Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang, Đồng Tháp Và Cần Thơ

Thông (2003) nghiên cứu 29 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, với mật độ 6 con tôm bột/m2, năng suất tôm biến động 393 - 2.100 kg/ha, bình quân đạt 705 kg/ha. Theo Ngô Hồng Yến (2004), năng suất bình quân đạt 614 kg/ha với mật độ thả giống là 3 PL25/m2. Theo Nguyễn Thanh

Sơn (2005), với mật độ 3 PL25/m2 thì năng suất đạt bình quân 569 kg/ha. Nuôi

tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện Ô Môn khi thả tôm PL20 mật độ 3 con/m2 sau thời gian nuôi 6 tháng đạt 550 kg/ha (Dương Tấn Lộc, 2002). Theo Trần Ngọc Nguyên (2003) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa năng suất bình

quân đạt 725 kg/ha và lãi ròng đạt 17,9 triệu đồng/ha. Mức lãi ròng này hiện rất hấp dẫn đối với việc phát triển nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa trong mùa lũ ở vùng nước ngọt ở các tỉnh ĐBSCL.

Vào tháng 3 - 4 hàng năm, sau khi thu hoạch lúa đông xuân, vệ sinh đồng ruộng đặc biệt là cắt sạch gốc rạ, sên vét mương bao, cải tao ruộng nuôi, lọc nước vào mương bao sau 2 - 3 ngày bắt đầu thả giống. Giống tôm nhân tạo thả mật độ thả 5 - 10 tôm bột/m2 và sau 15 - 20 ngày cho tôm lên ruộng bằng cách bơm nước lên ngập mặt ruộng từ 60 cm trở lên. Tháng đầu cho tôm ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%, tháng 2 thức ăn viên có hàm lượng đạm 25 - 30% kết hợp với thức ăn tươi (ốc bươu vàng, cá biển...). Sau 6 - 7 tháng năng suất 500 - 1.500 kg/ha (Trần Ngọc Nguyên, 2003).



Hình 2.6: Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL

Trong nuôi cá Lóc thương phẩm ở ĐBSCL cũng rất phát triển, các tỉnh có diện tích nuôi cá Lóc nhiều là Đồng Tháp (Tam Nông và Hồng Ngự), An Giang (Châu Thành, Tri Tôn) và Cần Thơ (Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh). Theo kết quả điều tra hằng năm tới ngày 01/01/2005 sản lượng cá Lóc nuôi toàn tỉnh An Giang là 6.911 tấn, tập trung chủ yếu ở Châu Thành, Châu Đốc, Thoại sơn (Trần Phùng Hoàng Tuấn, 2005). Hiện nay phong trào nuôi thủy sản ở Tam Nông cũng rất phát triển, diện tích NTTS của huyện là 170 ha với 750 lồng bè và 100 quầng nuôi tôm, đạt sản lượng khoảng 8.000 tấn trong đó sản lượng cá Lóc là 2.700 tấn (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2006). Ngày nay người nuôi cá Lóc chủ yếu nuôi cá trong những mùng lưới có kích thước nhỏ và mùng được đặt trong ao. Việc nuôi cá Lóc trong mùng có những ưu điểm hơn so với nuôi

cá trong ao lớn do dễ chăm sóc, quản lý và khai thác hơn, chất lượng cá tốt hơn, thức ăn được quản lý tốt hơn, cá bắt mòi dễ hơn vì thế lượng thức ăn hao hụt ít. Ngoài ra nuôi cá trong mùng lưới thì người nuôi có thể thả với mật độ cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

2.4 Nuôi trồng thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ

An Giang là tỉnh nằm sâu trong nội địa lại có 2 nhánh sông Mêkông chảy qua với diện tích nông nghiệp trên 246.000 ha (Trần Văn Nhì, 2005), nên qui hoạch nuôi dựa trên cơ sở đặt trưng từng vùng là nuôi xen canh 2 lúa 1 tôm, nuôi tôm đăng quầng trên cồn bãi, chuyển một số diện tích nuôi cá sang nuôi TCX. Tổng diện tích nuôi tôm 1999 là 26 ha, năm 2000 là 55 ha. Năm 2006 An Giang có sản lượng nuôi trồng đạt 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn chiếm 80,3%, các loại khác 35.698 tấn (chiếm 19,7%) và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác đạt 53.000 tấn (Sở Thủy Sản An Giang, 2006). Đến năm 2010,

tỉnh dự kiến nuôi TCX 870 ha (Bộ Thủy sản, 2005). Thực nghiệm nuôi TCX theo mô hình tôm lúa ở huyện Thoại Sơn, mật độ thả 5 - 7,14 con/m2 cho ăn thức ăn tươi sống, đặc biệt là ốc bươu vàng, cho năng suất 1,017 - 1,253 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).

