Tổng Quan Ngành Cá Tra Xuất Khẩu Tại Việt Nam Và Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Việt Nam


1.1.6. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh

1.1.6.1. Tiêu chuẩn giao hàng


Tiêu chuẩn giao hàng trong chuỗi cung ứng được đánh giá bằng biểu hiện của các tiêu chí về tỉ lệ phần trăm các đơn hàng được giao đúng thời gian yêu cầu của khách, hàng hóa có đầy đủ về số lượng hay không, chất lượng hàng hóa khi giao hàng.

Tiêu chuẩn giao hàng đúng hạn chỉ được thỏa mãn khi toàn bộ đơn hàng được giao đúng theo thời hạn yêu cầu của khách hàng. Đơn hàng sẽ không được xem là đúng hạn khi một phần của đơn hàng được giao cho khách hàng đúng hạn và các phần còn lại được giao không đúng tiến độ ban đầu. Đây được xem là một tiêu chuẩn khắt khe, chặt chẽ và sẽ rất khó để có thể đo lường một cách hiệu quả trong việc giao toàn bộ đơn hàng đến kho của khách hàng theo đúng yêu cầu của khách.

Tiêu chuẩn giao hàng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong xây dựng kế hoạch, phát triển và hoàn thiện hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn giao hàng là cơ sở cho mọi hoạt động được diễn ra đúng như dự đoán, tránh phát sinh chi phí do việc trễ kế hoạch, sai kế hoạch về số lượng trên toàn chuỗi cung ứng.

1.1.6.2. Tiêu chuẩn chất lượng


Tiêu chuẩn chất lượng được xem la một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến thành công trong một doanh nghiệp, một chuỗi cung ứng. Chất lượng được đánh giá qua mức độ hài lòng của khách hàng, sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm được giao. Chất lượng được đánh giá đầu tiên qua sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Có rất nhiều cách để đo lường mức độ thỏa mãn mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm. Trong đó, cách mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể thu thập được


Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 6

nhiều thông tin và có độ chính xác cao là thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quát và chi tiết từng nhóm yếu tố thỏa mãn mong đợi về sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể hỏi khách hàng của họ: “Sản phẩm của công ty chúng tôi đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng ở mức mấy?” Nếu câu trả lời được đánh giá theo mức độ hài lòng từ 1 điểm đến 5 điểm, với 1 điểm là rất không hài lòng, 2 điểm là không hài lòng, 3 điểm là chấp nhận được, 4 điểm là hài lòng và 5 điểm là rất hài lòng. Nếu câu trả lời của khách hàng ở 4 điểm và 5 điểm chiếm tỉ lệ cao thì cho thấy doanh nghiệp giao cho khách hàng sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, với chất lượng phù hợp.

Song hành cùng với tiêu chuẩn giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng là một yếu tố hỗ trợ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, duy trì sự hài lòng của khách hàng. Tiêu chuẩn chất lượng là một yếu tố mà doanh nghiệp không chỉ cần phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động mà còn phải liên tục cải thiện và nâng cao. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ không chỉ trong thị trường nội địa mà có thể mở rộng sang thị trường quốc tế.

1.1.6.3. Tiêu chuẩn thời gian


Tổng thời gian để bổ sung các mặt hàng vào đơn hàng có thể được tính trực tiếp từ hàng tồn kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính từ mỗi mắc xích trong toàn chuỗi cung ứng, bao gồm cả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và các dịch vụ liên quan và cộng thêm thời gian bổ sung mặt hàng đó trở lại.

Một yếu tố khác cần phải xem xét, đánh giá trong tiêu chí về thời gian là thời gian thu hồi công nợ. Đây là yếu tố đảm bảo cho nguồn tiền đảm bảo cho việc xoay vòng vốn trong chuỗi cung ứng.


Trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn thời gian là yếu tố hết sức quan trọng, bởi lẽ mọi hoạt động cần phải đảm bảo đúng lúc, đúng thời điểm để tối ưu hóa mọi hoạt động, tránh phát sinh các chi phí.

1.1.6.4. Tiêu chuẩn chi phí


Tiêu chuẩn chi phí được đánh giá dựa trên tổng chi phí, bao gồm chi phí mua nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, chi phí tài chính, chi phí công nợ. Tiêu chuẩn về chi phí là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn về chi phí và dòng tài chính trong chuỗi cung ứng là một vấn đề khá phức tạp và cần nhiều thời gian để nghiên cứu để có thể đưa ra một dự báo và kết quả thực sự hiệu quả. Trong giới hạn, vấn đề này sẽ không được nghiên cứu trong đề tài. Vấn đề chi phí sản xuất cũng như chi phí tài chính, công nợ sẽ không được trình bày trong nghiên cứu này.

