctv., (2004) thì nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa mật độ 5 - 7 tôm bột/m2 thì sau 6 tháng nuôi đạt năng suất 1.253 - 1.573 kg/ha.

Ở tỉnh Vĩnh Long nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa bằng nguồn giống nhân tạo, cỡ giống 0,01 g/con mật độ thả 5 con/m2 sau 6 tháng nuôi đạt khôi lượng trung bình 18,2 - 30,2 g/con, năng suất 222 - 566 kg/ha (Trần Ngọc Hải và ctv., 2001). Nuôi tôm lúa luân canh với mật độ 4 con/m2 (2 - 3 cm/con), năng suất đạt 892 kg/ha và tỷ lệ sống bình quân 66,6% (Lý Văn Khánh, 2005). Thí nghiệm nuôi tôm trong ao nuôi với mật độ là 8 con/m2 và 12 con/m2, năng suất đạt tương ứng là 858 kg/ha/vụ và 1.052 kg/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005).

Ở Trà Vinh nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa bằng giống nhân tạo mật độ thả 2,5 - 4 con/m2 thì sau 6 tháng nuôi khối lượng trung bình là 43,7 g/con năng suất đạt 90 - 236 kg/ha/vụ và tỷ lệ sống đạt 8 - 25 % (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004).

Ở tỉnh Tiền Giang, nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 3 - 6 con/m2, năng suất đạt 15 - 350 kg/ha và nuôi trong hệ thống tôm lúa kết hợp với mật độ thả thấp và có bổ sung thức ăn, năng suất đạt 200 - 300 kg/ha (Sở Thủy sản Tiền Giang, 2006). Ở tỉnh Long An, 6 ruộng nuôi với diện tích từ 0,4 - 1,0 ha, mật độ thả là 10 con/m2, sau 6 tháng nuôi và mức nước trong ruộng là 1,2 - 1,4 m,

năng suất đạt 80 - 545 kg/ha và tỷ lệ sống 6,0 - 31,8% (vụ 1); năng suất đạt 208-818 kg/ha và tỷ lệ sống từ 10,9 - 32,3 % (vụ 2) Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004)

Riêng tại Cần Thơ từ năm 1991 thì mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thả giống ít và không đầu tư thức ăn. Từ năm 1992 - 1998 mức độ đầu tư tăng dần, mật độ thả từ 1 - 3 con/m2. Sản lượng tôm càng xanh qua các năm phụ thuộc vào mức nước lũ, năm 1997 có lũ lớn nên năng suất cao nhưng sang

năm 1998 mặc dù lượng giống thả gấp đôi năm 1997 nhưng không có có lũ nên sản lượng giảm (Phạm Trường Yên & Trần Ngọc Nguyên, 2000). Nghiên cứu nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 13 con/m2, cỡ giống 3 - 4 g/con, năng suất đạt 1,7 tấn/ha trong 160 ngày (Phạm Trường Yên & Trần Ngọc Nguyên, 2000). Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2002), nghiên cứu 28 hộ nuôi tôm lúa luân canh, năng suất tôm biến động theo mật độ và kích cỡ giống thả

nuôi từ 42 - 566 kg/ha và kết quả điều tra 55 hộ nuôi tôm lúa luân canh năm 2002 - 2003 ở An Giang và Cần Thơ, năng suất trung bình khi canh tác hai vụ lúa và một vụ tôm là 100 - 620 kg/ha, canh tác một vụ lúa và một vụ tôm, năng suất đạt 500 - 1.500 kg/ha. Năm 2004 thành phố Cần Thơ có diện tích nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa là 322 ha, năng suất nuôi dao động từ 500 - 1.500 kg/ha/vụ với nguồn giống là nguồn nhân tạo PL15-25 (60 - 80 con/g) (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2004). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004), nuôi tôm trên ruộng lúa, mật độ 2 con/m2, sử dụng thức ăn công

nghiệp, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất 180 - 200 kg/ha/vụ. Nguyễn Minh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022