Đồng Tháp là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là 70.000 ha (chiếm khoảng 21% diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích sông và kênh rạch lớn là 20.000 ha là nơi thích hợp cho nghề nuôi TS. Năm 2002, có tổng số đăng quầng trên sông là 1.516 chiếc, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Bình và Cao Lãnh. Đăng quầng có dạng hình chữ nhật, diện tích trung bình khoảng 209m2. TCX được thả nuôi đơn trong đăng quầng, mật độ nuôi trung bình 62 con/m2. Cho tôm ăn thức ăn tự chế từ cua, ốc, cá tạp, gạo, cơm, dừa và củ khoai mì. Sau 6 tháng nuôi năng suất trung bình 5,22 tấn/1000m2 (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004). Sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2004 đạt 82.781 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 15.906 tấn (chiếm 19,2%), sản lượng nuôi trồng đạt 66.874 tấn (chiếm 81,8%) trong đó sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 221 tấn (Niên giám thống kê, 2005). Năm 2006 Đồng Tháp có tổng sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 154.800 tấn, tăng 39.767 tấn (34,57%) so với năm 2005. Trong đó sản lượng cá Tra đạt

124.000 tấn, tăng 39.664 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 đạt 3.869 ha, tăng 650 ha (20,19%), có 524 ha nuôi cá Tra bải bồi, tăng 134 ha so với năm 2005 (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2006).

Cần Thơ là tỉnh có 100.000 ha diện tích có tiềm năng NTTS, trong đó 82.000 ha thích hợp với mô hình nuôi cá-lúa, tôm-lúa. Tuy nhiên, diện tích thực tế sử dụng chỉ khoảng 12.700 ha (Bộ Thủy sản, 2000). Nghề nuôi TCX phát triển ngày càng mạnh. Năm 2001 diện tích nuôi tôm đạt 413 ha tăng so với năm 2000 là 21,5%, sản lượng tôm nuôi ước đạt 108 tấn so với năm 2000 là 17 tấn. Các huyện có phong trào nuôi TCX tăng như Ô Môn, Châu Thành A, Thốt Nốt. Riêng ở Ô-Môn nuôi TCX trong ruộng thả PL20 với mật độ 3 con/m2 thời gian nuôi 6 tháng, đạt năng suất 550 kg/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006). Bên cạnh đó huyện Thốt Nốt đã thu hoạch 30 ha nuôi TCX trong ruộng lúa, sản lượng ước đạt 20 tấn, năng suất bình quân 656 kg/ha, lãi suất bình quân 20 triệu đồng/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006). Sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 65.756 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 6.670 tấn (chỉ chiếm 1%) và

sản lượng nuôi trồng là 59.086 tấn (chiếm 99%). Giá trị sản xuất thủy sản năm 2004 đạt 533,6 tỉ đồng và vào năm 2005 là 708,2 tỉ đồng, tăng gần 180 tỉ đồng. Sản lượng TCX nuôi của tỉnh ước đạt 100 tấn/năm (Niên giám thống kê, 2005). Cần Thơ có diện tích nuôi thủy sản năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha). Trong đó cá ao 3.031 ha, cá Tra 797,8 ha, tôm càng xanh 376,2ha. Sản lượng thu hoạch năm 2005 là 103.000 tấn, năm 2006 đạt 154.778,1 tấn.

2.5. Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thuỷ sản

Nuôi cá Tra thâm canh trong ao đất thì cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp. Thức ăn tự chế cần đảm bảo hàm lượng đạm từ 20 - 30% đồng thời kết hợp với 50 - 60mg vitamin C/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Thức ăn kém chất lượng dinh dưỡng có thể là yếu tố gây một số bệnh như vàng da, thiếu vitamin C ở cá Tra.