1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam

1.2.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam


Cá tra Việt Nam là loại cá da trơn vô cùng đặc biệt, bởi từ thịt đến mỡ cá, da cá và các sản phẩm khác đều mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được nhiều người trong và ngoài nước ưa dùng. Việt Nam là quốc gia có được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và chế biến cá tra, các sản phẩm từ cá tra. Về những lợi thế ở trong nước, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc nuôi cá tra quy mô lớn. Điều kiện tự nhiên kết hợp với công nghệ canh tác tiên tiến cho ra sản phẩm cá tra thịt trắng, là lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cá tra chính khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia đang sản xuất cá tra thịt vàng có giá trị thấp và khối lượng chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu


trong nước. Đây là yếu tố tiên quyết tạo nên sự phát triển bền vững của ngành, ngày càng khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

1.2.1.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước


Có thể nói, điều kiện tự nhiên tại Việt Nam vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Trong đó không thể không kể tới con cá tra, cá basa. Khí hậu khá ổn định quanh năm, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho việc ươn cá giống và hoạt động nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc phát triển ngành này.

Trước đây, con cá tra thường được nuôi trồng chủ yếu ở bè trên các con sông lớn để có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn cũng như nguồn nước thông thương trên bè. Trong đó, ta có thể kể đến những thuận lợi như sau:

Thứ nhất là lưu lượng trên sông, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ 18,800 m3/giây đến 48,700 m3/giây (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia) vào mùa mưa, lưu lượng nước mùa này cao gấp 9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô. Chính vì điều này, các hộ nuôi cá tra bè sẽ có kế hoạch nuôi trồng và khai thác phù hợp với thời gian và giai đoạn sinh trưởng của cá, khai thác tốt nhất các lợi thế này.

Thứ hai là vận tốc dòng chảy, vận tốc dòng chảy đạt 0.5-0.6 m/giây vào mùa lũ và 0.1

– 0.2 m/giây ở mùa khô. Tuy nhiên, vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp mức trung bình ở từng mùa. Người nuôi cá tra có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau khoảng 50m từ bờ ra lòng sông.

Thứ ba là nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đáng kể đến quá trình nuôi và chất lượng cá nguyên liệu. Nhiệt độ nước của cá tra nuôi bè biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất vào tháng một, khoảng 260C. Biên độ trong ngày khoảng 1.5 độ C và nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30C


Thứ ba là độ trong và pH. Trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7.5. Tuy nhiên, trong mùa mưa, độ trong chỉ 8-10 cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.

Thứ tư là độ cứng. Độ cứng dao động từ 2-5 độ (theo độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.

Thứ năm là các chất khí hòa tan trong nước. Nguồn nước sông Tiền và sông Hậu tương đối sạch, có dưỡng khí đầy đủ (4.3 – 9.7 mg/lít). Bên cạnh đó, hàm lượng khí cacbonic thấp (1.7 – 5.2 mg/lít), không có các khí độc trong nước sông thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá tra.

Ngày nay, khi nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy chế biến càng lớn thì sản lượng cá tra nuôi bè không còn đáp ứng đủ. Người nông dân và các doanh nghiệp dần phát triển mô hình nuôi cá tra trong ao. Loại hình này cũng có được nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Trong đó có thể kể tới:

Thứ nhất là nhiệt độ nước. Để đảm bảo được nhiệt độ nước ổn đinh thì độ sâu mực nước hơn 2.5m và vùng nhiệt độ tầng đáy có thể xuống dưới 26 oC vào sáng sớm. Quá trình trao đổi chất, hô hấp và các quá trình điều hòa sinh lý của cá bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ ao nuôi, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột từ 5oC trở lên sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá.

Thứ hai là độ pH của nguồn nước nuôi. Độ pH tác động, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi muối – nước khi pH quá cao hay quá thấp. Độ pH cao sẽ làm tăng tính độc của NH3 trong môi trường và khi pH giảm sẽ làm tăng tính độc của H2S trong môi trường. Đặc biệt là đối với những ao mới đào, người nuôi cần kiểm tra pH trước khi bón vôi. Đối với những vùng nuôi ít phèn tiềm tàng, pH đất dao động từ 5-6 là có thể nuôi được.


Thứ ba là Oxy hòa tan (DO). Hàm lượng oxy hoà tan lý tưởng phải lớn hơn 5.0mg/L. Ngưỡng oxy dưới của cá tra nhỏ hơn 2.0 mg/L. Đối với ao nuôi cá tra đăng quầng, việc thiếu oxy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến cá rất khó xảy ra ngoại trừ mật độ thả quá cao, ao ít thông thoáng trong việc trao đổi nước với môi trường ngoài hoặc lưu tốc dòng chảy yếu.