Hình 2 7 Nuôi trồng thủy sản và sử dụng thức ăn ở ĐBSCL Nitơ là thành phần 1


Hình 2.7: Nuôi trồng thủy sản và sử dụng thức ăn ở ĐBSCL

Nitơ là thành phần có chủ yếu trong protein và amino acid mà dinh dưỡng cần thiết cơ bản của cá gồm năng lượng, protein và amino acid, lipid, vitamin và khoáng. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2000) thì nhu cầu năng lượng

/protein (8.5 - 9.8 kcal/g protein). Đạm có nguồn gốc từ động vật như bột cá

đang ngày giảm sút và giá thị trường ngày càng tăng (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Do đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm thay thế đạm động vật (bột cá) bằng đạm thực vật như bột đậu nành (Nguyễn Thanh Phương, 1998) mà vẫn không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá nhằm hạ giá thành thức ăn của cá.

Chất béo là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể cá. Nhiều thí nghiệm gần đây cho thấy mặc dù cá sử dụng chất béo với một tỉ lệ thấp (khoảng 1 - 3%) tổng lượng thức ăn cho cá. Tuy nhiên, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cá (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004) và trong thức ăn nếu cho lượng chất béo thích hợp có thể nâng cao khả năng tiêu hóa, tăng năng lượng và tiết kiệm được đạm. Nhưng nếu cho nhiều chất béo vào khẩu phần ăn của cá sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy mỡ làm giảm chất lượng thịt cá.

Trong quá trình nuôi thủy sản thức ăn cung cấp sẽ tùy thuộc vào mô hình nuôi và đối tượng nuôi mà có thành phần, khẩu phần ăn thích hợp. Nguồn thức ăn chủ yếu cho cá nuôi là thức ăn tự chế từ các nguyên liệu rẽ tiền có sẵn tại địa phương như cám gạo, cá tạp, bắp, rau muống, cá vụn,… (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006). Trong giai đoạn mới thả nuôi, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp như Cargill, con cò. Công thức thức ăn thay đổi tùy loài cá, kích cỡ cá và mùa vụ. Tỉ lệ trung bình của cám gạo và bột cá là 54% và 45% trong giai đoạn ương, trong khi tỉ lệ này là 65% và 34% trong giai đoạn nuôi thịt 1.(< 500 gram), 65% và 33% trong nuôi thịt giai đoạn 2 (> 500 gram). Thức ăn chế biến chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2006).

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai đoạn phát triển cơ thể khác. Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng khác nhau theo loài, mà nguyên nhau chính là khả năng tiếp nhận và tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa khác nhau theo giai đoạn phát triển cơ thể. Đó cũng thể hiện đặc tính loài (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Trong vấn đề sử dụng thức ăn cho việc nuôi thủy sản nó sẽ dẫn đến rất nhiều biến động kéo theo trong môi trương nước.

2.6 Tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL

Cá tạp đóng vai trò quan trọng làm nguồn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá da trơn, cá Lóc và TCX. Loài cá biển được sử dụng như cá tạp hơn 100 loài, bao

gồm nhiều loại cá chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên cũng bao gồm các loài hai mảnh vỏ, giáp xác, các loài khác ở biển. Thành phần loài thay đổi tùy thuộc vào ngư cụ đánh bắt, thông dụng nhất là đánh bắt của lưới rê hay lưới cào và thay đổi theo vùng Trần Minh Phú & Nguyễn Thanh Phương, (2007).


Hình 2.8: Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS

Cá cơm (Stolephorus spp) là loài phổ biến trong cá tạp, phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Cá mòi (Saurida spp) phân bố rộng rãi (Bắc, Trung, Đông Nam Bộ,…). Cá liệt (Leistognathus spp) phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ (Trần Minh Phú và ctv., 2007).

Theo Trần Minh Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2007) thì tổng sản lượng cá

đánh bắt theo ước tính khoảng 2,6 triệu tấn năm 2001. Trong đó khoảng

933.180 tấn cá tạp tập trung chủ yếu ở Nam Bộ (91,4%), với Đông Nam Bộ là 66,3% và Tây Nam Bộ là 25,1%. Cá tạp được sử dụng làm thức ăn tự chế nguyên liệu chính có khoảng 70 - 100% hộ nuôi. Tỷ lệ sử dụng lên đến 30 - 50% trong công thức thức ăn tự chế. Cá tạp cung cấp cho nuôi cá được cung cấp chủ yếu từ Kiên Giang (90%). Cá tạp (cá sông): phổ biến là cá linh sản lượng thấp, biến động về giá và chất lượng. Cá tạp (cá biển): 100,000 - 120,000 tấn/năm (khoảng hơn 23 loài), sản lượng: khoảng 300 tấn/ngày. Giá cá tạp năm 2006 trung bình 2.700 đ/kg (2.100 - 4.200 đ/kg), giá phụ thuộc vào độ tươi, loài. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mùa vụ trong năm, trong tháng (tăng khi trăng tròn, biển động, bão).


Hình 2 9 Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS 2Hình 2 9 Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS 3Hình 2 9 Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS 4


Hình 2.9: Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS

Thành phần dinh dưỡng của cá tạp: đạm 15 - 19%, chất béo 4,3 - 5,6%, khoáng 3,5 - 8%, tỷ lệ phối trộn (cám/cá tạp): 50/50 (31%), 60/40 (24%), 70/30 và 80/20 (45%) .

Thức ăn tự chế là thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu ở địa phương, qui trình chế biến đơn giản, thức ăn được xay và ép (cám, gạo, cá tươi) hay xay nhỏ như OBV.phong trào nuôi cá Tra và TCX đang phát triển mạnh ở ĐBSCL, vì thế để giảm bớt chi phí giá thành sản phẩm nhiều hộ đã tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như nguồn cá tạp, OBV vào mùa lũ, các phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản để làm thức ăn cho các đối tượng nuôi này.

Thế mạnh của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, là trung tâm lớn nhất của cả nước trong sản xuất lúa. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào có thể dùng cho nuôi cá. So với các khu vực khác trong cả nước thì ĐBSCL có nguồn thức ăn tốt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Do nhận thức ngày càng rò về vai trò của nghề nuôi thủy sản trong sự phát triển kinh tế khu vực, kinh tế gia đình nên vị trí thức ăn ngày càng được đánh giá đúng mức. Những quan niệm nuôi cá không cần cho ăn hoặc cho ăn ít đã dần được thay đổi. Hiện nay đứng về toàn cục ở ĐBSCL, thì việc cho cá ăn đã được quan tâm, nhất là đối với hình nuôi cá thâm canh các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ (Trần Minh Phú và ctv., 2007).

Hiện nay tùy theo đối tượng nuôi và mức độ thâm canh mà người nuôi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau để nuôi thủy sản.


Hình 1 10 Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS Trong nuôi 5Hình 1 10 Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS Trong nuôi 6

Hình 1.10: Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS

Trong nuôi cá, mô hình nuôi cá Tra thâm canh, hơn 90% là sử dụng thức ăn CN và TC. Một số đối tượng cá đồng như cá Lóc, người dân sử dụng 100% là

thức ăn cá tạp. Trong nuôi tôm và cá Tra hiện trên 80% là các hộ nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp.

Trong năm 2004 ở các tỉnh khu vực ĐBSCL nuôi cá Tra với sản lượng trên

300.000 tấn, vì vậy lượng thức ăn được sử dụng nuôi cá là rất lớn, ước tính khoảng 450.000 tấn TACN. Theo số liệu điều tra, ước tính số lượng thức ăn công nghiệp cung cấp cho thị trường nuôi cá trong năm 2004 là khoảng

400.000 tấn, trong đó: thức ăn nuôi cá có vẩy và ương cá giống ước khoảng

100.000 tấn, còn lượng thức ăn cung cấp cho nuôi cá Tra thương phẩm ước khoảng 300.000 tấn, đáp ứng khoảng 66% yêu cầu. Vì vậy còn khoảng

100.000 tấn cá Tra được nuôi bằng thức ăn tự chế tương ứng với khoảng

300.000 tấn thức ăn tự chế. Một số Công ty sản xuất thức ăn với số lượng lớn (60.000 - 120.000 tấn/năm) như Proconco, Cargill, Greenfeed và nhiều Công ty khác (Trần Văn Nhì, 2005).

Cùng với nghề nuôi thuỷ sản của khu vực ĐBSCL đang phát triển khá mạnh, việc cung cấp thức ăn cho các đối tượng nuôi với một số lượng lớn thức ăn đã và đang trở nên hết sức quan trọng về nhiều mặt như tăng năng suất nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí hay giá thành sản phẩm. Vì vậy việc cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi thuỷ sản như thế nào là câu hỏi mà người nuôi thủy sản cần quan tâm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cũng như tác động khác cả về môi trường và xã hội.

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 11/2006 tới 10/2007.

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Các vùng nuôi tôm càng xanh (nuôi ao và nuôi ruộng), cá Tra và cá Lóc thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

+ Cơ sở phục vụ nghiên cứu Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ.


Vùng khảo sát

Hình 3.1: Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nguồn http://www.ctu.edu.vn/colleges/economic/gioithieu/gioithieu.htm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022