Thứ tư là độ đục (NTU). Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời. Độ đục trong các bè cá vào mùa lũ có thể lên đến 160 NTU. Trong các ao nuôi độ đục thích hợp nhất là từ 25-80 NTU. Nếu do phù sa gây nên thì thường giá trị độ đục rất lớn. Nước ở tầng đáy của sông Hậu độ đục có thể vượt xa 1,000 NTU vào mùa lũ.

Thứ năm là vật chất lơ lửng (TSS). Tổng vật chất trong nước bao gồm 2 thành phần: vật chất lơ lửng (TSS) và vật chất hòa tan (TDS). Vật chất hòa tan bao gồm các muối hòa tan, các ion, các acid hữu cơ…. Hàm lượng tổng vật chất lơ lửng trong nước ao nuôi cá tra biến động rất lớn và ở mức cao (3.5-275 mg/L).

Thứ sáu là hữu cơ lơ lửng (OSS) bao gồm thành phần sống như vi tảo, động vật phiêu sinh… và thành phần chết xác động thực vật thủy sinh chết, mảnh vụn hữu cơ đang phân hủy… Đối với cá tra, vào tháng nuôi thứ 5 và 6, OSS có thể chiếm tỉ lệ lên đến 99.6% trong tổng chất rắn lơ lửng TSS.

1.2.1.2. Nhu cầu thị trường


Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ đưa ra các số liệu dẫn chứng cho rằng cá tra là mặt hàng đang đứng thứ 10 trong các loài cá được tiêu thụ nhiều nhất. Nhu cầu cá tra và các sản phẩm từ cá tra trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên do cá tra được đưa vào làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, chiếm phần lớn vẫn là ngành thực phẩm cho đến năm 2025. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ cá tra có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm khác như dược phẩm, thực phẩm chức năng,… Các sản phẩm từ cá tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vậy là nhờ có hàm lượng chất béo từ mức thấp đến mức trung bình, hàm lượng protein cao, giàu axit


béo omega-3 được sử dụng làm chất bổ sung cho chế độ ăn uống. Có thể nói, cá tra là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho tim, gan, thận hoạt động khỏe mạnh. Với những tác động tích cực đến sức khỏe từ các sản phẩm từ cá tra, hầu hết các hoạt động ăn uống ở châu Âu và Mỹ đều có cá tra trên thực đơn và đặc biệt hơn, các sản cá tra lại được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ lớn tại châu Âu, Mỹ Latinh hay Mỹ.

Thị trường cá tra thế giới hiện được chia làm nhiều khu vực khác nhau, như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương… Nhu cầu chính về cá tra, basa sẽ đến từ Trung Quốc, Nga, châu Âu và Mỹ, do tại những thị trường này, cá tra được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, có thể kể tới những thị trường đầy tiềm năng khác như Trung Đông, Brazil và một số nước châu Á.

Đối với thị trường Mỹ và EU, tiềm năng lớn gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm có giá trị cao. Các sản phẩm ăn liền và nấu sẵn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này, nơi khách hàng có thu nhập cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 - 25%, so với 12 - 16% của fillet đông lạnh.

Ngoài ra, dân số thế giới sẽ vượt 8.5 tỷ người vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành đánh bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học. Tỷ lệ cá nuôi trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030. Các công ty lớn, đặc biệt như Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Hùng Vương sẽ là những doanh nghiệp có lợi thế lớn khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng.

Cá tra Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cá tuyết (một loại cá da trơn) ở các thị trường trên thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Thủy sản Mỹ dự báo nguồn cung cá tuyết toàn cầu năm 2019 sẽ giảm xuống còn 1.5 triệu tấn, tương đương giảm 90,000 tấn so với năm 2018, tạo thêm cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.


Lý giải về vấn đề trên, phía Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho rằng, do có khối nước ấm tồn tại ở những nơi nuôi cá tuyết trong những năm gần đây nên loài này không thể sinh sản và có dấu hiệu giảm mạnh. Điều này làm cho nguồn cung cá tuyết của Mỹ sẽ giảm mạnh tại vịnh Alaska.

Ngoài ra, sản lượng cá tuyết của Canada tại khu vực biển Đại Tây Dương cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự hạn chế nguồn cung cá tuyết dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không đủ thịt cá tuyết fillet cung ứng cho thị trường Mỹ và châu Âu năm 2019.

Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sản lượng cá tuyết sụt giảm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nói riêng và ngành cá tra nói chung. Trong năm 2018, ngành chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam phát triển vượt bậc và đi vào ổn định. Các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Biển Đông (Cần Thơ), … góp phần đưa đến thắng lợi lớn cho ngành cá tra trong năm 2018.

VASEP dự báo trong hai năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

1.2.1.3. Rào cản thương mại giảm


Theo VDSC, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.

Phán quyết lần thứ 13 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) với việc áp thuế cao nhất từ trước tới nay với mặt hàng cá tra, basa fillet đông lạnh của Việt Nam đang khiến cho

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí